1. Vladimir Maikovski
Một lần nhà thơ Nga Maiakovski phải đến nói chuyện tại một hội trường có đông đảo các nhà văn. Việc này đối với ông không phải là chuyện hiếm nhưng lần này lời phát biểu của nhà thơ có phần đặc biệt. Maiakovski đứng trên diễn đàn đọc thơ của mình. Bỗng nhiên có ai đó trong số những kẻ không ưa nhà thơ (trong thời kỳ đó không thiếu những kẻ như vậy) hét lên:
- Tôi không hiểu thơ của ông! Chúng có vẻ thô lậu thế nào ấy!
- Chẳng có gì phải lo sợ cả, các con của ông sẽ hiểu được mà - Maiakovski trả lời.
- Các con tôi cũng chẳng hiểu được thơ của ông đâu - kẻ khiêu khích nói tiếp.
- Lẽ nào ông lại phán xét ngay về con cái mình như vậy được - nhà thơ trả lời với nụ cười mỉm - Có thể là chúng có được một người mẹ thông minh, chắc rồi chúng sẽ nối gót bà ấy mà.
2. Jaroslav Hasek
Sau khi trở về từ trại tù binh của Nga, nhà văn Séc J. Hasek rất cần tiền. Khi đó ông liền đi ra phố bán những cuốn sách của mình được phát hành từ các nhà xuất bản khác nhau đã được ông gom lại trong thời gian bị giam cầm. Những cuốn sách đó được ông bán với giá 20 cuaron, còn những cuốn có bút tích tác giả thì được bán giá 60 cuaron. Một lần có một người chào hàng nào đó đến gần ông ở trên phố và xưng hô thân thiết mặc dù Hasek không quen người đó. Ông ta muốn mua sách của Hasek nhưng có kèm theo những dòng bút tích thân mật. Nhà văn liền viết gì đó vào cuốn sách, giao cho người chào hàng và nhận tiền. Người này giở sách ra và há hốc miệng vì ngạc nhiên. Đây là những dòng chữ được viết trong sách:
“Cuốn sách - 20 cuaron.
Bút tích tác giả - 40 cuaron.
Tổng cộng- 60 cuaron.
Đã hân hạnh nhận đủ tiền,
Jaroslav Hasek”
***
Có một lần Jaroslav Hasek đi tàu hỏa đến vùng Baravia. Trên đường đi tàu dừng lại ở thị trấn Rzhezno để hành khách xuống tàu. Nhà văn muốn dành chút thời gian để tìm hiểu về một trong số những đặc sản địa phương nổi tiếng nhất, đó là món xúc xích đặc biệt ngon được tôn vinh khắp vùng Baravi. Hasek nhìn thấy trên sân ga một cậu bé ăn mặc rách rưới liền đưa cho cậu 60 đồng pfening và yêu cầu mua hai chiếc xúc xích - một chiếc cho cậu ta và một cho mình.
Một lúc sau khi tàu sắp sửa chuyển bánh, Hasek đã ngồi vào chỗ của mình gần cửa sổ thì đột nhiên cậu bé nọ xuất hiện ở sân ga. Nhà thơ nhìn ra cửa sổ và cậu bé chìa tay đưa cho ông 30 pfening trong khi miệng vẫn đang nhai thứ gì đó. Cậu bé nói:
- Đây, 30 pfening của bác đây ạ! - cậu bé hét to lên với nhà văn - Cháu đã đi mua xúc xích rồi, nhưng chỉ còn có một chiếc thôi! Bác đừng lo, cháu đã ăn hết phần của cháu rồi!
3. Arkady Gaidar
[jmg]http://vannghequandoi.com.vn/upload/802/fck/V%C4%83n%20h%E1%BB%8Dc%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20ngo%C3%A0i/Ch%C3%A2n%20dung/Arkady%20Gaidar(1).jpg[/img]
Nhà văn Nga A. Gaidar nổi tiếng là thông minh và ứng đối nhanh, tranh luận với ông là vô ích vì ông luôn giành phần thắng. Một lần ông cùng bạn bè đi câu cá, thế nhưng tiết trời đang khô và nóng nên không thể tìm được mồi giun. Gaiđar đề nghị mọi người cứ về đi ngủ và quả quyết rằng sáng mai ông sẽ có đủ giun cho tất cả mọi người dùng. Dĩ nhiên là chẳng ai tin cả và Gaidar liền đề nghị đánh cuộc. Đến sáng ông đánh thức mọi người dậy và chìa ra chiếc bình đựng giun như đã hứa. Mọi người mới vỡ lẽ là khi họ vừa ra khỏi nhà thì trên cổng nhà liền có một tấm biển thông báo khôi hài: “Thu mua giun trong vùng”. Và thế là các cậu bé địa phương liền đáp ứng ngay yêu cầu này.
4. Nicolai Gogol
Tại các buổi đàm đạo văn học tại nhà của nhà thơ N.Yazưkov thường bao trùm một bầu không khí buồn tẻ với những câu chuyện tẻ nhạt và nhàm chán. Các vị khách ngồi im lặng, hút thuốc và thỉnh thoảng mới trao đổ những câu nói ngắn ngủi. Một lần không nén được, nhà văn Nga Gogol liền đứng lên sau cái ngáp rõ to và nói lớn:
- Thưa các vị! Đã đến lúc chúng ta nên chấm dứt buổi nói chuyện sôi nổi của mình rồi đấy!
5. Ivan Krưlov
Một buổi chiều nhà văn Nga I. Krưlov đi dọc bờ biển F về phía ngôi nhà của Olenin với một tâm trạng rất ảm đạm và bắt gặp ba sinh viên. Tự ví mình như một nhà thơ ngụ ngôn, một sinh viên trong nhóm thích đùa vui và nói với các bạn của mình:
- Các cậu nhìn kìa, một đám mây đang đến.
Nghe thấy thế, Krưlov liền nói to nhưng với giọng điệu bình thản:
- Đúng vậy, còn những con cóc thì lại đang kêu ộp oạp.
6. Bret Harte
Nhà văn Mỹ Bret Hart đến thành phố Richmond để đọc những truyện ngắn của mình. Bất chợt ông bị đau đầu đến mức không thể đến buổi nói chuyện được. Vị bác sỹ thành phố liền trấn an ông:
- Ông biết không, ở chỗ chúng tôi khí hậu trong lành đến mức mà trung bình trong một ngày chỉ có mỗi một người bị chết thôi.
Nhà văn sợ hãi hỏi lại:
- Ông hãy nói xem, hôm nay đã có ai chết chưa?
7. Gerd Hauptman
Nhà văn Đức Gerd Hauptman trước khi lên tàu đi nghỉ mát đã đến một thợ may nổi tiếng đặt may một bộ quần áo, thế nhưng ông này đã không làm kịp. Hauptman liền để lại cho người thợ may địa chỉ nơi ông sẽ đến nghỉ và đề nghị gửi bộ quần áo đến đó rồi lên đường. Ông đã gửi cho người thợ may vài bức thư nhưng vẫn không nhận được món hàng. Khi trở về Berlin, nhà văn rất giận dữ xuất hiện trước mặt người thợ may để nhận đồ. Ông liền được nhận ngay bộ quần áo, song người thợ may đã từ chối nhận tiền và xin lỗi:
- Thưa ngài Hauptman! Xin ngài thứ lỗi, nhưng với mỗi bức thư của ngài, tôi đã nhận được món tiền còn lớn hơn cả số tiền của bộ quần áo mà ngài trả đấy ạ.
***
Tại một gian hàng bán đồ cổ, Gerd Hauptman nhìn thấy một chiếc bình rất đẹp và liền thương lượng giá cả với người bán hàng. Người này đã tỏ ra rất nhã nhặn:
- Nói chung thì tôi muốn bán chiếc bình hiếm này với 6 nghìn lia nhưng với ông, thưa nghệ nhân đáng kính, tôi sẵn sàng bán chỉ với 4 nghìn lia thôi”.
Hauptman đã rất hãnh diện và ngẫm thấy rằng là một nhà văn nổi tiếng cũng có điều thú vị. Trước khi rời khỏi cửa hàng, ông yêu cầu gửi chiếc bình đó đến khách sạn “National” cho mình. Người bán hàng liền hỏi lại:
- Nhưng là gửi cho ai chứ?
8. Alan Milne
Nhà văn Alan Milne tác giả cuốn sách bán chạy nhất về Winnie Pooh một lần bày tỏ sự băn khoăn: “Tại sao chủ nghĩa hiện thực - là dân nghèo và các khu ổ chuột chứ không phải là công chúng bảnh bào đang chơi kèn cricket nhỉ?”.
***
Một trong số các vở kịch của Alan Milne, vở hài kịch “Ngài Pim đi ngang qua” đã có được tiếng vang lớn trong công chúng. Tại một buổi diễn, vở kịch này đã được khán giả rất tán thưởng với những tràng vỗ tay không ngớt yêu cầu gặp các nghệ sỹ và tác giả đến nỗi nhân viên chuyên trách cứ phải ra kéo phông màn nhiều lần. Không nén được, anh chàng này đã phải nói với Milne: “Ông chủ, ông hãy ra trình diện họ lần cuối đi rồi chúng ta về nhà thôi”.
9. Voltaire
Có lần đại văn hào Pháp Voltaire (tên thật là Francois- Marie Arouet) được mời đến một bữa ăn tối sang trọng. Khi mọi người đã ngồi yên vị thì đại văn hào nhận thấy là mình bị kẹp giữa hai nhà trí thức có tính sỹ diện. Vừa khoan khoái uống rượu, hai vị khách ngồi bên ông liền tranh luận xem nên nói với người phục vụ thế nào cho đúng: “Hãy mang nước đến đây cho ta!” hay là: “Hãy đưa nước đây cho ta!”. Voltair vô tình phải nghe của cuộc tranh cãi này. Cuối cùng, phát mệt vì thói lố bịch đó, ông đã không nén được liền nói:
- Thưa các ngài, với các ngài đây thì cả hai kiểu nói trên đều không thích hợp đâu! Cả hai ngài phải nói là: “Hãy dẫn tôi đến chỗ bình nước!” mới đúng.
suutam