Đã mấy trăm năm qua, Thi Ẩm Trấn luôn đìu hiu tĩnh lặn, có đôi lúc ồn ả nhưng rồi nhanh chóng trả về vẻ yên tĩnh vốn có của nó.
Một ngày kia, có một vị Đại Tiện đi qua nơi này, nhìn thấy non nước hữu tình, cây cối tốt tươi, người người ai cũng toát lên Tiện khí mà vẫn không mất nét văn nhân, cho là nơi Địa Lu Nhân Tiện, bèn lấy làm chỗ dừng chân. Mở Lập Đê Tiện hội, chiêu binh mãi mã rầm rộ thống lãnh cả Quần lài…ai ai cũng biết. Y tự xưng là Ngạo Thế Cuồng Sinh, văn phong siêu thoát, thân thủ nhanh nhẹn, đê tiện hơn người.
Nhắc đến Ngạo thì phải nhắc đến hai chữ: Nhảm và Gió. Nhảm thì ai cũng biết là gì rồi, còn Gió?
Gió có nhiều loại: gió bấc, gió lào, gió đông nam…nhưng gió trong thơ của Ngạo là gió tai mới ác chứ. Thế nên, một chiến hữu của Ngạo Thế đã có thơ thế này khi nói về cái gió ( Có…d…) của anh:
Thưở trời đất nổi cơn đê tiện
Có một chàng thích luyện gió tai
Ngắn mà lại chém thành dài
Chính danh Ngạo Thế hiển oai một vùng
Vâng, nói như thế không ngoa, khi mà làn gió đê tiện tới đâu, cỏ cây không mọc được đến đó. Ví dụ như bốn câu thơ này trong quán tương tư:
Em về theo lá thu bay..
Mông mênh áo tím gió mây lìa ngàn..
Nặng nợ..liễu khóc quan san..
Sầu che mắt biếc..cung đàn tương tư..
(
Quán Tương tư)
Chỉ bốn câu thơ thôi đã toát lên vẻ đê tiện hằn in trong mắt y, hãy tưởng tượng giữa khung cảnh hữu tình, gió thổi lá bay xào xạc, một em đi về mặt cái áo tím hơi rộng “mông mênh”, mà rộng như thế, trong ngọn gió…tai ác như thế thì sự cố lộ hàng không thể tránh khỏi, và y , con người đê tiện của y lập tức cảm hứng, cái đê tiện như cái thơ của nó phun trào ra đến độ “Khóc quan san..”,hay nói trắng ra là khóc ngoài quan ải, mà khóc rồi thì làm gì được nữa, nên y chỉ đành để sầu che mắt biếc, cũng đành tương tư mà thôi.
Phải nói rằng thơ Ngạo là gió, gió gắn liền với thơ Ngạo, nên ta có thể nhìn thấy hình ảnh gió xuyên suốt từ đầu đến cuối những bài thơ của y:
Đường xưa lá rơi vàng..
Bến cũ vấn hồn hoang..
Cánh én chao trong gió..
Dường như sắc hạ tàn..
(
nghịch ngợm sắc màu)
Một đặc điểm của thơ ngạo thường hay bắt đầu với khung cảnh, khung cảnh nên thơ, cảnh con đường với lá vàng bay, rồi y lại nhớ bài lai, nhớ ngày cánh én, cụ thể là 1 loài chim nào đó (đang nhớ bài lai mà) chao trong gió, sau khi chao mỏi rồi, thì “sắc hạ tàn”. Sắc ở đây mà màu sắc, hạ là nâng lên hạ xuống, tàn là đoản, tức là ngắn lại. Có thể hiểu đoạn thơ trên, trong khung cảnh đó, sau khi chú chim chao với gió…tai mệt mỏi thì dường như yếu dần đi, sắc màu xỉn lại và hạ xuống, ngắn dần lại….
Gió trong thơ Ngạo đôi khi là những tiếng nỉ non, năn nỉ. Một cách chạy làng bay bướm. Như trong bài :
Về đi
Về đi..
Con gió hững hờ..
Bờ lau..
Bãi sậy..
Vần vơ rũ sầu..
Thinh không..
Vọng tiếng kinh cầu..
Hong đời ..
Trãi nắng..
Bể dâu vận thời..
Sau cơn gió dập mưa dồn ở bờ lau bãi sậy, cơn gió giờ đã hờ hững. Y bèn quay qua tụng kiểu tụng kinh năng nỉ người tình về đi, đời nó đầy bể dâu đấy em ơi. Và như để tăng thêm độ rên y viết:
Về đi..
Bạt gió trùng khơi..
Buồm dong biển nhớ..
Thả lời nỉ non..
Và có lẽ cô gái vẫn chưa chịu về, y tiếp:
Về đi ..
Hồn gió xa bay..
Đuối trên bờ ngực..
Căng đầy..
Tầm hoang.
Ý nói giờ y đã đuối rồi, hồn gió đã xa bay rồi, chả làm ăn gì được nữa đâu.
Và cuối cùng, khi cô gái vẫn kiên quyết không về, y hăm dọa :
Về đi..
Tim gió vô thường..
Khẩn cầu một nén..
trầm hương..
Nguyện thề..
Tang bồng vũ khúc ..
Đê mê..
Diễm tuyệt tình Cỏ ..
Gió.. về..
Vô Ngôn..
Giờ thì ta đã thấy bộ mặt đê tiện của y, một đại tiện lừng danh trên chốn giang hồ. y bảo y vô thường lắm, man man lắm, không về thì coi như y thấp nhang y lạy luôn, rồi thì từ đây chẳng còn gì để nói với nhau nữa, “gió về…vô ngôn” luôn.
Chẳng biết sự việc giải quyết đến đâu, y sẽ đối phó thế nào với cô gái Chúng ta tiếp tục với đề tài Gió….Cái đê tiện của y là trong gió luôn có hình ảnh hoặc là khai cuộc, trung cuộc hay tàn cuộc của một cuộc mây mưa. Như trong bài này, y tả về một thế khai mào trong thuyền ân ái:
Gió xuân dặt dìu ..mặt hồ trong..
Mây soi bóng nước ..một ráng hồng..
Lan hài toả ngát sương móc đọng..
Tiêu Cầm hoạ khúc vọng thinh không.
(
Tình Gió)
Ngay cái câu đầu, y đã dạo mào rất khéo léo bằng cách thổi một hơi vào “mặt hồ trong”, rồi tìm thấy trong cái “mặt hồ trong” đó, có “một chúm hồng“, rồi khi mà hồ nó “tỏa sương” thì y “móc đọng”. Và rồi thì y mới dùng tới khúc tiêu của mình để tấu lên khúc í e..vang động cả thinh không. Phải nói nếu các sách vở trên lauxanh.us có diễn tả chi tiết hơn thì cũng đến thế là cùng. Đây là kỹ thuật tối thượng của đê tiện hội mà không phải ai cũng ngộ được.
Cái khỉ “Gió” trong thơ Ngạo thế, ấy vậy mà đôi khi phóng túng không thể tả
Ôi Nguyệt Hương.. Nguyệt Hương..
Reo rắc mầm yêu thương..
Để vu vơ hồn Gió ..
Đắm trong cõi vô thường..
(
Những vần thơ bất chợt)
Chỉ mấy câu thôi, mà y đã cho thấy sự đê tiện, hết nàng ở bờ lau bãi sậy, tới nàng Cỏ trong tình gió, giờ thì tới Nguyệt Hương, chẳng biết quen nhau bao lâu mà y đã “Reo rắc mầm yêu thương” để rồi “vu hồn gió” mà vào cõi vô thường. Nếu ai biết lái thì biết y làm gì lúc ấy với “vu hồn gió” rồi. Quả là đê tiện quá thể. Và chả biết cô kia có bị dính ..khi mà y “reo rắc mầm yêu thương” bừa bãi thế không!
Có đôi khi Gió trong thơ Ngạo thổi bùng lên ngọn lửa xúi bậy một cách đê tiện:
Em về đốt gió tương tư..
Đốt luôn sắc trắng vô tư thuở nào ..
Đốt buồn cháy sém nụ đào ..
Đốt luôn tình tự ..lời trao gió chiều ..
Ta về đổ bóng tịch liêu..
Chỉ còn bóng Gió loan chiều hoàng hôn ..
(
Đốt gió)
Có thể y đã xúi cô nào đó về đốt hết đi,đốt cháy cả cái tương tư, đốt cái sắc trắng…mà sắc trắng vô tư mới ác chứ, đó là sự hồn nhiên để biến một cô gái ngây thơ thành con mẹ đanh đá, vậy mà y xúi cho đốt đi, đốt cho “cháy xém nụ đào”, cho cái nụ đào nó xám đen lại. Chài..đê tiện quá thể. Rồi y phi tang bằng cách xúi: “ đốt luôn tình tự lời trao gió chiều”. Và sau khi xúi xong thì y có thể phủi tay: “ Chỉ còn bóng Gió (là y) loan chiều hoàng hôn.
Gió trong Ngạo lúc nào cũng đê tiện, nhưng không phải cứ đê tiện là có gió. Đôi khi chỉ tương tư , nghĩ tới gió thôi, y cũng đủ đê tiện rồi:
Sóng nước triều dâng sóng cuộn trào..
Cánh bèo trôi dạt,dạt phương nao..
Ngư ông thả lưới buông cần lỏng..
Nguyệt mãn tương tư suối lệ chao
(
Rượu quán)
Có thể thấy hình ảnh của rất tội nghiệp. Trong những lúc hứng tình, “Nước dâng, sóng cuộn trào” rạo rực, y nghĩ tới những cánh hồng qua đời mình, giờ chẳng biết như bèo trôi nơi nào. Buồn tình, y làm ngư ông, khẽ buông cần, tưởng tượng mấy nàng một lúc…và “suối lệ trào”. Ta có thể thấy trình độ tự sướng của y đã đạt đến tầm thi ca, có gió mà như không có gió. Đó chỉ là những cơn bão lòng cho sóng cuộn thế thôi!
Từ đầu bài viết, ai cũng biết cái tài đê tiện của Ngạo qua lời gió. Nhưng đó chỉ là những cơn gió thải nhè nhẹ so với cơn Đại Phong trong bài Nhất Thất Lệnh – Phong này:
Phong
Vô định.Bất tòng
Cuộn hình hổ.Tung dáng rồng
Bỏng rát Hạ chí.Thu phân ấm nồng
Thốc từng cơn chao đảo.Lùa tha thướt bên song
Buồn rầu lật tung cội rễ.Giận dữ xé nát thinh không
Lãng Du cùng mây hoà sương trắng.Miên man với nắng vương má hồng
(
Nhất thất lệnh-Phong)
Có thể thấy đó là đỉnh cao của sự đê tiện. Của đề tài Gió- Đê Tiện và thi ca. Cả trong thể loại cổ thi khó nhắn này mà Ngạo Đại Tiện đã lồng tính chất triết lý sâu xa vào đó:
Phong, ai cũng biết phong là gió, vũ là mưa. Nhưng một một nghĩa nữa, Phong còn có nghĩa là Phong độ. Mà câu sau càng thể hiện rõ :
« Vô định, bất tòng » . chứng tỏ Ngạo giờ phong độ không còn ổn định nữa, không phải lúc nào « muốn là có thể » và cũng vì cái tính vô định đó, mà y lắm khi « cuộn hình hổ » nói hổ cho oai chứ thật ra thì phong của y nó co ro như con mèo thôi. Đôi lúc nó phựt lên như đèn dầu sắp cạn lóe cái ánh sáng cuối cùng mà « tung dáng rồng »
Như đã nói, đây là đỉnh cao của sự nghiệp đê tiện, nên khi rồng lộn dáng lên, thì y làm cho « bỏng rát hạ chí » , chí ở đây là đỉnh, ví như đông chí, tức là ngày lạnh nhất mùa đông, Hạ ở đây không phải là mùa Hạ, mà là chỗ thấp nhất. « Bỏng rát hạ chí » tức là y làm chỗ thấp nhất bỏng rát. Mà tại sao bỏng rát, tại vì con rồng của y không tung như tự nhiên, mà tung vào chỗ « Thu phân ». Chài, đê tiện thật ! Vậy mà trong khi bỏng rát, y lại tìm thấy cái ấm nồng từ phân Thu mới ghê chứ ! Cái cách hành văn của y tượng hình không thể tả, y « thốc từng cơn » rời lại lùa tha thước. Quả là nâng đê tiện lên tầm nghệ thuật. và ở câu gần chót, ta có thể thấy cái « phong » của y nó trở trời và bạo da^m tới thế nào khi mà y buồn thì bứt « cội rễ » giận thì xé thinh không !
Và cuối cùng khi xong chuyện, y đã vương sương trắng lên má hồng…cái cảnh này y hệt như trong các phim 3x mà em từng thưởng lãm. Phải nói mức độ đê tiện của bài cổ thi này vượt qua tầm của một bài thơ đê tiện bình thường, nó vừa nói lên cơn gió hừng hực và vừa nói lên thú tính của y trong hành sự ! Một bài thơ không nói quá có thể xếp đầu trong những bài thơ đê tiện nổi tiếng nhất mọi thời đại !
Gió, lại là gió, gió tai, gió đại, gió vù qua ngõ, và gió đã mơn man trên Thi Ẩm lâu, mang về sinh khí cho nơi này. Một luồng Tiện khí kèm theo đó miên miên bất tuyệt. chúng ta nghiêng mình trước một Tiện Thi Hào, anh Ngạo Thế Cuồng Sinh. Người đã sinh ra dòng thơ mới, Thơ Đê Tiện ! Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng sự nghiệp đê tiện do anh xây nên sẽ trường tồn mãi mãi!. ./.