Thi Ẩm Lâu
Sài Gòn trong ta!!! - Phiên bản có thể in

+- Thi Ẩm Lâu (https://thiamlau.com/forum)
+-- Diễn đàn: Tửu Lầu (https://thiamlau.com/forum/forum-5.html)
+--- Diễn đàn: Tác Văn Lâu (https://thiamlau.com/forum/forum-7.html)
+--- Chủ đề: Sài Gòn trong ta!!! (/thread-748.html)

Pages: 1 2


Sài Gòn trong ta!!! - TuuThi - 05-10-2011



Sài Gòn những ngày mưa thiệt là ... hết chịu nổi! Đường xá mà cứ tưởng những dòng kênh đen đen, hết còn cái cảnh “con đường có lá me bay, chiều chiều ta lại cầm tay nhau về”. Bực mình hơn nữa, trời đang nắng bất ngờ đổ mưa, cơn mưa không hề hẹn trước bằng những đám mây đen kịt như lẽ thường tình. Nếu mưa gọi là lất phất hay nho nhỏ thì ta cứ tiếp tục vù vù, mưa bự hơn thì... thì tìm mái hiên nào mà núp chứ sao! Còn bữa nào có chuyện nhức đầu thì... mưa cũng như không mưa. Dzìa tới nhà mới bừng tỉnh vì mẹ ta đã đón chào: “Trời ơi, tui nuôi nó lớn sức dài dzai rộng để nó dầm mưa ướt mẹp dzậy đó!”

Sài Gòn sáng Chủ nhật xưa đi nghe nhạc kèn trước cửa Nhà hát thành phố. Người già, con nít, thanh niên gì cũng có... Thử tưởng tượng có một ngày, ta chỉ tình cờ ghé ngang và kiếm một chỗ cho mình ở đó, tự nhiên có một em không đẹp rực rỡ, không thời trang lắm, cũng không lót thêm dưới gót chân một khối gỗ nhọn hoắt... em khều mình để tìm một sự đồng tình nho nhỏ: “Nhạc hay hen!”. Trong khi ta chưa kịp gật đầu để ra vẻ đồng ý thì... “thử ngửa mặt nhìn lên trời một chút đi” rồi ta chỉ kịp nghe tiếp những “phát súng liên thanh”: “nhìn lên tự hiên thấy trời xanh mây trắng trên đầu, tự nhiên thấy yêu đời thiệt! Tụi mình thiệt hạnh phúc vì còn tai để nghe nhạc, có mắt để nhìn trời mây, có xe để đi long rong, có tiền trong túi để đi uống cà phê... Hạnh phúc quá bà hen!”. Trời, nghe câu cuối này ta mới biết, thì ra không phải em nói cho mình nghe – em đang nói với bạn em đó mà! Nhưng mà trời ơi, em dễ thương quá! Nghe giọng em thì biết là con gái Sài Gòn 100%...

Sài Gòn với những quán điện tử để ta và tụi bạn thử tay nghề mỗi khi rảnh rỗi... Khu cư xá Bắc Hải ngày đó là địa chỉ thường trú của ta. Có những ngày chơi đến mờ mắt, mẹ kêu cách nào cũng không chịu về ăn cơm. Con dế trong túi áo cứ tít tít liên tục làm thằng kế bên nó “quạo”... Rồi ta nhận điện thoại của em... Em tới. Và ta cũng nhất quyết không về. Vậy mà hay! Biết thằng nào có cái sung sướng như ta, chơi game mà còn có em ngồi kế bên chờ!

Sài Gòn những buổi nào ta đi nhậu chung với đám bạn chí cốt... Người Sài Gòn làm cũng dữ mà nhậu cũng tới bến. Chiều chiều thử đi dzòng dzòng phố phường mà coi... bà con mình nhậu đủ kiểu: nhà hàng cao cấp có, nhà hàng vỉa hè có, nhà hàng dở dở ương ương cũng có, nhậu từ món ngon vật lạ cho tới cóc, ổi, me, xoài... chỉ cần có chút mồi với cái thứ cay cay là bàn nhậu cũng rôm rả. Giờ thì có đủ thứ bia để lựa chọn, nhè nhẹ thì Heiniken, nặng thì Tiger, uống chơi chơi thì bia Sài Gòn chính hiệu xanh-đỏ, còn cái Foster bia phong cách Úc gì đó - quảng cáo thì thấy dzui dzui chứ dân Úc thứ thiệt đâu có nghiện bia này! Lúc quởn thì cũng hay rủ vài đứa đi uống bia Đức,bia Tiệp đầy rẫy trong thành phố... Còn có một chuyện nghe từ ông bạn “già”: đời sinh viên của ổng gắn liền với bàn nhậu, ông í có hứa chừng nào tao có “bồ” thì tao bỏ nhậu. Ai ngờ ổng có thiệt! Bi giờ nhậu với bạn bè thì ít mà nhậu với người iêu thì nhiều! ... Có lẽ ở một phương trời nào đó, mấy tiếng cụng ly cốp cốp rồi kèm theo tràng “Dzô! Chăm phần chăm!” cũng làm mủi lòng kẻ xa Sài Gòn... Nguyễn Duy có mấy câu thơ mà chắc dân nhậu nghe đọc sẽ khoái chí lắm!

Qua nghĩ chán sống nghĩa là xả láng
Ăn hết nhiều chứ ở hết bao nhiêu!
Nhà cửa tà tà che lá dừa lá mía,
Nón áo khỏi lo nhưng nhậu phải đều đều


Những ngày xưa yêu dấu

Nhà tôi ngay chợ Bàn Cờ
Con đường nhỏ, tên Bàn Cờ dễ thương
Những ngày đó, cứ nhớ hoài
Mùi thơm mực tím trong bài Giáo Khoa
Nhớ sao là những hàng quà
Cổng trường, bánh cuốn hay là bánh kem
Trôi qua ngày tháng êm đềm
Những chiêù đi bắt dế mèn đá chơi
Tạt hình, la hét om trời
Bắn bi, nút phéng, ơi vui kể gì
Nhà tôi vốn gốc bắc kỳ
Lũ con nít chọc nhiêù khi mích lòng
Chúng kêu là "bắc kỳ con"
Rồi đòi bắt "bỏ vô lon" cho đầy
Đánh nhau tại "Cá rô cây"
Bây giờ nhớ lại, thường hay tức cười
Nhớ sao khẩu súng đâù đời
Cuốn bằng giâý trắng, vụng ơi vụng là
Tuổi thơ xa đã bao năm
Một thời thơ âú vẫn hằn trong tim
Tìm đâu được thưở thơ ngây
Được chăng những lúc êm đềm khi xưa …



Mượn tạm tên một bài hát (mà ta không nhớ là ai hát nữa) để nói về một thời quậy như quỷ sứ của ta và đám bạn chung xóm. Hơn hai mươi năm trước, cái xóm nhỏ ấy đâu có bao nhiêu nhà. Đất đai hồi đó ... một chỗ đồng không mông quạnh như chỗ ta ở, đêm đêm nghe tiếng ếch nhái rõ mồn một - trị giá có 2 chỉ một lô. Giờ thì 20 – 30 triệu gì đó một m2. Mắc cứa cổ! Làm ta tiếc hùi hụi, phải chi hồi xưa ba mẹ ta mua luôn mấy lô thì đỡ quá! Mà thôi, chuyện đất đai hông phải là chuyện ta muốn bàn ở đây vì ta không làm nghề cò nhà đất. Những ngày đó, ta và mấy thằng hàng xóm quậy tưng bừng: chơi quay ( ngoài Bắc gọi là chơi gụ) – tới phiên thằng nào tang quay là tụi nó táng thẳng cánh cò bay, đố thằng nào can đảm đứng gần, mắc công ôm mặt mà không được khóc huhu như đám con gái; cái trò bắn bi hình như là trò mà xóm ta đứng vô hàng thiện nghệ. Hồi ấy, có một thằng nhà giàu dọn tới gần xóm. Nó khoe khoang hết chỗ nói, có nhiều tiền nên nó có nhiều bi - vậy mà nó cũng tự hào. Chân lý của của những bi thủ đích thực là phải chiến đấu bằng mấy đầu ngón tay cộng thêm mấy cục bi “chiến” của mình. Nó không hiều điều này nên bị “dập” là lẽ đương nhiên. Nếu không sớm dọn đi chỗ khác, có lẽ nó sẽ tốn tiền mua bi dài dài vì cỡ nó thì chỉ xếp vô hàng đệ tử nhập môn!

Có ai mà không biết cái cà kheo chứ! Vấn đề là có ai giống tụi xóm ta, nghĩ ra trò dùng cà kheo làm phương tiện di chuyển... nó gần như là một phong trào lúc đó... đứa nào cũng có một cặp cà kheo trừ đám con gái... Đi qua nhà đứa nào trong xóm chơi, tụi nó cũng vác chiến mã của mình ra; tới nhà người ta, tụi nó lí lắc tìm một “chỗ đậu” cho chiến mã. Chuyện cầm nhầm chiến mã của đứa khác rất hi hữu vì cặp cà kheo nào cũng có dấu hiệu riêng hết, giống như bảng số xe dzậy đó...

Hình như con nít đứa nào cũng khoái trời mưa... Tắm mưa là cái thú dzui từ hồi nào hổng biết. Hễ trời mưa là tụi nó í ới réo nhau ra đường. Đứa nào gọi là “nhóc nhóc, chưa có nhận thức cao cấp” thì cứ “cuổng trời” thoải mái...

Nếu tắm mưa là chuyện mà tụi con nít nào cũng cực kì khoái thì con nít xóm này lại khoái chơi trò kéo co,rồng rắn lên mây trong những ngày mưa.Giành giật nhau,đuổi bắt nhau,rồi té lăn đùng ra đó… Chân tay trầy trụa là chuyện cơm bữa...Chưa kể những trận “thư hùng” vì tranh cãi nhau kẻ thắng người thua.Và thế rồi thề “cạch mặt” nhau suốt đời…Nhưng rồi có lâu được đâu khi ngày mưa tiếp theo lại vừa kéo đến…


Vì xóm đông con trai, ít con gái nên nhỏ em ta cũng luyện món bắn bi. Xét trong phạm vi con gái thì nó thuộc hàng hảo thủ, con trai như kiểu thằng nhà giàu không thể là đối thủ của nó. Tuy nhiên, nhỏ lại sành chuyện bẻ trộm hoa nhất. Mấy cái bông, cái lá bứt về sẽ được tụi con gái đem ra chơi bán đồ hàng. Thi nấu ăn.Ôi thôi đủ thứ món: hủ tiếu xào, phở gà, phở bò, bánh cuốn (có thịt và không thịt đàng hoàng)... Có lần, nó đang thò tay qua hàng rào nhà người ta bứt mấy cái bông vàng anh thì sau lưng có tiếng hỏi: "con bứt bông làm chi dzậy con?". Nó tỉnh bơ vừa bứt vừa trả lời mà hông thèm quay lại nhìn coi ai: "con đem dzề chơi nấu ăn,bán đồ hàng". "Con muốn bứt thì xin bác chứ đứng cheo leo như dzậy coi chừng lọt xuống mương nha con". Thì ra nó bứt theo kiểu giang hồ nửa mùa, bứt lén mà hổng thèm tìm hiểu trước hay quan sát hiện trường.

Con nít bi giờ không biết sướng hơn hay thiệt thòi hơn con nít hai mươi năm trước. Nhưng dĩ nhiên là khác nhau nhiều! Tụi nó không biết con quay,con gụ là cái gì, cũng ít đứa nào biết bắn bi, tạt dép, cà kheo... Tụi nó cũng đâu còn nếm được cái hồi hộp, thích thú, dzui nứt trời khi một đám nhóc cùng rủ nhau đi bẻ trái nhà hàng xóm, đi giựt bánh trái mỗi lần người ta cúng cô hồn... mà có lẽ khổ nhất là con nít Sài Gòn giờ phải học nhiều quá, nhiều mà hổng biết hiểu bi nhiêu???
................................................................................................................................................................



RE: Sài Gòn trong ta!!! - aydada - 05-10-2011

^ ^


RE: Sài Gòn trong ta!!! - lanhdien - 05-10-2011

Nhắc đến Sài gòn ta chỉ nhớ mỗi 2 câu:

" Sài Gòn gió thổi dập dồn
mấy cô công chúa dưới đường Huyền Trân"

laughing


RE: Sài Gòn trong ta!!! - TuuThi - 06-10-2011

(05-10-2011, 12:24 PM)lanhdien Đã viết: Nhắc đến Sài gòn ta chỉ nhớ mỗi 2 câu:

" Sài Gòn gió thổi dập dồn
mấy cô công chúa dưới đường Huyền Trân"

laughing

Huyền Trân giờ đổi thay rồi
Lão Lãnh xí xớn mời về Phú Lâm...



RE: Sài Gòn trong ta!!! - TuuThi - 06-10-2011

[b]Em là ai? ... và chuyện của muôn đời [/b]

Con gái Sài Gòn không khéo ăn khéo nói như con gái Hà Nội, cũng không có cái vẻ thâm trầm, e ấp như con gái Huế... Con gái Sài Gòn vậy mà làm tụi con trai chết lên chết xuống với cái tính ngang như cua, thẳng tắp như xe ủi lô. Rõ ràng có lỗi mà hổng bao giờ chịu nhận lỗi trước. Người ta đành xuống nước năn nỉ dù không hiểu mình có lỗi gì đây. Dzậy mà con trai vẫn cứ khoái xuống nước để được nghe cái câu "iểu điệu thục nữ" của tiểu thư Sài Gòn: "Ai biểu...."...

Thời nay, "tốc độ" không còn là đặc quyền của các bậc mày râu. Tình cờ ta ghé một quán nước... quen thuộc, dù không cố ý nhưng vì quán vắng, vị trí của ta lại thuận lợi nên nghe phong phanh được câu chiện của hai em dễ thương (mà không biết sao Sài Gòn nhiều con gái dễ thương quá! Khi ta có em iêu rồi ta vẫn phải công nhận cái chân lý này!). Hai em đang bàn về "tốc độ", về "kĩ thuật" điều khiển con ngựa sắt có động cơ; em đeo mắt kiếng đã có lần xoáy tay ga lên 100, em có lúm đồng tiền thì tiết lộ "lách là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa eo, vai, khuỷu tay và cổ tay..." rồi em cười: "bà dừng xe lúc đèn đỏ còn thua tui, tui đâu có cần giảm tốc độ từ xa...", ".... mà bà tập xài thắng tay cho quen đi"... Nghe mà hết hồn!

Ra đường mới thấy! Ngoài đường xá bi giờ nhiều nữ yên hùng lắm! Họ vững tay lái và tốc độ không thua gì nam nhi! Em iêu của ta cũng dzậy! Hồi mới quen em thì chưa biết, một thời gian sau em cho ta "sáng mắt sáng lòng", khiến ta không còn dám khinh thường chị em nữa! Thiệt ra, đôi khi ta thấy em sao mà con nít quá! Ta và em đang chạy sóng đôi, đột nhiên em tăng tốc vèo qua mặt ta... ta cứ tà tà tới thì em nói là khinh thường em, không lẽ ta lại vượt lên trước em sao? Em thì bao giờ cũng là chân lý...

Hình như con gái Sài Gòn "bướng bỉnh" lắm! Hay tại con trai Sài Gòn chiều người iêu quá! Em thì gọi thẳng ra đó là "lì". Vậy thì em lì khủng khiếp! Mà ta lại bị em hấp dẫn khủng khiếp cũng vì điều đó. Và có lẽ một trong những hệ quả của chuyện lì lợm là chuyện thích bình đẳng. Em thì lúc nào cũng thích bình đẳng với phe ta trên mọi phương diện.Thằng bạn của ta từng tuyên bố trước mặt bá quan văn võ: "chừng nào con gái còn đòi tụi tui tặng hoa 8-3 thì mấy bà đừng có nói chiện bình đẳng chi cho mệt!".

Khi phim truyền hình Hàn Quốc ào ào đổ bộ dzô Sài Gòn thì mốt HQ cũng lên ngôi. Con gái Sài Gòn cũng chạy theo mô-đen mắt thâm quần, môi đen sì, quần lưng xệ, tóc quá trời kẹp mái... Rồi một thời gian ngắn, giới nữ sinh vài trường còn tự đặt thêm cho mình những cái tên HQ na ná như tên nhân vật trong phim. Vì vậy mới có chiện tụi con trai chế ra mấy cái tên HQ quái đản kiểu như: Choi Xong Dong, Choi Xong Hiec ... (là gì thì ai mà biết!!!).

Con gái Sài Gòn vốn dĩ dễ thương, họ biết ăn mặc lên đồ lại càng dễ thương hơn. Có điều... điều gì thì ta làm sao mà dám góp ý. Họ có biết họ cũng góp phần nhỏ xíu trong chiện làm số vụ tai nạn giao thông đường bộ tăng lên không hen? Rồi còn làm cho con trai phải ra sức thanh minh thanh nga với người iêu của mình đang ngồi sau lưng vì "anh làm gì mà nhìn con nhỏ đằng trước dữ dzậy?". Không biết anh chàng đó giải thích làm sao nữa?

Và còn một điều mấy cô nương Sài Gòn khiến người ta dễ nể mà cũng dễ xanh mặt. Nhậu. Cũng như chuyện "phóng xe ào ào", chuyện nhậu cũng là một thứ bình đẳng trong triết lý của một nửa thế giới. Bài học rút ra: Đừng thách thức con gái nhậu, họ mà đã nhậu thì trời cũng thua. Sau khi bộ phim "Gái nhảy" trình chiếu và thu hút quá trời khán giả (nam đến rạp, một tờ báo của học trò Sài Gòn đăng một phóng sự dài lấy tựa "Gái nhậu!". Đọc xong thì thấy... dễ sợ qué!

Yêu con gái không hề dễ, yêu con gái Sài Gòn càng khó, yêu mấy em Sài Gòn có cá tính lại càng giống như chiện "lên trời" hay "tát biển Đông"! Ta rút ra chân lý đó từ khi em xuất hiện trong đời ta. Em nhỏ bé, mong manh và hình như rất yếu đuối? Ta chỉ dám nói “hình như” vì ta không chắc. Em... đôi khi cái gì cũng sợ, cũng ngại mà đôi khi thì em không biết sợ là gì. Sự táo bạo có phải cũng là một đặc trưng của con gái đất Sài Gòn không ta? ... Người ta nói dân Nam bộ vốn phóng khoáng, hào hiệp, tính tình thì thẳng như ruột ngựa nhưng lại không giận lâu. Và đừng tưởng chỉ có mày râu Sài Gòn mới thừa hưởng mấy cái tính đó! Và ta phải lập lại rằng: "Con gái Sài Gòn sao mà đáng iêu, sao mà dễ thương quá chừng!". Nhưng ta chỉ iêu một em thôi mà đã nhức đầu quá trời!

Đã nói chiện con gái thì không thể không nhắc đến phe ta. Dù sao con gái cũng sẽ buồn nếu không có con trai mà ... Ai sẽ nghe nàng than thở, ai sẽ kiên nhẫn đứng đợi nàng trước cổng trường hay khủng khiếp hơn là trước cửa siêu thị, ai sẽ chở nàng đi long rong, ai sẽ cho nàng mượn vai để khóc... Nói chung sự có mặt của phe ta trên đời nhiều ích lợi lắm! Khổ bi giờ mà biết đâu mai mốt sướng! (nói biết đâu thôi vì "biết ra sao ngày sau", ngày sau có khi còn khổ hơn bi giờ gấp bội!).

Không hiểu cuốn bí kíp mang tựa đề "cua con gái" dày tới cỡ nào! Thật cảm ơn những ngưòi đi trước đã vất vả trải qua thương đau mới truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm quý giá. Thời nay thì cũng khác thời xưa nhưng cũng nhiều chiêu xài bi nhiêu năm ... cũng tốt. Hình như chiêu kinh điển đầu tiên là "dày mặt", là "lì"? Đại khái như là:

"Em tan trường dzìa
Anh theo rề rề...
"

Sau này đám hậu bối thêm mắm muối một chút để tán gẫu lúc chờ người iêu:

"Em tan trường dzìa
Anh theo rề rề
Em đi lề mề
Sợ Anh theo lạc...
"

Rồi cái kiểu vô số 1, thắng gấp, lạng lách ... để nàng thấy hoảng mà “dzịn” chàng cũng là chiêu xưa như trái đất. Vậy chứ cũng còn nhiều anh xài!

Ta có một thằng bạn chí cốt. Nó mê hát hò không thua gì ta. Hậu quả là do mải mê tập văn nghệ trên trường để thi thố chi đó, điện thoại thì tắt ngúm và giờ đón em iêu cũng quên mất tiêu. Lúc nhớ ra thì lịch sử đã là lịch sử. Em iêu của nó điên lên nên quyết định đi bộ dzìa nhà gần 8 cây số. "Nàng của tao gầy gò lém..." - nó tội cho em thì ít mà sợ em giận thì nhiều! Nhưng suốt nửa ngày trời còn lại hôm đó, nó không thanh minh thanh nga gì hết mà im lặng như một nấm mố... để lấy sức. Sáng hôm sau, thằng bạn ta tới trước nhà nàng. Nàng đang làm mặt giận cũng phải thắc mắc "xe đâu?". Thằng bạn ta ra là... chuộc tội với nàng bằng cách đi bộ bằng cái quãng đường mà hôm qua nàng của nó đã đi. Chuyện đâu có dừng ở đó. Bữa đó xe nàng lại bị hư... rốt cuộc hai kẻ điên đó đi bộ lên trường nàng lấy xe.

Thiệt ra mỗi tên có một hay nhiều bí quyết của riêng mình, nói ra đây thì làm sao còn gọi là bí quyết được nữa! Túm lại để em iêu ta như ta iêu em thì ta cứ là chính ta, ta cứ chứng tỏ với em rằng "ta là một, là riêng, là thứ nhất" (Xuân Diệu), rằng ta là chỗ dựa tốt nhất của em, rằng em đi hết đất Sài Gòn cũng không kiếm được ai iêu em như ta (trừ ba má em).

Một thằng con trai được người iêu dựa vào vai để khóc là một chuyện hạnh phúc. Ngược lại, nếu ta có một nàng mà ta có thể để nàng nhìn thấy những "giọt nước mắt đàn ông" cũng là một thứ hạnh phúc trên đời. Em nói em rất ghét nhìn thấy con trai khóc. Em hình như thích những thứ mà người ta ghét và cũng ghét nhiều thứ mà người ta thích! Biết làm sao được? Dù sao, ta vẫn không hối hận khi đã có lần khóc trước mặt em. Bao nhiêu năm tháng ngang tàng của một thằng khùng và ngông trên đất Sài Gòn hình như tan ra hết ngay lúc đó!

Em iêu của ta - một cô gái đầy cá tính. Trong em là những gì thật phức tạp và nhiều khi mâu thuẫn đến cùng cực, lộn xộn giống như Sài Gòn dzậy! Nhiều khi ta tưởng chừng trong em là một cái lẩu Thái to đùng - đủ thứ món, đủ thứ nguyên liệu - cay xè, chua lét, nóng hổi mà ngon vô cùng tận! Ta từ lâu đã thấy Sài Gòn đáng iêu, nay còn thấy Sài Gòn càng đáng iêu hơn khi ta kím được một người iêu dễ thương ở giữa lòng Sài Gòn. Em sao mà lúc nào cũng tự hào: "May mà có Em đời còn dễ thương". Không biết tại sao ông Phạm Duy lại nghĩ ra cái câu độc địa đến dzậy! Còn ông trời sao mà tâm lý đến nỗi khiến ta ngắt ngoải khi đem đặt kế bên đời ta một cô gái như em?

Chuyện của muôn đời dĩ nhiên là chuyện tình yêu. Người ta sống từ thời ăn lông ở lỗ cho đến lúc có xe hơi nhà lầu, có máy tính rồi chat chít tá lả, có tên lửa phóng vèo vèo, máy bay tàng hình lượn tứ tung... dù thời nào thì iêu đương vẫn là chuyện nói hoài không chán (dù đôi khi nói nhiều cũng thấy ngán ?!)



RE: Sài Gòn trong ta!!! - lanhdien - 06-10-2011

Viết hay lắm TT, nhưng bắt giò cái " May mà có em, đời còn dễ thương" của ông Vũ Hữu Định, Phạm Duy ổng nói lại thôi chứ hem phải ổng nghĩ...he he...

Còn gì viết nữa đi TT, viết Sài Gòn là khối người run lên đóchạm tay


RE: Sài Gòn trong ta!!! - TuuThi - 10-10-2011

Phần thời sự

Có đường phố nào vui, cho ta qua một ngày...


Đường phố Sài Gòn thì nhiều chiện dzui lắm! Dzui cười sằng sặc có mà cười ra nước mắt cũng có...

Từ khi nghị định 15 được thực hiện thì dzòm đâu đâu cũng thấy kiếng chiếu hậu. Người ta sợ bị phạt mà! Chứ cặp kiếng dao động trong khoảng 20 – 40 thì làm sao đủ sức biến thành gương lồi để thu được khung cảnh phía sau? Lâu lâu cũng thấy vài anh, vài chị trong lúc rảnh rỗi thì xăm soi tìm ... mụn bằng kiếng chiếu hậu.

Bi giờ thì bắt đầu có nhiều người đi xe buýt sau khi một loạt các sự kiện về nó nổi lên: xe buýt trôi tự do vì tuột thắng, xe buýt quá đát mà vẫn xài tỉnh bơ, xe mới không đủ đáp ứng cho từng đó dân Sài Gòn, màu sơn của xe bus... Nhưng khi người thành phố mới bắt đầu có thói quen đi xe buýt thì ai đó lại đòi tăng giá vé lên và cái vụ này được đem ra bàn luận rất sôi nổi trên báo đài...

Cầu đường thì theo truyền thống, vẫn chỉ nên tính đơn vị ngày để coi chừng nào nó hư... Gần đây còn nổi lên chiện xăng dầu... các cây xăng trong thành phố lần lượt sẽ được hỏi thăm sức khoẻ hết vì làm ăn mập mờ qué, xăng chi mà quá trời loại, khổ nổi bà con đổ thì đổ chứ có biết nội tình ra sao – vì nghe đâu xăng 83 mà thêm vô mấy thứ thì cũng thành xăng 92 như thường, mà giá thì nó đâu có như nhau... chỉ có bà con mình thiệt thòi, thiệt từ lâu rồi mà cũng hổng biết làm sao!

Sài Gòn mình mà đuợc như câu vẫn thường nhắc đi nhắc lại trên HTV “vì một thành phố văn minh - sạch đẹp” thì dĩ nhiên là quá tự hào! Nhưng mà ... hông biết sao nhiều người quăng rác xuống đường thản nhiên quá, chắc tại của công hông ai thèm giữ. Một lần ta vi vu trên đường, phía trước là chiếc Accura đời cũ nhưng vẫn còn “ngon” lắm! Đèn đỏ, nó dừng lại theo đúng luật, từ trong xe, một bàn tay thò ra khỏi cửa, bàn tay đó nhẹ nhàng và dịu dàng đặt một lon bia xuống đường. Đèn xanh, chiếc xe lao đi, lon bia đổ lăn ra đường... Lần khác, ta chở nhỏ bạn đi học. Hai đứa đi sau một chiếc Epi từ lúc thằng nhỏ trên xe bắt đầu uống hộp sữa cho tới lúc nó uống xong. Nó đưa cho mẹ cái hộp sữa đã uống hết và mẹ nó,,, “bình tĩnh” thả cái hộp xuống đường. Chuyện rất bình thường và vô cùng dễ thấy mỗi ngày. Mà có ai như nhỏ bạn ta, nhỏ tự trách mình vì không có đủ can đảm dừng xe lại để lượm cái hộp sữa đó bỏ vô thùng rác... Nhỏ làm ta áy náy ... ta cũng chưa bao giờ bận tâm chiện đó làm chi và ta lấp liếm: “Bộ lượm được hết sao mà lượm?”

Tối tối, đường phố Sài Gòn lấp lánh đèn xanh đỏ của các khách sạn, nhà hàng, quán bar, cửa hàng dịch vụ ... nhìn tùm lum tùm la nhưng cũng vui mắt. Nhưng chuyện nhức mắt cũng không phải không có. Mấy chuyện này giống như phim truyền hình nhiều tập của Mê-hi-cô hay Bra-xin dzậy, nói hoài dzẫn có chuyện để nói. Một anh bạn làm bên truyền hình đi quay đường phố đêm ... dĩ nhiên là không thể thiếu xen các cặp tình nhân tâm sự trên những con đường đã đi vào lịch sử - những con đường mà ai-cũng-biết-là- 3;ường-gì-đó ... Anh bạn ta tiếu lâm kể có cặp say sưa “hoạt động” ngay công viên 23-9 giữa bàn dân thiên hạ, máy quay ngay đó mà vẫn không làm anh chị í gián đoạn... bó tay!

Sau một thời gian tạm lắng thì phong trào đua xe nay cũng lăm le trỗi dậy. Các quái xế bắt đầu tụ họp lại ... đêm đêm, ở một số khu vực người ta vẫn nghe nhữg tiếng rú ga,ép số, rú ga rầm trời đất và tiếng vỗ tay tán thưởng cổ vũ của người “hâm mộ” tụ tập hai bên đường.

Những con đường với hai hàng cây xanh, ở giữa là... bộ sưu tập các loại xe đến từ nhiều nước khác nhau. Nhiều người làm ăn chắc được lắm nên dù xe hơi một chiếc bị đánh thuế không bao giờ dưới 100%, Sài Gòn vẫn có những chiếc thuộc loại hàng độc. Thỉnh thoảng người đi đường vẫn lác mắt khi thấy những chiếc mui trần hai cửa chạy vèo vèo buổi tối (vì ban ngày thì bụi bặm quá chứ sao!). Tụi Kiến trúc còn lưu truyền một câu chiện “hâm” y như tính cách của dân trường này: có một chiếc Mer – S500 (thuộc loại cực hiếm ở Sài Gòn) chiều chiều hay chạy ngang qua trường, tụi nó canh me gần tới giờ là cúp tiết, chuồn ra ngồi uống cà phê trước cổng trường để chờ nó... chờ chỉ để nhìn mà thôi!

Xe gắn máy thì mênh mông, thật giả gì nhìn cũng bóng lộn như nhau. Từ hồi ở trên chỉ cho mỗi người đứng tên một chiếc xe thì người ta kiếm đủ cách để có thể sở hữu hợp lệ một chiếc xế nổ. Xe 50 bỗng dưng trở nên đắt hàng khi các chàng, các nàng dưới dưới 18 chưa có bằng lái bị cấm long nhong trên xe phân khối lớn... Người ta có thể mê những chiếc thời thượng nhất như @, SH, Dylan, Nouvo ... còn em hông hiểu sao lại kì quặc đến dzậy! Em đi xa... hơn hai tháng trời rồi mới gửi cho ... nhỏ bạn chí cốt lá thư tay (ta may lắm mới được cho coi ké). Trong cái giọng văn sặc mùi “giang hồ cấp thành phố” từ đầu đến cuối, rốt cuộc cũng nhặt nhạnh được mấy chữ có vẻ tình củm một chút: “Trời ơi, tui nhớ cái tiếng Su Sport lượn trên đường Sài Gòn qué! Nó khô khốc, rát bỏng, rất sport dzà đầy kiêu hãnh. Nhưng mà ... có lẽ chiếc Fx nó sẽ ám ảnh cả đời tui quá bà ơi!”. Em có biết ta đã ngắt ngoải ra làm sao khi đọc xong câu đó không? Và lúc đó mới thấm được cái cảm giác “nhớ tơi bời” một ai đó! “Em cười đâu đó trong lòng phố xá đông dzui...”

Dưới chân ta ngày ngày...

Thì là đường phố chứ là cái gì nữa! Chưa có dịp sống lâu ở Hà Nội - mảnh đất mà Em iu không kém gì iu... ta, dù có theo dõi từ xa cũng không thể thấm được cái hồn phách của những con phố, những “quán cóc liêu xiêu”, những lòng hồ “run rẩy” từng lớp sóng theo cơn gió chiều... dzậy cho nên khó mà so sánh được với đường phố Sài Gòn. Thôi thì chỉ tán dzìa cái gì trong khả năng để Em khỏi lườm nguýt là “hổng biết gì mà cũng bày đặt nói”.

Những buổi sáng sớm, dĩ nhiên là rất vắng người... khoái nhứt là được đi trên những con đường có hai hàng cây xanh, mà phải đi ra giữa tim đường thì mới “đã”, mà gặp đường nào chỉ có ta lại càng “đã”, mà đường đó có “hai ta” thì “đã” nhứt. Em hay thắc mắc: “sao mà khoái đi ra giữa dữ”, rồi Em chấp nhận như lẽ hiển nhiên thay cho câu hỏi đó! Khi ngày ngày phải hít thở trong bầu không khí ô nhiễm đến báo động, có lẽ chuyện đi trên những con đường “xanh xanh” như dzậy làm cho người ta bớt rầu hơn. Còn nhớ có mấy câu thơ Em đọc (“còn nhớ” – chỉ toàn là cái đã thuộc dzìa quá khứ!) khi có một ngày Em rủ đi bộ dzòng dzòng chơi...

Con đường nhỏ
đi giữa hai hàng cây
cái con đường ấy mình đầy bóng râm
...
con đường ấy
họ không sưởi nắng
họ đến ngồi đây
họ ngồi cách một gang tay
để nghe những tiếng lá cây thì thầm...


Cái bộ óc “tỉnh táo” đến lạnh lùng mà Em đã “phê bình” hông hiểu sao cứ thấy “nhói nhói” mỗi lần nhớ lại mấy câu thơ Em đọc....

Gắn với mấy con đường là hàng đống quán xá. Ai từng tạm trú lâu ngày trên đất Sài Gòn mà chưa nếm trải cái cảnh: vừa nuốt được mấy sợi mì ở một cái quán lề đường đã phải bưng luôn cái tô lên trong tư thế đứng... vì đội trật tự sắp đến - sắp đến là vì chủ quán đã được báo động từ xa, mà nhiều khi có báo trước cũng hông xoay xở kịp... đành méo mặt nhìn người ta hốt bàn ghế lên xe, còn khách khứa có người vẫn cứ bưng tô mì đứng ăn... Cái tội lấn chiếm lòng lề đường là quá rõ ràng nhưng coi bộ khó dẹp lắm! Bởi cái “văn hóa” cơm đường cháo chợ dường như thấm quá sâu trong máu dân Sài Gòn... vệ sinh thực phẩm thì đúng là ớn thiệt nhưng được cái tiện tắp dzô, ngon, rẻ và thoải mái, cóc cần giữ kẻ để mang tiếng là người dzăn minh lịch sự!

Không có những con đường chỉ bán một mặt hàng để trở thành ba mươi sáu phố phường như Hà Nội ngày trước... nhưng Sài Gòn cũng có không ít những khúc đường kinh doanh cùng một thứ: Nguyễn Thông ngày trước chuyên bán đồ hộp, Trần Huy Liệu hút mắt các bà các cô với những tiệm phục vụ mọi cỡ chân, Nguyễn Trãi là “con đường tơ lụa” đúng nghĩa đen, Hai Bà Trưng với một đống cửa hàng “tít tít”... Có lúc nào đã thấy ti-vi lướt qua những con đường này để minh họa cho phóng sự: lấn chiếm lề đường... vì ý tưởng lớn gặp nhau: dùng lề đường làm chỗ giữ xe cho khách. Rồi có nghe thêm là làm dzậy sẽ không còn chỗ đi bộ nữa... mà Sài Gòn bi giờ mấy người có thói quen đi bộ?

Đường phố có lẽ là chỗ trưng bày những cái mâu thuẫn nhất của Sài Gòn. Bên này sông là con đường Tôn Đức Thắng với những tòa nhà cao cao và có thể gọi là một biểu trưng cho một Sài Gòn giàu đẹp... Qua một chuyến phà chưa tới 10 phút với cái giá bèo bèo là một Sài Gòn khác hẳn: những căn nhà lụp xụp, chợ búa eo xèo, con nít nhóc nhóc đen đúa đầu vàng hoe vì cháy nắng... có lần nhìn xuống một chiếc ghe tắp sát bờ sông, cô bé nào đó đang giặt thau quần áo, cuộc sống có lẽ cũng bấp bênh y như cái ghe đang dập dềnh trên mặt nước... Mà cũng đâu cần qua sông làm chi, ngay trong lòng thành phố thôi cũng đã có thể chứng kiến những mảnh đời ngược nhau hoàn toàn. Cách một con kênh đen thui bốc mùi, ngay trên đường Hàm Tử mà có lần Em và bạn Em đã đi, những ngôi nhà không biết có nên gọi là nhà hay không - xụp xệ, tạm bợ, cheo leo bên dòng kênh... một “xóm nưóc đen” đúng nghĩa... Nhiều khi tự hỏi: làm sao người ta sống được trong cái chỗ được kiu là nhà ấy? Mà hình như lại thấy an ủi một tí khi đưa tầm mắt lên cao hơn... một “rừng” ăng-ten... cái ti-vi thiệt ra bi giờ cũng hổng mắc mỏ gì, có điều là, tuy sống chật vật như dzậy nhưng người ta dzẫn “chăm lo” cho đời sống tinh thần của mình, làm ăn mưu sinh vất vả nguyên một ngày thì đến tối lại túm tụm trước cái màn hình... Đó hình như là cái rất riêng của người Nam bộ, và có lẽ nó cũng ăn dzô nếp sống của dân tứ xứ đang “đậu” ở Sài Gòn...

Cứ thử hỏi bạn bè coi tụi nó thích con đường nào ở Sài Gòn... đường Lê Duẩn, đường Tôn Đức Thắng, đường Hàm Nghi, đường Đồng Khởi... và nhiều nhiều con đường khác. Em thì “kể lể”: “Em lỡ iu đường Lý Chính Thắng rồi nên hổng iu được đường nào nữa!” – đó là con đường gắn bó với Em những năm cấp 3, và Em chỉ iu con đường đó khi nó thuộc về những năm đó (rắc rối thiệt!)... hồi xưa nó không náo nhiệt như bi giờ, nó không bị những cửa hàng giày, những studio làm chộn rộn như bi giờ... nó khá yên ắng với 1 hay 2 quán cà phê gì đó, một tiệm sách cũ (với cái giá không cũ , một cửa hàng cá kiểng, và có một khúc đường khá nhộn nhịp với những sạp báo nhỏ gần một cái tòa soạn... Em cũng không định iu thêm con đường nào khác nữa cho dù Em không iu đường Lý Chính Thắng của hôm nay - điều này giống như cái “chân lý” về bạn bè của riêng Em... Sau này Em có nhắc nhiều về một con đuờng nhỏ y như con đường trong bài thơ Em đọc... Rồi nếu ai hỏi vì sao Em thích chạy xe dzòng quanh Hồ Con Rùa dzậy thì Em sẽ “sừng sộ”: “thì kiếm thử cho tui cái hồ nào khác ở Sài Gòn đi... “---> đừng có hỏi vì sao Em iu cái này hay thích cái kia!

Suy cho cùng thì người ta thích đường này phố kia chắc là do nó gắn với một kỉ niệm nào đó, nếu nó gắn với một người nào đó thì càng đặc biệt hơn... thì cứ đi mà hỏi thử tụi bạn coi... Dzới ta thì... kết mấy câu thơ của Bùi Giáng

Sài Gòn - Chợ Lớn rong chơi
Đi lên đi xuống đã đời du côn





RE: Sài Gòn trong ta!!! - TuuThi - 15-10-2011

Những đứa bạn giữa lòng Sài Gòn...

Kẻ nào sống mà không có bạn bè, kẻ đó hoặc là thánh nhân hoặc là quỷ” (không nhớ ai nói nữa!). Ta vô cùng tán thành câu này và kết quả... hay hậu quả (?!?! là bạn bè quá trời! Mỗi đứa bạn là một “trang sách” (nói theo cái kiểu “quý tộc” của Em) và ta sẽ học hỏi được nhiều thứ từ những “trang sách” đó!

Sài Gòn đúng là nơi “đất lành chim đậu” (nghe một thằng ngâm nga thêm là: “chim không đậu nhậu chim luôn!” . Bởi dzậy bạn bè ta cũng đủ mọi miền! Có nhiều bạn bè để làm chi? Nhậu có anh có em thì mới dzui, chứ ai đời hai tay mình cầm hai cái ly rồi cụng dzô nhau mà dzui - lỡ có thất tình thì có anh có em còn “tâm sự” kể lể này nọ được chứ kể dzới cái chai không thì cũng hơi chán – bàn luận chuyện thời sự thì có ai lại đi độc thoại đâu, mà nhất là khi nói về mấy em thì càng đông càng xôm tụ, càng học hỏi đuợc nhiều kinh nghiệm xương máu (để khỏi có đi theo vết xe đổ của thằng trước) – có bạn có bè cũng như có thêm tay thêm chân dzậy, hú một tiếng anh em giúp qua giúp lại chiện này chiện kia cũng đỡ lắm chứ! Nói túm lại, Em iêu và bạn bè đều quan trọng! Tất nhiên, đó phải là những đứa bạn thiệt sự! Dzậy như thế nào là một đứa bạn thiệt sự? Thiệt ra hổng có cái định nghĩa nào chung cho hết thảy loài người, tự mỗi người biết thôi! Ta thì ai đối xử với ta sao thì ta đối xử lại như dzậy hoặc hơn dzậy!, Những thằng bạn của ta, có đứa cũng thuộc loại “xã hội chê”, nhưng nếu nó “xử đẹp” với ta thì ta cũng “xử đẹp” với nó, vẫn làm bạn bè được thôi! Không lẽ lại chọn bạn bè cho mình theo tiêu chuẩn của người ta? Bởi người ta thì thật ra là ai đây?!? Má lâu lâu cũng lo lo vì thấy ta chơi với những đứa “hổng ra gì”... đó là “người xưa” lo xa dzậy thôi, tụi nó vẫn luôn là những thằng bạn chiến của ta, “anh em sống chết có nhau” mà! Nói dzui dzui thì: nếu mày bị đứa nào “đập”, thì dù 12 giờ đêm mày có kiu - tao sẵn sàng tới tiếp chiến, có điều mày kiu lúc 6 giờ sáng thì... thôi, tao tới hốt xác mày dzìa sau chứ giờ đó ai mà dậy nổi!!

Sống ở đất Sài Gòn hơn hai chục năm thấy cũng hay hay! Từ trên trời rớt xuống tự nhiên có một “người bạn” là Em (nói là tự nhiên chứ cũng phải “đổ mồ sôi nước mắt” mới “cưa gần đổ” đươc Em!), rồi bạn Em cũng thành bạn ta. Công nhận là nhỏ “hâm” y chang Em! Nhỏ học thuộc hàng “top” trong một cái lớp hơn trăm đứa mà cái chân nhỏ cũng đi dữ hơn trăm đứa đó! Không phải dân Sài Gòn nhưng gần hết ngóc ngách Sài Gòn nằm trong lòng bàn tay! Kể cũng đáng nể... Cô nàng ghiền cà phê hạng nặng, ngày nào cũng ít nhứt một ly – cafe quán cũng sành mà tự pha cũng ok luôn! Nói tới sự nghiệp quán xá của nàng này thì nhiều mày râu phải kiêng dè, có điều nàng có “gu” riêng của nàng chứ không phải “gặp đâu cũng tấp dzô”... Nói dzậy thì nhiều người dễ hiểu lầm là nàng chắc “ăn chơi” dữ lắm! Nàng không dễ tính như vẻ bề ngoài và dĩ nhiên là không dễ iêu chút nào! Thì đó, Em “quay” ta như chong chóng cỡ nào thì nhỏ bạn chí cốt của Em cũng đâu có “tầm thường” gì! Hồi xưa đã từng nghe hai Em tung hứng dzới nhau: “thấy tui đoan chính hông bà?” – “ừ, đoan chính thiệt! Nhưng mà... Em đoan chính rồi Em cũng thế!” (Nguyên văn bài thơ này, trước đó ta có nghe Em giới thiệu:

Lật qua lật lại theo chiều gió
Bầy lá xanh chọn hướng để xa cành
Em đoan chính rồi Em cũng thế
Chọn một ngày gió nổi để xa Anh


Có lần đã “bị” nghe kể bởi Em thân iu... Có 5 đứa bạn mà Em ấn tượng nhất: đứa thứ nhất - một đứa bạn thân đến nỗi Em có thể nhường luôn người iêu cho nó nếu nó muốn (rất may là ta đã không bị “sang nhượng” cái kiểu vô lý và tàn nhẫn này!) - nhỏ bạn này hồi trước đã rủ Em dzô nghĩa địa hái bông giữa trưa nắng chang chang; đứa thứ 2 - một đứa bạn rất hào hiệp học chung cấp 2 - trời mưa mà Em thì không thèm mang theo áo mưa, nhỏ đã lột luôn cái áo mưa duy nhất rồi bắt Em bận, còn nhỏ dầm mưa dzìa nhà; đứa thứ 3 - một thằng bạn chung trường cấp 3 - người đã khuyến khích Em hãy làm bất cứ cái gì Em thích (ta “thù” nó vì nó đã làm ta là người phải “gánh chịu hậu quả” khi Em nói Em muốn trở thành lính cứu hỏa và khoái nuôi... cá heo (bó tay!!!); đứa thứ 4 – chính là nhỏ bạn nhậu chí cốt của Em – Em vẫn hay khoái chí dzới ý nghĩ “nhỏ đã đưa-Em-vào-đời” khi dạy cho Em biết thế nào là cái thứ cay cay rát cổ làm say cả nhân loại; và đứa bạn ấn tượng thứ 5 – là thằng bạn ngay trong lần đầu tiên đi ăn với Em mà dám tháo toạc một cái nút áo trước mặt Em với lý do “ăn dzô nóng quá!”... Đó là 5 đứa bạn Em đã gặp giữa lòng Sài Gòn và Em cứ ngồi lặp đi lặp lại một câu: “Cám ơn ông trời!” (nghe giống như là quảng cáo: “cám ơn con cò!” .

Dân Sài Gòn hay bị “chê” là “hời hợt, cạn nghĩ”... có lẽ vì trong máu họ đã thấm cái máu “thoáng” của ông cha - những người đầu tiên đi mở cõi trên đất Nam kì. Họ không trầm trọng hóa mọi chuyện, cái gì cho qua được là cho qua, có thể nói thẳng không thèm sợ mít lòng ai và hay nhứt là không để bụng lâu. Cởi mở quá nên có lúc bị coi là “dễ dãi”, là “không sâu sắc” chăng? Thật ra những đứa bạn người Sài Gòn dzậy chứ mà rất tình nghĩa, như anh em của ta đó, có chiện gì hú một cái là bạn bè chạy tới “đỡ” phụ, không có chiện màu mè ơn nghĩa gì hết! Kể ra cuộc đời mà có một nhúm bạn như dzậy thì quá đã điếu!

Dzậy chứ bạn bè kiếm ở đâu ra? Đủ mọi ngóc ngách... xưa thì có tụi con nít chung xóm, đi học thì có bạn ở trường, đi làm thì có bạn chung cơ quan, va chạm với đời thì có... (không phải bạn đời à nha!) đủ loại bạn nữa! Và ngày nay, khi internet đã không còn là cái gì xa lạ nữa thì có thể có bạn trên net luôn, dĩ nhiên net chỉ là phương tiện...Đơn giản là: nếu ta muốn có bạn thì ta sẽ có bạn (dĩ nhiên là nếu ta không phải là đứa “tồi” đến mức cả thế giới chính-tà đều quay lưng dzới ta). Nhưng bạn thân lại là chuyện khác! Khác sao? (trời có thể biết, đất có thể biết, hai đứa bạn thân dĩ nhiên biết, loài người không biết!). Lấy ví dụ như thằng em bà con xa của ta... năm đó thằng nhỏ mới học 11 (thằng này cũng thuộc loại “ngông bà cố” - nội quy trường cấm làm gì là nó làm cái đó, thiệt tình nó hông cố ý chơi trội kiểu này, đó là do bà chị của nó “nghiên cứu” và “tổng kết” . Một lần tan học, tự nhiên (?? có một đám mặt mày hầm hố chặn đường một thằng bạn của nó, một chống một đám... chết chắc! Dzậy là thằng em ta cũng nhào dzô chứ sao! Suốt học kì đó, nó cứ bị mời lên C.A phường riết vì người ta muốn biết mặt mũi của cái đám lưu manh kia... Mẹ nó thì than thở nhưng papa “tâm lý” hơn: “bạn bè mình cần thì phải tương trợ chứ sao!”. Hay như “ông bạn già” của ta – một ngày buồn quá vì cái chi chi đó hông biết, ổng và thằng bạn thân nhất mua mấy chai bia rồi phóng từ Sài Gòn ra Vũng Tàu, hai thằng nhậu xong một chập rồi cuốn gói dzìa...

Còn Em, thiệt là quá bướng bỉnh khi cứ khư khư cái quan niệm của riêng Em: chỉ vài người là bạn thực sự của Em, còn bạn thân thì chỉ duy nhất một người, còn những người khác (thậm chí là những đứa học chung lớp) Em gọi là “người đi qua đời tôi” – nghĩa là những người đó chỉ ghé chơi rồi sẽ... đi. Cũng khó có thể bình luận đúng sai vì tới nay, dù Em ít bạn bè nhưng bạn bè Em lại là những người chơi rất lâu và chơi “đuợc”.

Thời nay, khi cuộc sống cứ lao đi với tốc độ chóng mặt, những mối quan hệ xã hội dĩ nhiên cũng chịu ảnh hưởng bởi cái tốc độ đó! Có thể vì vậy mà hơi khó để kiếm được những đứa bạn “chơi được”. Thì cứ nghĩ mà coi, bận rộn quá, chạy đua dữ quá, bon chen quá, nhiều khi phải dùng mánh mung, thủ đoạn nữa... “cuộc sống là dzậy!” – lý do tưởng chừng rất xác đáng và hợp thời. Có thể... cho nên người ta không kịp dừng lại nghỉ ngơi và cho nên có lúc khó mà “nhìn” ra đâu là bạn, đâu... sắp là thù! Bởi dzậy nhiều khi người ta áp dụng chủ trương “thêm bạn bớt thù”... cái gọi là “hời hợt” cũng có thể từ đây mà ra?!?!?

Mà nói túm lại, sống ở thời nào cũng dzậy, sống ở đất nào cũng dzậy, sống ở trên cao hay ở dưới đáy xã hội cũng dzậy... không có bạn bè là không được, là “lỗ” nặng! Thì cứ thử hình dung: tới trường học – không bạn, tới cơ quan – không bạn, dzìa nhà – không bạn, ra đường – không bạn, nhậu – không bạn, cà phê cà pháo – không bạn, karaoke – không bạn, tán dóc – không bạn... (dĩ nhiên không tính những lúc loài người khoái ở một mình để làm cái loài người cho là “cần không gian riêng” ... hoàn cảnh nào cũng không bạn bè, đó thật sự là thảm cảnh và chắc kẻ đó khó mà tồn tại được! Thì lâu lâu có nghe người ta hát “Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ” và câu này mới “đúng chỗ ngứa” đây nè “Còn thấy gì sớm mai đây thôi ta còn bạn bè... “. Đó, đó... dù nguyên “bầy” người tình (xin lỗi các em) có bỏ đi thì ta dzẫn còn chiến hữu, dzậy là dzẫn sống được để tiếp tục... đi tìm một người iêu mới!!!

Ác thay, Em lại “dĩ độc trị độc”, xài ngay cái câu ta khoái chí để “đập” lại ta. Có một chiều nào đó vi vu bỗng nghe Em nhỏ nhẻ mấy lời... sởn tóc gáy: “chỉ có bạn bè là không bao giờ sợ mất, chứ người iêu thì... mình không bỏ người ta thì người ta cũng bỏ mình. Bởi vì tình yêu bao giờ cũng hướng đến cái đích nào đó của nó, không đạt được mục đích thì rất dễ tan tành, tình bạn đâu có ích kỷ như dzậy! Mà những người iêu nhau lại hay bị cuộc đời thử thách, người ta mạnh mẽ trong lúc nào đó thôi, bão tố nhiều quá thì cũng tới lúc phải gục ngã... “. Em không biết là ta đã “tê tái” và giận Em vì ý nghĩ đó – ý nghĩ mà không phải nhất thời hay nông nỗi Em mới nói ra. Ta cũng biết không phải Em không tin ta hay không tin chính Em, nhưng Em nói Em biết những giờ khắc yếu đuối của con người... và người ta dễ xa nhau là vì vậy! Và nhất là khi cả hai đã ở quá xa với cái chung của hai người. Em xa Sài Gòn và cũng đến lúc ta xa Sài Gòn, đâu có còn ai giữ giùm những thứ ở đây...

Giữ giùm Anh, Em nhé
một ngày nắng bỗng mưa
em đã hết giận chưa
mà cứ mưa cứ nắng.

Giữ giùm Anh, Em nhé
con đường cũ ta qua
qua rồi không ngoảnh lại
“đường phía trước đâu xa”

Giữ giùm Anh, Em nhé
mấy quán xá chông chênh
hắt hiu cùng nỗi nhớ
buồn. Nghe Em đọc thơ

Giữ giùm Anh, Em nhé
khúc khích tiếng ai cười
đem bình yên Em gửi
lòng ai cứ nôn nao

Một Sài Gòn lao xao...
có hai người hôm ấy,
ngà ngà... biết tỉnh – say
Giữ giùm Anh, Em nhé!


Em có nói: “nếu hai người có một lúc phải quay lưng theo hai hướng khác nhau, Em thà là người quay lưng trước”... nhất là xét trong lúc này, khoảng cách địa lý quá xa có thể làm cho người ta “out of sight out of mind”... Và rồi có một ngày đã nhận được cái mail mà ta “nghi” là “có lúc sẽ nhận được”. Không biết người ta sẽ méo mặt đến cỡ nào khi người iêu của người ta “đòi” biến thành “best friend” của người ta? Hòan cảnh này có thể dzui được không khi ta có thêm một người bạn mới đã-từng-là-người-iu? Quá nhức đầu!!! Không phải tại Em, cũng không phải tại ta... nếu phải tìm lý do thì “tại trời” chắc là hợp lý nhất! Biết làm sao khi Em có giấc mơ của Em, và ta có giấc mơ của ta... chúng ta đều còn rất trẻ và nồng nhiệt với cuộc sống này, với giấc mơ của mỗi người! “Hai cuộc đời – hai hướng đi... “, Em kết luận: “nhớ làm quái gì!”.

Sài Gòn... giống như một cái Lẩu khổng lồ, tùm lum tá lả lộn xà ngầu. Trong đó có những người thân iu, bạn bè thân iu, có ta, có Em iu của ta, có nhiều người xa lạ chưa một lần quen biết... và câu chuyện của Sài Gòn là câu chuyện không bao giờ có hồi kết... Sài Gòn đã, vẫn và sẽ luôn là Thành phố của Tình Yêu và Nỗi Nhớ - và có những Tình Yêu và Nỗi Nhớ đeo đẳng suốt cuộc đời một con người...




RE: Sài Gòn trong ta!!! - TuuThi - 25-10-2011

Khuya Sài Gòn , những con đường ồn ào , nhộn nhịp của ban ngày biến mất tiêu ! Nhường chỗ cho không gian im lìm tĩnh lặng . Ta phóng xe ngoài phố , lúc mọi người đã " chăn ấm nệm êm " , con đường dường như là của riêng ta , gió thổi từng cơn mát rượi , đâu đó vài chiếc xe vù qua như chạy về cho kịp giấc ngủ .
Mấy anh chị lao công vẫn cần mẫn với công việc của mình . Ngang qua mấy quán nhậu , mấy chú mấy anh vẫn hào hứng " dzô dzô..." dù rằng sắp sửa " ra " hết trơn !!!

Khuya Sài Gòn , có những cái chợ chỉ họp vào lúc " nửa đêm về sáng " , như chợ Cầu Muối , chợ Bà Chiểu , chợ hoa Hồ Thị Kỷ , chợ rau Mai Xuân Thưởng , chợ heo Phạm Văn Hai ....đi chợ đêm nhiều khi cũng vui lắm , mua hàng ít khi nào trả giá vì đa số chợ đêm là chợ phân phối hàng sỉ nên giá cả cũng rất " mềm " . Những kiện hàng được chất lên , khiêng xuống , lao xao một góc phố ...mồ hôi ướt đẫm áo những người phu khuân vác ...cơ cực những mảnh đời !

Khuya Sài Gòn , có thằng bạn đi chơi về khuya quá , không có " cửa " dzô nhà bèn gọi " đi karaoke đêm không mày ? "
Nghị định của chính phủ là đóng cửa các hoạt động vui chơi từ 12h , nhưng bà con ta thì hiểu ngay rằng " Đóng cửa lại rồi thì bên trong cứ ...vô tư ! " Karaoke đêm cứ như là tra tấn vậy , vừa hét vừa ngáp , vừa ngủ gục ....được vài bài là mạnh đứa nào đứa nấy lăn ra ngủ hết ráo !!! Sáng mò về nhà lúc mọi người lục đục mở hàng bán sáng ...đứa nào cũng wải ....thôi chừa Karaoke night !

Khuya Sài Gòn , một mình ta leo lên nóc nhà ngắm ...sao . Bầu trời trong veo , lấp lánh những vì sao , ta cố tìm cho được một ngôi sao ưng ý nhất , rồi tự ta đặt cho nó một cái tên , chiếm hữu cho riêng ta , và mai mốt , ta sẽ nói cho " người ấy " của ta rằng , ta cũng có một "ngôi sao hiểu lòng tôi " !!!

Sài Gòn, dù trong thời buổi khó khăn nhất, vẫn như một cô tiểu thư đài các, đỏng đảnh đôi chút mà dễ thương thiệt nhiều.

Nhắc đến Sài Gòn người ta hay nhắc đến mưa, nhưng có nhiều người lại nhớ dai dẳng cái nắng gay gắt của Sài Gòn. Khác với Hà Nội, không gian Sài Gòn rất thoáng. Không gian của một buổi trưa hè hiu gió còn thoáng hơn vạn lần. Tôi luôn có cảm giác mình có thể bay bổng lên, thò tay với cụm mây bồng bềnh trêu ngươi.

Tuy thế, cái không gian ấy không bao giờ làm ta cảm thấy lạc lõng. Thỉnh thoảng những tiếng rao của người bán dạo nghe nao nao, cuộn cả buổi trưa hè thành một miếng bột bánh bèo rắng phau với ít đậu xanh, mỡ hành, nước mắm đường ngọt lịm.
Từ ve chai, bánh bao chỉ, chè đậu xanh bột báng nước dừa, kẹo kéo, tàu hủ, đến mì gõ,… đều có nguời mang đến tận cửa. Có rất nhiều tiếng rao mà đến bây giờ tôi vẫn không hiểu nghĩa, nhưng nghe cái cung nhạc ấy thì biết ngay là họ bán cái gì.

Người Sài Gòn cũng thoáng như không gian Sài Gòn vậy ... Không đâu có thể dễ có nhiều bạn, và bạn không tồi, như ở Sài Gòn. Không chỗ nào trên đất Việt Nam người ta sống năng động và khoáng đạt hơn ở Sài Gòn.

Trong tuổi ấu thơ Sài Gòn là những chiều tụ tập bấm chuông nhà người ta, cho đến khi nghe chửi "… tụi bay con cái nhà ai mất dạy bấm chuông wài dzậy" thì mới chịu vắt giò lên cổ chạỵ Sài Gòn là các hồ bơi Lao Động, Kỳ đồng, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… là mấy củ khoai mì nóng hổi với dừa nạo, là nước mía lạnh, là ốc dích ốc táng, là bắn bi,là tạt hình,chọi thú,...Xích mích một chút, ăn gian một tí là đánh nhau chí tử để rồi ngày mai lại càu nhàu chơi tiếp.

Sài Gòn là những buổi tối cúp điện, tụ họp ca hát hay vừa hồi hộp vừa thích thú nghe và kể chuyện ma như chính mắt mình thấy hôm qua. Sài Gòn là những con diều làm đi làm lại, treo thêm cả cái móc câu để cắt dây diều khác; là dế hộp quẹt thổi phù phù "đá bắt xác"; là chùm ruột chua ngọt, những cùi thơm, cóc ổi ngâm cắm que cà rem "đa năng" không biết đã được dùng lại bao nhiêu lần.

Lớn lên một tí, Sài Gòn là cô bé hồi hộp chờ ta hái cho cả cành phượng về ép làm bướm; là hàng điệp trải thảm vàng rực trên cao và dưới đất ở trường phổ thông; là quán cà phê từng buổi đón em về.

"Lâu lâu ngồi nhớ hồi xưa
Buổi trưa thường hái trộm me
Thằng leo, thằng đứng làm thang ...
...
Lâu lâu ngồi nhớ hồi xưa
Phượng cao mấy cũng trèo lên
Chỉ vì cô bé mắt tròn xoe, ... mắt tròn xoe
"

Sài Gòn đáng yêu lắm! Nó đơn giản và khoáng đạt, không bao giờ cần cái văn vẻ "màu mè hoa lá hẹ", không cần các suy nghĩ tự tôn ra vẻ triết gia hướng nội,để phải miệt thị kẻ khác quan điểm.

Sài Gòn nhìn cuộc sống trong veo như cái không gian bao la, phóng khoáng đang bảo bọc nó hàng ngàỵ

Sài Gòn còn là thành phố của sự đối lập:giữa những biệt thự kín cổng cao tường và đám nhà ổchuột trên kênh hôi hám; giữa văn minh đô thị và những tiếng chửi thề; giữa sự ồn ào bụi bặm và không gian im lắng thanh tao. Nổi bật hơn tất cả là sự đa dạng vô cùng của con người Sài Gòn. Đặc biệt là họ không sống "như đã từng được sống", mà luôn "sống như chưa được sống bao giờ".

Ẩn mình sau các hàng bông giấy, dây thủy tiên chói đỏ, ti-gôn hồng,.. là những ngôi biệt thự lúc nào cũng kín cổng.Cổng chỉ được mở ra để đón hay đưa những chiếc ô tô bóng loáng hay những xe máy sang trọng với những con người ăn mặc lịch sự,qúy phái. Không ai biết những người sống trong đó làm gì, là ai, và cũng chẳng ai thật sự quan tâm ... Chỉ cách những tòa lâu đài ấy vài trăm mét là một xóm lao động nghèo với những cuộc đời kiểu khác hẳn.Những con ngườI lao động:bán hàng rong, đổ rác,công nhân,…tất bật với cuộc sống,kiếm tiền để bươn trải qua ngày.

Tính đối lập của Sài Gòn rõ nét nhất là vào buổi tối. Người ta đã viết rất nhiều về "Hòn Ngọc Viễn Đông" và tính phân chia giai cấp khắc nghiệt của nó. Đó là trước 75. Sau giải phóng cái danh hiệu Hòn Ngọc Viễn Đông bị Bangkok cướp mất, nhưng tính đối lập của Sài Gòn chẳng ai cướp nổi.

Sài Gòn không bao giờ ngủ. Khoảng 9, 10 giờ đêm là các vũ trường bắt đầu hoạt đô.ng.Con nhà giàu tí tởn hẹn hò @,SH,Spacy,…, quần xẻ, váy cao, áo 2 dây,… phóng vù vù qua các đường Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Hàm Nghi ... sau đó vọt đi mấy cái Discoteques vang bóng như Mưa Rừng, Phương Đông, Queen Bees, ...

Phong trào đua xe thì Sài Gòn luôn đi đầu. Thưở chưa có nhiều xe gắn máy thì bọn choai choai đã biểu diễn đi xe đạp một bánh xoay mòng mòng hàng đêm trước nhà hát lớn. Đến khi có xe gắn máy nhiều rồi thì cả đội "Bồ Câu Trắng" cũng chẳng bị ai ngán.Trước đây thì “quái xế” tụ tập ở Q1,còn nay thì đã dạt hết về Q7 và Q Gò Vấp.

Khuya hơn nữa thì gái "Ca Ve" tràn về các quán cơm tấm, mì xe để "đá đèn" (ăn đêm). Bọn "dân quậy" bao gồm lũ nhóc mới lớn lẫn dân giang hồ thứ thiệt cũng tham gia đá đèn la hét đến 3, 4 giờ sáng.

Cùng khi đó các em nhỏ bán vé số cũng hoạt động cật lực. May mà vớ phải dân chơi trúng quả nó mua cả cọc thì ngày mai không phải lo tiền ăn. Cựu chiến binh, thương phế binh thì vác đàn hát "Phố Đêm", cay đắng xin từng đồng của lũ nhỏ mặt búng ra sữa chưa bao giờ hiểu hai chữ "mất mát" nghĩa là gì.

Đến 3, 4 giờ sáng, khi lũ dân chơi đã hoàn toàn mệt lử lũ lượt ra về, thì dân lao động bắt đầu một ngày mớị Xích lô, ba gác chở rau thịt ra chợ bán. Các lò bánh mì mắt đầu xay bột trét bơ nướng bánh thơm lừng. Mấy chị bán cà phê vỉa hè cũng bắt đầu đun nước, pha cà phê vợt cho gã xích lô vừa tỉnh ngủ mắt nhắm mắt mở tán tỉnh.

Mùi mồ hôi lẫn với mùi bơ, mùi men, mùi khói xe dần biến, lẫn với mùi không khí ẩm mát tinh sương tạo ra "mùi Sài Gòn" buổi sáng ở các khu phố chợ rất đặc trưng.

Dân Sài Gòn "quái chiêu" lắm, lúc nào cũng than thiếu tiền, nhưng không sống tằn tiện bao giờ! Họ hào hiệp với bản thân và bè bạn; và họ luôn tìm được cách kiếm tiền.

Nhiều người bảo tôi rằng dân Nam Bộ được thiên nhiên ưu đãi, sống hôm nay khỏi lo ngày mai, nên họ sống rộng rãi hơn dân miền Trung và miền Bắc.

Có lẽ đúng. Nhưng còn cái gì đó hơn thế nữa! Kiểu ăn xài "xả láng sáng dậy sớm", dù nghèo rớt mồng tơi, dường như ăn vào máu của dân Sài Gòn, ăn vào không khí họ thở hàng ngày, ăn cả vào cái văn hóa hổ lốn cẩu xực của họ Dĩ nhiên để ăn xài thì đầu tiên phải kiếm ra tiền. Kiếm tiền thì có lẽ không đâu có nhiều cách như Sài Gòn.

Trong thời còn ăn bo bo, gạo tổ đỏ lòm, thời dân Hà Nội còn ganh nhau từng cái khung Chiến Thắng, lốp Phượng Hoàng, hộp sữa cân đường "tiêu chuẩn", thì dân Sài Gòn đã bắt đầu nuôi heo lậu, quấn thuốc lá Lạng Sơn pha lá dừa, làm pháo giả, bán thuốc Tây "bột năng" đầy ngoài chợ ... hiển nhiên một phần là do ưu thế xa "trung ương", nhưng phần chính là do dân Sài Gòn sống rất "năng động".

Những năm 79, 80 mà thấy anh nào bị cối kẹp nách, mặt mũi lấm lét ở chợ Nguyễn Hữu Cầu thì biết ngay là hắn buôn thuốc Tâỵ Sau khi chợ thuốc Tây bị dẹp thì đường Nguyễn Hữu Cầu biến thành cái chợ trời đầu tiên của Sài Gòn sau 75. Ôi thôi thì quần zin áo pun, đồ Mỹ lẫn đồ chợ Lớn, bếp điện Liên Xô dây Gò Vấp, ... Ở Sài Gòn cái gì bán được là có người bán. Đừng hòng mà mua được đồ xịn nếu mà không quen biết hay hiểu biết. Nhiều người tự thị là "rành" nhất bị lừa mà vẫn còn hí hửng. Đó là chưa nói đến giá cả trời ơi. Tôi thường tự hỏi ai cũng bán hết thì lấy ai ra mà mua .Tiền đâu ra mà mua. Thế mà chợ lúc nào cũng đông. Đúng là Sài Gòn!

Nếu không thích cảnh chợ búa "gần mực" thì người ta quấn thuốc lá, nuôi heo với cơm thừa canh cặn pha cám lậu ở ngay trong nhà. Chuồng heo phải lau rửa ít nhất hai lần một ngày, sợ hôi thì ít, mà sợ công an phát hiện thì nhiều. Lái heo bốn rưỡi sáng đã mang xe ba gác đến chở. Bọn lái heo lậu giết heo còn giỏi hơn công nhân chuyên nuôi heo ở Cầu Tre sau nàỵ Chích điện con heo chỉ kêu cái "éc" là chết ngoẻo tò te, xẻ làm bốn mất độ mươi phút, sáng hôm sau bà con có thịt heo tươi bán ở chợ

Khi xí nghiệp nước đá Sài Gòn chưa ra đời thì nhà nhà làm đá, người người bán nước đá. "Cho con 2 cục đi gì ơi!" là câu cửa miệng trưa hè của dân Sài Gòn. Tiền điện thì vừa đắt cứa cổ vừa phải có tiêu chuẩn. Mua cả cái tủ lạnh chuyên làm đá bỏ mối tháng cho các quán cà phê vỉa hè cũng chỉ đủ tiền ăn trưa cho gia đình là giỏi.

Người ta còn buôn cả những thứ tưởng chừng như chẳng có người mua vào thời đó như pho mai Liên Xô thúi hoắc, bánh kẹo Vinabico, rượu XO pha rượu lúa, nước lã và cồn.

Đến giữa và cuối thập niên 80 thì cơ hội kiếm tiền còn nhiều gấp bội. Sinh viên học sinh nghèo thì đi dạy thêm, quen biết hơn tí nữa thì đánh hàng Viễn Dương, hàng Đông Âu, buôn thuốc lá Campuchia, mua bán xe gắn máy kiếm vài chỉ dẫn "ghệ" đi chơi dễ như bỡn. Nhiều ngườI còn kinh doanh còn buôn cả đất đai, làm xây dựng kiến tiền tỉ khi còn chưa ra trường. Không nhất thiết phải chúi đầu vào học kiếm suất đi Tây. Sống cái đã, ngày mai là chuyện của tương lai. Kể cả các thầy dạy luyện thi đại học cũng biết làm ăn ra trò: xây thêm nhà mở lớp học, có cả lớp học máy lạnh cho con nhà giàu học riêng một lớp năm bảy đứa.

Các thầy nổi tiếng rất biết marketing, dạy cả lớp giỏi lấy tiền ít để bọn nó thi thủ khoa mang danh tiếng cho thầy, chia lớp ra làm cả chục tầng tùy trình độ

Các chị các cô khéo tay thì làm bánh, làm hoa giả, pha nước hoa bán đầy đường Đồng Khởi, làm kem dừa, kem chuối tăng thu nhập gia đình. Đừng tưởng dân Sài Gòn chỉ lo làm ăn không đọc sách. Sài Gòn có vài trăm tiệm sách cũ mà dân nghiền sách nhẵn mặt. Từ sách Giải Tích Hàm của Lê Hải Châu, sách Tuổi Hoa trước giải phóng, chưởng Kim Dung, đến hình ảnh sách báo khiêu dâm của Mỹ, HongKong hay báo Toán Học Tuổi Trẻ, Kvant đều có cả.

Sài Gòn là thế đấy, muôn người muôn mặt, đa dạng vô cùng! Dù phần nào bị cuộc sống sôi nổi cuốn trôi, Sài Gòn vẫn có nhiều người mộng mơ làm thơ viết truyện dễ thương khôn tả: làm ăn tay phải, văn nghệ tay trái.

Tôi vẫn còn nhớ nhà văn Nguyễn Nhật Ánh với "cô gái đến từ hôm qua", "còn chút gì để nhớ", "truyện cổ tích dành cho người lớn" ...

"Lòng em như chiếc lá khoai
Đổ bao nhiêu nước ra ngoài bấy nhiêu ...
"

Hay nhà văn Bùi Chí Vinh với 5 Sài Gòn,Tóc Tiên,..

"Cô gái ơi anh nhớ em,
Như con nít nhớ cà rem vậy mà
Như con dế trống đi xa,
Lâu lâu lại nhớ quê nhà gáy chơi
Con dế thường gáy một hơi,
Còn anh gáy hết ... một thời con trai, ...
"



RE: Sài Gòn trong ta!!! - TuuThi - 07-11-2011

Nếu phải so sánh Sài Gòn với Hà Nội chẳng hạn, thì ta có thể so sánh ngay hai loại ổi của hai xứ. Ổi đào Hà Nội thơm lừng, ngọt ngay, ruột đỏ tươi rất đẹp, nhưng cùi mỏng, hột to, vừa khó nhá vừa chỉ nhắm được tí là hết. Ổi Sài Gòn to hơn nắm tay, cùi dày, không ngọt và thơm như ổi đào nhưng giòn tan, cắn một miếng là mát lịm, lại có thể chia cho nhiều người ăn, chấm muối ớt nghe qua là chảy nước miếng.

Con gái Sài Gòn cũng vậy, nghe qua là chảy nước miếng.
Con gái Sài Gòn dễ thương lắm! Họ có cái nhìn trong trẻo về cuộc sống, lại chẳng giận dai vùng vằng vô lý bao giờ. Đi đón trễ thì: "anh để em chờ nãy giờ đó coi có được hông? Ghét dễ sợ luôn hà!" Cộng với một cái lườm, hai cái nguýt thì mấy chàng trai Sài Gòn hối hận quá cả 2 tháng sau mới ... trễ lần nữạ
Con gái Sài Gòn còn biết ăn mặc, đi đứng, nhất nước. Tiền có thể thiếu chứ phong cách tiểu thư thì chẳng thiếu bao giờ. Tiểu thư Sài Gòn không ưỡn ẹo mè nheo, mà phóng xe vèo vèo đứng tim . Giọng gái Sài Gòn thì ngọt hơn mía lùi. Cái câu "hổng chịu đâu" mà nghe dân xứ khác nói thì ngứa lỗ nhĩ, nghe con gái Sài Gòn nói thì con trai Sài Gòn như bong bóng xì hơi, biểu cái gì cũng nghe ráo trọi. Con gái Sài Gòn lãng mạn chẳng kém ai, nhưng cũng rất thực tế. "Được thì được hổng được thì thôi, làm chi mà dzữ dzậy!"

Sài Gòn là vậy đó, ít nhất là từ cái nhìn của tôi. Sài Gòn dễ thương khôn tả, khoáng đạt và bao dung, rộng rãi và hào phóng. Người Sài Gòn sống nhanh nhất nước, không sợ cái mới, ghét cái lỗi thời, sống rất thực tế.

Sài Gòn những ngày cuối năm…

Đã từng nghĩ về Sài Gòn như chưa bao giờ được nghĩ…
Đã từng viết về Sài Gòn như thể là lần sau cùng được viết…

Giống như đã vẽ một bức tranh… vẽ lại lần thứ hai thì không bao giờ đẹp như lần đầu tiên…

Say mê đến ám ảnh cũng chỉ có một lần mà thôii…
Nồng nhiệt đến điên cuồng cũng chỉ một lần…

Một người rất gần đã bảo: viết tiếp đi…
Một người rất xa cũng bảo: viết nữa đi…

… Những gì đã nói ra được, viết ra được suy cho cùng cũng không thể làm đau bằng những gì không thể thốt thành câu thành lời… những gì đằng sau nó mới là những thứ mà Em muốn được nói, được viết hơn hết… Lại phức tạp! Và những gì muốn được nghe không phảii là “hay”, là “đầu tư”, là “công phu”, là “hấp dẫn”… nghe đến nhàm chán và thiếu nhiệt tình… mà Em thì - nếu nhàm chán sẽ chẳng là cái gì hết, nếu nhiệt tình sẽ giống như con thiêu thân lao dzô ánh sáng…

Em cũng biết bây giờ… viết sẽ không bao giờ có cái hồn như những ngày cũ… dù cách đây chưa lâu… “người ta không thể tắm hai lần trên một dòng sông” mà…

Bắt đầu từ cái không khí Tết ở Sài Gòn… thật ra chưa bao giờ biết Tết ở những nơi khác như thế nào nên đâu thể so sánh… Có cảm giác như mình bị cột chặt vào mảnh đất này lâu quá, mở miệng ra thì cũng mang hơi hướng của nó thôi…

Có một câu hát của Quốc Bảo: “Biết đâu Em xa Em yêu Ta hơn Em quay về…”. Rời khỏi Sài Gòn ít ngày mới biết cảm giác này là thật!

Lang thang trên phố đi bộ Đà Lạt… lạnh và chẳng ai kề bên…

Từ lan can phòng trọ ở Bà Rịa nhìn xuống đường… im lặng và cảm thấy thật vô duyên khi lết lên đây…

Đêm cuối dạo phố quanh chợ thị xã của Trà Vinh… chạy xe và thất vọng vì không tìm được kem… mới có 10h thôi mà…

Ở đâu cũng vậy…

Cái lạnh của Sài Gòn trong những ngày này, như ai đó nói - chỉ là cái lạnh nửa mùa, vì nó chỉ lạnh đủ để gợi nhớ đến cái lạnh ở nơi nào đó… Thấy đúng nhưng cũng tự ái… dù không phải dân Sài Gòn 100%. Ừ… mà đã sao?!?!

Một mình lang thang ở Sài Gòn dù sao cũng thấy an toàn… Đông đúc và quen thuộc quá, người ta cũng chỉ dư chút xíu thời gian và sự chú ý để lia mắt qua mình…

Và Sài Gòn không ngủ, khuya đến cỡ nào cũng vậy… dĩ nhiên là sẽ tìm được kem…

Tự nhắc nhở sẽ thôi cái kiểu vác balô rồi loăn quăn đâu đó một mình ở một chỗ không phải Sài Gòn … thiệt thê thảm … chịu không nổi nên phải gấp gấp quay dzìa để được ồn ào với bạn bè, để được hít cái gọi là “mùi Sài Gòn”…

Biết rằng Sài Gòn nghĩa là ồn ào, bon chen, vội vã, khói bụi ì xèo, kẹt xe, những vụ va quẹt cơm bữa rùi đứng chống nạnh cãi lý ngay trên đường… Biết rằng Sài Gòn nay khác xưa nhiều, người Sài Gòn bi giờ cũng không thân thiện như xưa, cũng chẳng biết ai là dân Sài Gòn chính gốc nữa… nhiều cái pha tạp quá… chắc phải gọi là “giao lưu văn hóa”?!?!

Sài Gòn những ngày cuối năm… bạn bè bù khú với nhau, tán dóc trong quán café…

Sài Gòn những ngày cuối năm… dzô karaoke rống một hơi, khủng bố mọi người chơi…

Sài Gòn những ngày cuối năm… tụ tập bên bàn nhậu, bất chợt nghe tiếng Su rít dài trên đường, tự nhiên thấy phấn khích dữ dội…

Sài Gòn những ngày cuối năm… thấy cái gì cũng vội vội vàng vàng… ta cũng bị cuốn vào cái vòng đó…

Năm mới năm me…… hè hè … mong ước cho riêng ta: ko tiếp tục bị lưu manh hoá về mặt ngôn ngữ; bớt đi cái thói thất thường vô lý và … Bình Yên!!!