hothiethoa > 14-06-2013, 11:49 AM
hothiethoa > 14-06-2013, 12:05 PM
hothiethoa > 14-06-2013, 12:10 PM
1t2u3a4n > 14-06-2013, 09:56 PM
lanhdien > 15-06-2013, 09:32 AM
(14-06-2013, 12:10 PM)hothiethoa Đã viết: Đa số các bài thi theo Hớ là hay và rất hay. Có thể là Sài Gòn –Mưa đã đoạt giải nhất, có thể là Mùa chưa cũ đã đoạt giải nhất ở một nơi nào khác. Nhưng đây là Thi Ẩm, nơi mà được mệnh danh là Tổng Đà Đê Tiện Hội. Một bài thơ hay chưa đủ để lên ngôi mà phải vừa hay vừa thâm thúy.
Vâng, chính vì lý do đó mà chỉ có bài Đi Qua Mùa Hạ của nữ sĩ Hồ Yên Dung xứng đáng đoạt giải. Quý vị hãy nhìn lại xem.
Em đi qua thời hoa mộng
Lạnh căm… Ngày nắng biết buồn
Mây trôi ngang trời chầm chậm
Có về nơi ấy xa xăm?
Mở đầu bài thơ, tác giả đã viết: “Em đi qua thời hoa mộng." . Xin lỗi chứ ai mà chẳng đi qua thời hoa mộng. Bình thường như lên giường, có gì đâu phải thơ thẩn. Nhưng phải nghĩ lại, tại sao không đi qua thời thơ trẻ, thời mộng mơ mà lại là “thời hoa mộng”. Cách đặt vấn đề mang tính ẩn dụ cao, hãy tìm về nguồn cội, thời của trạng quỳnh, thời mà người dùng bút lông không qua bút mông. “Thời Hoa Mộng” chính xác là thời dùng “mông” để “họa”. Cách đơn giản nhất là đổ chậu mực, ngồi lên và vẽ con Ve sầu lên giấy vẽ, vừa sinh động vừa thực tế vừa nhanh chóng. Tác giả đang nhớ lại quá khứ huy hoàng, thời mà mênh mông tình buồn, con ve khi đó còn khá tròn trĩnh thon gầy. Chính vì ngồi lên chậu mực nên cảm giác khá lạnh, mặc dù ngồi ngoài nắng mà tác giả vẫn viết “lạnh căm ngày nắng biết buồn”. Câu thứ 3 của bài thơ khẳng định giả thuyết của Hớ là đúng. Quý vị thử nghĩ ngày lặng căm thì có nước mây đen kịt chứ làm gì có “mây trôi ngang trời chầm chậm.” Chỉ có hành động “hoa mộng” nên mới cần “mây trôi” tức là ”môi trây”. Phải ngồi lên tờ giấy sàng tới sàng lui như kiểu người ta miết cây viết vậy nó mới tạo hiệu ứng bệch. Và khuyết điểm của cách vẽ này là người vẽ không thể biết tác phẩm của mình thế nào nếu không đứng dậy rời tờ giấy. Nỗi lo đó được thể hiện bằng câu “Có về nơi ấy xa xăm”. Hay nói trắng ra là có bị sai ly nào không, có sai một ly…đi một dặm không….
Đọc tiếp 4 câu kế mới thấy hết nét thâm thúy:
Em đi qua mùa nắng lạ*
Nón nghiêng miết mải tay ngà
Ai trao chùm hoa màu lửa
Cháy lòng…như thể chưa xa
Nếu như ở trên nói về cách vẽ của nữ sĩ, thì khổ này nói về đường họa của người ấy, khi mà “nón nghiêng” tức là “ngón niêng” . Cái ngón ấy nó vẽ như một tay cầm bút thật sự, đến cả Tác giả phải trầm trồ: Ôi cây bút lông màu đỏ, ôi “ai trao [anh] chùm hoa màu lửa” mà anh “cháy lòng như thể chưa xa”. Đến câu cuối đoạn này thì rõ rồi. Sau khi hai người thi họa với nhau, cảm mến tài năng và quyết định “cháy lòng” tức là “lấy chồng”. Xem như bài thơ thoạt nghe như tình buồn nhưng cũng có kết cục hoàn hảo.
Đoạn sau khi “cháy lòng “, tác giả tả về những ngày đầu làm vợ, làm mẹ:
“Em đi qua chiều giông muộn
Tóc xanh rối dặm sông dài
Nhớ đâu bỗng về cuồn cuộn
Như là… sóng cũng mong ai…”
Với khổ thơ trên, muôn vàn từ ngữ dùng chỉ cho trận chiến như “chiều muôn giộng”. Và dã man hơn là “ xóc tanh rắm dội sai dòng” Không biết đúng dòng với sai dòng kiểu gì mà “Đớ nhau bể vòng cuồn cuộn” thế là “sái mông ông” Thiệt là hết biết.
Chuyện tình tác giả từ những ngày đầu thi vẽ, những khi ái ân mặn nồng nhưng không hoàn toàn suông sẻ. Cũng có khi
“Tình câm… còn hoài bỏ ngỏ
Chiếc hôn vụng. Đêm. Đèn đỏ.”
Những “đêm đèn đỏ “ là hôn vụng thôi! Chứ tình câm bỏ ngõ, nghe uất ức dâng đầy chứ biết làm sao. Nhưng phải nói tác giả đã đạt độ chín khi mà viết “Chiếc hôn vụng. Đêm. Đèn đỏ.” Cách dùng các dấu chấm như sự cự tuyệt, như sự cụt hứng. Đêm, ảnh chồm qua hun một phát, nhưng rồi thì tình câm thôi. Stop vì đèn đỏ rồi anh ơi! Thật đau lòng. Và đây có thể nói là chi tiết đau lòng nhất trong bài thơ. Không hiểu sao tác giả tách đoạn thơ sau với khổ trước, nhưng rõ ràng đó là một ý liên tục:
Tháng năm nhọc nhằn qua ngõ
Mệt nhoài nắng đổ ban trưa
Em nhọc nhằn trong quên nhớ
Mơ về một thoáng hạ, mưa…
Quý vị chú ý ở bài này có nhiều đoạn,nhiều từ nói về sự nhọc nhằn, cái hậu của “đêm đèn đỏ”, và diễn tả sự khốn cùng. Thử lượt bỏ những ý phụ mà tác giả đã che giấu nhé! Giờ còn lại:
“Nhọc nhằn
Nhoài
Nhọc nhằn
Mơ”
Rõ rồi, khổ thân anh ấy, thật là đúng với câu :
Bò qua rồi lại bò về
Gặp đêm đèn đỏ ê chề vào mơ.
Thật là một bài thơ hay, một câu chuyện trọn vẹn cùng kết bài:
“Tháng năm, hạ về hối hả
Đâu là hạ của ngày xưa
Nỗi niềm chi ơi ve nhỏ
Thở than đến khản cả mùa?”
Kỷ niệm vẫn là kỷ niệm, mỗi khi hè về lại nhớ ngày xưa, cái thuở ban đầu. Dù con ve giờ không còn là ve nhỏ nữa. Nhưng vẫn còn nỗi niềm bất tận, thở than thôi, vì làm sao có thể “Hoa mộng” đẹp như ngày nào.
-Hớ 14/06/2013-
}{ồ điệp khách > 15-06-2013, 02:13 PM
Hồ Yên Dung > 15-06-2013, 05:25 PM
longhoaho > 15-06-2013, 06:06 PM
kanguru > 15-06-2013, 07:44 PM