Thi Ẩm Lâu
Dấu hỏi và dấu ngã trong văn chương Việt - Phiên bản có thể in

+- Thi Ẩm Lâu (https://thiamlau.com/forum)
+-- Diễn đàn: Tửu Lầu (https://thiamlau.com/forum/forum-5.html)
+--- Diễn đàn: Phiếm Luận Đường (https://thiamlau.com/forum/forum-14.html)
+--- Chủ đề: Dấu hỏi và dấu ngã trong văn chương Việt (/thread-741.html)



Dấu hỏi và dấu ngã trong văn chương Việt - lanhdien - 01-10-2011

Đi lang thang trên mạng, thấy cái ni của Cao Chánh Cương cũng hay hay nên lôi zìa nghiên kíu. Một phần "cải thiện" bớt tình trạng sai lỗi "trính tả" trầm trọng của mình...

Dấu "Hỏi Ngã" Trong Văn Chương Việt Nam

Dấu hỏi ngã được căn cứ vào ba qui luật căn bản: Luật bằng trắc, chữ Hán Việt và các qui luật ngoại lệ.


A. LUẬT BẰNG TRẮC


Qui luật bằng trắc phải được hiểu theo ba qui ước sau.


1. Luật lập láy


Danh từ lập láy tức là một chữ có nghĩa nhưng chữ ghép đi theo chữ kia không có nghĩa gì cả. Thí dụ: vui vẻ, chữ vui có nghĩa mà chữ vẻ lại không nghĩa, chữ mạnh mẽ, chữ mạnh có nghĩa nhưng chữ mẽ lại không hề mang một ý nghĩa nào hết, hoặc chữ lặng lẽ, vẻ vang...


2. Luật trắc


Không dấu và dấu sắc đi theo với danh từ lập láy thì chữ đó viết bằng dấu hỏi (ngang sắc hỏi).


Thí dụ:


Hớn hở: chữ hớn có dấu sắc, thì chữ hở phải là dấu hỏi.

Vui vẻ: chữ vui không dấu, thì chữ vẻ đương nhiên phải dấu hỏi.

Hỏi han: chữ han không dấu, như thế chữ hỏi phải có dấu hỏi.

Vớ vẩn: chữ vớ là dấu sắc thì chữ vẩn phải có dấu hỏi.

Tương tự như mắng mỏ, ngớ ngẩn, hở hang, ...


3. Luật bằng


Dấu huyền và dấu nặng đi theo một danh từ lập láy thì được viết bằng dấu ngã (huyền nặng ngã).


Thí dụ:


Sẵn sàng: chữ sàng có dấu huyền thì chữ sẵn phải là dấu ngã.

Ngỡ ngàng: chữ ngàng với dấu huyền thì chữ ngỡ phải để dấu ngã.

Mạnh mẽ: chữ mãnh có dấu nặng, do đó chữ mẽ phải viết dấu ngã.

Tương tự như các trường hợp lặng lẽ, vững vàng,...


B. CHỮ HÁN VIỆT


Văn chương Việt Nam sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, chúng ta hay quen dùng hằng ngày nên cứ xem như là tiếng Việt hoàn toàn. Thí dụ như các chữ thành kiến, lữ hành, lãng du, viễn xứ, ... tất cả đều do chữ Hán mà ra.


Đối với chữ Hán Việt được sử dụng trong văn chương Việt Nam, luật về đánh dấu hỏi ngã được qui định như sau:


Tất cả những chữ Hán Việt nào bắt đầu bằng các chữ D, L, V, M và N đều viết bằng dấu ngã, cá chữ Hán Việt khác không bắt đầu bằng năm mẫu tự này sẽ được viết bằng dấu hỏi.


Thí dụ:


Dĩ vãng: hai chữ này phải viết dấu ngã vì dĩ vãng không những là hán tự mà còn bắt đầu bằng chữ D và V.

Vĩ đại: vĩ có dấu ngã vì chữ vĩ bắt đầu với mẫu tự V.

Ngẫu nhiên: chữ ngẫu dấu ngã vì áp dụng qui luật Hán Việt nói trên.

Lẽ phải: lẽ dấu ngã vì chữ L, phải dấu hỏi vì có chữ P.

Tư tưởng: chữ tưởng phải viết dấu hỏi vì vần T đứng đầu.


Tương tự như: lữ hành, vĩnh viễn,...


Để thể nhớ luật Hán tự dễ dàng, chúng tôi đặt một câu châm ngôn như thế này:

"Dân Là Vận Mệnh Nước"

để dễ nhớ mỗi khi muốn sử dụng qui luật Hán tự nói trên.


C. CÁC QUI ƯỚC KHÁC


1. Trạng từ (adverb)


Các chữ về trạng từ thường viết bằng dấu ngã.


Thí dụ:


Thôi thế cũng được. Trạng từ cũng viết với dấu ngã.

Xin anh đừng trách em nữa. Trạng từ nữa viết với dấu ngã.

Chắc anh đã mệt lắm rồi. Trạng từ đã viết với dấu ngã.


2. Tên họ cá nhân và quốc gia


Các họ của mỗi người và tên của một quốc gia thường được viết bằng dấu ngã.


Thí dụ:


Đỗ đình Tuân, Lữ đình Thông, Nguyễn ngọc Yến...

Các chữ Đỗ, Lữ, Nguyễn đều viết bằng dấu ngã vì đây là danh xưng họ hàng.


Nước Mỹ, A phú Hãn,...

Các chữ Mỹ và Hãn phải viết bằng dấu ngã vì đây là tên của một quốc gia.


3. Thừa trừ


Một qui ước thừa trừ ta có thể dùng là đoán nghĩa để áp dụng theo luật lập láy và bằng trắc nói trên.


Thí dụ:

Anh bỏ em đi lẻ một mình. Chữ lẻ viết dấu hỏi vì từ chữ lẻ loi mà ra, chữ loi không dấu nên chữ lẻ viết với dấu hỏi.

Anh này trông thật khỏe mạnh, chữ khỏe ở đây có dấu hỏi vì do từ khỏe khoắn mà ra, khoắn dấu sắc thì khỏe phải dấu hỏi.


D. KẾT LUẬN

Văn chương là linh hồn của nền văn hóa, viết sai dấu hỏi ngã có thể làm sai lạc cả câu văn, đó là chưa kể đến nhiều sự hiểu lầm tai hại cho chính mình và người khác cũng như các việc trọng đại. Không gì khó chịu cho bằng khi đọc một cuốn truyện hay nhưng dấu hỏi ngã không được chỉnh tề.

Một ký giả người miền Nam trong câu chuyện thân mật tại một quán phở thuộc vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn đã thành thật công nhận điều thiếu sót và tầm quan trọng của dấu hỏi ngã trong văn chương Việt Nam. Và cũng chính vị ký giả lão thành nói trên đã khuyến khích chúng tôi viết bài này trong mục đích làm sống lại sự phong phú của nền văn chương, văn hóa Việt Nam chúng ta, nhất là đối với những thế hệ trẻ hiện đang lưu lạc trên xứ người.


CAO CHÁNH CƯƠNG



RE: Dấu hỏi và dấu ngã trong văn chương Việt - hothiethoa - 01-10-2011

Mở rộng tầm mắt! Xung quanh ta còn nhiều điều chưa biết bác hỉ!


RE: Dấu hỏi và dấu ngã trong văn chương Việt - tiểu tử - 01-10-2011

bài của Lãnh kk sưu tầm thật bổ ích, mm cũng thường phải nhớ tới câu sau để kiểm tra lỗi chính tả (câu này là do cô giáo của mm chỉ cho để dễ nhớ) : "Bác Huyền mang Nặng Ngã đau, bác Ngang Sắc thuốc Hỏi đau chỗ nào"
Nghĩa là các dấu câu sau thường đi với nhau trong từ láy và từ ghép : Huyền - Nặng - Ngã ; Ngang - Sắc - Hỏi
Ví dụ : thanh thản (dấu thanh ngang đi với dấu hỏi, nếu viết thanh thãn là sai)
mỹ miều (dấu ngã đi với dấu huyền, nếu viết mỷ miều là sai)
rực rỡ ( nặng đi với ngã, nếu viết rực rở là sai)
thơm thảo (không phải thơm thão)
giả dối (không phải giã dối)
vân vân và vân vân...happy







RE: Dấu hỏi và dấu ngã trong văn chương Việt - Ngạo - 22-10-2011

To all,
việc thiết kế nên quan tâm đến các nội dung sau:
- nội dung chương trình
- bố cục tờ rơi, banner.....
- màu sắc và chử đến nhấn các nội dung chình
- kg được lòe leojt, màu sặc sở, chử phải rõ ràng......
- kiểm tra chính tả kỷ và nội dung từng câu từ
- cần trao đổi và thống nhất nội dung trước khi thiết kế để khỏi mất time
- khi bận rộn hay cần tính chuyển nghiệp thì nhờ bên ngoài làm để khỏi mất tg và tg đó làm việc khác, vì chúng ta đang hợp tác một đơn vị thiết kế mà người đó là trước đây là nv thiết kế cho cty, Chi lưu ý
- việc trao đổi cv của bộ phận kinh doanh hiện tại cần làm việc với TĐH & P.TĐH + Mr Quang, Mr Quang hiện phụ trách một số cv liên quan bộ phận kinh doanh nên Mr Định cần gửi mail cho Mr Quang nắm để có sự phối hợp, và cần trao đổi nắm thêm vì Mr Quang cũng có một tg làm và có it nhiều nắm cv
- hiện này Mr Trí thuộc nv của BĐH và hổ trợ một số cv cho GĐ nên cần bố trí tg làm việc lại cho phụ hợp và nắm bắt các vấn đề giúp cho TĐH & GĐ. Trí vẫn có thể là nv nhưng kg phải nv phục vụ chính, có thể hổ trợ khi co chướn trình, có sự kiện, việc của GĐ, BĐH, hay các cơ sở khi cần thiết
trên đây là một số việc cần lưu ý qua việc thiết kế.
- còn trong bảng thiết kế thì nên xem lại nội dung : at 5pm là kg đc mà phải là : from .... to ... vì chúng ta kg thể ấn chỉ một tg nhất định với một sự kiện được, chử viết nên phăng ít , cần rõ ràng cho khách dễ đọc vì kg phải khách nào cũng giỏi tiếng anh. logo luôn so since 1994 dưới theo tiêu chuẩn, a e mới phải nắm
cần xem lại và hội ý cùng nhau để có kê hoạch sớm
- cần lưu ý lên ke hoạch để kg mất nhiều tg cho công tác chuẩn bị ct halloween, mà nên phân cụ thể cv ra.
- qua đây cũng phê bình anh em tại sao ngày 20.10 hàng năm có chương trình nhắm thu hút khách việt và khách tây hay quảng be trên mạng và các mạng khác mà năm năm kg có ? cần xem lại, chúng ta đang làm kinh doanh cõ nghĩa là tìm mọi cách để có khách và bán được nhiều sản phẩm mang lợi nhuận cao cho cty thì mới làm công tác quan li , lảnh đạo,tham mưu, làm kd.....
trân trọng,