Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Ăn chay cũng sát sinh phải không?
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2
Nói chung là ngày ăn chay thì được, nhưng tối là phải ngủ mặn hee hee
Một người Phật tử( nhất là người tu lâu và am hiểu sâu sắc phật pháp trong khoảng thời gian dài). Ở một giai đoạn nào đó, con người ta sẽ trở nên khủng hoảng. Sự khủng khoảng này bắt nguồn từ thành kiến của bản thân, đó là "chủ quan cá nhân" đã gây sự cản trở trên bước đường giác ngộ
Thẩm chí, con người dễ cực đoan về một phía. Trên thế giới, không ít có những tôn giáo được các những người lãnh đạo, những tín đồ tô vẽ lên những kinh thánh mang màu sắc thành kiến đó. Do vậy, họ thường kiêu ngạo và tự cho mình đúng. Ví dụ như: những cuộc chiến tranh tôn giáo dai dẳng giữ người Công Giáo và người Hồi Giáo nhằm để tranh vùng đất thánh Jerusalem, hay những cuộc chiến của những người Trung Đông và vùng Tiểu Á nhằm để giải quyết hận thù và mâu thuẫn tôn giáo. Bởi lẽ, ai cũng muốn giáo lý của mình là chánh thống, kinh thánh của mình là đúng, quan điểm của mình là không sai. Thiết nghĩ, một người Phật tử luôn lấy sự ôn hòa để sẵn sàng tiếp nhận lý lẽ của một ai đó(dù có vẻ nó mang màu sắc lạ lẫm, khác thường). Nếu như nói đúng, thì ta nên tiếp nhận, nhưng nếu nó sai thì ta hãy làm cho người đề xướng lý lẽ này hiểu được" như thế nào là đúng", giúp đỡ bạn đồng đạo trên bước đường tu tập là việc làm tốt của một người Phật Tử

Có lẽ, tôi đang bị khủng hoảng và vướng mắc nhiều thứ trong quá trình học Phật. Mong mọi người chỉ giáo thêm....


Trong sinh học và sinh thái học, sinh vật là một cơ thể sống.
Cơ thể sống được phân biệt với vật không sống ở các đặc trưng sau:
* Chuyển động
* Trao đổi chất
* Sinh trưởng
* Sinh sản
* Phản ứng đối với các kích thích bên ngoài
Tuy nhiên, không phải mọi cơ thể sống đều mang đầy đủ các đặc trưng trên. Nhiều sinh vật không có khả năng tự chuyển động và phản ứng trực tiếp đối với môi trường. Một số vi sinh vật không có khả năng tự sinh sản.
Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Sinh_v%E1%BA%ADt
Do vậy, cái cây là một cơ thể sống. Cây cỏ biết trao đổi chất như( rễ hút nước và phân bón, lá biết nhận ánh sáng và quang hợp). Cây cỏ cũng biết lớn lên từng ngày(sinh trưởng). Cây cỏ cũng biết sinh sản để duy trì nòi giống(sinh sản). Tuy nhiên, cây cỏ không biết đi, đứng, chạy nhảy và phản ứng trực tiếp với kích thích bên ngoài nhưng chúng vẫn được cho là "sinh vật", tức là một cơ thể sống

Theo quan điểm, chúng sanh là bình đẳng thì thực vật cũng có tri giác như những loài khác. Chỉ có điều chúng không chạy được khi ta giết chúng, chúng không tấn công ta khi ta hái quả ngọt, chúng không phàn nàn, kêu la đau đớn khi bị chúng ta cưa gỗ làm ghế, lấy cành nhánh làm củi....Có phải chúng ta đã vô tình bắt nạt một kẻ không biết phản ứng để bảo vệ mình? Theo tôi, hành động này là tội lỗi vô cùng. Khi ta đi săn động vật, con vật còn biết chạy, biết tránh để bảo vệ cho tính mạng của chúng. Nhưng khi ta chặt một cái cây, thì chúng chỉ biết đứng ngậm ngùi cho ta chặt và nghe những lời đắc ý của đời rằng: "Cái cây vô tri bà con cô bác ơi!!!"


Thật ra, vào thời của đức Phật, vẫn chưa có khái niệm "chay". Các nhà sư vẫn thường đi hành khất và thuyết giảng. Họ được cho ăn những loại thực phẩm khác nhau( có cả thực vật và động vật). Do đó, việc ăn là việc duy trì sự sống để tiếp tục con đường tu tập và giúp đời. Họ không đòi hỏi những món ăn ngon, hay những cao lương mỹ vị, những thực phẩm có lợi cho sức khỏe,...Vì thế, ta có thể mạnh dạn nói rằng:" Họ đang ăn chay", vì họ đã từ bỏ được cái ham muốn của chiếc lưỡi và bộ não của mình. Cho nên, việc ăn chay là từ bỏ ham muốn, chứ không phải từ bỏ "động vật" để ăn "thực vật"
Cây cũng có tri giác đó bác ơi, ko phải là ko đâu.
Người ta thí nghiệm bằng cách cho lúa mì nghe nhạc Mozard hoặc Beethoven, nó ra năng suất nhiều hơn hẳn.
Hoặc thí nghiệm trên các cây thông.
Vì chưa google nên có thể em nhớ ko chính xác, đại khái thế. Có rất nhiều thí nghiệm về tri giác của thực vật đó ạ.
Trường hợp người đâu thai thành cây vì si triền miên

[Hình: haigoccay_a_small.JPG]

Hai gốc cậy hiện được lưu giữ tại Vô Ngôn Đường VPTT

Quý-vị xem gốc cây nầy gồm có hai nhánh, song đôi hợp thành một, nhánh trên nhánh dưới kết hợp với nhau, quý-vị biết đó là gì không? Ðây là do vô lượng kiếp về trước có một đôi nam nữ thương yêu nhau rất sâu đậm. Hai người đó phát nguyện rằng: "Tại thiên, nguyện tác tỷ dực điểu. Tại địa, nguyện vị liên lý chi." Nghĩa là nếu sinh lên trời thì làm đôi uyên ương hai cánh liền nhau, nếu sinh dưới đất thì nguyện làm gốc cây liền cành. Ðôi nam nữ nầy rất chung tình, nên kết làm vợ chồng. Cả hai người có một sở thích giống nhau, đó là: ham tiền. Người đàn ông thì thí mạng để kiếm tiền, người đàn bà thì thích phung phí tiền, cho nên có qua có lại hết sức hợp tình hợp ý.

Tuy nhiên, bởi vì yêu nhau quá đậm đà nên tạo ra tội nghiệp cũng hết sức sâu dầy. Ðời đời kiếp kiếp sinh ra trầm luân, đọa lạc vào đường súc sanh, trở thành ngạ quỷ, cuối cùng đọa địa ngục. Ðến nay đôi vợ chồng nầy biến thành thảo mộc. Gốc cây nầy đáng lẽ gồm có hai nhánh, nhưng nó lại sinh trưởng cùng một chỗ, nên mãi mãi ràng buộc với nhau không xa lìa. Quý-vị thấy không, nhánh bên trái bao quanh lấy nhánh bên phải, nhánh bên phải cũng nhào sang ôm lấy nhánh bên trái, giống như đàn ông đàn bà hai người ôm nhau vậy. Ðó mới thấy rằng đôi nam nữ nầy tập khí ái tình si mê, hạ liệt bao kiếp rất sâu đậm. Ngày nay chúng thành loại thảo mộc mà cũng không bỏ được lòng si ái đó. Ở giữa hai gốc nầy có một cục đá, mà hai người nầy quý như châu báu. Cục đá đó là gì? Nguyên lai nó là trương mục ngân hàng của hai vị đó trong tiền kiếp.

Mấy năm trước có lần chúng tôi vào thành thuyết Pháp. Khi đi ngang qua bờ sông thấy gốc cây nầy, liền nhặt đem về. Quý-vị nhìn xem: đầu gốc cây nầy bị chặt đứt, rễ cũng bị chặt mất luôn, lộ ra hai nhánh rất khô cằn, song hai nhánh cây nầy vẫn triền miên ôm chặt lấy nhau. Quý-vị không thấy đó đáng thương xót sao?

Như vậy đủ thấy rằng tình yêu càng sâu đậm thì càng nguy hiểm. Ðây không phải là chuyện nói chơi nói giỡn đâu. Có người trong bụng nghĩ rằng: "Thầy ơi! Thầy nói Pháp này tôi không thể tin được, bởi vì nó không có chứng minh, không hợp lý. Ðại khái Thầy muốn dọa con nít, nói lời chiêm bao thôi." Tin hay không là do quý-vị, tôi không có cách nào làm quý-vị tin được bởi vì đây là Pháp rất khó nói, khó thuyết. Người đã mê luyến ái thì dù mình có nói cách nào đi nữa họ vẫn không thức tỉnh, không chấp nhận được. Sự tai hại nhất trên đời là ái tình sâu đậm. Việc cao thượng nhất là tu đạo thanh tịnh. Không phải người ta không biết lý ấy; biết nhưng cố phạm là vì chẳng cách gì dứt bỏ thói quen đã làm trong nhiều kiếp trước.

Tục ngữ Trung Hoa có câu rằng: "Khi tay đã cầm cây củi khô rồi, thì y khó chịu bỏ ra để đổi lấy cành hoa." Ðó là muốn ví dụ những người luôn luôn chấp trước vào tình yêu. Nếu mình nói với họ rằng, hãy bỏ đi những thứ luyến ái đó để tu Ðạo là điều quý hơn, chắc chắn họ sẽ cố chấp không muốn quay đầu lại. Rằng:

Thiên vũ tuy khoan, nan nhuận vô căn chi thảo.

Phật môn tuy quảng, nan độ bất tín chi nhân.

Nghĩa là:

Trời mưa rưới nước khắp nơi, song khó tươi nhuận cây cỏ không gốc.

Cửa Phật tuy rộng thênh thang, mà vẫn khó độ kẻ chẳng lòng tin.

Tôi đã bảo tồn gốc cây nầy lâu năm rồi. Có nhiều người tôi không muốn cho họ thấy bởi vì có nói pháp nầy cho họ, họ cũng chẳng tin. Tôi phải chờ cho thời điểm chín mùi rồi tôi mới nói. Ngày 24 tháng 10, quý-vị từ khắp nơi xa xôi đến đây để triều bái, tôi đem gốc cây nầy ra Vạn Phật Ðiện. Tuy nhiên cho đến ba tuần sau tôi mới nói là vì nếu không nói thì e chẳng còn thời gian nữa; nên bất kể là quý-vị có tin hay không, tôi cứ kể nhân duyên của gốc cây nầy cho quý-vị nghe.

Giảng tối ngày 12 tháng 11, năm 1982

tại Vạn Phật Thánh Thành
Trang: 1 2