Tô Thị Đột Quỵ
4 giờ trước · Bỏ thích · 1
Phương Nguyễn Ngọc Bàn về sự tích Tô Thị Đột Quỵ cũng có nhiều góc nhìn với những hơi hướm màu sắc khác nhau.
Dân gian với nét tâm linh thì cho rằng. Tô Thị đêm ngày đứng trên đỉnh núi trông chồng, người đâu mãi chẳng thấy về, nàng bèn hướng phía chùa Tam Thanh quì xuống mà nguyện cầu Phật Tổ phò trợ. Năm tháng qua đi, nàng cứ tư thế vậy mà hóa đá. Câu hát nhân gian, xáo động lòng trời.
"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh."
Giới khoa học với lý thuyết biện chứng thì cho rằng. Tô Thị sau nhiều ngày đêm không ngủ, lại không ăn uống gì dẫn đến suy nhược cơ thể. Cộng thêm môi trường khí loãng và nhiệt độ thấp hơn bình thường nơi mỏm núi, nàng giữa một hôm, sau cơn gió núi lạnh lùng quét qua, không chịu nổi nữa rồi cứ thế quỵ xuống mà tắt thở. Nước mưa từ vách đá vôi đặc trưng của xứ Lạng rỏ xuống, kèm theo chất khoáng canxi vốn có phủ kín thân thể nàng. Nhiều năm tháng qua đi, nàng hóa thạch với tư thế có một không hai này. Tuy rằng tuổi đời không thể sánh với những tiêu bản khủng long hóa thạch thời tiền sử, nhưng giá trị và ý nghĩa khoa học vẫn to lớn vô cùng.
Tính nhân văn, giá trị thẩm mỹ của sự tích này, cũng nhập vào thế giới nghệ thuật hiện đại như làn gió mới.
"Em ưỡn đợi chờ ra phía trước,
Nỗi lòng giấu chặt nắm bàn tay.
Gót son năm tháng còn in đượm,
Tóc biếc chiều hôm đã vụn vày.
Những tưởng trăng vàng ươm lối mộng,
Chẳng ngờ gió thẳm quất ngàn mây.
Người đi đi mãi bờ vô vọng,
Em thấm tương tư cạn đá gầy."
Giới thi họa ngày nay cũng quả quyết rằng. Nội câu "Gót son năm tháng còn in đượm" đã ngầm khẳng định, nàng hóa đá ở tư thế quỳ.
Nàng qua nhiều ngày đứng lặng nơi mỏm núi, nỗi lòng trĩu nặng nhớ mong, đè vết chân son, in lõm đá vàng. Nhưng nếu nàng cứ đứng mãi thế, chân không nhấc ra, thì chẳng ai có thể thấy được cái dấu chân này mà than câu gót son "còn in đượm" cả. Có chăng chính là nàng đã quỵ xuống, chân son nhấc khẽ, dấu ngọc còn ươm.
Về họa thuật thì cứ nhìn bức tranh sau sẽ rõ...