Thi Ẩm Lâu
Chất nhân văn trong thơ của Lãnh - Phiên bản có thể in

+- Thi Ẩm Lâu (https://thiamlau.com/forum)
+-- Diễn đàn: Tửu Lầu (https://thiamlau.com/forum/forum-5.html)
+--- Diễn đàn: Phiếm Luận Đường (https://thiamlau.com/forum/forum-14.html)
+--- Chủ đề: Chất nhân văn trong thơ của Lãnh (/thread-465.html)

Pages: 1 2


Chất nhân văn trong thơ của Lãnh - Ngạo - 03-04-2011

Nói về Lãnh không thể nào không nói tới những dòng thơ mượt mà,bóng bẩy nó cứ như áng mây ngời trên bầu trời TAL.Những dòng thơ ẩn chưa biết bao điều mà chỉ có khi anh say anh mới bộc ra hết.Trong anh bao thú chơi tao nhã như được gom hết về mình.Nào tưới hoa,nào thổi sáo ngay cả lần anh té sặc máu,tay chân trầy trụa anh cũng có cảm hứng làm thơ :

Ta tặng em một đóa xuân ngời
Tô sắc đỏ lên ráng vàng xuân chín
Mùa rụng rơi thắm trời xuân mới
Đất và người chung một điệu hoan ca


Mặt anh trầy trụa,những vết trầy được vợ bôi thuốc đỏ nhưng với anh đó là những bông hoa tươi thắm"Ta tặng em một đóa xuân ngời"
Vâng sắc đỏ anh tô lên ráng vàng xuân chín, cái ráng vàng xuân chín là con đường đất cạnh khu nghĩa trang bỏ hoang mà ngày ngày anh dạo bước.Một cách hình tượng hoá không bút mực của thi nhân nào có thể sánh:

Lâng lâng, khắc khoãi đợi xuân sang
Râm rang trên phố vui chợ Tết
Hương xuân ngây ngất giấc mơ màng

Mấy câu của anh bạn tôi cũng không sánh được với chất trữ tình của Lãnh

Mùa rụng rơi thắm trời xuân mới

Khi những vết thương đã lành ,anh bèn thi vị hoá những cái vảy đã khô rụng xuống lòi ra lớp da thịt mới mơn mởn như làn da bé thơ

Đất và người chung một điệu hoan ca

Khi anh té, anh không trách đất, anh cùng đất hoan ca, anh úp mặt vào đất thủ thỉ những lời ong bướm, dù thân xác rướm máu, anh tận hưởng nụ hôn của đất theo một cách không thể có ở bất kỳ ai trong chúng ta.Nói khí phải khi tôi té thì chỉ chửi thề, còn anh.. những vần thơ cứ thế mà tuôn trào...


Trong một đêm trăng anh tâm sự:
Ngạo...Tao buồn quá ...mình đi giải sầu đi.

Tưởng sao anh lôi tôi vào tiệm mát-xa ..Chuyện chỉ có thế ...nhưng sáng ra anh để trên bàn cho tôi bài thơ:

Tạ từ nhau...
giấu lại chút phai nhàu
Nghe hơi thở
nhịp nhịp lên hối hả
Ta trói nhau...bằng đôi câu
từ tạ
Có gì đau hơn
khi nỗi nhớ...phôi thai?


Thắc mắc tôi bèn hỏi nguyên do thì được nghe:

Mồ cha nó, tao còm nhom mà nó leo lên đạp như voi dày ,không khí trong phổi tràn hết ra ngoài thở hồng hộc,

Nghe hơi thở
nhịp nhịp lên hối hả



lúc về tao bo 100k nó còn chê ít còn cố níu

Ta trói nhau...bằng đôi câu
từ tạ

Anh rất đau lòng cố giữ mấy tờ tiền mà em nó chả chịu

Tạ từ nhau...

giấu lại chút phai nhàu

cuối cùng cái nỗi nhớ phôi thai, cái của anh tạo thanh phôi thai đã mất đi theo một cách không lấy gì làm sung sướng nhưng anh vẫn có thể vung bút lên, biến đau thương thành những vần thơ trác tuyệt...


RE: Chất nhân văn trong thơ của Lãnh - linhtacua - 03-04-2011

Thơ Lãnh không chỉ là những dòng thơ mượt mà, bóng bẩy như áng mây ngời trên bầu trời TAL (Ngạo Thế Cuồng Sinh), mà ẩn sâu trong nó, là một nỗi buồn vô hạn, hoặc là những câu hỏi tự ngàn đời nay chưa từng có lời giải đáp. Tiếng thơ Lãnh không phải tiếng thơ buông lơi, dễ dãi hoặc chọn lời lựa chữ cho suôn sẻ thanh âm. Nói cho đúng, nó là chuỗi kim cương sáng ngời, như những vì sao lạ treo chênh vênh giữa vòm trời thi ca hiện đại.

Và trong một lúc bất chợt, chúng ta lại được ngắm một vì sao nhỏ xinh trong khoảng trời riêng của anh:

(25-03-2011, 11:52 PM)lanhdien Đã viết: Em có chờ anh không em ơi?
Mùa thu cũng nức nở lên rồi
Hẹn chi nơi góc trời hoa cỏ
Để thu buồn cánh lá rơi rơi

Mở đầu bài thơ là một câu hỏi, Lãnh có lẽ là người duy nhất dùng một câu hỏi để mở đầu một bài thơ. Câu thơ ám ảnh vào tiềm thức của người ta: "Em có chờ anh không em ơi?". Nghe câu thơ nhói nhói vào tim, đau buốt, nghe mà thấy được nỗi cô đơn cồn cào, nỗi buồn quay quắt của Lãnh. Và cho dù biết rằng, sẽ chẳng bao giờ nhận được câu trả lời, thì anh Lãnh vẫn cứ đợi, như Vũ Quần Phương năm nào :

Anh đứng trên cầu đợi em
Đứng một ngày đất lạ thành quen
Đứng một đời em quen thành lạ
[i]Nước chảy... kìa em
,anh đợi em
[/i]

Tôi giật mình. Vũ Quần Phương đợi cô gái đến khi "nước chảy" mà vẫn đợi, ý thơ lạ, mà chưa độc như anh Lãnh. Lãnh không dùng một từ nào để tả nước, mà để cho người ta tự cảm nhận sự xối xả của đợi chờ : Mùa thu cũng nức nở lên rồi.

Thủ pháp nhân cách hoá mùa thu ở đây độc chưa các bạn. Nhưng tôi cho rằng, chính mùa thu ở đây là Lãnh, chắc anh sợ mọi người chê đàn ông con trai yếu đuối (mắt hoặc thận), nên đẩy sang cho "mùa thu" nó nức nở. Nhưng chẳng hề có gượng ép gì ở đây cả, nó cứ như những điều tất lẽ dĩ ngẫu, đến hẹn lại lên.

Hai câu thơ đọc lên mênh mang như sóng nước, mà buồn như con chuồn chuồn bên bờ ao nhà anh. Đợi hoài, đợi mãi, để rồi trách nhau :

Hẹn chi nơi góc trời hoa cỏ
Để thu buồn cánh lá rơi rơi


Một lần nữa hoa cỏ lại vào thơ anh buồn xơ xác, chúng như thể bạn bè rất đỗi quen thuộc với anh. Trong 2 câu thơ này, tôi thích 2 từ "góc trời" anh Lãnh dùng. Phải nói là hàng hiệu number one.
Người ta hay nói góc nhà, góc tủ, góc phố, chứ "góc trời" như Lãnh thì quả thực "xưa nay hiếm". Chính bài hát "Riêng một góc trời" cũng lấy cảm xúc từ thơ anh chứ đâu nữa, mà bài hát ấy nếu bạn nghe Tuấn Ngọc hát (đừng nhìn bộ mặt nhàu nhúm của ca sĩ này nhé) thì sẽ thấy hay đến sởn da gà. Anh Lãnh lại tiếp tục dùng thủ pháp nhân cách hoá ở đây, trời đã trở thành nhà riêng của anh, nơi anh có 1 góc dành riêng hẹn người yêu. Đến đây, chắc hẳn bạn không trách tôi khi dùng chữ "hàng hiệu" nữa phải không nào?big green

Kết thúc bài thơ là một từ láy "rơi rơi", nó khiến cho người ta nao nao, đẩy cái nỗi buồn thêm sâu vời vợi, thêm xa xăm mung lung. Như một cái kết lửng trong các vở kịch nổi tiếng, khiến người ta phải đoán già đoán non.

Đến đây, mới biết là tôi post nhầm topic, vì đây là cái lãng mạn chứ không phải chất nhân văn trong thơ anh Lãnh. Hic hic.


RE: Chất nhân văn trong thơ của Lãnh - hvn - 05-04-2011

Mình hâm mộ thi sĩ Lãnh quá Yes


RE: Chất nhân văn trong thơ của Lãnh - lanhdien - 05-04-2011

(05-04-2011, 07:37 AM)hvn Đã viết: Mình hâm mộ thi sĩ Lãnh quá Yes

tớ quên mang bút, cậu thông cảm nhá.laughing


RE: Chất nhân văn trong thơ của Lãnh - Ngạo - 31-10-2012

Up cho trẻ mới vào thưởng lãm chứ nhỉ>>tuần PR TAL mà laughing


RE: Chất nhân văn trong thơ của Lãnh - quynhhuongtvvk - 12-01-2013

Hơ hơ Ngạo và Lãnh đi matxa nhá ta mét!.........

Có gì đau hơn
khi nỗi nhớ...phôi thai?
Có gì đau hơn
khi tình anh mua bằng tiền.

Giải sầu
sầu chưa vơi.
Lại thêm
nghẹn ngào anh tiếc.
Bầu khí
lồng ngực ......... xẹp lép.. 022

Để lại đôi câu tạ từ
Hứa từ nay .....anh chẳng thèm đi matxa

keke khi ra về anh mới biết quý một hơi thở tự nhiên! từ nay về sau anh giải sầu ra công viên hóng mát nhé! cho nó .....bổ phổi! 022



RE: Chất nhân văn trong thơ của Lãnh - Biên Thành Lãng Tử - 28-03-2013

Sẵn cái pic này, gửi ké một bài vốn ở bên vandan, dù chả liên quan gì tới cái tựa nhưng cũng là những gì tôi đã viết tặng anh, người thi sĩ mà tôi quý mến
Phần I: Những điều tôi ghét


Trong vandan tôi có một sự đố kỵ đặt biệt đối với hai người, một là HuongNhu hai là LanhDien ka, Tôi đố kỵ họ vì với thơ ca, cả hai người đều đã ở một tầm cao hơn so với tôi rất nhiều, đố kỵ nhưng lại thích đọc bởi lẽ hai phong cách thơ đó là hai phong cách mà tôi yêu thích và luôn hướng tới, họ viết tự nhiên cứ như hơi thở vậy, mà sự tự nhiên đấy bắt đầu từ những cách vận dụng ngôn ngữ quá điêu luyện, thế mới hay chứ . HuongNhu thì tôi đã nói rồi, Nhưng còn anh thì tôi chưa nói đến, dù tôi đã muốn viết từ lâu rồi. Huongnhu thì tôi đố kỵ nhưng không ghét (chả gã thi sĩ nào đi ghét một nàng thơ bao giờ ^^), còn anh thì nói thật là tôi ghét cay đắng, không ghét sao được kia chứ, khi từng con chữ cứ ngân như thế này:

Và trong cõi mộng vô thường
câu thơ em thả một đường tương tư...

Ngày mai
trăng mộng...dường như?
ai về chuốc lụa giữa hư ảo này

Thế đấy, thơ lục bát mà viết thế thì làm sao tôi ... bắt chước được, Cái hình ảnh em mà thả một đường tương tư thì "gã" có mà chết, có mà cứ tối ngày phiêu diêu hư ảo, hình ảnh cũ nhưng con chữ lại quá tân, tôi nói tân ở đây nghĩa là đặc biệt, là riêng, là mới so với những thơ lục bát vốn quá dễ để lập lại, để trùng ý với những người đi trước, "hư ảo" cùng "trăng mộng" sự kết hợp quá hài hòa, quái lạ nhất là khi tôi đọc đến chữ "chuốc lụa" thì trong đầu tôi cứ hiện lên một bức tranh của Nguyễn Tư mình đã từng xem với tựa đề " thiếu nữ đêm hè" dù chả thấy có liên quan gì đến nhau.

Đấy là cái tôi ghét anh tập một, mà có tập một thì đương nhiên phải có tập hai tập ba và tập thứ n rồi, mà ở cái ghét thứ hai thì điều này hơi khó nói, đó là anh viết thơ tình tuyệt quá, đôi khi chính tôi cũng run rẩy với những con chữ anh viết, huống hồ gì là những nàng thơ dù là của anh hay không của anh:

Ta mời em về với đêm trăng
Dạo gót ngọc qua lầu ân ái
Nhớ nhung, bao ngày hoang hoải
Chảy đi đâu, trăng chếch địa cầu...

Trăng đêm nay cũng vừa lơi lả
Để ta, em chếnh choáng men tình
Rượu nồng này nâng chén phiêu linh
Cạn, cạn, cạn, ta em cùng cạn

Ta mời trăng, về vui với em
Thắp ánh sáng huyền mơ khắp lối
Trăng lung linh phả màu huyền bí
Bóng em mỏng mảnh, dưới trăng vàng

Em về không, trong tối mơ hoang?
Nhớ nhung, bây chừ lên quá đỗi
Thôi em! xin cũng đừng hờn dỗi
Về cùng ta, khi nhớ ngập đầu

Mùa này, nhung nhớ cũng lên theo.

Bài thơ này khiến tôi ngạc nhiên, vừa thấp thoáng Vũ Hoàng Chương, Vừa mơ hồ Hàn Mạc Tử nhưng lại phảng phất như đã từng đọc ở đâu đó những con chữ như thế này, nhưng đọc kỹ thì lại không giống ai cả, sự hài hòa ấy chỉ của riêng anh. Trong cái " mơ hoang" của anh mà đôi khi chính tôi cũng gặp lại mang sự bất ngờ trong mở đầu là cái "mời em" rồi "mời trăng " làm cứ tưởng một bài tỏ tình ngọt lịm mà kết thúc hóa ra chỉ là nỗi nhớ lại vừa lên.

Đó là cái ghét thứ hai của tôi đối với anh, vì thơ tôi không viết thế được, trong mơ hoang của tôi không có lời mời ngào ngào như thế, có chăng chỉ là chút hư ảo mang theo nỗi buồn, đọc câu đầu dể suy ra những con chữ của câu hai.

Nói đến sự suy ra của những con chữ, thì lại vướng đến cái ghét thứ ba của tôi, đó là sư bén nhạy, bén nhạy đến kinh ngạc trong cách bắt nhịp, cách kết hợp cấu tứ và cách cảm khi anh viết những bài thơ mang theo hơi hướng của Trịnh, Của Ngô (Thụy Miên):

Nắng cài trên tóc
Nắng cài trên đầu
Nắng chạy về đâu?

Em về ngang phố
Em bước qua cầu
Đời tôi xôn xao
Em bước qua cầu
Tôi lạc về đâu?

Tóc mây cài lược
Áo dài lướt thướt
Mà sao tôi buồn
Vô tình nắng rơi
Vô tình đánh rơi
Để tôi lạc loài…

Đọc mấy dòng này, dù tôi biết có trịnh trong đó, nhưng không dễ gì bắt gặp, dù không phải tự cao nhưng tôi cũng nhìn nhận rằng mình cảm được Trịnh cũng đã ở một tầm cao rồi, nhưng trong bài thơ này tôi không tìm được, tôi chỉ thấy chính anh, cả ở Miên cũng vậy:

Thụy bây giờ về đâu
Khi tình không còn nữa
Xác thân nào mục rữa
Trên cọc nhọn huy hoàng

Thụy bây giờ về đâu
Khi bóng chim tăm cá
Phơi xác dưới mặt hồ
Từ muôn trùng chia xa

Người lặn sâu trong bùn
Chưa tìm ra ý nghĩa
Tôi lưu lạc giữa trời
Đào lấy đâu chân lý?...

Khác với bài trước, ta gặp ngay Miên ở câu đầu tiên, nhưng hay ở chổ tôi chả gặp sự lập lại nào trong ý một cách rõ ràng cả, điều mà rất dễ bị ở những thể loại thơ tương tự như thế này, thế nên tôi không cách nào không ghét anh được, vì tôi không cách nào làm được điều ấy cả.

Điều ghét lớn nhất và cuối cùng của tôi đối với anh là hình như ở mọi thể loại thơ anh điều viết được và điều không kém (thật ra phải nói là hay, nhưng tôi không thèm thừa nhận thôi) thử một bài tự do xem, thể loại tôi hay viết vì viết dễ nhất đối với tôi :

Một thuở
Em nói “Paris mầu rượu chát”
Trầm môi mình
Nhuộm cả hoàng hôn…

Paris mùa này trời đã lập đông
Sẽ thôi nắng,
Tuyết rơi đầy lên nữa.
Và có:
“Bao nhiêu là lá mà gió lẻ…”?*
Để tay em
Lần lựa,
Kiếm tìm…

Bàn tay trong một ngày ngun ngút gió
Níu nghìn trùng,
Chỉ nhặt mù khơi.
Nhặt lại hàng cây bên đường xơ xác,
Nhặt ánh nắng nghiêng xuyên phớt ráng chiều.


Thế đấy tôi ghét đến mức hết nói nỗi rồi, mọi người hãy thử đặt trường hợp là tôi xem thử xem có ghét anh được không cơ chứ.....




Phần 2: tình dường như mộ ( viết khi nào bớt ghét)


RE: Chất nhân văn trong thơ của Lãnh - hothiethoa - 28-03-2013

Sao không ai ghét mình hết ta! 016


RE: Chất nhân văn trong thơ của Lãnh - lanhdien - 28-03-2013

Cảm ơn BTLT đã ghét hỉ.

Ghét mà rứa thì tụi kia xúm lại chém ka chết đó đệ ui laughing


RE: Chất nhân văn trong thơ của Lãnh - Biên Thành Lãng Tử - 28-03-2013

Đệ cố ý mờ laughing