Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Đầu năm nghe Bố giảng Từ Hải
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Biết mình cũng hoạt động trong làng thơ,đầu năm, bố gọi lại bình giảng cho một đoạn trong Truyện Kiều: Hình tượng Từ Hải. Xin trích lại nguyên văn như sau:
Thơ là gì? Từ Thi tức là Thơ theo mẫu tự Hán gồm 3 phần: trên là chữ sĩ, dưới là chữ thốn, bên cạnh là ngôn. Thành ra có nghĩa : Thơ là cả một vòm trời học vấn, được thu gọn gàng còn trong gang tấc và viết theo thể văn vần, để diễn đạt thay cho lời nói. Đó mới là Hồn-Thơ.
Vì vậy, cách đặt câu, chọn dụng từ, là cả một nghệ thuật văn chương…
Để minh chứng cho định nghĩa trên, chúng ta hãy xem và phân tích đoạn thơ mà Văn Hào Nguyễn Du đã nói về Từ Hải trong truyện Kiều:

Lần thâu gió mát trăng thanh
Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi
Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao
Đường đường một đấng anh hài
Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài
Đội trời đạp đất ở đời
Họ Từ tên Hải, vốn người Việt Đông
Giang Hồ quen thú vẫy vùng
Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo…


Bình giải cho 10 câu thơ trên là cả thiên nan, vạn nan với lớp người hậu học. Đã có quá nhiều nhà bình giãi sai lạc ý nghĩa rất nhiều. Nguyễn Du mà sống lại ắt phải dậm chân kêu trời, khóc than, nước mắt tuôn thành suối, nhất là hai câu:
Râu hùm hàm én mày ngày
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao.

Đúng là một kiệt tác, một người không có kiến thức sâu rộng, liệu có thể bình giải được sao?
Qua nhiều năm học đòi làm thơ, tôi xin đem kiến thức nhỏ nhoi của mình, bình giải đoạn thơ trên để những ai yêu chuộng văn thơ và lớp hậu hậu suy ngẫm. Ít ra cụ Nguyễn Du cũng nở được nụ cười an vui: “Thì ra lớp hậu sinh cũng còn có người hiểu được mình”…

Hai câu:
“Lần thâu gió mát trăng thanh
Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi”

- Lần thâu: đã có người giải thích là: Hết đêm này sang đêm khác. Nếu dùng nghĩa đó đi kèm với các từ gió mát, trăng thanh…thì thật chẳng ra ý nghĩa gì cả. Rõ là ngớ ngẫn.
- Lần thâu: Thực nghĩa là
+Lần: là từ diễn đạt thời gian chậm trôi, còn có nghĩa: Rồi đến…
+ Thâu: còn có từ đồng nghĩa là thu. Từ thu lại có từ đồng âm là Thu trong nghĩa mùa thu.
Như vậy có thể hiểu “Lần thâu gió mát trăng thanh” có nghĩa là: Rồi đến tiết thu trăng thanh gió mát nọ… Bỗng đâu có khách từ miền cận biên giới sang chơi. Bởi từ “Biên Đình” tức à “Biên Thùy”, vùng cận biên giới.
Hai câu:
“Râu hùm, hàm én, mày ngài
Vai năm tất rộng, thân mười thước cao”

Đã có nhiều nhà bình thơ giải thích: “Râu hùm” là râu hổ ,râu cọp, “mày ngài” là mày rậm- dài, “vai năm tấc rộng” là vai to lớn, “thân mười thước cao” là người rất cao. Ôi nếu theo giải thích trên mà vẽ thì hóa ra Nguyễn Du đã mô tả Từ Hải như một quái nhân!!!

Thật ra hai câu thơ này phải nói là : Hay Nhất- mà cũng là bí hiểm nhất trong toàn tập truyện thơ Kiều của Nguyễn Du. Bởi đó là văn nôm,không phải văn Hán. Vả lại không dựa trên sử liệu điển tích nào cả. Do đó không thể tra cứu sử liệu, sách sử nào được cả.
Tôi đã mất nhiều năm để tìm hiểu, lấy trí mà suy, lấy thần mà gặp, lấy kiến thức mà suy nghiệm mới giác ngộ- quán thông, thấu hiểu rằng:
Thì ra Văn hào Nguyễn Du đã mượn từ diễn ý. Rất đơn giản, gọn gàng. Qua cách đặt câu, chọn dụng từ, thể hiện nên nghệ thuật Văn Chương cực kỳ linh động.
Tôi xin phân tích từng từ để chúng ta có thể hiểu ý nghĩa mà cụ Nguyễn Du muốn nêu lên:
- Phàm xưa kia, phân biệt Nam – nữ, thì đàn ông con trai tất phải có râu. Đàn bà con gái tất phải có vú (nam tu - nữ nhủ). Vì vậy từ râu ở đây để chỉ Nam Tử: Đàn ông con trai
- Từ Hùm: là hổ, là cọp thì ai cũng biết. Nhưng hổ (cọp) người đời thường bảo là: Chúa tể muôn loài. Trong văn chương, thì Hổ là Chúa Sơn Lâm, vì Hổ rất dũng mãnh.
Thành ra hai từ “Râu Hùm” có nghĩa là: Chàng trai này uy phong, dũng mãnh như chúa tể sơn lâm.
- Hàm: là đại diện cho miệng. Mà miệng thì dùng để ăn và nói.
- Én: là biểu tượng của mùa xuân. Văn chương Việt Nam có câu:
Mùa xuân én liệng cò bay…
Hay là: một con én lạc loài khó làm nên nổi mùa xuân…
Mà mùa xuân tất nhiên là khí hậu ôn hòa,ấm áp. Thành ra hai từ Hàm én có nghĩa là:
Lối ăn nói rất ôn hòa, đem lại ấm áp cho lòng người…
- Mày: tức là nói đến mắt. Mắt thì để trông, nhìn , quan sát. Từ đó cho ra kiến thức và tư tưởng.
- Ngài: là do quá trình biến đổi từ nhộng, nở ra sâu tằm, sâu tằm hóa bướm gọi là con ngài. Sự biến đổi từ hình thức này sang hình thức khác gọi là canh tân, đổi mới. Tóm lại là Cách mạng (đổi đời)
Thành ra hai từ “mày ngài” có nghĩa là người có kiến thức và tư tưởng cách mạng (đổi đời)
Tóm lại: 6 từ “râu hùm, hàm én, mày ngài” Có nghĩa là : Chàng trai này uy phong, dũng mãnh như chúa sơn lâm. Mà lối ăn nói lại rất ôn hòa, đem lại sự ấm áp cho lòng người. Có sức thu phục nhân tâm. Lại còn có kiến thức sâu rộng và tư tưởng cách mạng (đổi đời)
Phân tích 4 từ: vai năm tất rộng. Ta có thể hiểu như sau:
Vai: con người thường dùng để gánh vát. Trong văn chương đã có câu: “đôi vai gánh vác sơn hà”.
Năm tấc: Là để chỉ thời gian về đêm. Nguồn gốc như sau:
Người Việt nam nói riêng và Á Đông nói chung ngày xưa đã tính thời gian bằng cách cho nước chảy qua miệng một con hạc bằng đồng, chảy xuống bể chứa nước. Gọi là Hồ (do đó mới có từ đồng hồ). Thành(vách ngăn) của Hồ chứa nước được đánh dấu (khắc). Các khoảng cách đều nhau= 1 tấc. Tương đương 4cm. Các khoảng cách đó được quy định như sau:
Từ Hoàng Hôn khởi tấc nước thứ nhất, cho đến khi đủ 1 tấc, thời gian này gọi là canh 1. (Từ Canh là do tiếng trống của người lính gác đồng hồ đánh báo hiệu; được gọi trống canh). Nếu tính theo cách tình giờ ngày nay là từ 19 đến 21 giờ.
Canh Năm là tất nước thứ 5, từ 03 giờ dến 05 giờ.
Đó là 5 tấc thời gian thuộc về đêm. Vì vậy mới có câu :
“Đêm năm canh ngày sáu khắc”
6 khắc thời gian thuộc về ngày được quy định như sau: Thời gian thuộc về ngày là thười gian làm việc và sinh hoạt cho mọi người, Từ bình minh cho đến hoàng hôn có:
- 3 khắc thuộc về buổi sáng, 3 khắc thuộc về buổi chiều.
- Thời gian giờ ngọ, từ 11h đến 13h gọi là giờ chính ngật. Thời gian này được nghỉ ngơi (không làm việc). Vì vậy không tính.
- - Rộng là từ diễn nghĩa của từ Quảng. Quảng là rộng rãi như từ Quảng đại: là rộng rãi to lớn….
Thành ra 4 chữ “vai năm tấc rộng” có nghĩa là không quảng ngại đêm trường, chỉ có bật quân tử mới làm được. Phân tích 4 từ: Thân mười thước cao. Ta có thể hiểu như sau:
Thân là từ chỉ về người như từ “Đấng” vậy. Ví dụ như từ” Thân nam nhi, đấng mày râu” hoặc “ thân nhi nữ đấng hồng quần” đều dùng để chỉ về người.
- Mười thuốc là theo cách đo đạc xưa của người phương Đông. 10 thước = 1 Trượng.
- Cao: là từ diễn nghĩa của từ Phu. Ví dụ: Trong gia đình xưa, chồng có vị thế cao hơn vợ. Vì vậy gọi là Phu Quân- Phú Tướng. Phu- phụ là chồng và vợ. Nhưng chồng có vị thế cao hơn, vợ chỉ phụ theo chồng mà thôi.
Thành ra 4 chữ “ Thân mười thước cao” có nghĩa là: đấng trượng phu.
Tóm lại hai câu thơ:
Râu hùm, hàm én, mày ngài
Vai năm tất rộng thân mười thước cao

Có nghĩa là: Chàng trai này uy phong, dũng mãnh như chúa tể sơn lâm, có lối ăn nói ôn hòa, ấm áp, có sức thu phục nhân tâm. Lại còn có kiến thức rộng rãi, có tư tưởng cách mạng(đổi đời). Đó là bậc quân tử- đấng trượng phu trong đời vậy.
Chỉ riêng với hai câu thơ này, gồm 14 từ, Văn Hào Nguyễn Du đã mô tả, diễn đạt về Từ Hải rất rõ ràng cực kỳ linh động.
Đúng là tuyệt tác hảo từ.

Các câu thơ sau là để diễn đạt thêm về Từ Hải. Ta có thể phân tích để hiểu ý nghĩa như sau:
Hai câu:
Đường đường một đất anh hào
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài.

- Đường Đường: Nguyên kinh thi có từ : Đường đường chính chính. Có nghĩa là quang minh chính đại.
- Anh Hào: là do hai từ Anh Hùng- Hào kiệt. Anh: đẹp nhất – Hào: Trội nhất.
- Côn Quyền: nói về vọ
- Lược thao: nói về văn (trí mưu). Lược thao là tam lược là lục thao. Là bộ binh pháp ngày xưa (bao gồm chiến lược và chiến thuật).
Thành ra câu này có nghĩa là: Quang minh chính đại, đẹp trội như anh hùng hào kiệt. Chẳng những giỏi võ hơn người mà văn cũng thông suốt. Binh thư chiến pháp hai mặt toàn tài.
Câu: “Đội trời đạp đất ở đời”. Hay nói ngắn gọn là : Cương trực, chân chính (ngửa lên không hổ với trời- cuối xuống không thẹn với đất).
Câu: “Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông.” Hai từ: “ Việt Đông” là nói về về địa danh. Việt là nước Việt, thời Xuân Thu. Đông là Đông Ngô, thời Tam Quốc. Nay thuộc tỉnh Quảng Đông Trung Quốc.
Câu: “Giang hồ quen thú vẫy vùng”. “Giang Hồ” là nói người sống không cố định, rày đây mai đó. “Quen thú”: là thói quen vui chơi theo sở thích. “Vẫy vùng”: là hình tượng loài cá lớn ở Đại giang- biển cả. Xuôi ngược tung hoành lắm khi dương vây, vẫy đuôi vượt mình lên khỏi mặt nước.
Thành ra câu này có nghĩa là: Một người không ưa ràng buộc mà thói quen vui chơi theo sở thích, nay đây mai đó, tung hoành xuôi ngược.
Câu “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”. Phàm gánh thì phải có cả hai đầu, trước và sau, càng cân bằng càng dễ gánh. Mà gánh thì hoặc nặng hoặc nhẹ hoặc đầy hoặc lưng, chứ nữa gánh thì gánh làm sao?
Nhiều nhà bình thơ đã diễn giải: thanh gươm và cây đàn quẩy theo mà đi thuyền chèo khắp sông núi. Bởi theo họ thì nửa gánh là chỉ có 1 đầu (có sau không trước) gọi là quẩy. Nhưng thuyền mà chèo lên núi thì chèo làm sao? Đúng là nói ngược “Dưới sông giã gạo, lên núi chèo thuyền”!!!
Cụ Nguyễn Du mà sống lại ắc khóc ròng mắng cho. “Sao mày dốt thế, có dốt cũng vừa thôi! Để người ta dốt bớt với…”
Thực nghĩa câu này là:
Gươm: tức là kiếm lệnh do vua ban, ủy thác cầm quyền Nguyên Soái, điều động 3 quân. Thay mặt vua mà toàn quyền quyết định chiến trường. Hoặc Chiến hay Hòa, được phép tiền trảm hậu tấu.
Thơ Chinh Phụ ngâm có câu: “chín tầng gươm báu trao tay”, tức là Phẩm vật triều đình xưa gầm có 9 bậc từ cửu phẩm đến cao là Nhất Phẩm. Người được trao kiếm lệnh là người vượt trên cả Nhất phẩm, quyền thay mặt Vua mà điều động 3 quân quyết định chiến trường.
Đàn: ở đây không phải là cây đàn mà bao gồm 2 nghĩa
- Xét trách điều lỗi mà sửa lại
- Là cái Đài được làm bằng đất và gỗ. Theo các triều đại xưa có tục lệ Đăng Đàn bái tướng. Tức là: Nhà Vua thượng đài trao kiếm lệnh cho vị tướng lãnh thay mặt mình để thống suất 3 quân.
Nửa Gánh: Nửa ở đây không phải là ½ gánh mà là từ chỉ thời gian về sau: rồi đây…, mai kia mốt nọ…, sẽ là …v.v…tức là cái nửa thuộc về sau này…Gánh: là gánh vác.
Non sông: là giang sơn cũng thế, tức là nêu về đất nước,quốc gia.
-Một Chèo: Tức là vừa chèo vừa lái, để hướng thuyền tiến mà không cần bánh lái.
Thành ra câu này để nối tiếp câu trên, nghĩa là: nếu Từ Hải biết sửa lỗi quen thú giang hồ, tung hoành ngang dọc để mà dựng chí, thì nữa đây (sau này) tất được đăng đàn bái tướng. Cầm kiếm lệnh để thay vua chèo lái con thuyền vận mệnh giang sơn đất nước
Qua phân tích 10 câu thơ trên, để chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa mà văn hào Nguyễn Du đã nêu lên về Từ Hải và cũng có thể diễn đạt bằng văn xuôi như sau:
Trong khi kiều đành chấp nhận cuộc sống gái lầu hồng, thời gian lần lượt trôi qua, rồi một ngày thu, gió mát trăng thanh, bỗng có người khách từ cận biên ải sang chơi. Người khách đó là một chàng trai uy phong dũng mãnh như chúa tể sơn lâm, lối ăn nói ôn hòa đem lại ấm áp cho lòng người (có sức thu phục nhân tâm) lại còn có kiến thức rộng rãi, tư tưởng cách mạng (đổi đời). Đó là bậc quân tử, đấng trượng phu trong đời vậy. Quang minh chính đại đẹp trội như anh hùng hào kiệt. Chẳng những giỏi võ hơn người mà văn cũng thông suốt binh thư chiến pháp. Rõ là văn võ toàn tài. Tính tình cương cường,chính trực (ngữa lên không thẹn với trời, cuối xuống không hổ với đất). Là người có họ Từ tên Hải vốn người Việt – Đông.
Thường vui chơi theo sỡ thích giang hồ đây đó, không ưa ràng buộc, vẫy vùng ngang dọc ngược xuôi.
Tuy nhiên nếu Từ Hải biết chấn chỉnh lại các thú giang hồ mà dựng chí thì tất rồi đây cũng có ngày cầm kiếm lệnh đăng đàn thay vua mà gánh vác, chèo lái con thuyền vận mệnh giang sơn, đất nước…

Bình giải trên đây chỉ là tư kiến cá nhân của tôi, có thể đúng có thể sai. Có thể có người bình giải hay hơn, rõ ràng hơn chính xác hơn…Vì vậy, tôi rất cầu mong các bạn đọc góp ý.
Nhưng ít ra cụ Nguyễn Du nở nụ cười vui.
Thì ra lớp hậu sinh cũng có người hiểu được ý mình


Nha Trang,ngày 14 tháng 1 năm 2014
Nguyên Duy
Bố giảng Từ Hải tức là Bố giải Từ hoảng hả Hớ laughing
(18-02-2014, 08:23 AM)lanhdien Đã viết: [ -> ]Bố giảng Từ Hải tức là Bố giải Từ hoảng hả Hớ laughing

Bái Giỗ Tàng Hử chứ! rolling on the floor
(17-02-2014, 04:26 PM)hothiethoa Đã viết: [ -> ]Biết mình cũng hoạt động trong làng thơ,đầu năm, bố gọi lại bình giảng cho một đoạn trong Truyện Kiều: Hình tượng Từ Hải. Xin trích lại nguyên văn như sau:
Thơ là gì? Từ Thi tức là Thơ theo mẫu tự Hán gồm 3 phần: trên là chữ sĩ, dưới là chữ thốn, bên cạnh là ngôn. Thành ra có nghĩa : Thơ là cả một vòm trời học vấn, được thu gọn gàng còn trong gang tấc và viết theo thể văn vần, để diễn đạt thay cho lời nói. Đó mới là Hồn-Thơ.
Vì vậy, cách đặt câu, chọn dụng từ, là cả một nghệ thuật văn chương…
Để minh chứng cho định nghĩa trên, chúng ta hãy xem và phân tích đoạn thơ mà Văn Hào Nguyễn Du đã nói về Từ Hải trong truyện Kiều:

Lần thâu gió mát trăng thanh
Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi
Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao
Đường đường một đấng anh hài
Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài
Đội trời đạp đất ở đời
Họ Từ tên Hải, vốn người Việt Đông
Giang Hồ quen thú vẫy vùng
Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo…


Bình giải cho 10 câu thơ trên là cả thiên nan, vạn nan với lớp người hậu học. Đã có quá nhiều nhà bình giãi sai lạc ý nghĩa rất nhiều. Nguyễn Du mà sống lại ắt phải dậm chân kêu trời, khóc than, nước mắt tuôn thành suối, nhất là hai câu:
Râu hùm hàm én mày ngày
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao.

Đúng là một kiệt tác, một người không có kiến thức sâu rộng, liệu có thể bình giải được sao?
Qua nhiều năm học đòi làm thơ, tôi xin đem kiến thức nhỏ nhoi của mình, bình giải đoạn thơ trên để những ai yêu chuộng văn thơ và lớp hậu hậu suy ngẫm. Ít ra cụ Nguyễn Du cũng nở được nụ cười an vui: “Thì ra lớp hậu sinh cũng còn có người hiểu được mình”…

Hai câu:
“Lần thâu gió mát trăng thanh
Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi”

- Lần thâu: đã có người giải thích là: Hết đêm này sang đêm khác. Nếu dùng nghĩa đó đi kèm với các từ gió mát, trăng thanh…thì thật chẳng ra ý nghĩa gì cả. Rõ là ngớ ngẫn.
- Lần thâu: Thực nghĩa là
+Lần: là từ diễn đạt thời gian chậm trôi, còn có nghĩa: Rồi đến…
+ Thâu: còn có từ đồng nghĩa là thu. Từ thu lại có từ đồng âm là Thu trong nghĩa mùa thu.
Như vậy có thể hiểu “Lần thâu gió mát trăng thanh” có nghĩa là: Rồi đến tiết thu trăng thanh gió mát nọ… Bỗng đâu có khách từ miền cận biên giới sang chơi. Bởi từ “Biên Đình” tức à “Biên Thùy”, vùng cận biên giới.
Hai câu:
“Râu hùm, hàm én, mày ngài
Vai năm tất rộng, thân mười thước cao”

Đã có nhiều nhà bình thơ giải thích: “Râu hùm” là râu hổ ,râu cọp, “mày ngài” là mày rậm- dài, “vai năm tấc rộng” là vai to lớn, “thân mười thước cao” là người rất cao. Ôi nếu theo giải thích trên mà vẽ thì hóa ra Nguyễn Du đã mô tả Từ Hải như một quái nhân!!!

Thật ra hai câu thơ này phải nói là : Hay Nhất- mà cũng là bí hiểm nhất trong toàn tập truyện thơ Kiều của Nguyễn Du. Bởi đó là văn nôm,không phải văn Hán. Vả lại không dựa trên sử liệu điển tích nào cả. Do đó không thể tra cứu sử liệu, sách sử nào được cả.
Tôi đã mất nhiều năm để tìm hiểu, lấy trí mà suy, lấy thần mà gặp, lấy kiến thức mà suy nghiệm mới giác ngộ- quán thông, thấu hiểu rằng:
Thì ra Văn hào Nguyễn Du đã mượn từ diễn ý. Rất đơn giản, gọn gàng. Qua cách đặt câu, chọn dụng từ, thể hiện nên nghệ thuật Văn Chương cực kỳ linh động.
Tôi xin phân tích từng từ để chúng ta có thể hiểu ý nghĩa mà cụ Nguyễn Du muốn nêu lên:
- Phàm xưa kia, phân biệt Nam – nữ, thì đàn ông con trai tất phải có râu. Đàn bà con gái tất phải có vú (nam tu - nữ nhủ). Vì vậy từ râu ở đây để chỉ Nam Tử: Đàn ông con trai
- Từ Hùm: là hổ, là cọp thì ai cũng biết. Nhưng hổ (cọp) người đời thường bảo là: Chúa tể muôn loài. Trong văn chương, thì Hổ là Chúa Sơn Lâm, vì Hổ rất dũng mãnh.
Thành ra hai từ “Râu Hùm” có nghĩa là: Chàng trai này uy phong, dũng mãnh như chúa tể sơn lâm.
- Hàm: là đại diện cho miệng. Mà miệng thì dùng để ăn và nói.
- Én: là biểu tượng của mùa xuân. Văn chương Việt Nam có câu:
Mùa xuân én liệng cò bay…
Hay là: một con én lạc loài khó làm nên nổi mùa xuân…
Mà mùa xuân tất nhiên là khí hậu ôn hòa,ấm áp. Thành ra hai từ Hàm én có nghĩa là:
Lối ăn nói rất ôn hòa, đem lại ấm áp cho lòng người…
- Mày: tức là nói đến mắt. Mắt thì để trông, nhìn , quan sát. Từ đó cho ra kiến thức và tư tưởng.
- Ngài: là do quá trình biến đổi từ nhộng, nở ra sâu tằm, sâu tằm hóa bướm gọi là con ngài. Sự biến đổi từ hình thức này sang hình thức khác gọi là canh tân, đổi mới. Tóm lại là Cách mạng (đổi đời)
Thành ra hai từ “mày ngài” có nghĩa là người có kiến thức và tư tưởng cách mạng (đổi đời)
Tóm lại: 6 từ “râu hùm, hàm én, mày ngài” Có nghĩa là : Chàng trai này uy phong, dũng mãnh như chúa sơn lâm. Mà lối ăn nói lại rất ôn hòa, đem lại sự ấm áp cho lòng người. Có sức thu phục nhân tâm. Lại còn có kiến thức sâu rộng và tư tưởng cách mạng (đổi đời)
Phân tích 4 từ: vai năm tất rộng. Ta có thể hiểu như sau:
Vai: con người thường dùng để gánh vát. Trong văn chương đã có câu: “đôi vai gánh vác sơn hà”.
Năm tấc: Là để chỉ thời gian về đêm. Nguồn gốc như sau:
Người Việt nam nói riêng và Á Đông nói chung ngày xưa đã tính thời gian bằng cách cho nước chảy qua miệng một con hạc bằng đồng, chảy xuống bể chứa nước. Gọi là Hồ (do đó mới có từ đồng hồ). Thành(vách ngăn) của Hồ chứa nước được đánh dấu (khắc). Các khoảng cách đều nhau= 1 tấc. Tương đương 4cm. Các khoảng cách đó được quy định như sau:
Từ Hoàng Hôn khởi tấc nước thứ nhất, cho đến khi đủ 1 tấc, thời gian này gọi là canh 1. (Từ Canh là do tiếng trống của người lính gác đồng hồ đánh báo hiệu; được gọi trống canh). Nếu tính theo cách tình giờ ngày nay là từ 19 đến 21 giờ.
Canh Năm là tất nước thứ 5, từ 03 giờ dến 05 giờ.
Đó là 5 tấc thời gian thuộc về đêm. Vì vậy mới có câu :
“Đêm năm canh ngày sáu khắc”
6 khắc thời gian thuộc về ngày được quy định như sau: Thời gian thuộc về ngày là thười gian làm việc và sinh hoạt cho mọi người, Từ bình minh cho đến hoàng hôn có:
- 3 khắc thuộc về buổi sáng, 3 khắc thuộc về buổi chiều.
- Thời gian giờ ngọ, từ 11h đến 13h gọi là giờ chính ngật. Thời gian này được nghỉ ngơi (không làm việc). Vì vậy không tính.
- - Rộng là từ diễn nghĩa của từ Quảng. Quảng là rộng rãi như từ Quảng đại: là rộng rãi to lớn….
Thành ra 4 chữ “vai năm tấc rộng” có nghĩa là không quảng ngại đêm trường, chỉ có bật quân tử mới làm được. Phân tích 4 từ: Thân mười thước cao. Ta có thể hiểu như sau:
Thân là từ chỉ về người như từ “Đấng” vậy. Ví dụ như từ” Thân nam nhi, đấng mày râu” hoặc “ thân nhi nữ đấng hồng quần” đều dùng để chỉ về người.
- Mười thuốc là theo cách đo đạc xưa của người phương Đông. 10 thước = 1 Trượng.
- Cao: là từ diễn nghĩa của từ Phu. Ví dụ: Trong gia đình xưa, chồng có vị thế cao hơn vợ. Vì vậy gọi là Phu Quân- Phú Tướng. Phu- phụ là chồng và vợ. Nhưng chồng có vị thế cao hơn, vợ chỉ phụ theo chồng mà thôi.
Thành ra 4 chữ “ Thân mười thước cao” có nghĩa là: đấng trượng phu.
Tóm lại hai câu thơ:
Râu hùm, hàm én, mày ngài
Vai năm tất rộng thân mười thước cao

Có nghĩa là: Chàng trai này uy phong, dũng mãnh như chúa tể sơn lâm, có lối ăn nói ôn hòa, ấm áp, có sức thu phục nhân tâm. Lại còn có kiến thức rộng rãi, có tư tưởng cách mạng(đổi đời). Đó là bậc quân tử- đấng trượng phu trong đời vậy.
Chỉ riêng với hai câu thơ này, gồm 14 từ, Văn Hào Nguyễn Du đã mô tả, diễn đạt về Từ Hải rất rõ ràng cực kỳ linh động.
Đúng là tuyệt tác hảo từ.

Các câu thơ sau là để diễn đạt thêm về Từ Hải. Ta có thể phân tích để hiểu ý nghĩa như sau:
Hai câu:
Đường đường một đất anh hào
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài.

- Đường Đường: Nguyên kinh thi có từ : Đường đường chính chính. Có nghĩa là quang minh chính đại.
- Anh Hào: là do hai từ Anh Hùng- Hào kiệt. Anh: đẹp nhất – Hào: Trội nhất.
- Côn Quyền: nói về vọ
- Lược thao: nói về văn (trí mưu). Lược thao là tam lược là lục thao. Là bộ binh pháp ngày xưa (bao gồm chiến lược và chiến thuật).
Thành ra câu này có nghĩa là: Quang minh chính đại, đẹp trội như anh hùng hào kiệt. Chẳng những giỏi võ hơn người mà văn cũng thông suốt. Binh thư chiến pháp hai mặt toàn tài.
Câu: “Đội trời đạp đất ở đời”. Hay nói ngắn gọn là : Cương trực, chân chính (ngửa lên không hổ với trời- cuối xuống không thẹn với đất).
Câu: “Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông.” Hai từ: “ Việt Đông” là nói về về địa danh. Việt là nước Việt, thời Xuân Thu. Đông là Đông Ngô, thời Tam Quốc. Nay thuộc tỉnh Quảng Đông Trung Quốc.
Câu: “Giang hồ quen thú vẫy vùng”. “Giang Hồ” là nói người sống không cố định, rày đây mai đó. “Quen thú”: là thói quen vui chơi theo sở thích. “Vẫy vùng”: là hình tượng loài cá lớn ở Đại giang- biển cả. Xuôi ngược tung hoành lắm khi dương vây, vẫy đuôi vượt mình lên khỏi mặt nước.
Thành ra câu này có nghĩa là: Một người không ưa ràng buộc mà thói quen vui chơi theo sở thích, nay đây mai đó, tung hoành xuôi ngược.
Câu “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”. Phàm gánh thì phải có cả hai đầu, trước và sau, càng cân bằng càng dễ gánh. Mà gánh thì hoặc nặng hoặc nhẹ hoặc đầy hoặc lưng, chứ nữa gánh thì gánh làm sao?
Nhiều nhà bình thơ đã diễn giải: thanh gươm và cây đàn quẩy theo mà đi thuyền chèo khắp sông núi. Bởi theo họ thì nửa gánh là chỉ có 1 đầu (có sau không trước) gọi là quẩy. Nhưng thuyền mà chèo lên núi thì chèo làm sao? Đúng là nói ngược “Dưới sông giã gạo, lên núi chèo thuyền”!!!
Cụ Nguyễn Du mà sống lại ắc khóc ròng mắng cho. “Sao mày dốt thế, có dốt cũng vừa thôi! Để người ta dốt bớt với…”
Thực nghĩa câu này là:
Gươm: tức là kiếm lệnh do vua ban, ủy thác cầm quyền Nguyên Soái, điều động 3 quân. Thay mặt vua mà toàn quyền quyết định chiến trường. Hoặc Chiến hay Hòa, được phép tiền trảm hậu tấu.
Thơ Chinh Phụ ngâm có câu: “chín tầng gươm báu trao tay”, tức là Phẩm vật triều đình xưa gầm có 9 bậc từ cửu phẩm đến cao là Nhất Phẩm. Người được trao kiếm lệnh là người vượt trên cả Nhất phẩm, quyền thay mặt Vua mà điều động 3 quân quyết định chiến trường.
Đàn: ở đây không phải là cây đàn mà bao gồm 2 nghĩa
- Xét trách điều lỗi mà sửa lại
- Là cái Đài được làm bằng đất và gỗ. Theo các triều đại xưa có tục lệ Đăng Đàn bái tướng. Tức là: Nhà Vua thượng đài trao kiếm lệnh cho vị tướng lãnh thay mặt mình để thống suất 3 quân.
Nửa Gánh: Nửa ở đây không phải là ½ gánh mà là từ chỉ thời gian về sau: rồi đây…, mai kia mốt nọ…, sẽ là …v.v…tức là cái nửa thuộc về sau này…Gánh: là gánh vác.
Non sông: là giang sơn cũng thế, tức là nêu về đất nước,quốc gia.
-Một Chèo: Tức là vừa chèo vừa lái, để hướng thuyền tiến mà không cần bánh lái.
Thành ra câu này để nối tiếp câu trên, nghĩa là: nếu Từ Hải biết sửa lỗi quen thú giang hồ, tung hoành ngang dọc để mà dựng chí, thì nữa đây (sau này) tất được đăng đàn bái tướng. Cầm kiếm lệnh để thay vua chèo lái con thuyền vận mệnh giang sơn đất nước
Qua phân tích 10 câu thơ trên, để chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa mà văn hào Nguyễn Du đã nêu lên về Từ Hải và cũng có thể diễn đạt bằng văn xuôi như sau:
Trong khi kiều đành chấp nhận cuộc sống gái lầu hồng, thời gian lần lượt trôi qua, rồi một ngày thu, gió mát trăng thanh, bỗng có người khách từ cận biên ải sang chơi. Người khách đó là một chàng trai uy phong dũng mãnh như chúa tể sơn lâm, lối ăn nói ôn hòa đem lại ấm áp cho lòng người (có sức thu phục nhân tâm) lại còn có kiến thức rộng rãi, tư tưởng cách mạng (đổi đời). Đó là bậc quân tử, đấng trượng phu trong đời vậy. Quang minh chính đại đẹp trội như anh hùng hào kiệt. Chẳng những giỏi võ hơn người mà văn cũng thông suốt binh thư chiến pháp. Rõ là văn võ toàn tài. Tính tình cương cường,chính trực (ngữa lên không thẹn với trời, cuối xuống không hổ với đất). Là người có họ Từ tên Hải vốn người Việt – Đông.
Thường vui chơi theo sỡ thích giang hồ đây đó, không ưa ràng buộc, vẫy vùng ngang dọc ngược xuôi.
Tuy nhiên nếu Từ Hải biết chấn chỉnh lại các thú giang hồ mà dựng chí thì tất rồi đây cũng có ngày cầm kiếm lệnh đăng đàn thay vua mà gánh vác, chèo lái con thuyền vận mệnh giang sơn, đất nước…

Bình giải trên đây chỉ là tư kiến cá nhân của tôi, có thể đúng có thể sai. Có thể có người bình giải hay hơn, rõ ràng hơn chính xác hơn…Vì vậy, tôi rất cầu mong các bạn đọc góp ý.
Nhưng ít ra cụ Nguyễn Du nở nụ cười vui.
Thì ra lớp hậu sinh cũng có người hiểu được ý mình


Nha Trang,ngày 14 tháng 1 năm 2014
Nguyên Duy

Ui chời, dzậy là thầy, cô dạy văn của cợp đốt hết sách của cụ Tiên Điền gùi! [/color]
(19-02-2014, 03:46 PM)hnhu Đã viết: [ -> ]Ui chời, dzậy là thầy, cô dạy văn của cợp đốt hết sách của cụ Tiên Điền gùi! [/color]

Mỗi người mỗi cái nhìn mỗi cách lý giải khác nhau. Không hẳn cái gì của Bố Hớ cũng đúng hết đâu HNhu, thêm chút màu sắc thôi mà!