Thi Ẩm Lâu
Những giai thoại đặc sắc của văn học Việt Nam - Phiên bản có thể in

+- Thi Ẩm Lâu (https://thiamlau.com/forum)
+-- Diễn đàn: Tửu Lầu (https://thiamlau.com/forum/forum-5.html)
+--- Diễn đàn: Tác Văn Lâu (https://thiamlau.com/forum/forum-7.html)
+--- Chủ đề: Những giai thoại đặc sắc của văn học Việt Nam (/thread-389.html)

Pages: 1 2 3


Những giai thoại đặc sắc của văn học Việt Nam - lenne - 14-03-2011



thấy hay hay..

lụm dìa coi đỡ buồn

....


BÁC LÁI ĐÒ HAY CHỮ

Đời vua Lê Đại Hành (980 - 1005) có sư Đỗ Thuận là người học rộng thơ hay, am hiểu việc đời, giúp nhà vua có công lao lớn, nhưng mỗi lần nhà vua định phong chức cho thì sư đều không nhận. Vì thế, Lê Đại Hành càng kính trọng, nhà vua thường chỉ gọi là Đỗ pháp sư chứ không gọi tên thật.

Khoảng năm Thiên Phúc thứ tám (987), vua nhà Tống sai quốc tử giám bác sĩ là Lý Giác sang sứ Việt Nam. Vua Lê Đại Hành bèn sai sứ Thuận giả làm người chèo đò ra đón sứ ở bên bờ sông Sách Giang, Lý Giác vốn là một tay sính thơ khi ngồi đò nhân trông thấy xa xa trên mặt nước có hai con ngỗng trời, liền ngâm hai câu thơ rằng:

Nga nga lưỡng nga nga,
Ngưỡng diện hướng thiên nha

Dịch:
Ngỗng ngỗng hai con ngỗng
Chân trời nghển cổ trông.

Sư Thuận nghe xong tay vẫn chèo nhịp nhàng, miệng tươi tă'n nối vần ngâm tiếp hai câu cho thành một bài tứ tuyệt:

Bạch mao phô lục thủy
Hồng trạo bãi thanh ba.

Dịch:
Lông tră'ng phơi nước biếc,
Sóng xanh quậy chèo hồng.
Thấy một tay lái đò mà cũng hay chữ như vậy, Lý Giác hết sức kinh ngạc và cảm phục




....



Về sau, vua nhà Tống còn sai Lý Giác sang sứ Giao Châu một lần nữa. Lúc về, Lý Giác có tặng sư Thuận một bài thơ lưu biệt trong đó có hai câu:

Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu,
Khê đàm ba tĩnh kiến thiềm thu,
(Ngoài trời còn có trời nên chiếu,
Sóng lặng khe đầm rọi mảnh thu)

Sư Thuận đưa bài thơ cho Lê Đại Hành. Vua triệu sư Khuông Việt vào giải thích hộ. Khuông Việt nói: "Đây là sứ Trung Hoa tỏ ý kính trọng bệ hạ cũng ngang với hoàng đế của ông ta". Vua hài lòng lă'm, liền sai sư Khuông Việt làm một bài ca tiễn Lý Giác. Bài ca làm theo điệu "Tống vương lang qui" như sau:

Trường quang phong hảo cẩm phàm trương,
Giao vọng thần tiên phục đế hương
Vạn trùng sơn thùy thiệp thương lương
Cửu thiên qui lộ trường,
Nhân tình thảm thiết, đốt ly thương.
Phan luyến sứ tình lang,
Nguyện tương thâm ý vị Nam cương,
Phân minh báo ngã hoàng.

Dịch:
Trời lạnh gió tốt cánh buồm trương,
Ngùi ngóng người tiên lại đế hương.
Muôn trùng non nước sóng mênh mang.
Chín trời thăm thẳm dặm trường.
Nhìn chén biệt ly tình thảm thương.
Vin xe sứ lòng vấn vương,
Xin đem thâm ý vì Nam cương;
Phân minh báo thánh hoàng.


RE: Những giai thoại đặc sắc của văn học Việt Nam - lenne - 14-03-2011

NGỰA ĐÁ LẤM BÙN

Vua Trần Nhân Tông tên thực là Trần Khâm, quê ở làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, Nam Định; sinh năm 1258, mất năm 1308, làm vua được 14 năm rồi đi tu ở núi Yên Tử, khai sáng ra phái Trúc Lâm trong Phật giáo Việt Nam. Nhà vua sáng tác khá nhiều thơ văn.

Sau khi đại thắng trận Bạch Đằng năm 1288 và kết thúc vẻ vang công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Nguyên, Trần Hưng Đạo rước vua Nhân Tông cùng Thượng hoàng Thánh Tông về Thăng Long.

Vua mở tiệc khao thưởng tướng sĩ, và truyền cho dân chúng mở hội vui chơi ba ngày đêm, gọi là "Thái bình diên yến".

Tương truyền rằng trong mấy hôm đó, người ta thấy ở chân các con ngựa đá tạc ra để chầu hầu trước các miếu, điện đều có dính bùn.

Người ta cho rằng chính các ngựa đá và muôn vật vô tri của đất nước đều có tham gia đánh giặc. Việc đến tai vua Trần Nhân Tông. Nhân lúc vui mừng, vua liền ứng khẩu ngâm hai câu thơ rằng:

Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,
Sơn hà thiên cổ điện kim âu.

Dịch:
Xã tắc hai phen bon ngựa đá;
Non sông nghìn thuở vững âu vàng.


RE: Những giai thoại đặc sắc của văn học Việt Nam - lenne - 14-03-2011

TRĂNG LÀ CUNG, SAO LÀ ĐẠN

Mạc Đĩnh Chi sang sứ triều Nguyên, lúc vào bệ kiến, vua Nguyên muốn thử tài văn chương của trạng và cũng muốn dò khí tiết của sứ thần bằng một câu đối.

Vua Nguyên đọc:

Nhật hỏa vân yên, bạch đán thiêu tàn ngọc thỏ.

Nghĩa là:

Mặt trời là lửa, mây là khói, ban ngày đốt cháy vừng trăng.

Mạc Đĩnh Chi biết là vua Nguyên kiêu hãnh, tự xem mình là mặt trời, và coi Việt Nam như mặt trăng, ban ngày nhất định phải bị mặt trời thôn tính, ông bèn ứng khẩu đối ngay:
Nguyệt cung, tinh đạn hoàng hôn xạ lạc kim ô

Nghĩa là:

Trăng là cung; sao là đạn, chiều tối bắn rơi mặt trời.

Câu ra đã giỏi mà câu đối lại tài hơn. Vua Nguyên nghe đối biết là mình bị trả miếng rất đau, nhưng cũng hết sức kính phục Mạc Đĩnh Chi, bèn thưởng cho trạng Việt Nam rượu ngon và rất nhiều vàng lụa.


RE: Những giai thoại đặc sắc của văn học Việt Nam - lenne - 14-03-2011

Lưỡng quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi

Mạc Đĩnh Chi (chữ Hán: 莫挺之; 1280-1346) là một quan nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông được mệnh danh là lưỡng quốc Trạng nguyên do vừa là trạng nguyên của Việt Nam và cũng được phong làm trạng nguyên Trung Quốc khi sang sứ.

Mạc Đĩnh Chi là người làng Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Ông có tướng mạo xấu xí nhưng trí tuệ thông minh.

Năm 1304 đời vua Trần Anh Tông niên hiệu Hưng Long thứ 12, triều đình mở khoa thi lấy 44 người đỗ Thái học sinh (tiến sĩ). Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu, chiếm học vị trạng nguyên.

Ông được cử giữ việc coi sóc thư khố của nhà vua, rồi chức Tả bộc xạ (Thượng thư)... Đặc biệt hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã dùng tài năng và phẩm chất thông minh của mình khiến người nước ngoài phải khâm phục.



Tài ứng đối thứ nhất

Năm 1308 Mạc Đĩnh Chi đi sứ Tàu, đến cửa khẩu sai hẹn, quân Nguyên canh gác bắt phải chờ đến sáng hôm sau. Thấy sứ bộ ta cứ biện bạch mãi, viên quan phụ trách canh cửa ải thả từ trên lầu cao xuống một câu đối, thử thách sứ bộ ta nếu đối được thì họ sẽ mở cửa. Câu đối có nội dung như sau:





Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan
(nghĩa là: Tới cửa ải trễ, cửa quan đóng, mời khách qua đường cứ qua)




Một vế đối hóc búa đến 4 chữ quan và 3 chữ quá? Mạc Đĩnh Chi thấy khó, nhưng ông đã nhanh trí dùng mẹo để đối như sau:





Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối
(nghĩa là: Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin mời ông đối trước).




Vế đối của ông có 4 chữ đối và 3 chữ tiên, đúng với yêu cầu câu đối của viên quan ấy. Tưởng lâm vào thế bí, hóa ra lại tìm được vế đối hay, khiến người Nguyên phải phục và liền mở cửa ải để đoàn sứ bộ của Mạc Đĩnh Chi qua biên giới.


RE: Những giai thoại đặc sắc của văn học Việt Nam - lenne - 14-03-2011

Tài ứng đối thứ hai

Tới kinh đô, Mạc Đĩnh Chi được vời vào tiếp kiến hoàng đếnhà Nguyên. Vua Nguyên đọc một câu đối đòi ông phải đối lại:

Nhật: hỏa; vân: yên; bạch đán thiêu tàn ngọc thỏ.
(nghĩa là: Mặt trời là lửa, mây là khói; ban ngày đốt cháy vầng trăng).

Mạc Đĩnh Chi hiểu rõ dụng ý tỏ vẻ kiêu ngạo của một nước lớn và cả mục đích đe dọa của vua Nguyên. Ông đã ứng khẩu đọc:

Nguyệt: cung; tinh: đạn; hoàng hôn xạ lạc kim ô.
(nghĩa là: Trăng là cung, sao là đạn; chiều tối bắn rơi mặt trời).

Vế đối rất chuẩn và tỏ rõ sự cứng rắn của người dân nước Việt, không run sợ và sẵn sàng giáng trả và làm thất bại kẻ thù.
Có thuyết nói rằng vì câu đối này của Mạc Đĩnh Chi, người phương Bắc đoán con cháu ông sau này sẽ làm việc thoán đoạt (ứng với hành động của Mạc Đăng Dung).


RE: Những giai thoại đặc sắc của văn học Việt Nam - lenne - 14-03-2011

Tài ứng đối thứ ba


Có lần Mạc Đĩnh Chi sang sứ đúng vào dịp người hậu phi của vua Nguyên mất. Lúc làm tế lễ, người Nguyên đưa cho Chánh sứ ta bài điếu văn viết sẵn, bảo đọc. Khi Mạc Đĩnh Chi mở giấy ra thì chỉ thấy viết có 4 chữ "Nhất" "-"(là một). Ông chẳng hề lúng túng, vừa nghĩ vừa đọc thành bài điếu văn:


Thanh thiên nhất đóa vân
Hồng lô nhất điểm tuyết
Ngọc uyển nhất chi hoa
Dao trì nhất phiến nguyệt
Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!

Tạm dịch:

Một đám mây giữa trời xanh
Một bông tuyết trong lò lửa
Một bông hoa giữa vườn thượng uyển
Một vầng trăng trên mặt nước hồ
Ôi! mây tản, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết


RE: Những giai thoại đặc sắc của văn học Việt Nam - lenne - 14-03-2011

Tài ứng đối thứ tư






Một lần Mạc Đĩnh Chi đến thăm phủ Thừa tướng nhà Nguyên. Trong phủ trang hoàng lộng lẫy, giữa phòng có treo một bức trướng to hình con chim sẻ đậu trên cành trúc trông rất thật.

Mạc Đĩnh Chi ngỡ là chim sẻ thật đậu ngoài cửa sổ nên chạy đến chụp thì mới vỡ lẽ đó chỉ là bức hoạ.

Thừa tướng và các quan quân nhà Nguyên đều phá lên cười và có ý châm chọc.

Mạc Đĩnh Chi vội lấy bức họa xuống và xé toạc thành nhiều mảnh. Mọi người đều kinh ngạc. Bấy giờ ông mới nghiêm mặt giải thích:


Cành trúc tượng trưng cho người Quân tử , chim sẻ chỉ , vẽ chim sẻ đậu trên cành trúc là có hàm ý kẻ Tiểu nhân lấn lướt người Quân tử không hợp với đạo lý nên ông mới hủy nó đi. Thừa tướng ức vì mất bức trướng đẹp nhưng không thể cãi lý được.


Một hôm Mạc Ðĩnh Chi cùng với phái bộ triều Nguyên đi chơi. Tới gần một cái cầu, chẳng may Trạng Việt Nam bị sa hố, phái bộ đều chạy lại để đỡ ông dậy. Ðể đùa vui, họ ra cho ông một vế câu đối:


Can mộc, hoành cừ, lục giả tương như tự đạo
(Nghĩa là: Gỗ thẳng, cầu ngang, đường đi ngỡ là đất phẳng)




Cái khó của câu này là ở chỗ dùng toàn tên người ghép lại.
Theo đó, can mộc là Ðoàn Can Mộc - một nhân vật đời Chiến Quốc, Hoành Cừ: tên hiệu của Trương Tải - một triết gia đời Bắc Tống,

Lục Giả: người nước Sở , giỏi biện luận, theo giúp Hán Cao Tổ,
tương như: Lạn Tương Như, một nhân vật nổi tiếng đời Chiến Quốc, tự đạo: Giả Tự Ðạo, người đời Nhà Tống , một quyền thần chuyên chế.

Mạc Ðĩnh Chi nhìn quanh nom thấy ở bên kia sông có cái đình dưới chân núi, nhân thế chỉ tay thẳng đình mà đối:


Ðại đình, anh thạch, vọng chi nghiễm nhược Thai sơn
(Nghĩa là: Ðình to, đá vững, nhác nom như thể Thiên Thai)




Câu này cũng dùng toàn tên người ghép lại như ở câu trên mà lại có ý khoáng đạt hơn nhiều, theo đó Đại Đình là một biệt hiệu của Thần Nông, an thạch tức Vương An Thạch thừa tướng đời , Vọng Chí là ng Bắc Tống, Vọng Chí là người đời Hán, làm phụ chính cho Hán Nguyên đế (hai từ "nghiễm nhược" và "Thai sơn", các nhà nghiên cứu cho biết chưa tra cứu ra là ai).


Một lần nữa, người Nguyên lại phải khâm phục tài văn học của Mạc Ðĩnh Chi.


RE: Những giai thoại đặc sắc của văn học Việt Nam - lenne - 14-03-2011



Lại một lần khác, Mạc Đĩnh Chi cùng với sứ thần một số nước ra mắt vua Nguyên. Nhân có nước nào đó dâng chiếc quạt, vua Nguyên bắt sứ thần Đại Việt và sứ thần Triều Tiên đề thơ.

Giữa lúc Mạc Đĩnh Chi còn tìm tứ thơ, thì sứ Triều Tiên đã viết liến thoắng.

Ông nhìn theo quản bút đọc thấy sứ Triều Tiên viết hai câu chữ Hán, dịch nghĩa như sau:


"Nóng nực oi ả, thì như Y Doãn, Chu Công" (là những người được vua trọng dụng)



"Rét buốt lạnh lùng, thì như Bá Di, Thúc Tề" (là những người bị ruồng bỏ)




Với sự nhanh trí kì lạ, Mạc Đĩnh Chi liền phát triển hai câu thơ trên thành một bài xuất sắc, mô tả chiếc quạt:


"Chảy vàng, tan đá, trời đất là lò lửa, thì lúc ấy ngươi (chỉ chiếc quạt) như Y Doãn, Chu Công là những bậc cự nho (người tài giỏi)".




"Gió bấc lạnh lùng, mưa tuyết đầy đường, lúc ấy người như Bá Di, Thúc Tề là những ông già chết đói".




""Ôi! Dũng thì thành đạt, bỏ thì xếp xó. Chỉ có ta và người là như thế chăng?"
Bài của Mạc Đĩnh Chi làm xong trước, ý sắc sảo, văn lại hay, nên vua Nguyên xem xong cứ gật gù khen mãi.

Vua Nguyên cảm phục tài và đức của Mạc Đĩnh Chi, và phong "Lưỡng quốc trạng nguyên" (trạng nguyên hai nước) và chữ do chính tay hoàng đế Nhà Nguyên viết


RE: Những giai thoại đặc sắc của văn học Việt Nam - lenne - 14-03-2011

Mạc Ðĩnh Chi tự là Tiết Phu, người làng Lũng Ðộng, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sống vào khoảng đầu thế kỷ XIV, không rõ năm sinh và mất.


Tục truyền làng ông có một gò đất lớn, vốn là khu lăng tẩm đã lâu đời, cây cối mọc um tùm, rậm rạp thành rừng, hươu khỉ rất nhiều. Một bữa mẹ ông vào đó kiếm củi, bị một con khỉ độc hiếp rồi có mang. Bố ông tức giận, cải trang làm đàn bà đi kiếm củi và giết chết con khỉ ấy.

Ðược vài hôm, ở chỗ xác con khỉ bỗng thấy mối đùn lên thành một ngôi mộ. Sau đấy ít lâu thì bố ông mất, lúc hấp hối dặn người nhà chôn mình vào chỗ mộ con khỉ.


Khi Mạc Ðĩnh Chi sinh ra, tướng mạo vô cùng xấu xí: lùn, đen, mồm rộng, mũi tẹt, trán dô. Người làng thường bảo đó là con tinh khỉ nghiệm vào. Nhưng ông lại rất thông minh, ngay từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng. Ðời Trần Anh Tông, niên hiệu Hưng Long thứ 12 (1304), ông đi thi, văn bài làm trội hơn mọi người nhưng vì mắt mũi xấu xí nên nhà vua không muốn cho ông đỗ. Ông bèn dâng bài phú" Ngọc tỉnh lên "( Hoa sen trong giếng ngọc) để nói lên cái phẩm giá thanh cao của mình. Trong bài phú có những câu như:


... Phi đào lý chi thô tục,
phi mai trúc chi cô hận,
phi tăng phòng chi cẩu kỷ,
phi Lạc thổ chi mẫu đơn,
phi Ðào lệnh đông ly chi cúc,
phi Linh Quân cửa uyển chi lan.
Nãi Thái Hoa phong đầu ngọc tỉnh chi liên...


Nghĩa là:
Chẳng phải như đào trần, lý, tục ; chẳng phải như trúc cỗi, mai gầy
Cẩu kỳ phòng tăng khó sánh ; mẫu đơn đất Lạc nào bì
Giậu đào lệnh cúc sao ví được; vườn Linh Quân, lan sá kể gì

Ðó là giống sen trong giếng ngọc ở đầu núi Thái Hoa

Vua xem xong bài phú, tỏ ý rất cảm phục, liền cho Mạc Ðĩnh Chi đỗ trạng nguyên . Về sau ông làm tới chức tả bộc xạ ( thượng thư) và là ông quan thanh liêm, được nhân dân rất yêu mến


RE: Những giai thoại đặc sắc của văn học Việt Nam - lenne - 14-03-2011

Mạc Đĩnh Chi- Một tấm gương sáng hiếm có trong lịch sử Việt Nam





Trời nổi cơn giông. Cơn mưa tai ác ập kéo đến giữa chiều. Từ trong rừng sâu hai mẹ con Mạc Đĩnh Chi vội vàng bó củi để gánh về bán cho nhà hào phú ở Lũng Động theo thường lệ.

Nhưng cổng nhà hào phú đã đóng chặt. Mạc Đĩnh Chi ái ngại nhìn mẹ rồi đặt gánh củi xuống bên đường, đẩy mạnh cánh cổng, nhưng cánh cổng làm bằng gỗ lim tấm, không nhúc nhích.

Mạc Đĩnh Chi boăn khoăn:

- Mình con ở lại chờ ngớt mưa rồi bán. Mẹ về trước đi.

Bà mẹ đứng nép vào bó củi, tránh cơn gió mạnh:

- Lần đầu đi, con biết bán thế nào? Con về nghỉ lấy sức mà học. Đằng nào mẹ cũng phải chờ. Mẹ phải chờ con ạ Bà mẹ nhắc lại giọng thiểu não.

Trong suốt đời mình không bao giờ Mạc Đĩnh Chi quên được cái nhìn buồn bã ấy của mẹ. Gương mặt mẹ lúc ấy như teo lại vì thấm rét, còn vì cả lo lắng nữa.

Chợt nhớ ra nhà hào phú có đứa con cùng học với mình một lớp, Mạc Đĩnh Chi tỏ ra thích thú, lên tiếng gọi bạn. Cuối cùng một nô gia ra mở cổng hai mẹ con Mạc Đĩnh Chi vừa gánh củi vào đến sân, thì một lũ chó, con nào con nấy béo nung núc nhảy xổ vào cắn. Theo bản năng, Mạc Đĩnh Chi vội đặt gánh, rút một thanh củi để chống chọi với đàn chó. Lập tức, từ trên nhà lớn, giọng một đứa trẻ quát:

- Họ nhà khỉ! Động đến con chó nhà tao thì cứ liệu hồn.

Nhận ra tiếng bạn, Mạc Đĩnh Chi vội nói:

- Đánh chó cho tôi với. Mạc Đĩnh Chi đây mà.

Mạc Đĩnh Chi sửng sốt khi nghe thấy bạn sừng sộ:

- Ai bạn với thằng khỉ! Muốn chết bảo ông!

Hai mẹ con Mạc Đĩnh Chi nín nhịn rồi vừa chống cự với đàn chó vừa gánh củi vào dãy nhà ngang. Câu chuyện tưởng đã xong. Nào ngờ khi Mạc Đĩnh Chi vừa định bước lên nhà trên thì lập tức bị ngăn lại. Vẫn giọng thằng bé con nhà hào phú:

- Ai mời mà mày dám vác mặt lên đây, làm bẩn nhà tao.

Bị xúc phạm đến nước ấy, Mạc Đĩnh Chi không nhịn được nữa. Nhìn thẳng vào kẻ đang chặn mình, Mạc Đĩnh Chi nói rành rọt:

- Tao không thèm đến nhà mày. Chỉ vì tao phải bán củi. Ngừng một lát, Mạc Đĩnh Chi nói tiếp, giọng khinh bỉ: Mày quên mất những lúc mày phải van lạy tao, nhờ tao làm hộ bài tập văn cho mày rồi sao?

Không ngờ bị Mạc Đĩnh Chi tố ra sự dốt nát của mình, tên can hào phú bù lu bù loa:

- Trời ơi! Nó dám hỗn hào, dám đến nhà người ta để bắt nạt người ta.

- Cái gì thế? Tên hào phú uể oải rời chiếc sập ngụ sơn sao thiếp vàng, gắt hỏi.

- Thằng Mạc Đĩnh Chi, con nhà bần tiện, bắt nạt con tên hào phú vừa đáp vừa khóc rưng rức như người bị oan thật sự.

Nghe con nói như vậy, tên hào phú nhảy xổ ra hiên. Nhưng, ngay lập tức hắn dừng lại. Hắn đã bắt gặp cậu bé con nhà nghèo khổ này ở đâu nà trông quen thế. Kìa, tướng mạo nó trông thật xấu: Người thì thấp bé, cái trán dô ra, miệng rộng, nước da đen cháy, nhưng đôi mắt lại thật lạ lùng. Hắn chưa thấy cậu bé nào có đôi mắt sáng như thế. Ai nhìn vào đôi mắt ấy cũng sinh lòng nể trọng. Hắn cố bóp óc suy nghĩ. À phải rồi, hắn đã gặp Mạc Đĩnh Chi và nghe cậu bé tự đọc bài thơ của mình trong buổi bình văn ở Lũng Động. Không ai ngờ cậu bé xấu xí ấy lại làm được bài thơ hay đến thế. Và, cũng qua thầy Lũng Động, hắn còn sửng sốt được biết rằng đứa trẻ nổi tiếng thần đồng và có tài học uyên bác mà cả vùng đồn đại bấy lâu nay chính là cậu bé con nhà tiều phu khốn khổ ấy. Bây giờ thì đứa trẻ hắn vừa phục vừa ghét ấy, đang đứng trước mặt hắn, ngay dưới thềm toàn thân rung lên vì rét. Lẫn lộn trong tình cảm vừa phục tài vừa ghen ghét, hắn cố ý lấy giọng đường bệ.

- À, vẫn cái thằng giống khỉ nhiều hơn giống người này. Mày lại dám so đọ tài năng với con cháu vàng bạc của ta à!

Mạc Đĩnh Chi nghiêm trang:

- Thưa ông! Tôi không hề có ý so đọ tài năng với con ông, và cũng không thể so đọ được ở chốn này. Chỉ vì con ông cậy gần nhà...

- Mày dám xách mé ví con tao là chó à tên hào phú cắt ngang câu nói của Mạc Đĩnh Chi, sừng sộ.

Bà mẹ Mạc Đĩnh Chi ngỡ ngàng trước tình huống ấy, vội vàng bước lại, giọng run lên không hẳn vì rét:

- Lạy cụ đoái thương cho tình cảnh mẹ con con. Cháu nó dại mồm dại miệng, cụ tha thứ cho nó, con được nhờ ơn cụ. Con đã gánh củi đến, cụ cho mẹ con con kẻ nghèo này đấu gạo.

Tên hào phú chưa kịp xua tay từ chối, thì cũng rất bất ngờ, hắn nghe thấy Mạc Đĩnh Chi nói với mẹ:

- Mẹ đừng nói thế, coi thường mẹ con mình đi. Con có lỗi gì mà mẹ phải xin. Ông ấy mua thì trả tiền bằng không thì thôi.

Nói rồi, Mạc Đĩnh Chi kéo tay mẹ về gánh củi trở về. Tên hào phú tức lộn ruột, nhưng hắn hoàn toàn bị động trước thái độ cứng rắn và phản ứng nhanh nhạy của Mạc Đĩnh Chi. Đến lúc hắn thấy cần phải trừng trị, bằng cách xua chó cắn chết hai mẹ con kẻ tiều phu, thì Mạc Đĩnh Chi đã đi xa. Hắn quay lại trút giận vào đứa con ngây thộn, vẫn khóc ti tỉ.

- Mày bằng lứa với nó, nhưng mày chỉ đáng xách tráp hầu nó thôi.




Giấc ngủ đã cho Mạc Đĩnh Chi sự bình tĩnh trở lại và những lời khuyên bổ ích. Sau đêm tưởng phải thức trắng vì bực mình, vì đói ấy, Mạc Đĩnh Chi tự nhủ: Phải quên những va vấp như thế nhanh chừng nào tốt chừng ấy. Hơn thế nữa, Mạc Đĩnh Chi sẵn sàng đón đợi những sự thật phũ phàng hơn. Mạc Đĩnh Chi không lạ gì thói đời kẻ giàu vẫn khinh miệt người nghèo. Mà người nghèo ấy lại là mình: Mồ côi cha từ sớm, tài sản không có gì đáng giá ngoài túp lều tranh bên ven rừng và mảnh vườn xơ xác. Chỉ thương mẹ vì mình mà phải chịu bao cực nhục, hết gồng thuê gánh mướn lại lên rừng kiếm củi, chắt chiu từng đồng để nuôi con qua khỏi bao nhiêu lần sài đẹn, ốm ho, bệnh hoạn, giữa bao lời đồn đại lẫn tiếng chê cười.


Mẹ đã đơn giản đinh ninh một điều rằng, người ta nghèo khổ vì quá ngu dốt, nếu học được nhiều ắt có ngày thành đạt. Vì vậy, mẹ đã chịu đựng tất cả, hy sinh tất cả để cố nuôi cho con đi học. Biết con học sáng, mẹ rất vui lòng. Và, trong những năm tháng nhọc nhằn, tủi nhục, mẹ vẫn thường ao ước con sẽ có ngày đỗ đạt. Niềm tin ấy đã vực mẹ vượt qua tất cả. Hiểu lòng mẹ nên Mạc Đĩnh Chi càng cố tâm học tập. Vốn là cậu bé có tư chất thông minh lại phải sống trong cảnh mồ côi, bị người đời khinh rẻ, nên Mạc Đĩnh Chi sớm hiểu ý nghĩa cuộc đời.


Đối với Mạc Đĩnh Chi, dường như chỉ có học tập, học tập thành tài mới là con đường đưa cậu bé thoát khỏi cảnh nghèo nàn và bị coi khinh. Hơn thế nữa, thời này đây phẩm giá thanh cao của con người cũng từ sự đỗ đạt mà nên. Vì vậy, không mấy lúc Mạc Đĩnh Chi ngơi đọc sách, nghiền ngẫm nghĩa sách. Không có đủ sách học, Mạc Đĩnh Chi mượn thầy mượn bạn. Mạc Đĩnh Chi cố học thuộc những cuốn sách quý. Không có tiền mua nến để học, Mạc Đĩnh Chi lấy củi thay thế. Hết củi, Mạc Đĩnh Chi đi kiếm lá rừng.