Thi Ẩm Lâu
Sơn Phòng Xuân Sự - Sầm Tham - Phiên bản có thể in

+- Thi Ẩm Lâu (https://thiamlau.com/forum)
+-- Diễn đàn: Tửu Lầu (https://thiamlau.com/forum/forum-5.html)
+--- Diễn đàn: Thi Ẩm Lâu (https://thiamlau.com/forum/forum-6.html)
+---- Diễn đàn: Dịch thi viên (https://thiamlau.com/forum/forum-19.html)
+---- Chủ đề: Sơn Phòng Xuân Sự - Sầm Tham (/thread-435.html)

Pages: 1 2 3 4


RE: Sơn Phòng Xuân Sự - Sầm Tham - chopmat - 18-06-2011

Ơ! Sơn với Viên nếu máy tính bạn có cài java thì cứ vào bên viethoc mà tra. Tớ thấy có nhiều nghĩa lắm có mà nhỉ.

Mình ko nghĩ là Sầm Tham lại khúc khuỷu như vậy chỉ vì là người đời sau. Trong này ko nhầm thì mình có dịch 1 bài nói về Điện Thủy Long Chu của Tùy Dượng Đế. Tiền triều của Đường triều. Tớ thấy họ gọi thẳng cả tên cung này cung nọ cơ mà nhỉ. Nhà Đường đương thời nhờ 1 loạt danh tướng vốn con dân từ thời nhà Tùy ( Tần Thúc Bảo , Trình Giảo Kim ... ) phang nhà Tùy túi bụi. Tùy Dượng Đế 16 năm tại vị cuối cùng chết thảm. Thù sâu tựa bể mà tớ thấy có ai né tránh gì đâu. Sát sạt còn chẳng thèm kiêng cữ gì. Hà cớ gì cái thời Lục triều xa lắc lại phải né nhỉ tongue




RE: Sơn Phòng Xuân Sự - Sầm Tham - phieuvu - 18-06-2011

Mình không nghĩ việc gọi Đông Uyển hay Lương Viên là có gì tránh né. Như Sầm Tham đã viết, lúc mà Sầm Tham cảm tác bài thơ này là lúc mà Đông Uyển đã suy tàn rất nhiều. Bạn đừng quá câu nệ tại sao Sầm Tham không gọi Đông Uyển mà là Lương Viên, theo mình, nó chỉ có ý nghĩa thanh vận mà thôi. Giả sử:

Đông Uyển nhật mộ loạn phi nha

chắc sẽ đánh mất cái hay của câu chữ đúng không?

Thỉnh thoảng khi viết thơ, để tránh lạc vận, mình tin không ít những nhà thơ sẽ sử dụng cách gọi riêng của mình để nói về những nơi đã quen thuộc, hoặc những thứ đã quen thuộc.

Một lần nữa, mình khẳng định là rất nhức đầu nếu nói về lịch sử, nên dính dáng đến sử thì mình bó tay.

Về hai từ đó, mình nghĩ nó có nhiều nghĩa là đúng, nếu bạn tra tiếng hán. Nhưng mà, theo như mình tra từ điển hoa việt, và đúng chính xác từ tiếng hoa của nguyên tác, thì chỉ có nghĩa vậy thôi!!!


RE: Sơn Phòng Xuân Sự - Sầm Tham - chopmat - 18-06-2011

Mình ko ngủ được đâu. Chắc tại bạn đấy.

Để mình tra từ điển giùm cho bạn vậy. Từ điển Hán Việt Thiều Chửu đấy nhé.

山 : Sơn, san
1 - Núi. Giữa chỗ bằng phẳng có chỗ gồ cao lên hoặc là đất hoặc là đá hoặc cả đá lẫn đất, cao ngất gọi là núi.
2- Mồ mả. Như San lăng 山陵 , San hướng 山向 đều là tên gọi mồ mả cả.

山 : Mả của Vua thì gọi là Sơn

园 : Viên
1- Vườn , chỗ đất trống để trồng hoa quả, rau dưa.
2- Chỗ để chơi riêng.
3- Lăng tẩm các vua đời xưa và mồ mả các phi tần cũng đều gọi là viên cả.

Còn cái chuyện mà để cho nó đúng niêm luật nên phải gọi chệch ra thế thì mình mới nghe lần đầu. Nếu ngại Đông Uyển ko đúng niêm thì cụ cứ tương :

"Thư Dương nhật mộ loạn phi nha," cũng được mà. Đằng nào trong cái thành Thư Dương này cũng chẳng chỉ còn mỗi cái Đông Uyển. Lại có cả núi trong núi ngoài nữa. Đọc lên là thấy có núi ngay mà.



RE: Sơn Phòng Xuân Sự - Sầm Tham - phieuvu - 18-06-2011

Thú vị đây, xem ra chúng ta chỉ còn biết chờ đến một niên đại nào đó, khi mà con người chế ra cỗ máy thời gian, thì mình sẽ mời bạn cùng quay về thời điểm Sầm Tham viết bài thơ này để bàn luận đúng sai ha.

Còn bây giờ, mình xin bày tỏ quan điểm của mình, dĩ nhiên là nó chưa chắc đúng, nhưng mà chúng ta tranh luận cho vui:

Thứ nhất, nếu viên và san bạn nghĩ rằng nó đồng nhất với mồ mả, thì hiếm có mồ mả nào lại xây chung với nhà (tam lưỡng gia), và "đình thụ" tức "cây trong sân", nghe có vẻ hợp lý hơn nếu là cây trong sân nhà, sân vườn, chứ nếu cây trong sân mộ thì...mình không phải nói không có, nhưng hơi ngộ và lạ.

Thứ hai, chuyện hoán đổi vận sao cho phù hợp thanh điệu của câu thơ là thường xuyên trong thơ, bất kể thơ đường hay thơ tự do, lục bát, song thất lục bát. Điển hình, xin nhắc về một câu thơ nổi tiếng của Bồ Tùng Linh:

"Thập niên phả đắc Hoàng Châu ý"

trong đó, Hoàng Châu ý chỉ nơi ở lúc nhỏ của một người có tên Tô Tử Chiêm. Ông này có sở thích ép người nói chuyện ma.

Tại sao Bồ Tùng Linh không bảo:

"Thập niêm phả đắc Tử Chiêm ý" cho đích xác danh tính, mà phải thành Hoàng Châu ý? Ở đất Hoàng Châu đâu phải thiếu người, Hoàng Châu ý biết ám chỉ ai?

Nhưng dựa theo bối cảnh bài thơ, dựa theo nội dung nữa, thì Hoàng Châu ý chính là đại diện cho Tô Tử Chiêm, vì không ai khác ngoài ông ở đất Hoàng Châu, lại có thói quen lạ giống Bồ Tùng Linh, nên mới có câu "thập niên phả đắc"

Nhưng trong bối cảnh Sơn phòng xuân sự,

"Thư Dương nhật mộ loạn phi nha"

so với tổng ý bài thơ, làm sao người đọc biết là tác giả đang tả cái nơi nào trong thành Thư Dương, một nơi có nhà xơ xác, quạ bay tiêu điều, cây trong sân, và tác giả viết ở một gian phòng trên núi, giữa lúc mùa xuân, ngoài mấy chi tiết này, thì không còn căn cứ gì để suy đoán ra địa điểm nữa. Mà mấy chi tiết này đủ để vẽ nên địa điểm chăng?

Thứ ba, trong thành Thư Dương, có Đông Uyển là khu vườn lớn nhất thì đúng, nhưng mà nếu nhắc vườn ở thành Thư Dương, bạn dám chắc chỉ có một vườn Đông Uyển sao? Vườn nhà dân là vườn, vườn nhà quan cũng là vườn. Huống chi, tác giả có thể đến thăm một thôn xóm nào đó hoang tàn, chỉ còn lại một mảnh vườn xơ xác, thì vẫn hội đủ những chi tiết mình nói. Đó là lý do tác giả phải chỉ đích xác nơi mình đang tả trong thơ.

Tóm lại, nếu bạn nghi ngờ Lương viên là mộ nhà họ Lương, Sơn phòng cũng liên quan đến Lương mộ, thì mình hết ý kiến rồi, hì hì. Mỗi người mỗi cảm nhận đi ha!!!


RE: Sơn Phòng Xuân Sự - Sầm Tham - chopmat - 18-06-2011

Ko sao. Tranh luận chút cho vui mà bạn tongue

Nhân thấy bạn nhắc đên Bồ Tùng Linh, tớ hỏi bạn luôn. Bạn đã khi nào từng đi qua Bồ Tùng Linh Viện ở Sơn Đông hay di tích Thập Tam Lăng ở Bắc Kinh chưa. Tớ thì may mắn được đi qua chơi 5 hay 7 lần gì đấy. Cũng mang tiếng là khu Lăng mộ của 13 vị vua Minh triều, hay nơi chôn cất Bồ Tùng Linh. Rộng bao la bát ngát (BTL viện tớ nghĩ chu vi cũng đến chục dặm, Thập Tam Lăng cỡ cũng 40 dặm là ít) , cái mộ chí thì bé tí. To là to các cái khu tiểu cảnh phòng ốc ao vườn. Nhưng cả cái khu đấy người TQ định nghĩa là "Lăng mộ". Thời xưa họ xây hoành tráng thế, y như thể các vị đó vẫn còn sống vậy. Cũng nhà cửa sân vườn ao hồ đầy đủ nhé. Cũng có Giả Sơn nhưng nó ko to được như núi thật.

Những nhà cửa đấy đương nhiên là ko dành cho người sống ở. Ngày xưa hoang phế thì có thể có nhiều quạ bay vào trú ngụ. Giờ nhộn nhịp khách tham quan , chắc quạ nó ko dám ở nữa.

"Cực mục tiêu điều tam lưỡng gia" Cái này là đứng ở trong khu Lăng mộ họ Lương mà nhìn ra xa tít ngoài kia. Chỉ thấy tiêu điều có vài nóc nhà. Ờ thì đúng rồi. Ngày xưa có ai rảnh mà đi cất nhà cạnh khu Lăng mộ người chết mà ở đâu. Hơn nữa nếu là mộ tiên quân đương triều đương nhiên sẽ cấm dân bén mảng đến ở trong chu vi bao nhiêu dặm gì đấy. Mộ họ Lương ko phải là mộ tiên quân đương triều có lẽ cũng có vài ba vị rảnh rang đến ở bên ngoài quần thể này. Cụ này đứng trong khuôn viên khu lăng mộ này nhìn quanh mà than thở ra thơ. Chứ đứng bên ngoài nhìn sao được vào trong mà than được. Tớ cũng vậy. Kô thể đứng ở quảng trường Ba Đình mà nhìn được nhà sàn của Bác.

Làm thơ người ta làm từ câu đầu đến câu cuối, bí đâu thì bẻ vần đấy. Thơ Đường luật cũng có đến 4 dạng vần luật. Ko làm vần bằng thì nhảy sang vần trắc. Chứ ai lại như bạn nói, làm mấy chữ sau trước rồi thấy chữ đầu cái nào hợp vần thì cho vào. big green Ko làm được đúng vần nữa thì họ nhảy sang dạng Cổ phong. Can chi chỉ vì 1 chữ khác thanh vận mà họ bẻ quẹo cả 1 cái tên như vậy.

Dần dần qua bạn mình đã biết big green Thành Thư Dương rất là sầm uất nhộn nhịp (có cả hồ đi thuyền câu cá cơ mà) lại được xây trên núi cho anh em tập tành leo núi. Nếu có Giả Sơn trong thành thì trên cái Giả Sơn đấy có cả 1 khu vườn và phong ốc nghiêm chỉnh. Anh em có thể leo lên đó mà than thở được.

Ngoài Hà Nội có mấy cái hồ bé bé như hồ Thiền Quang , Hồ Hoàng Cầu , Hồ Ba Mẫu có thể đi thuyền câu cá được. Nhưng hồi xưa mình hay đi tập thể dục chạy quanh mấy hồ này. Xem ra 1 vòng hồ cũng cỡ 2 cây số. Chu vi Thư Dương có vài dặm xem ra cũng chỉ bằng cái công viên Thống Nhất. Và có lẽ Đông Uyển được dựng giữa hồ còn Giả Sơn thì được đắp xung quanh hồ nhỉ.

Bạn sắp giải thích được cho tớ rồi.
Sơn phòng = nhà trên núi.

Vậy :
Giang phòng = nhà trên sông.
Hồ phòng = nhà trên hồ.
Hải phòng = nhà trên biển
Lâm phòng = nhà trong rừng.

Còn :
Sơn lăng = Lăng trên núi.
Sơn hướng = Hướng trên núi


RE: Sơn Phòng Xuân Sự - Sầm Tham - chopmat - 18-06-2011


Tớ cứ nói lại cho chắc: Ko phải là tớ nghi ngờ "Lương Viên" là lăng mộ họ Lương mà là tớ khẳng định thế vì nó vốn chỉ có nghĩa như là thế. Có chăng là mấy bạn kia với cái quyển sách gì đó mới nghi ngờ "Lương viên" là "Đông Uyển" nên mới quơ nhằng vào để chú thích.

Nhưng dù sao mình cũng rất muốn nghe ý kiến của bạn (có thể nhiều người hơn nữa có ý kiến giống bạn càng tốt).

Mình sẽ sửa và rút kinh nghiệm ngay trong thời gian tới. Với điều kiện là bạn phải chăm ghé chơi với tớ hơn nữa nhé. hehe... Tớ cám ơn rất nhiều.




RE: Sơn Phòng Xuân Sự - Sầm Tham - phieuvu - 19-06-2011

Nếu bạn quá chắc chắn với nhận định của bạn, thì mình không còn gì để nói. Ai thì mình không biết, nhưng nếu là một bài thơ đã được hội nghiên cứu quốc học dịch ra, hẳn có độ đáng tin của nó. Bởi vì, bản dịch này không phải chỉ do một người, mà là những nhà thơ có tiếng tăm và học giả uyên bác đã thông qua. Tuy nhiên, nếu bạn tin rằng mình không sai, thì mình dĩ nhiên cũng chẳng thể nói bạn sai. Mình vẫn là câu đó, mỗi người mỗi nhận định.

Chỉ nhưng, chúng ta đều là hậu nhân, đừng nói hai chữ 'khẳng định' cứ như thể đó phải là điều tất yếu. Chúng ta không sống thời Sầm Tham, không thể lấy suy nghĩ của chúng ta để hiểu được vì sao tác giả lại làm thế. Còn về vụ Lương Viên có phải là Đông Uyển không, bạn cứ lục thêm những sách điển cố, tất có đáp án, không cần tranh luận chi cho mệt.

Cuối cùng, mình chỉ là khách vãng lai nhâm nhi bài thơ này một tí thôi, cũng không định đào sâu, nên chúng ta dừng ở đây vậy. Mỗi người mỗi lý, tin chắc là không ai sẽ thuyết phục nổi ai, vậy hãy để thời gian minh chứng nhé!

Cám ơn đã bàn luận cùng mình. Dù sao, đây là một bài thơ hay không thể chối cãi, hì hì.


RE: Sơn Phòng Xuân Sự - Sầm Tham - chopmat - 19-06-2011


Cám ơn bạn rất nhiều. Vì có cuộc trao đổi này mà nảy ra nhiều cái thú vị. hehe...

Đương nhiên, tớ ko nói cái hội nghiêng kíu gì gì đó của bạn có sai sót những đâu. Có thể họ chỉ nghiêng kíu cái vườn "Đông Uyển" là của Lương Hiếu Vương thôi. Nhưng cái đó lại bị người khác vơ quàng vào để chú thích nhằng.

Tớ thì tớ cứ khẳng định thế đấy. Rồi tớ sẽ chứng minh ngay bằng 1 bài nữa :

Sơn phòng xuân sự nhị thủ kỳ nhất - Sầm Tham

Bài này chỉ là bài thứ 2 trong "Sơn phòng xuân sự nhị thủ" của Sầm Tham mà thôi.

Cái bài 1 kia xem ra cũng bị mấy vị bốc học, dịch và chú thích nhằng.

Bạn nhớ xem và lại góp ý cho tớ nhé. Tớ sẽ lại sửa chữa.

big green






RE: Sơn Phòng Xuân Sự - Sầm Tham - chopmat - 19-06-2011

山房春事 二首其一 Sơn phòng xuân sự nhị thủ kỳ nhất.
岑參 - Sầm Tham


風恬日暖盪春光,戲蝶游蜂亂入房。
數枝門柳低衣桁,一片山花落筆床。

Phong điềm nhật noãn đãng xuân quang,
Hí điệp du phong loạn nhập phòng.
Sổ chi môn liễu đê y hãng,
Nhất phiến san hoa lạc bút sàng.

Dịch thơ :

Nhà mộ tiết xuân bài 1.

Gió êm xuân lặng ngát từng không,
Bướm vãn ong ve xớn xác phòng.
Trướng điều rủ xuống dăm manh phướn.
Giá bút rơi nghiêng một cánh hồng.

----------
Tớ sẽ chỉ cho bạn cái chỗ các vị bốc học kia dịch nhằng nhé. Đó là câu 3 :

"Sổ chi môn liễu đê y hãng"
Họ dịch là "Vài cành liễu ngoài cửa rủ xuống cái mắc áo"
Họ còn chú thích lăng nhăng là cái "Sơn Phòng" này là cái phòng trên núi của ông bạn thân nào đó của bác Sầm để hợp lý hóa cái câu dịch ngớ ngẩn đấy.

Nếu họ biết tên gọi của các vận dụng trong việc thờ tự xưa thì họ sẽ ko dịch thế.

Nơi các bàn thờ hay điện thớ, ở nơi kèo gỗ phía trên có treo các tấm trướng vải + tua phướn để trang trí. Cái tấm đó gọi là "Y Môn". Các cụ nhà ta xưa nay cũng vẫn sử dụng cách gọi này.

Tấm "Y Môn" có 2 phần :
1- "Y Hãng" : Là cái trướng vải treo ngang. Nó che phủ cái kèo gỗ phía trên nên mới gọi như thế (nôm na là cái "áo của cái kèo nhà"
2 - "Môn Liễu" : Là các nhánh diềm cũng bằng vải . May thành băng dài và treo rủ xuống trước cái "Y Hãng"

2 cái "Y hãng" và "Môn liễu" này là 1 bộ ko thể tách rời (ko thể thiếu 1 trong 2 cái) nên họ gọi tắt cái bộ này là "Y Môn"
Cũng có nhiều kẻ giàu có người ta dùng các tấm Y Môn bằng gỗ chạm có sơn son thiếp vàng. Nhưng trên các tấm đó họ vẫn chạm trổ đủ cả "Y Hãng" với "Môn Liễu". Dân trong nghê nó gọi nôm na là Rèm Mành.





RE: Sơn Phòng Xuân Sự - Sầm Tham - chopmat - 19-06-2011

Đây là tấm Y Môn treo trên điện thờ hoặc nơi thờ tự.

[Hình: ymn.jpg]

Uploaded with ImageShack.us

Cái tấm căng ngang chính là "Y Hãng"
Mấy cái băng dọc rủ xuống phía trước nó gọi là "Môn Liễu"

Ban cứ lại góp ý cho tớ nhé. Tớ cũng sẽ lại xin nghiêm túc rút kinh nghiệm mà sửa chữa.

Tớ cám ơn bạn nhiều nhé.