Thi Ẩm Lâu
Miền đất Sài-Gòn - Phiên bản có thể in

+- Thi Ẩm Lâu (https://thiamlau.com/forum)
+-- Diễn đàn: Tửu Lầu (https://thiamlau.com/forum/forum-5.html)
+--- Diễn đàn: Trà Dư Tửu Hậu (https://thiamlau.com/forum/forum-8.html)
+--- Chủ đề: Miền đất Sài-Gòn (/thread-669.html)



Miền đất Sài-Gòn - Vũ Thiên Di - 26-07-2011

Sinh ra và lớn lên ở đất Sàigòn, nhưng nếu có ai hỏi: những địa điểm nào nên tham quan khi đến Sài thành, có lẽ TD cũng ấp úng blushing. Xin mở topic này để ghi nhận những cảm nhận thân thương tự hào của người Sài-gòn với những nơi mình đã từng có biết bao kỷ niệm...


RE: Miền đất Sài-Gòn - Vũ Thiên Di - 26-07-2011

Những ghi chép đầu tiên về tên gọi Sài Gòn

Địa danh Sài Gòn trên 300 năm và từng được dùng để chỉ một khu vực với diện tích khoảng 1 km² (Chợ Sài Gòn) có đông người Tàu (người Trung Quốc) sinh sống trong thế kỷ thứ 18. Địa bàn đó gần tương ứng với khu Chợ Lớn ngày nay.

Năm 1747, theo danh mục các họ đạo trong Launay, Histoire de la Mission Cochinchine, có ghi chép "Rai Gon Thong" (Sài Gòn Thượng) và "Rai Gon Hạ" (Sài Gòn Hạ).

Theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn viết năm 1776, năm 1674 Thống suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và phá vỡ "Lũy Sài Gòn" (theo Hán Nho viết là "Sài Côn"). Đây là lần đầu tiên chữ "Sài Gòn" xuất hiện trong tài liệu Việt Nam. Vì thiếu chữ viết nên chữ Hán "Côn" được dùng thế cho "Gòn". Nếu đọc theo Nôm là "Gòn", còn không biết đó là Nôm mà đọc theo chữ Hán thì là "Côn".

Sau đó danh xưng Sài Gòn được dùng để chỉ các khu vực nằm trong lũy Lão Cầm (năm 1700), lũy Hoa Phong (năm 1731) và lũy Bán Bích (năm 1772), chỉ với diện tích 5 km².

Ngày 11 tháng 4 năm 1861, sau khi chiếm được thành Gia Định, Phó Đô đốc Léonard Charner ra nghị định xác định địa giới thành phố Sài Gòn (tiếng Pháp: Ville de Saigon) bao gồm cả vùng Sài Gòn và Bến Nghé. Đến ngày 3 tháng 10 năm 1865, quyền thống đốc Nam Kỳ, chuẩn đô đốc Pierre Roze đã ký nghị định quy định lại diện tích của thành phố Sài Gòn chỉ còn 3km2 tại khu Bến Nghé cũ, đồng thời cũng quy định thành phố Chợ Lớn (tiếng Pháp: Ville de Cholon) tại khu vực Sài Gòn cũ. Từ đó tên gọi Sài Gòn chính thức dùng để chỉ vùng đất Bến Nghé, và tên Chợ Lớn để chỉ vùng Sài Gòn cũ. Sau năm 1956, tên gọi Sài Gòn được dùng chung để chỉ cả 2 vùng đất này.




RE: Miền đất Sài-Gòn - Vũ Thiên Di - 26-07-2011

Các giả thuyết về nguồn gốc tên gọi Sài Gòn

Đề Ngạn

Đây là thuyết được đưa ra bởi 2 người Pháp là Aubaret và Francis Garnier. Theo Aubaret, Histoire et description de la Basse-Cochinchine, và Garnier, Cholen, thì năm 1778 người Hoa ở Cù lao Phố (Biên Hòa) vì giúp đỡ nhà Nguyễn nên bị quân nhà Tây Sơn tàn sát phải rút lui theo con sông Tân Bình (Bến Nghé), chọn vùng đất ở giữa đường Mỹ Tho đi Cù lao Phố mà xây dựng tân sở, ngày sau thành phố Chợ Lớn. Năm 1782 họ lại bị quân nhà Tây Sơn tàn sát một lần nữa. Ít lâu sau họ xây dựng lại, đắp đê cao nên đặt tên chỗ mới là "Tai-Ngon", hoặc "Tin-Gan", phát âm theo giọng Quảng Đông là "Thầy Ngồn" hay "Thì Ngòn", đọc theo âm Hán-Việt là "Đề Ngạn" (堤岸). Họ dùng danh từ "Tây Cống" hoặc "Xây-cóon", "Xi-cóon" để ám chỉ vùng người Việt ở tức chợ Bến Thành ngày nay.

Thuyết này được hai học giả là Vương Hồng Sển và Thái Văn Kiểm đồng ý. Quả thật, trên phương diện ngữ âm, thì "Thầy Ngòn", "Xi Coón" rất giống "Sài Gòn". Tuy nhiên, giả thuyết này về sau bị chứng minh tính bất hợp lý khi phát hiện tài liệu ghi lại tên gọi Sài Gòn đã được sử dụng từ trước 1778.

Củi và Bông gòn

Có thuyết nói rằng "Sài Gòn" bắt nguồn từ chữ "Sài" theo chữ Hán là củi và "Gòn" là chữ Nôm chỉ cây bông gòn.

"Sài là mượn tiếng viết theo chữ Hán có nghĩa là củi gỗ, Gòn là tiếng Nam chỉ bông gòn. Người ta nói rằng tên đó phát sinh bởi sự kiện nhiều cây bông gòn do người Cao Miên đã trồng chung quanh đồn đất xưa của họ, mà dấu vết nay vẫn còn ở chùa Cây Mai và các vùng lân cận. ... Theo ý tôi, hình như tên đó là của người Cao Miên đặt cho xứ này, rồi sau đem làm tên gọi thành phố. Tôi chưa tìm ra được nguồn gốc đích thực của tên đó."

(Trương Vĩnh Ký, Souvenirs historiques sur Saigon et ses environs, trong Excursions et Reconnaissance X. Saigon, Imprimerie Coloniale 1885)

Tương tự có nhiều thuyết cho rằng "Sài Gòn" từ chữ "Prey Kor" (Rừng Gòn) hay "Kai Gon" (Cây Gòn) mà ra. Nói chung, các thuyết này đều dựa trên một đặc điểm chính: cây bông gòn.

Nhưng thuyết này phần lớn đã bị bác bỏ vì lý do đơn giản là không ai tìm được dấu tích của một thứ "rừng gòn" ở vùng Sài Gòn, hay sự đắc dụng của củi gòn ở miền Nam, kể cả Trương Vĩnh Ký. Ngay vào thời của Trương Vĩnh Ký (1885) tức khoảng hơn 100 năm sau mà đã không còn dấu tích rõ ràng của thứ rừng này, mặc dù lúc đó không có phát triển gì lắm. Ngay cả khi Louis Malleret khảo nghiệm lại, hình như cũng không có dấu vết gì của một rừng gòn ở Sài Gòn.

Thêm nữa là cây gòn thời đó dùng làm hàng rào chứ không làm củi. Và theo Lê Trung Hoa trong Địa Danh thì "sài" chỉ xuất hiện trong các từ ghép Hán-Việt, như "sài Tân" chứ chưa bao giờ được dùng như một từ đơn, nên không thể nói "củi" được, là "sài" được, hay là "củi gòn" là "Sài Gòn" được.

Vậy, thuyết Sài Gòn là "củi gòn" đã bị bác bỏ bởi thực tế địa lý và ngữ học.

Bến Củi

Dọc theo con đường Nam tiến của dân tộc Việt Nam có nhiều bến bên các dòng sông: Bến Vân đồn, Bến Thủy, Bến Hải, Bến Quan, Bến Ván, Bến Thóc, Bến Đình, Bến Tranh, Bến Tre, Bến Súc, Bến Tắm Ngựa, Bến Thành, Bến Thành... Một số địa danh bị biến đổi như Bến Ván đã được đổi ra Bản Tân, Bến Thóc đã đổi ra Mễ Tân. Rất có thể địa danh Bến Củi đã được đổi ra Sài Tân hoặc Sài Ngạn (do người Quảng Đông sống ở khu vực này gọi bến (bờ) bằng chữ Ngạn, củi gỗ là Sài. "Sài Ngạn" (được phát âm như là "Xây-cóon" hay "Xi-cóon") có lẽ do phát âm trại thành "Sài Gòn".

Tuy nhiên giả thuyết này bị phát bỏ vì mơ hồ và thiếu thuyết phục, vì tên gọi Sài Gòn được ghi chép từ ngay trước khi người Hoa bỏ Cù Lao Phố về Sài Gòn.

Prei Nokor

Dựa theo lịch sử và phát âm có thuyết cho là "Sài Gòn" là được phiên âm từ "Prei Nokor" hay từ "Thầy Ngồn" mà ra. Prei Nokor nguyên là dinh của phó vương Chân Lạp thuộc vùng Chợ Lớn tới chùa Cây Mai, là dấu vết của một "thành phố" có từ thời Tiền Angkor (theo nhà sử học Pháp Louis Malleret). Tuy nhiên không có tài liệu nào khẳng định rằng nơi đây từng tồn tại khu dân cư trước thế kỷ 16.

Ông Petrus Trương Vĩnh Ký là người đưa ra thuyết này. Trong tiểu giáo trình Địa lý Nam Kỳ, ông đã công bố một danh sách đối chiếu 187 địa danh Việt Miên ở Nam Kỳ, như Cần Giờ là Kanco, Gò Vấp là Kompăp, Cần Giuộc là Kantuọc và Sài Gòn là Prei Nokor.

Hai ông Nguyễn Đình Đầu và Lê Trung Hoa đều đồng ý với thuyết này, dựa theo lịch sử và ngữ âm.

Theo sử Cao Miên được dịch lại bởi Louis Malleret, vào năm 1623, một sứ thần của chúa Nguyễn đem quốc thư tới vua Cao Miên và ngỏ ý muốn mượn xứ Prei Nokor và Kras Krabei của Cao Miên để đặt phòng thu thuế. Tới năm 1674, Cao Miên có biến, chúa Nguyễn sai Nguyễn Dương Lâm đánh và phá luỹ Sài Gòn. Vậy, từ 1623 tới 1674, vùng Prei Nokor, hay Sài Gòn, đã phát triển lắm.

Đó là theo sử sách, còn theo tiếng nói thì Prei Nokor (hay Brai Nagara theo tiếng Phạn mà người Miên mượn), có nghĩa là "thị trấn ở trong rừng", "Prei" hay "Brai" là "rừng", "Nokor" hay "Nagara" là "thị trấn". Đây là vùng mà chúa Nguyễn đã mượn làm nơi thu thuế.

Theo tiến trình của ngôn ngữ, Prei hay Brai biến thành Rai, thành "Sài", Nokor bị bỏ "no" thành "kor", và từ "kor" thành "gòn".

Những tên gọi khác dùng để chỉ vùng đất Sài Gòn

Trước đó Sài Gòn có nhiều tên khác nữa, đầu tiên là Thù Nại bao gồm hầu hết vùng phía Đông Nam Bộ ngày nay (rộng khoảng 20,000-25,000 km²). Đến năm 1698, Sài Gòn có tên là Huyện Tân Bình, lúc này chỉ khoảng 5,000 km² và có đường biên giới phía Tây là sông Sài Gòn.

Theo Wikipedia


RE: Miền đất Sài-Gòn - Cận Nguyệt - 26-07-2011

Nói về một vùng đất dĩ nhiên không thể thiếu mảng ẩm thực của nơi ấy rồi. Nhưng N thắc mắc ở Sài Gòn muốn ăn món gì cũng có: từ cơm Bắc, bánh Huế, các thức dân dã miền Tây... hay thậm chí là những món ăn từ các nước khác trên thế giới... Sài Gòn du nhập tất cả, nêm nếm lại và cũng được kha khá người yêu thích, chấp nhận. Vậy thật ra món ăn đặc trưng của Sài Gòn là món gì nhỉ???

Cũng có đem câu hỏi nảy hỏi một số người quen và nhận được câu trả lời món ăn đó là: cơm tấm. Một món ăn khá là quen thuộc và cũng rất hấp dẫn các giác quan của con người. Từ xa xa, đã ngửi được trong gió mùi sườn nướng thơm lừng (lại pha chút khen khét) như cứ muốn níu chân thực khách, rồi chén nước mắm sóng sánh màu hổ phách điểm chút ớt đỏ làm xao xuyến lưỡi ai... Nói chung theo thiển ý của N thì món ăn này cũng ngon lắm lắm, nhưng có đúng đây là món ăn đặc trưng của Sài Gòn chưa ah? Mọi người cho xin ý kiến với ^.^



RE: Miền đất Sài-Gòn - Cận Nguyệt - 27-07-2011

Buôn có bạn, bán có phường... để từ đó bao con đường, khu phố ở Sài Gòn được khoác lên mình một cái tên mới. Một cái tên dung dị, gắn liền với việc buôn bán, hay ngành nghề đặc trưng nơi đó, và có khi còn được mọi người biết nhiều hơn là tên đường phố trên giấy tờ.


Phố sủi cảo Hà Tôn Quyền.


[Hình: images?q=tbn:ANd9GcSIZXwgXGL_GQkWmC5j359...3rs2zkCLgE]


Từ Nguyễn Chí Thanh quẹo phải vào Hà Tôn Quyền, chỉ là một đoạn đường ngắn và không rộng lắm, nhưng biết bao nhiêu là hàng quán chuyên bán sủi cảo. Sủi Cảo là một món ăn quen thuộc của người Hoa, có nhân (thường là thịt heo và tôm băm nhuyễn, có nơi để nguyên con tôm hoặc trộn thêm rau) và lớp vỏ khá giống với hoành thánh. Nhưng về cách gói thì có phần hơi khác. Hoành thánh thường được gói thành một túi tròn tròn xinh xinh, trong khi sủi cảo lại có hình bán nguyệt và hơi dẹp.

Vì đây là một món ăn được du nhập từ Trung Quốc, nên phần đông người bán cũng là những gia đình người Hoa. Về số lượng hàng quán nơi đây khá nhiều, còn chất lượng và giá tiền thì khá sàn sàn nhau, không có quán nào quá nổi bật. Đến đây, bạn sẽ được thưởng thức khá nhiều loại sủi cảo như: sủi cảo hải sản, sủi cảo tôm thịt, mì sủi cảo, sủi cảo thập cẩm (cảo xập), sủi cảo chiên (ăn giòn giòn, chấm tương ớt cay cũng thú vị lắm). Ngoài ra còn có một số món bán kèm theo như mì sợi, hủ tiếu sa tế, thức uống rau má đậu cũng khá là ngon... Nước dùng nêm nếm vừa ăn, hơi ngọt vị ngọt của râu khô mực, kèm theo bong bóng, cá viên, cải xanh.. (nhưng một số quán thì dùng hẳn bột ngọt, ăn vào cứ có cảm giác lờ lợ) cũng là một trong những yếu tố làm thực khách yêu thích món sủi cảo. Nếu đến đây vào buổi tối bạn sẽ cảm nhận được một không khí khá là rộn rịp: những chiếc bàn kê sát nhau hơi chật chội, tiếng gọi thức ăn lanh lảnh, và khách vừa ăn vừa trò chuyện rôm rả... (Nhưng cẩn thận đừng để mấy anh giữ xe nắm xe kéo vào mấy quán không được ngon lắm nha.)

Một số quán mà mọi người hay truyền tai nhau là ăn khá được như: 193, Ngọc Ý (hem nhớ có đổi tên chưa).
Khuyến mãi thêm một xíu là ngay đầu đường Hà Tôn Quyền còn có một tiệm bán Mì kéo sợi Trung Hoa. Khách đến đây vừa ăn vừa thưởng thức đầu bếp tự tay nhào bột, kéo mì. Nghe nói sợi mì này ăn vừa có cảm giác mềm mại mà lại dai, nước dùng nấu cũng khá ngon. (Nắng chỉ nghe nói chứ chưa ăn thử nên cũng không biết chính xác lắm).

^^ Làm việc tiếp đã ùi mai kể về con phố khác tiếp nè.