Thi Ẩm Lâu
Mình phải làm sao đây? - Phiên bản có thể in

+- Thi Ẩm Lâu (https://thiamlau.com/forum)
+-- Diễn đàn: Tửu Lầu (https://thiamlau.com/forum/forum-5.html)
+--- Diễn đàn: Tác Văn Lâu (https://thiamlau.com/forum/forum-7.html)
+--- Chủ đề: Mình phải làm sao đây? (/thread-441.html)



Mình phải làm sao đây? - lenne - 30-03-2011


“Ngày xưa có một gia đình nghèo sát đất. Nhà chỉ mỗi một cái chõng tre, nằm chung cho cả hai vợ chồng và đứa con trai lên sáu.
Đứa con bao giờ cũng nằm giữa.

Tuy nghèo vật chất nhưng tình cảm yêu thương gia đình rất đầm ấm. Vào một đêm hè gió mát, đang trong giấc ngủ vùi, chị vợ nghe có tiếng chân người chạy rầm rầm trên mái nhà tranh xiêu vẹo.

Chị căng tai nghe ngóng. Đúng là những tiếng chân đang chạy lung tung trên mái nhà. Chị quyết định lén ra ngoài sân để nhìn xem là ai.

Vừa nhìn lên mái nhà, chị loá mắt vì màu vàng phát ra từ thân thể của một lão già. Lão ta quần xe điếu bó háng, đang chơi trò thả diều ngay trên mái nhà của chị.

Không kìm được sự kỳ lạ vừa thấy, chị buột miệng kêu lên: “Ối trời ơi! Người lão kia bằng vàng”.


[Hình: 1735241753-1-2091810023-Love_heart.jpeg]

Nghe tiếng nói, lão già ngừng thả diều, nhìn xuống, cũng hốt hoảng kêu lên: “Ôi, ta bị lộ rồi!
Vậy ta cho nhà ngươi một ân huệ, hễ tay nhà ngươi chạm vào vật gì đầu tiên, vật ấy sẽ thành vàng ròng”.

Nói xong, lão già cười gớm ghiếc, thòng răng nanh như quỉ sứ và bay vút lên không trung.
Chị vợ hãi hùng thét lên, xoay người ôm chầm đứa con trai nằm cạnh. Lúc này chị vợ đã hoàn toàn thức giấc.
Chị dụi mắt. Chị há hốc mồm khi nhìn thấy đứa con trai của mình cũng toàn một màu vàng rực như lão già kia.
Đứa con trai của chị đã hoá vàng, y như lời phán của lão già thả diều. Chị lật đật gọi chồng dậy.

Cả hai vợ chồng đều há hốc mồm, nhìn sững đứa con lúc này đã phát ánh vàng rực cả căn nhà tồi tàn rách nát.


Thế rồi, ngạc nhiên cũng hết. Căng thẳng cũng qua. Thời gian lại trôi. Đói nghèo lại dằng dặc.
Họ quyết định cắt xẻo những vùng trên cơ thể đứa con để bán mà vẫn không làm chết nó.
Họ xẻo từ từ , lạng mông, cắt tai, xẻo môi... đem bán, vì những thứ ấy toàn bằng vàng.
Bán những thứ ấy vẫn không chết được con họ. Bây giờ thì họ đã rất giàu.

Họ xây nhà, họ ăn sang mặc đẹp. Nhưng lòng tham vô đáy cứ thúc đẩy, họ lại chặt đến tay, chân thằng bé...
để bán lấy tiền mà xây lâu đài, sống xa hoa phung phí.


Rồi đến một ngày nọ, lòng tham vô đáy thống trị hoàn toàn, họ moi lồng ngực thằng bé để lấy cả trái tim đem bán, nhưng tay họ đã dính đầy máu me, vì trái tim không hoá vàng.

Trái tim của đứa con vẫn đỏ hỏn, vẫn thoi thóp đập, vẫn không hoá vàng.

Chị vợ hãi hùng hỏi chồng: “Mình phải làm sao đây?”.

Anh chồng cũng hãi hùng hỏi vợ: “Mình phải làm sao đây?”. Cả hai vợ chồng hãi hùng cùng hỏi: “Mình phải làm sao đây?”.


Chuyện cổ tích của bác nông dân hàng xóm đến đấy là hết.

Nhưng câu hỏi trong chuyện cổ tích cứ chờn vờn mãi trong tôi cho đến tận bây giờ.

Và hôm nay, tôi cũng hãi hùng chuyển câu hỏi đến quý bạn đọc: “Mình phải làm sao đây?”.



suutam



RE: Mình phải làm sao đây? - Vũ Thiên Di - 30-03-2011

Có những câu hỏi & câu trả lời chỉ có thể dành cho người trong cùng hoàn cảnh ấy dongdong ah. Bởi vì khi khách quan, con người ta ai cũng sáng suốt mà bình tĩnh trả lời logic. Nhưng khi đứng cận bờ vực thẳm / nếu có thể làm lại một lần nữa / không còn tia hy vọng nào khác... con người ta mới bộc lộ được cái câu trả lời thật nhất... love struck



RE: Mình phải làm sao đây? - lenne - 05-04-2011

Núi Bà Đen

Ngày xưa, núi Bà Ðen có tên gọi là Núi Một. Trên đó có một tượng Phật bằng đá, rất linh thiêng. Dân chúng rủ nhau chặt cây lá dọn đường lên núi cúng Phật.

Người lên núi thường phải đi từng đoàn, vì dọc đường có rất nhiều beo cọp. Có một người con gái tên là Lý Thị Thiên Hương, văn hay võ giỏi, gốc ở Trảng Bàng.

Vào mỗi ngày rằm trăng sáng, cô hay lên núi lễ Phật. Trong làng, có chàng trai tên là Lê Sĩ Triệt để ý cô, đem lòng thương mến.


Vì thấy cô có nhan sắc, một ông quan nọ định dùng võ lực bắt cô đem về làm thiếp. Ông ra lệnh cho một thầy võ thi hành kế gian. Khi cô Lý bị thầy võ kia đánh bại, sắp gặp nạn, thì Lê Sĩ Triệt xông ra cứu thoát.

Về nhà, cô thuật truyện lại, được cha mẹ đồng ý gả cô cho chàng trai cứu mạng. Vào lúc ấy, Võ Tánh đang chiêu binh giúp Gia Long đánh nhà Tây Sơn, Lê Sĩ Triệt ra tòng quân.

Một hôm, giữa lúc đang chờ chồng trở về đoàn tụ, cô đang cầu khẩn trên núi thì có một bọn cướp đến vây bắt. Cô chạy thoát vào rừng trốn, rồi mất tích luôn.


Sang đời vua Minh Mạng, có một vị hoà thượng trụ trì trên núi Tây Ninh ngày kia đang niệm Phật, bỗng thấy một người con gái mặt đen nhưng xinh đẹp hiện ra nói văng vẳng:

"Ta đây họ Lý, khi 18 tuổi bị rượt bắt nên té xuống hố chết. Nay ta đã đắc quả, xin Hoà Thượng xuống triền núi phía Ðông Nam tìm thi hài ta mà chôn cất dùm". Vị hoà thượng này y lời, đi tìm xác cô, đem về chôn cất.


Câu chuyện đồn đãi ra tới tai Thượng Quốc Công Lê Văn Duyệt. Ông bèn lên núi tìm hiểu hư thực, và hứa dâng sớ về triều phong chức cho cô gái họ Lý này, nếu cô linh hiển cho ông thấy tận mắt sự thật.

Cô bèn nhập vào xác một đưá con gái, nói rằng: "Hồn của thượng quan sau này sẽ được chức thần kỳ vinh hiển, nhưng xác của thượng quan sẽ bị hành hạ". Lê Văn Duyệt nói: "Bổn chức không cầu xin cho biết tương lai mình, mà chỉ muốn biết rõ căn nguyên của nàng".

Xác cô gái rơi nước mắt, kể lại câu chuyện chết oan ức của mình, và nhắc lại duyên nợ tiền định với chàng Lê Sĩ Triệt.


Theo lời kể, sau khi Võ Tánh tự hoả thiêu ngày thành Bình Ðịnh thất thủ, Lê Sĩ Triệt được phong chức chỉ huy 2 tỉnh Khánh Hoà và Bình Thuận. Hai người vì chưa sống chung chạ nhau, nên được trường sinh bất tự

Nhờ vậy, nàng trở thành tiên thánh, xuống cõi trần thế để cứu nhân độ thệ Kể dứt lời, cô gái nọ té nhào, bất tỉnh hồi lâu mới dậy. Lê Văn Duyệt đã thay mặt vua, phong cho cô Lý thị Thiên Hương chức vị "Linh Sơn Thánh Mẫu", ngự ở Núi Một, tức là núi Bà Ðen ngày nay ở Tây Ninh.

Núi Bà Ðen nổi danh là một địa thế linh hiển, kỳ bí, nhiều phép lạ, khó ai giải thích được.









RE: Mình phải làm sao đây? - kanguru - 24-07-2013

Bài học từ vụ cướp ngân hàng


Trong vụ cướp nhà băng được cho là ở tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc, một tên cướp hét lên: "Tất cả đứng im, nên nhớ tiền thuộc về nhà nước, còn mạng sống thuộc về mỗi người ở đây!". Mọi người trong ngân hàng nghe xong liền im lặng nằm xuống. Điều này được gọi là: "Cách thức khai tâm - Thay đổi những suy nghĩ theo lối mòn".

Có cô nhân viên nằm trên bàn trong tư thế khêu gợi, một tên cướp hét lên: "Làm ơn cư xử văn minh, chúng tôi là cướp chứ không phải những kẻ hiếp dâm!". Điều này được gọi là "Hành xử chuyên nghiệp - Chỉ tập trung vào công việc mà bạn được huấn luyện".

Khi tên cướp quay lại, một tên cướp trẻ hơn (có bằng MBA) nói với tên cướp già hơn (kẻ mới tốt nghiệp hết phổ thông): "Đại ca, có phải đếm xem chúng ta cướp được bao nhiêu?". Tên cướp già gằn giọng: "Mày ngu lắm, bao nhiêu tiền, đếm thế nào được? Đợi đi, tối nay TV sẽ nói chúng ta cướp được bao nhiêu!". Điều này được gọi là: "Kinh nghiệm - Ngày nay thì kinh nghiệm quan trọng hơn giấy tờ, sách vở".

Sau khi băng cướp rời khỏi, giám đốc chi nhánh định gọi báo cảnh sát. Kế toán trưởng vội vã chạy đến, thì thầm vào tai ngài: "Đợi đã, hay để 5 triệu chúng ta biển thủ vào trong số bị băng cướp lấy mất!". Điều này được gọi là: "Bơi theo dòng nước - Chuyển đổi những tình huống bất lợi trở thành thuận lợi".

Người giám đốc tự nhủ: "Vậy thật tuyệt nếu cứ mỗi tháng lại có một vụ cướp!". Điều này được gọi là: "Hãy loại bỏ những điều khó chịu - Hạnh phúc là điều quan trọng nhất".

Ngày hôm sau, TV đưa tin 100 triệu đã bị cướp khỏi nhà băng. Những tên cướp đếm đi đếm lại thì chỉ có 20 triệu. Chúng rất giận dữ: "Chúng ta mạo hiểm mạng sống của mình chỉ để lấy 20 triệu, bọn lãnh đạo chỉ ngồi chơi mà cướp được 80 triệu. Đúng là học hành, có bằng cấp thì mới được ngồi cái ghế đấy, cướp tiền siêu đẳng hơn chúng ta!". Điều này giải thích tại sao: "Kiến thức thì giá trị như vàng".

Cuối cùng người chủ ngân hàng mỉm cười bởi sự mất mát của ông trong cổ phiếu công ty khi vụ cướp xảy ra. Điều này cho chúng ta biết: "Cơ hội luôn đi kèm với rủi ro".

NGOISAO.NET


RE: Mình phải làm sao đây? - kanguru - 22-08-2013

Chuyên sửa mũ cho vua, nhổ gai cho hổ






Có người thợ rèn nọ thường gánh đồ nghề đi khắp làng để sửa chữa đồ dùng cho mọi người. Vì ông làm việc khéo léo, lại tốt bụng và giá cả cũng phải chăng nên có rất đông khách hàng. Chỉ dựa vào công việc này mà ông có thể nuôi sống cả gia đình.

Một hôm, ông lại gánh đồ nghề đi trên đường làng như mọi khi. Bỗng nghe tin Hoàng thượng sắp đi qua đây. Ông vội tránh vào vệ đường và qùi rạp xuống, hy vọng có cơ hội ngắm nhìn dung nhan thánh thượng.

Không ngờ, ông có cảm giác như là tiếng vó ngựa rất gần mình. Ông tò mò ngẩng đầu lên, thì thấy ngự giá của Hoàng thượng đang ở ngay trước mặt. Quá sợ hãi, ông vội dập đầu lia lịa xin tha tội.

Hoá ra khi đi ngang qua người thợ rèn, Hoàng thượng nhìn thấy gánh đồ nghề bên cạnh ông nên nghĩ ông là một người thợ sửa chữa. Lúc này vương miện của Hoàng thượng đang có mấy chỗ lỏng lẻo vì xe quá xóc, nên nhà vua mới quyết định đỗ lại để sửa chữa.

Người thợ rèn vội quì xuống bắt đầu sửa vương miện. Nhà vua thấy tay nghề của ông giỏi, nên rất ưng ý, thưởng ngay cho ông một trăm lạng bạc.
Người thợ rèn sung sướng chạy như bay về nhà. Nhưng ông chợt nhìn thấy có một con hổ ở bên vệ đường. Ông vô vùng sợ hãi song vội định thần lại, vì thấy con hổ hình như không có ác ý gì. Nó đang giơ cao một chân trước lên, nét mặt lộ rõ vẻ đau đớn.

Ông lấy hết can đảm tiến lại phía con hổ, phát hiện chân nó bị một cái gai rất to đâm vào. Ông vội vàng lấy dụng cụ ra, giúp con hổ bỏ cái gai đó đi. Con hổ tỏ ra rất biết ơn và đền ơn ông một con hươu to.

Người thợ rèn cảm thấy vô cùng tự hào và hãnh diện. Từ hôm đó, ông không gánh dụng cụ đi khắp nơi nữa, mà treo một cái biển to trước cổng nhà với nội dung: “Chuyên sửa mũ cho vua, nhổ gai cho hổ”.

Nhưng cũng từ đó, công việc làm ăn của ông ngày càng sa sút, khiến gia đình khốn đốn.