Thi Ẩm Lâu
Truyện Kiều qua lăng kính Toán học - Phiên bản có thể in

+- Thi Ẩm Lâu (https://thiamlau.com/forum)
+-- Diễn đàn: Tửu Lầu (https://thiamlau.com/forum/forum-5.html)
+--- Diễn đàn: Tác Văn Lâu (https://thiamlau.com/forum/forum-7.html)
+--- Chủ đề: Truyện Kiều qua lăng kính Toán học (/thread-487.html)



Truyện Kiều qua lăng kính Toán học - namdqq - 07-04-2011

Thơ lục bát - Truyện Kiều qua lăng kính Toán học


Copyrighted© by Namdqq 24.12.2007

Viết tặng em Thủy Chi và chị Hồng Lam khoa Toán – ĐH Vinh – Nghệ An


Bữa ấy cả lớp cứ ngồi thắc mắc tại sao thầy giáo dạy văn thì chỉ biết dạy mỗi văn, thầy giáo dạy toán thì chỉ biết mỗi dạy toán. Thế rồi ý kiến này cũng được đưa lên với thầy chủ nhiệm. Thầy chủ nhiệm vốn là người dạy toán liền đồng ý thầy sẽ dạy văn vào một buổi.

Thế rồi buổi học văn của thầy giáo dạy toán cũng đến. Hôm đó chúng tôi được học về đề tài thơ lục bát. Mở đầu thầy giáo nói:

- Văn học cũng như Toán học, phải dựa trên các tiền đề, chất keo kết dính các dòng tư tưởng lại, chất keo ấy chính là logic. Trong thơ ca gì gì đi nữa cũng phải là logic là cái quan trọng vậy.

- Thế nào là thơ lục bát. Một nhỏ, định nghĩa....

..Cả lớp trố mắt, im lặng xem tình hình thế nào tiếp.

- Thơ lục bát gồm có 2 câu, câu mở là có 6 chữ, câu kết có 8 chữ. Nhưng không phải chỉ có 2 câu thế là hết, mà cứ thế tiếp diễn theo chu kỳ và người viết thơ muốn nó kết ở câu nào thì đó là việc của người viết thơ. Kết cũng có thể ở câu 6 hoặc câu 8 nhưng ít nhất một bài thơ lục bát phải có tối thiểu 2 câu trở lên.

Ví dụ:

Trăm năm bia đá còn mòn
Ngàn năm bia rượu vẫn còn sơ sơ


- Nói đến thơ ca thì ta luôn phải nói đến cách gieo vần. Cách gieo vần là cách dùng các âm có vần điệu với nhau để khi đọc cảm thấy có tính nhạc trong đó. Thơ lục bát được gieo vần như sau.

Cách thông thường là là chữ thứ 6 ở câu 6 gieo với chữ thứ 6 của câu 8 và chữ thứ 6 của câu tiếp theo gieo với chữ thứ 8 của câu trước.

Ví dụ:

Trăm năm trong một bữa ăn
Đũa dài đũa ngắn khéo nhằn với nhau
Trải qua một cuộc gắp rau
Thằng nào gắp trước thằng sau mất phần.


Nhưng đôi lúc người ta lại hay phá luật đó là dùng chữ thứ 4 của câu 8 gieo với chữ thứ 6 của câu 6:

ví dụ:

Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân


Hay như:

Xưa về dối mẹ yêu nhau
Nay chưa bạc màu áo đã vội quên
Bởi lòng em lắm thác ghềnh
Cầu duyên bập bềnh đành lỗi nhịp thương


Nói thêm ở câu thơ trong bài ca dao trên có phần sai logic trầm trọng. Cô gái này không có khinh công kinh điển mà từ trên cây bưởi mà bước ngay xuống vườn cà thì đảm bảo ngã dập mặt chứ ngồi đó mà ngâm thơ với ca được nữa à. Ghê bà kố.

Các âm được gieo thường là các từ có thanh không hoặc thanh bằng. Nhưng đôi lúc người ta cũng dùng từ có âm trắc để gieo:

Tầm xuân nở ra cánh biếc
Em đã có chồng anh tiếc lắm thay


- Đó đại khái về thơ lục bát chúng ta đã hiểu rõ về khái niệm và một số đặc điểm của thơ lục bát. Khi nhắc đến thơ lục bát thì có lẽ không thể không nhắc tới truyện Kiều một tác phẩm kinh điển, kinh điển thế nào thì chúng ta đã nghiên cứu. Giờ chúng ta xem một đôi chỗ trong truyện Kiều vừa tìm hiểu sự phong phú của lục bát vừa tìm hiểu vài vấn đề mà chúng ít quan tâm đến xưa nay. Nói thêm về tác giả truyện Kiều là Đại thi hào Nguyễn Du người đã từng nói câu bất hủ trước khi nhắm mắt:

Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng

- Chúng ta ai cũng biết Kiều & Kim Trọng yêu nhau theo kiểu sét đánh (first sight), rồi Kim Trọng thuê nhà gần nhà Kiều, Kiều thì vượt firewall mà chạy đến nhà Kim Trọng may mà chưa bị cháy quần. Tất nhiên lúc về cũng phải vượt firewall lần nữa.

Ấy khi về nhà thì thấy:
Đầy nhà vang tiếng ruồi xanh


Rồi thì:

Người nách thước kẻ tay đao
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như nêm


Hỏi ra mới biết là gia đình lâm nạn, bị quan phủ bắt oan. Muốn giải thoát gia đình khỏi sự vụ này thì:

Có ba trăm (300) lượng việc này mới xong.


Kiều phải làm sao để có? Thế là nàng phải bán mình làm vợ cho Mã Giám Sinh. Cuộc mua bán như sau:

Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm (400)


Thế là xong, giải thoát được cho gia đình khỏi nạn. Còn dư 400 – 300 = 100 lượng vàng Kiều dùng để làm gì đố cả lớp biết được đó?


- Cả lớp ngồi nhìn nhau ngơ ngác mãi không tìm ra được Kiều dùng 100 lượng vàng ấy để làm gì cả. Đành phải hỏi thầy giáo giảng tiếp.


- Chà, nếu như mà không có đoạn nào nói đến tiền ấy thì đúng là Nguyễn Du của chúng ta thiếu sót. Nhưng nếu nói rồi mà không em nào tìm ra thì đó là các em thiếu sót. Đó là Kiều đã đưa 100 lượng vàng ấy nhờ Thúy Vân trao cho Kim Trọng vì cái tội bạc tình. Đoạn đó thể hiện qua câu sau:

Trăm nghìn gửi lại tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi
Tình sao tình bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng
Kim lang hỡi Kim lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây


Cả lớp thấy chưa? Tuy có 100 lượng thôi nhưng Thúy Kiều vẫn nổ lên đến hàng nghìn lượng cho oai chút thôi.

- Ồ! Quả là hảo kungfu! Thế mà tụi em nghĩ mãi không ra.
- À, trong truyện Kiều, Nguyễn Du còn cho Kiều có bầu một lần nữa kìa. Có ai phát hiện ra không?
- Có ạ! Đó là câu :

Thất kinh nàng chửa ... biết là làm sao.

Cái này thầy giáo dạy văn cũng nói với tụi em một lần.

- À, cái thằng ấy bữa cũng nghe lỏm của tôi chứ lấy đâu ra.Còn đoạn này nữa. Đoạn này thì thầy dám khẳng định Nguyễn Du sai 100% chứ không dám nói láo. Đó là đoạn mô tả Kiều tắm tiên. Mô tả thân thể nàng Kiều tuyệt đẹp qua 2 câu thơ:

Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên.


Có ai biết nó sai ở đâu không?

- Cả lớp ngơ ngác. Con trai thì trố mắt, con gái thì ngượng ngùng cúi mặt. Cuối cùng phải nhờ thầy giảng cho.

- Thì đó! Ở đây cái mà Nguyễn Du muốn nói đến ngoài cái thân thể trong như ngọc, trắng như ngà của nàng Kiều ra ý còn muốn nói tâm hồn nàng trong như ngọc trắng như ngà vậy. Thế thì sai rồi. Kiều xét cho cùng là một cô gái giang hồ, cỡ đến 10 năm trong nghề thì thử hỏi làm gì còn cái trong trắng của một người con gái nữa. Nói một cô gái giang hồ có tâm hồn trong trắng thì không ổn, kiểu gì cũng không. Nhưng đó là tình cảm của Nguyễn Du, đó là nhân vật của Nguyễn Du về mặt cảm tính thì có thể cho qua. Chứ về mặt thực tiễn và lý tính thì Nguyễn Du càng sai sót trầm trọng. Nghĩa đen ở đây là thân thể nàng Kiều trong như ngọc trắng như ngà ý nói thân thể nàng đẹp lắm...đẹp ra sao thì các cô các cậu nghiên cứu tiếp. Nhưng thật ra theo đúng logic truyện thì tôi lại thấy thân thể nàng chắc chắn không đẹp như thế đâu. Các em thử nghĩ coi tôi nói thế có đúng không?

- Thầy giảng tiếp đi ạ?

- Ờ, ai mà chẳng biết hồi khi bị ép tiếp khách Thúy Kiều đã rút dao tự sát. Phát đâm này rất mạnh khiến Kiều suýt nữa thì chết. Chứng tỏ vết thương cũng không phải vừa và dấu vết để lại hẳn phải là một cái sẹo. Nếu cô ta mà đâm ở cổ thì có vết sẹo ở cổ, đâm ở bụng thì có vết sẹo to ở bụng. Mà túm lại đâm ở đâu thì có sẹo ở đó. Mà sẹo đó phải to chứ chẳng nhỏ nhắn đâu. Mà hồi đó thì đã làm gì có công nghệ là mất sẹo. Một người con gái mang trên người một vết sẹo to như thế thì còn gì là thân thể ngọc ngà được nữa. Cha Nguyễn Du này đúng là máu gái, nhìn gà hóa cuốc không phân biệt chân giả gì cả...

- Ồ, cả lớp cúi đầu thán phục thầy giáo.

...

- Thôi cũng sắp hết tiết học rồi. Vậy là ta đã hiểu nhiều về thơ lục bát, bây giờ để kiểm tra chúng ta có nắm được bài trên lớp không thì chúng ta sẽ tự làm 1 đôi câu thơ lục bát. Bây giờ tôi làm câu 6 các bạn làm lại câu 8 em nào làm hay nhất tôi cho điểm 10. Nhân hôm nay là buổi học văn đầu tiên của tôi giảng ta làm như sau.Câu 6 của tôi :

Hôm nay ta gặp nhau đây

Trong lớp có 1 cậu giơ tay lên xin phép thầy cho làm câu 8. Thầy giáo đồng ý. Cậu ta đọc một mạch:

Hôm nay ta gặp nhau đây
Ngoài sân có một con cầy chạy qua.


Cả lớp phá lên cười. Thầy giáo thì nói:

- Làm thế về phần vần điệu là hợp, nhưng về bối cảnh nghe nó không hợp lắm. Em nào làm hay hơn được không.

Một cậu học sinh giơ tay lên. Thầy giáo cho phép cậu ấy đọc. Cậu ta đọc như sau:

Hôm nay ta gặp nhau đây
Nhà em có cỗ mời thầy sang chơi


- Hảo la! Câu này thì đúng là hợp hoàn cảnh vô cùng.
..

Buổi học kết thúc. Buổi chiều thầy giáo đến nhà cậu học sinh kia thấy cậu học sinh kia đừng ở ngoài cổng nhưng không hề mở tiếng chào thầy. Thầy giáo liền đến cạnh cậu ta đánh lời:

Hôm nay ta gặp nhau đây.

Cậu học sinh quay sang nhìn thầy rồi đọc:

Nhà em có cỗ ngày này tháng sau
...

Câu chuyện về thầy giáo Toán giảng văn hết ở đây, khi nào có hứng thú thì Namdqq sẽ viết tiếp đoạn thầy giáo Văn giảng Toán ... he he...


RE: Truyện Kiều qua lăng kính Toán học - aydada - 07-04-2011

hi, câu chuyện này hay thật tongue


RE: Truyện Kiều qua lăng kính Toán học - Ngạo - 08-04-2011

Nếu thật tình không phải là vì truyền thống tôn sư trọng đạo của gia tộc thì em sẽ quất vào mông thầy giáo một roi vì không biết thể song thất lục bát.Đã vậy còn cắt mất tiêu cái Nụ của người ta sad


RE: Truyện Kiều qua lăng kính Toán học - namdqq - 08-04-2011

Nụ vặt bớt đi để lại hoa thôi đỡ mất công nuôi nấng BlushBlush


RE: Truyện Kiều qua lăng kính Toán học - hothiethoa - 08-04-2011

hi hi, câu chuyện tuy là bịa, nhưng phần đầu về cách hướng dẫn làm lục bát cũng đáng lưu ý cho các tiện sinh chúng ta lắm! 007


RE: Truyện Kiều qua lăng kính Toán học - Ngạo - 08-04-2011

(08-04-2011, 09:05 AM)namdqq Đã viết: Nụ vặt bớt đi để lại hoa thôi đỡ mất công nuôi nấng BlushBlush

Có lẽ tại già rồi,thấy nụ đẹp hơn hoa sad