Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Bên lề lịch sử-Văn hóa tâm linh
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Từ lâu khách thập phương mỗi khi về thăm đất tổ Cổ Loa đều được người dân nơi đây kể cho nghe về những điều huyền bí quanh bức tượng không đầu Mỵ Châu

Những hiện tượng tâm linh này cho tới nay các nhà khoa học vẫn chưa có lời giải đáp. Vậy đâu là sự thật?

[Hình: 854-a5_9.jpg]

Hàng trăm năm sau lời chứng nghiệm của Mỵ Châu đã thành hiện thực.

Tương truyền rằng: Khi An Dương Vương thất thế ở thành Cổ Loa đã cùng con gái yêu là công chúa Mỵ Châu lên ngựa chạy về phương nam. Khi đến đèo Mộ Dạ (Diễn Châu, Nghệ An) thì sức cùng, lực kiệt, trước mặt là biển Đông sau lưng là quân thù.

 An Dương Vương đã cầu cứu thần Kim Quy, rùa thần hiện lên và nói: “Giặc ở sau lưng nhà vua đó!” vua liền rút gươm chém đầu Mỵ Châu.

Trước khi chết Mỵ Châu quỳ gối ôm chân cha mà nói: “Oan cho con lắm. Nếu là kẻ bất trung có lòng hại cha khi chết thân xác con sẽ hoá thành tro bụi, bằng không hoá thành ngọc, thành đá trôi về hầu cha”.
Hàng trăm năm sau lời chứng nghiệm của Mỵ Châu đã thành hiện thực (!?). Cho đến ngày nay người dân Cổ Loa vẫn truyền cho nhau nghe những câu chuyện li kì đó:
 Một số người dân khi quăng lưới trên sông Hoàng Giang đã kéo lên được một bức tượng hình người ngồi xếp bằng, hai tay để song song đặt lên đầu gối nhưng lại không có đầu. Cho rằng đây chỉ là một bức tượng bình thường, họ lại vứt bức tượng xuống sông.
Nhưng mấy lần sau khi quăng lưới kéo lên đều được bức tượng đó. Người dân trong vùng cho rằng, bức tượng linh thiêng đó chính là tượng công chúa Mỵ Châu.
 Ngay sau đó các bô lão ở Cổ Loa đã mang võng đào ra làm lễ xin được rước về, trước khi rước tượng về, một cụ bô lão có nói:
Nếu có linh thiêng xin ở chỗ nào về chỗ đó để con cháu lập đền thờ. Quả nhiên sau khi gánh về chiếc võng đã đứt ngay tại vùng đất là Am thờ công chúa Mỵ Châu ngày nay, nằm bên trái điện Di Quy.
Nhân dân cho rằng đây chính là tượng công chúa Mỵ Châu đã ứng nghiệm vào lời nói năm xưa, trôi ngược biển Đông về đất Tổ để hầu vua cha. Từ đó hàng năm, người dân trong vùng đã cử người trông coi Am này, người được cử phải có đạo đức tốt, gia đình đầy đủ hạnh phúc, con cái trưởng thành.
 Do vậy những ai được chọn làm quan Đám đều rất tự hào. Và cứ 2 tháng một lần, vị quan Đám đó sẽ tiến hành lễ tắm rửa tượng, thay váy áo cho công chúa.
Theo lời kể của cụ Chu Trinh, 82 tuổi người có nhiều năm làm quản lý khu di tích Cổ Loa:
Truyền thuyết xưa có truyền lại, nguyên thủy của pho tượng cụt đầu là một khối đá nguyên vẹn, có hình dáng của một người cụt đầu ngồi theo thế xếp bằng, hai tay song song, đặt lên đầu gối.
 Nhưng sau này các cụ cao niên trong làng Cổ Loa, trong đó có cả cụ Chu Trinh đã phát hiện ra pho tượng đá gồm ba khối đá ghép lại, trong lòng có chỗ bị rỗng.
Thời ông cha cụ còn sống có kể lại, vào thời Bắc thuộc, Mã Viện đã cho quân lính bổ pho tượng ra để moi ngọc trong lòng pho tượng nên tượng mới bị chẻ ra làm ba mảnh (?!).


Xung quanh hiện tượng này cũng có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Có ý kiến cho rằng đây là vấn đề tâm linh, đạo nghĩa của dân tộc ta, vì vậy chúng ta không nên mất công sức tìm hiểu nguồn gốc làm gì.

 Nhưng cũng có ý kiến cho rằng không nên thờ tượng Mỵ Châu không đầu vì nhiều lý do: Tương truyền Mỵ Châu bị cha chém chứ không nói chém đầu, hơn nữa nhân đạo, trọng nghĩa là bản tính muôn đời của dân tộc Việt Nam, do vậy dù thế nào đi nữa cha không thể tàn ác mà chém con được dù đứa con đó có tội nặng đến dâu.

Như vậy nếu thờ tượng Mỵ Châu không đầu sẽ nghĩ oan cho vua cha, làm xấu hình ảnh người dân mình, trái với đạo lý của cha ông. Nhưng có lẽ tình yêu là lời thanh minh dễ thấu hiểu và thông cảm nhất cho mối tình Mỵ Châu - Trọng Thủy.
 Chỉ vì si tình mà nàng công chúa trong sáng không trải sự đời đã mắc phải mưu gian hiểm độc của những người làm chính trị. Cũng chỉ vì si tình mà nàng đã khiến đất nước lâm vào cảnh lầm than. Trong mọi lỗi lầm, nhẹ dạ cả tin là lỗi lầm cần được tha thứ hơn cả.


suutam