Ngạo > 23-03-2012, 09:06 PM
Trích dẫn:Bài ca dao này có xuất phát từ Trung Quốc và của nhà thơ thời Đường, Lý Thân viết. Các nhà nghiên cứu hay học giả hiện nay thường mong muốn có sự rạch rồi kiểu A là A, mà B là B nên việc tìm hiểu nguồn gốc của các tác phẩm văn học dân gian là không sai.
Theo quan điểm của tôi, có thể xem bài Mẫn nông thành 2 dạng đó, một là văn học thành văn, tác phẩm đã rõ nguồn gốc hoặc văn học dân gian. Các bạn trẻ không cần thiết phải nhìn nhận vấn đề này thành chuyện được hay mất, mà hãy xem rằng, một bản dịch hay xứng đáng là tài sản của người Việt dù khuyết danh tác giả.
Cày đồng. (Ảnh minh họa)
Nhà nghiên cứu văn học dân gian Nguyễn Hùng Vỹ
Chính xác là bài ca dao này được dịch từ nguyên tác của bài thơ Đường có tên là Mẫn nông. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, người ta cũng chưa xác định được tác giả chính thức, lúc người ta ghi là Lý Thân, lúc thì một cái tên khác. Bài thơ này sớm xuất hiện ở Việt Nam trong và được dân gian hoá, nhớ và truyền miệng.
Năm 1928, trong cuốn Ca dao, Tục ngữ Việt Nam của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc đã có hiện tượng xé lẻ ra thành 2 bài, một là: “Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” và “Cày đồng đang buổi ban trưa/ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.
Như vậy, qua quá trình truyền miệng đã xuất hiện dị bản, thậm chí có những dị bản như: “Cày đồng đang buổi ban trưa/ Mồ hôi đổ xuống như mưa ruộng cày”. Không chỉ trong bài này mà còn nhiều bài khác cũng có trường hợp tương tự như hai câu phong dao: “Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”, nguyên tác của Á Nam Trần Tuấn Khải.
Đặt bản dịch này ở vị trí ranh giới giữa văn học thành văn (đã biết rõ nguồn gốc tác phẩm) và văn học dân gian, thì có thể xem nó ở cả 2 khía cạnh đó, gọi đây là sự giao thoa cũng không sai. Cho nên không thể nói ca dao Việt Nam sắp mất đi một bài được, đặc biệt là một bài hay như thế này, nó xứng đáng sống mãi trong lòng người dân Việt.
Hoạ sĩ Phan Cẩm Thượng
Bài này là bài Mẫn nông của Lý Thân là đúng rồi nhưng vì đã quá ăn sâu vào đời sống dân gian của người Việt và đưa vào sách giảng dạy thành ca dao thì hiển nhiên, đại đa số bộ phận người dân đều không rõ nguồn gốc của nó và xem nó là ca dao. Khi biết được nguồn gốc thật thì hẳn nhiên sẽ có người ngạc nhiên, người thấy thú vị, đó là tâm trạng chung.
Tôi thấy chuyện này là quá bình thường vì ngày xưa, không gặp phải chuyện bản quyền, tác quyền nên dân gian sáng tạo ra thi phú dựa trên nhiều bài thơ cổ và được truyền miệng rộng rãi trong dân gian nên không thể ví von chuyện các cụ nhà mình ngày xưa “cầm nhầm” ở đây được.
Đây là một bản dịch rất hay, nếu không nói là quá xuất sắc vì thế dân gian, công chúng đón nhận nó và sống mãi đến tận ngày nay là điều tất yếu
linfie > 13-01-2014, 12:13 PM