Thi Ẩm Lâu
Sơn Phòng Xuân Sự - Sầm Tham - Phiên bản có thể in

+- Thi Ẩm Lâu (https://thiamlau.com/forum)
+-- Diễn đàn: Tửu Lầu (https://thiamlau.com/forum/forum-5.html)
+--- Diễn đàn: Thi Ẩm Lâu (https://thiamlau.com/forum/forum-6.html)
+---- Diễn đàn: Dịch thi viên (https://thiamlau.com/forum/forum-19.html)
+---- Chủ đề: Sơn Phòng Xuân Sự - Sầm Tham (/thread-435.html)

Pages: 1 2 3 4


Sơn Phòng Xuân Sự - Sầm Tham - chopmat - 28-03-2011

岑参
山房春事


梁园日暮乱飞鸦,
极目萧条三两家。
庭树不知人去尽,
春来还发旧时花。

Sầm Tham
Sơn phòng xuân sự

Lương viên* nhật mộ loạn phi nha ,
Cực mục tiêu điều tam lưỡng gia.
Đình thụ bất tri nhân khứ tẫn,
Xuân lai hoàn phát cựu thời hoa.

Dịch :

Nhà mộ tiết xuân.

Gò Lương bóng xế lao xao quạ,
Hút mắt đìu hiu mấy nóc nhà.
Cây mái đâu hay người khuất tận,
Xuân về lại trổ nét xưa xa.

-----------
Viên : Lăng tẩm của các vua chúa thời xưa hay mồ mả của các phi tần cũng gọi là Viên.
Lương viên : Lăng tẩm của hoàng tộc họ Lương.


RE: Sơn Phòng Xuân Sự - Sầm Tham - Ngạo - 28-03-2011

mượn chổ cất cái Xuân sự chút big green


RE: Sơn Phòng Xuân Sự - Sầm Tham - phieuvu - 17-06-2011

*cực mục = trông rất xa => vị thế của tác giả là đứng từ xa trông về Lương viên.

*Lương viên này không phải là lăng mộ đâu bạn à, là một vườn hoa đấy, trước kia nó có tên là Đông Uyển.

*Đình thụ bất tri nhân khứ tận = những cây trồng trong sân không biết được là người đã bỏ đi (tận chứ không phải tẫn)

Đây là một trong những bài thơ rất nổi tiếng của Sầm Tham, buồn nhất là hai câu cuối!!!


RE: Sơn Phòng Xuân Sự - Sầm Tham - chopmat - 17-06-2011

(17-06-2011, 08:34 AM)phieuvu Đã viết: *cực mục = trông rất xa => vị thế của tác giả là đứng từ xa trông về Lương viên.

*Lương viên này không phải là lăng mộ đâu bạn à, là một vườn hoa đấy, trước kia nó có tên là Đông Uyển.

*Đình thụ bất tri nhân khứ tận = những cây trồng trong sân không biết được là người đã bỏ đi (tận chứ không phải tẫn)

Đây là một trong những bài thơ rất nổi tiếng của Sầm Tham, buồn nhất là hai câu cuối!!!

Cám ơn bác rất nhiều vì đã nhiệt tình chỉ giáo. Em sẽ từ từ nghiêm túc rút kinh nghiệm với bài này.

Nhưng có mấy điều còn đang phân vân. Bác cho em hỏi với ạ big green

1 - Vậy bác cho hỏi cái "vườn hoa Đông Uyển" này nó nằm ở chỗ nào ? Trong thành hay ở trên núi ạ ? Hay cả cái thành có vườn Đông Uyển này nó nằm trên núi ?

2 - Bác phân tích rằng :"Tác giả đứng từ xa trông về Lương viên" vậy tác giả có dùng ống nhòm ko sao mà thây được cái "Loạn phi nha" + "Đình thụ" với cái "Hoa" nở giống hoa năm trước ? Nhất là lại trong lúc trời chiều chạng vạng "Nhật mộ".

3 - "Tận" với "tẫn" em thấy viết hình như nó giống nhau hay sao ý ạ. Bác bảo là "tận" thì em cũng đồng ý nó là "tận" vậy.

Mong bác nhiệt tình thêm lần nữa tongue


RE: Sơn Phòng Xuân Sự - Sầm Tham - phieuvu - 17-06-2011

Trước tiên cho mình giới thiệu, mình là con gái nên đừng xưng bác, 040

1 - Theo kiến thức hạn hẹp mà mình biết, Lương Viên hay còn gọi Đông Uyển, do Lương Hiếu Vương (con của Lương Vũ Đế) lập ra để làm chỗ chiêu mộ anh hùng hào kiệt tứ phương. Mình không rõ địa điểm chính xác hiện tại của nó ở Trung Quốc, nhưng nó khẳng định là nằm trong thành.

2 - Có lẽ mình giải thích không rõ khiến bạn hiểu lầm, hi hi, tác giả đứng ở trong Lương Viên, nhưng mà ở một vị trí xa để nhìn về những sự hoang tàn của nó, như quạ bay tan tác, dăm ba mái nhà xơ xác, và cả những gốc cây nơi sân đình đang nở hoa.

3 - Nếu bạn đã nói tẫn hay tận đều giống nhau, thì mình cũng xin không ý kiến.

Những bài thơ bạn đăng lên, rất vô tình nhưng đa số đều là những bài thơ mình thích. Cảm ơn vì đã chia sẻ!!!


RE: Sơn Phòng Xuân Sự - Sầm Tham - chopmat - 17-06-2011

(17-06-2011, 10:25 PM)phieuvu Đã viết: Trước tiên cho mình giới thiệu, mình là con gái nên đừng xưng bác, 040

1 - Theo kiến thức hạn hẹp mà mình biết, Lương Viên hay còn gọi Đông Uyển, do Lương Hiếu Vương (con của Lương Vũ Đế) lập ra để làm chỗ chiêu mộ anh hùng hào kiệt tứ phương. Mình không rõ địa điểm chính xác hiện tại của nó ở Trung Quốc, nhưng nó khẳng định là nằm trong thành.

2 - Có lẽ mình giải thích không rõ khiến bạn hiểu lầm, hi hi, tác giả đứng ở trong Lương Viên, nhưng mà ở một vị trí xa để nhìn về những sự hoang tàn của nó, như quạ bay tan tác, dăm ba mái nhà xơ xác, và cả những gốc cây nơi sân đình đang nở hoa.

3 - Nếu bạn đã nói tẫn hay tận đều giống nhau, thì mình cũng xin không ý kiến.

Những bài thơ bạn đăng lên, rất vô tình nhưng đa số đều là những bài thơ mình thích. Cảm ơn vì đã chia sẻ!!!

Tớ xin lỗi tongue Tớ ko biết bạn là con gái kiss

Lương Viên còn gọi là Đông Uyển là do bên thivien.net có người nói vậy. Ở trong thành nữa đúng ko nào ? tongue
Thế vậy tớ cứ hỏi bạn trước : Cái đầu đề họ dịch là "Chuyện nhà xuân trên núi" thì có phải "Lương Viên" này ở trên núi đúng ko? Suy ra cái thành này nó cũng ở trên núi đúng ko?

Thành ở trên núi chỉ có khi là "Thành đồn" . Đóng quân trên điểm cao. Trong toàn lính tráng cả. Làm gì có ai rảnh lại đi xây cái "thành thị" cho quan dân rủ nhau lên núi ở chứ. Hay tại thời đó, dân tình họ thích môn thể thao này tongue




RE: Sơn Phòng Xuân Sự - Sầm Tham - chopmat - 17-06-2011

À tớ quên mất.

Cái "cực mục" : hút tầm mắt, vời vợi xa trông...

Tớ cứ giải nghĩa cả bài nhé.

Lương Viên buổi chiều nhập nhoạng bầy quạ bay xao xác,
Hút tầm mắt trông ra xa chỉ thấy vài ba nóc nhà tiêu điều.
Những cái cây nơi mái vườn không biết người nơi đây đi sạch ("khứ tận" hay "khứ tẫn" đều là cách nói tránh đi khi người ta đã đi về cõi vô tận - chít)
Xuân về lại trổ ra những bông hoa y như những năm cũ

Bạn cứ chỉnh lại. Tớ sẽ sửa. Tớ cám ơn bạn nhiều.

tongue


RE: Sơn Phòng Xuân Sự - Sầm Tham - phieuvu - 17-06-2011

Mình không hiểu ý bạn, tại vì mình chưa đọc qua bài này ở thi viện. Thỉnh thoảng mình hay đọc quyển sách "Đường thi trích dịch" của trung tâm nghiên cứu quốc học, và đây là những gì mình nhớ được từ đó^^.

À, bạn nói mình mới để ý, đúng thật là thiếu sót khi mình quên dịch luôn cái tựa của bài thơ. Nhưng mà Sơn Phòng Xuân Sự, phải dịch là cảnh xuân ở gian phòng trên núi, nếu dịch chuyện nhà xuân trên núi nghe hơi bị...khó hiểu. Mình xin được trích một đoạn trong quyển sách này nói về Lương Viên.

"Sách Tây Kinh Tạp Ký: Đời Lục Triều, Lương Hiếu Vương là con thứ vua Lương Vũ Đế mở vườn Đông Uyển ở trong thành Thư Dương chu vi hàng mấy dặm, để làm chỗ chiêu tập hài kiệt bốn phương, và những người du thuyết trong thiên hạ. Lương thường cùng tân khách và cung nhân hội yến trong vườn, rồi thả thuyền câu cá ở trên ao. Đời sau gọi vườn Đông Uyển là Lương Viên"

Nếu Lương Viên được xây trong thành Thư Dương, và Sầm Tham đặt tựa là Sơn Phòng Xuân Sự, thì có thể là thành này nằm trên núi, hoặc vả Lương Viên xây trên núi, mà ngọn núi nằm trong cái thành này. Phức tạp quá nhỉ, hihi.

Bản dịch của bạn giờ đã chính xác rồi, mình đâu còn gì để ý kiến. À, xin đừng hiểu lầm là mình định bắt bẻ gì, vì kiến thức của mình cũng hạn hẹp lắm thôi. Chỉ là gặp được bạn cũng yêu thích những bài thơ này, nên muốn đem ra bàn luận để học hỏi lẫn nhau. ^^


RE: Sơn Phòng Xuân Sự - Sầm Tham - chopmat - 17-06-2011

Đâu có hiểu lầm gì đâu. hehe.. Tớ thích lắm. Bạn vào chơi tớ vui hơn bắt được vàng. hehe..

Cứ tranh luận chút cho vui thôi. Có khi lại nảy ra cái gì vui hơn nữa thì sao tongue

Sách Tây Kinh Tạp Ký ghi là Đông Uyển. Còn Sầm Tham ghi là Lương Viên. 2 cái khác tên nhau hoàn toàn. Nếu là cái thành Thư Dương chu vi mấy dặm đó thì nó có lẽ phải rất sầm uất. Từ thời Lục Triều cho đến Đường Triều chả là bao lâu. Ko lẽ thành quách nhà cửa xây bằng bùn hay sao mà biến mất sạch (nhìn ra xa tít mà cũng chỉ vài ba nóc nhà). Chỉ còn lại mỗi cái "Đông Uyển" còn phòng ốc đàng hoàng.

Với bạn xem lại cái thành Thư Dương nó có đúng là nằm ở trên núi hay ngọn núi này nằm trong thành ko nhé.

Nói về cái "Đông Uyển" hoành tráng thế mà đầu bài lại viết là "Gian phòng trên núi" (bớt mất chữ "Xuân" của ông ý) nghe nó ngô nghê quá.

Hay là bạn lại thử tra lại từ Sơn (山) và Viên (园) nhé. Nếu chỉ có đọc nghĩa là "Núi" và "Vườn" thì tớ sẽ sửa lại.

Tớ cám ơn bạn rất nhiều. tongue



RE: Sơn Phòng Xuân Sự - Sầm Tham - phieuvu - 17-06-2011

Trời, vấn đề lịch sử này thì mình chịu.

Còn vì sao sách Tây Kinh Tạp Ký gọi Đông Uyển, Sầm Tham gọi Lương Viên là vì Sầm Tham là thế hệ sau đời Lục Triều rồi, nên cách gọi có khác biệt. Tuy nhiên, hai nơi chỉ là một.

À, cái tựa là "cảnh xuân ở gian phòng trên núi" chứ, nếu bỏ chữ cảnh xuân sẽ mất đi cái hay của nguyên văn. Theo sách dịch là "cảnh xuân ở sơn phòng," thật ra mình nghĩ cái tên này ổn hơn. Đôi khi dịch thơ đường, nếu dịch quá sát sẽ đánh mất cái hay của tác phẩm.

Mình ko biết một chữ tiếng hoa bẻ đôi, nhưng theo mình tra từ điển về sơn & viên thì đúng là chỉ có nghĩa đó.

Còn chuyện thành Thư Dương, mình cũng pó chiếu. Giá mà có cỗ máy thời gian để quay lại thời đó xem xét ^^