Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Bàn về từ “Nhại” trong thơ Thanh Thí
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Thanh Thí là một trong Ngủ* Đại Thi Nhơn của Thi Ẩm Lầu. Bao nhiêu năm lăn lộn trên thi trường trong nước và thế giới, anh đã để lại cho đời một kho tàng thơ ca đồ sộ mà không có một cơ quan đăng kiểm nào thống kê hết. Đặc biệt là cách dùng từ lạ lẫm, giàu hình tượng của mình, không phải là “cưỡng từ đoạt lý” mà nó thong dong, như chính con người anh vậy. Nhìn bình dị mộc mạc mà ngẫm thấy sâu sắc khó dò không thua gì lỗ đen chị Dậu.
Bài thơ gần đây của anh, bài “Cũng Gần Như Rứa”, với cách dùng từ “Nhại” - một từ dân dã – mà giàu hình tượng một cách lạ kỳ, tôi sẽ phân tích bên dưới, nhưng trước hết mời quý vị đọc bài thơ này

Cũng gần như rứa
**********************
Bàn chân nhại bước phong trần
từ trong lầm lũi bất cần mà đi
Hoang sơ nhại nét nhu mỳ
từ trong tịch mịch níu ghì dung nhan
Nhớ em tôi nhại hoang đàng
Đập tan tư tưởng chảy tràn lênh loang...
Yêu em từ thuở mang mang
Để tôi nhại cả huênh hoang sầu đời
- Thanh Thí Du Côn Thuy Sũy-

Theo nghĩa thông thường từ Nhại có nghĩa là lặp… như kiểu bắt chước, nó có ý như từ “nhái”, lại có ý như từ “lắp” trong chữ lắp bắp. Nhưng túm lại nghĩa của nó có thể hiểu là gần như là lặp lại. Ở hai câu đều tiên “Bàn chân nhại bước phong trần-từ trong lầm lũi bất cần mà đi”. Chân mà phong trần, là chân không đeo bao, cứ đi ra đi vào trần trụi vậy đó! Bất cần thật vì bản thân nó là cần rồi, cần thêm gì nữa, tứ lầm lầm mà lũi thôi. Hành động lặp đi lặp lại này thật nhịp nhàng, như cơn sóng, như là con thoi. Bước phong trần đó nó đi tới đi lui, chỉ 2 câu thôi mà đủ làm người mê mẩn.
.
Ấy thế nhưng từ "nhại" ở hai câu kế “Hoang sơ nhại nét nhu mỳ - từ trong tịch mịch níu ghì dung nhan” lại không liên quan gì tới nghĩa là lặp đi lặp lại cả, nó xuất xứ từ từ "nhạy" viết theo cải cách, Y dài thành i ngắn nên gọi là "nhại" vậy thôi! Cái vùng hoang sơ đó, nó nhu mỳ, nó mềm lắm, Nhu là mềm, mì hay mỳ là cái bột mì ấy. Vì thế nhạy, mềm như bột mì mà lại nhạy, đụng vào cái vùng hoang sơ ấy là dính tay ngay. Câu 2 của khổ 2 càng khẳng định ý trên. Dung nhan ai cũng hiểu là cái khuôn mặt. Cái vùng nhạy đầy nét nhu mỳ ấy, cái vùng hoang sơ ấy, cái vùng tịch mịch ấy nó quyến rũ cái mặt đưa vào, ghì lấy, xiếc lấy. Thật là một cảnh tượng y như trong kinh…Tố nữ không kém bao nhiêu.
.

Và đúng với chủ đề “nhại”, hai câu kế tiếp nó quay về với nghĩa lặp lại như ban đầu. Nhưng trong hoàn cảnh hoàn toàn khác. Nó không lầm lũi nữa, nó mang một tinh thần tự nhại cao. “Nhớ em tôi nhại hoang đàng - Đập tan tư tưởng chảy tràn lênh loang...” Để rồi sau khi anh nhớ, anh tự nhại đi nhại lại cái bước chân hoang, khi mà cảm giác đã đập tan được tư tưởng, thì nó lênh láng lênh loang ra. Sau đó không biết tác giả lau dọn hiện trường thế nào, nhưng khổ này theo tôi là giàu hình tượng bật nhất trong bài. Rõ ràng, chỉ có Thanh Thí mới đem về một tầm mới cho ngôn ngữ. Người ta có đồng âm khác nghĩa, dị âm khác nghĩa, nhưng Thanh Thí đã đem một cùng một từ, cùng một nghĩa vào hai hoàn cảnh khác nhau, chỉ thêm mỗi chữ nhớ em mà nó đã ra một khung cảnh khác hoàn toàn rồi.
Đúng với mô tuýp Đầu thực luận kết, nhưng ứng vào thơ lục bát, Thanh Thí nhại hay nhạy ở hỗn hợp mà chung vào một từ ở hai câu cuối, dù là nhạy hay nhại đều đem về cho người sự phiêu du. Cái từ huênh hoang hay lắm quý vị ạ, nó là từ ghép “tuênh huênh”,”toang hoang”, vừa mở vừa đóng. Khi nhại ở khổ 1 thì nó toang hoang, ở 2 câu kế thì nó huênh hoang, 2 câu cuối thì tuênh huênh”
Yêu em từ thuở mang mang
Để tôi nhại cả huênh hoang sầu đời
Vâng, chỉ có Thanh Thí mới có lối dùng chữ độc đáo vậy, chỉ một từ, trong một câu mà diễn đạt nhiều ý nghĩa, nghĩa nào cũng thâm thúy đến lạ! Và từ đây, ta biết từ “nhại” đã đi vào lịch sữ văn học Việt, cũng bao la cảm xúc không kém gì những từ Yêu, Thương, Hờn, Giận, Ghét.

Hớ - 23.03.2015

*ngủ #ngũ
"Yêu, Tương" nghĩa là yêu nhau phải tương nhau hả hyn hí hí