Hôm nay thầy trò ta chui vào bếp nhà cụ Rung học nhé
Khóa học K158 của Học viện Thơ
Học phần 1
Bài 4
Thất ngôn tứ tuyệt
Thất ngôn tứ tuyệt là dạng mở rộng của ngũ ngôn tứ tuyệt. Thể này cũng có 4 câu, chỉ là mỗi câu sẽ có 7 âm tiết thay vì 5 âm tiết.
Thất ngôn tứ tuyệt nếu làm theo Đường luật thì khá nhiều nguyên tắc, làm theo Cổ phong xem ra đơn giản hơn đôi chút. Còn trong chương trình của chúng ta, cứ 4 câu 7 chữ mà giã, nghe xuôi tai là được.
Đây là một trong những loại thi công nhập môn, rất phổ biến trên thi đàn. Các tiện thủ quê mùa như Tú Xương, Hồ Xuân Hương... ngày trước cũng sử dụng rất thành thạo.
Tú Xương Đã viết:Ba cái lăng nhăng
Một trà một rượu một đàn bà,
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta,
Chừa được cái gì hay cái nấy,
Có chăng chừa rượu với chừa trà.
Hồ Xuân Hương Đã viết:Ốc nhồi
Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi,
Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi.
Quân tử có thương thì bóc yếm,
Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi.
Khi cần giao đấu thơ văn, thất ngôn tứ tuyệt tỏ ra hữu dụng hơn hẳn ngũ ngôn tứ tuyệt vì số lượng âm tiết nhiều hơn, cho phép tiện thủ nhiều không gian hơn để phô diễn tiện kỹ bằng các cụm từ nham nhở. Học viên nên chăm chỉ tập luyện cho thuần thục thì có thể ung dung vào quán cụ Điên uống trà mà không lo lắng gì.
Nguyên tắc gieo vần, thả thanh của thất ngôn tứ tuyệt cũng tương tự như ngũ ngôn tứ tuyệt. Cao thủ có thể biến hóa một bài ngũ ngôn tứ tuyệt ra thành thất ngôn tứ tuyệt trong nháy mắt.
Ví dụ :
Con này là con gì?
Có lẽ là con chó
Còn con này con chi?
Hình như là con thỏ
Chuyển thành :
Bạn ơi con này là con gì?
Theo tui có lẽ là con chó
Thế còn con này là con chi?
Hình như nó là một con thỏ
Hoặc :
Con này là con thỏ
Con này là con chó
Còn kia là con chi?
Nó là con mèo đó!
Chuyển thành :
Con này người ta gọi con thỏ
Con này người ta gọi con chó
Thế còn con kia là con chi?
Hihi nó là con mèo đó!
Tóm lại, nếu học viên đã luyện tập thành thạo Ngũ ngôn tứ tuyệt thì cũng sẽ nhanh chóng luyện được Thất ngôn tứ tuyệt, không có gì khó cả.
Khi làm thơ, cảm xúc được ưu tiên hơn vần luật. Tuy nhiên, học viên có thể tham khảo thêm các quy tắc để bổ sung kiến thức tại đây:
Luật thơ Tứ tuyệt
Cách làm thơ Thất ngôn tứ tuyệt
------------
Bài tập
Vẫn với hai hình ảnh cũ, mời các học viên hãy bình phẩm bằng 2 bài Thất ngôn tứ tuyệt.
Hình 1
Hình 2