Thi Ẩm Lâu
Đê Tiện Bí Lục - Phiên bản có thể in

+- Thi Ẩm Lâu (https://thiamlau.com/forum)
+-- Diễn đàn: Tửu Lầu (https://thiamlau.com/forum/forum-5.html)
+--- Diễn đàn: Tác Văn Lâu (https://thiamlau.com/forum/forum-7.html)
+--- Chủ đề: Đê Tiện Bí Lục (/thread-385.html)

Pages: 1 2 3


RE: Đê Tiện Bí Lục - hothiethoa - 01-04-2011

III/ Các chiêu Đê tiện thường dùng.
III.3/ Gợi Hình

[Hình: resizeofdsc04813bm9rv9.jpg]

Gợi hình là nghệ thuật không thể thiếu được trong giới đê tiện, được dùng nhiều trong các cuộc trà dư tửu hậu. Trong văn chương, người ta gọi nó là nghệ thuật ẩn dụ, nghệ thuận hoán dụ, tảng băng trôi...hay gì gì đấy...thật ra cũng chỉ là gợi hình mà thôi! Nó thắp cho trí tưởng tượng bay xa, làm cho người ta liên tưởng đến những điều mà không muốn, không thể, hoặc không tiện nói thẳng. trong tục ngữ, người ta dùng câu “Nói bóng nói gió” để nói về nghê thuật này!

Nó là cách chơi câu từ bằng lối biểu đạt ví von hết sức sinh động. Không như bơm hơi chém gió, vốn là nâng mình hay ai đó lên, Gợi Hình là phương pháp dẫn người nghe hướng tới, liên tưởng hình ảnh, hành động nào đó, đối với các tiện nhân, là những hình ảnh-hành động mang tính đê tiện!


Tại sao phải gợi hình? Phàm cái gì dễ dàng có được thì nó hóa tầm thường, cái gì khó khăn mới nhìn ra thì nó mới thú vị, nếu không thì người ta chẳng phải mặc quần áo làm gì, mặc dù ai cũng biết gì ở trong đó. Hoặc như ta phải bỏ tiền, bỏ công ra mà gói quà vậy! Gợi hình sẽ làm cuộc đàm luận thú vị hơn nhiều, có khi cả ngày sau đối phương mới biết được.

Trong giới đê tiện, họ hay dùng hình tượng để miêu tả những bộ phận nhạy cảm. Ví dụ:chuối, ớt...để chỉ bộ phận sinh dục nam (về độ lớn). Tương tự với côn, trúc, sáo, tiêu, kiếm đao... nói chung những thứ có thể đâm chặt chém, hoặc có hình trụ tròn blushing .Ngoài ra, còn được ví với chim, súng... do đặc tính kỹ thuật. Tương tự với chị em là bướm, sò, ốc, ... thậm chí là tù và! big green
Để đo kích cỡ vòng 1, những từ chanh, cam quýt, bưởi...thậm chí là quả dưa hấu. Ngoài ra những từ nào diễn tả hình tròn, đàn hồi đều bị liên tưởng đến, như bánh bao, quả bóng,...

Nói chung, tôi liệt kê ra nhiều như vậy để thấy quy luật chung là dùng những sự vật, hiện tượng liên quan để diễn tả hình ảnh thật muốn nói tới. Còn phương pháp tả thì muôn hình vạn trạng, tùy vào cảm thụ và sự linh hoạt, trí tưởng tượng của người tung chiêu và đỡ chiêu! Đôi khi, các cô các cậu vì vô ý nên bị bắt giò là ra chiêu...ngượng đến đỏ cả mặt! Các cao thủ đê tiện tùy vào đẳng cấp mà có cách tung chiêu cao siêu khác nhau, có khi cả bậc đại tiện tới mấy năm, thậm chí cả trăm năm sau người ta mới nhận ra được. Trong lịch sử, nữ sĩ Hồ Xuân Hương- bà chúa thơ Nôm- đã viết bài “Bánh trôi nước”, bài này đã được đưa vào sách giáo khoa hẳn hòi:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son


Đa số các giáo viên đều ra rả cho rằng bà Hồ đã mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói về thân phận long đong của người phụ nữ thời phong kiến. Nhưng ít ai biết được đó là một bài gợi hình đạt cảnh giới đê tiện cao siêu của bà. Bạn thử nghĩ xem, trong cơ thể người phụ nữ, chỗ nào vừa trắng, vừa tròn, và giữa nó màu đỏ son? Trong cơ thể người phụ nữ, chỗ nào mà mỗi trận “nước non”, dù xào ướt hay xào khô đều phải bảy nổi ba chìm, đều có sự tham gia của nó? Chỗ nào mà phải” rắn-nát với tay kẻ nặn”. Vâng, đến đây thì các bạn có thể hình dung ra ngay Hồ nữ sĩ đang nói đến vòng một của người phụ nữ, không chỉ thời phong kiến, mà là thời nào cũng thế!
Đó chỉ là một ví dụ tiêu biểu của nghệ thuật Gợi hình. Để tung và tránh chiêu, đòi hỏi người nghe phải có sự tưởng tượng phong phú cộng với kiến thức bao trùm, hiểu sâu và rộng.Kiến càng sâu càng rộng, trí tưởng tượng càng phong phú thì chiêu càng thâm và tránh đòn càng giỏi.

Ngay bây giờ, hãy tìm những câu thơ trong Thi Ẩm Lâu có “tiềm tàng” ý tưởng Gợi hình bạn nhé!



RE: Đê Tiện Bí Lục - hothiethoa - 04-04-2011

Bài tập về nhà:

Hãy tìm hình ảnh gợi hình đê tiện nhất trong những thơ Tố hữu mà bạn biết? (câu thơ - đoạn thơ nào, gợi hình ảnh gì?)

Chú ý, phần gợi hình ảnh gì các bạn cho và thẻ spoiler nhé!
ví dụ
Mã:
[Spoiler=hình ảnh gợi cho chúng ta thấy] Nội dung gợi gì viết ở đây[/spoiler]



RE: Đê Tiện Bí Lục - Vũ Thiên Di - 04-04-2011

(04-04-2011, 12:38 PM)hothiethoa Đã viết: Bài tập về nhà:

Hãy tìm hình ảnh gợi hình đê tiện nhất trong những thơ Tố hữu mà bạn biết? (câu thơ - đoạn thơ nào, gợi hình ảnh gì?)

Chú ý, phần gợi hình ảnh gì các bạn cho và thẻ spoiler nhé!
ví dụ
Mã:
[Spoiler=hình ảnh gợi cho chúng ta thấy] Nội dung gợi gì viết ở đây[/spoiler]

hihi, sao phải cho vô túi vậy huynh hee hee


RE: Đê Tiện Bí Lục - hothiethoa - 04-04-2011

(04-04-2011, 02:33 PM)Vũ Thiên Di Đã viết: hihi, sao phải cho vô túi vậy huynh hee hee

Giống như ta phải mặc quần áo vậy! Thế nó mới hấp dẫn!


RE: Đê Tiện Bí Lục - hothiethoa - 30-09-2011

III/ Các chiêu Đê tiện thường dùng.
III.4/ Gợi Thanh

[Hình: 110727134322-606-146.jpg]
Gợi thanh là nghệ thuật phổ biến trong giới đê tiện, tuy nhiên có rất ít người biết chúng ta đã từng dùng qua. Đó là cách dùng các vần, các âm sắc, tận dụng thế mạnh của ngôn từ dẫn dụ nạn nhân sa vào bẫy đê tiện.Các huynh đệ tỷ muội cần phân biệt với gợi hình (vốn dùng hình ảnh để dẫn dụ).

Trong thơ và nhạc, kể cả trong dân ca, người ta hay dùng phương pháp gợi thanh để lên vận với nhau, tạo sự liên tục của câu này và câu khác. Và từ đó sinh ra nghệ thuật gợi thanh làm cho nạn nhân sa chân vào.

Tại sao phải gợi thanh? Người ta nói: “ Đàn ông yêu bằng mắt, đàn bà yêu bằng tai”, chúng ta có nghệ thuật gợi hình để phục vụ cho mắt, cớ gì lại không có gợi thanh phục vụ cho tai. Mà những gì tai nghe còn giúp ta tưởng tượng cao xa hơn nhiều so với bằng mắt. Vì thế, áp dụng thuần thục biện pháp gợi thanh này thì hiệu quả thu được còn cao hơn gợi hình nhiều lắm.

Các cao thủ đê tiện của trường phái này đại biểu là Bùi Giáng, ông thường thả thơ vào các vận “khó gặm”, người đọc thấy ngang phè nhưng chẳng sửa được, và sửa thanh hay vần lại thì tự sa vào bẫy đê tiện của ông. Ví như:
“Chị em ta ở chiến khu
Luộc khoai còn nóng bóc củ ăn liền”

Hay là:
“Sông sâu sóng vỗ dập dồn
Chị em ra tắm gãi lưng cho nhau”

Rõ ràng những thanh “trặc” đó làm cho những người giỏi niêm luật…tự sa chân vào bẫy của mình nếu cố tình sửa cho đúng vận. Cũng có đôi khi, nạn nhân tự sa chân vào bẫy mà không hay, các cao thủ chỉ cần đọc lệch một chút là đã ghép đủ xô người té giếng. Và cũng như nghệ thuật nói lái, người giỏi gợi thanh phải nắm được một số vần thuộc loại nhạy cảm để có thể ứng biến bất cứ lúc nào.

Và bây giờ hãy thực tập bằng cách trại…bất kỳ câu thơ nào mà bạn bắt gặp nhé!



RE: Đê Tiện Bí Lục - Hoả Tà Nương - 30-09-2011

Thiết Hoa đi dạo cùng Di
...

Tính viết tiếp mà ... rolling on the floor




RE: Đê Tiện Bí Lục - hothiethoa - 06-10-2011

III/ Các chiêu Đê tiện thường dùng.
III.5/ Thú Hóa

[Hình: nguoi-chuot-tui.jpg]
Nếu trong văn chương, người ta dùng biện pháp nghệ thuật nhân hóa để làm các sự vật có hành động "như người" thì biện pháp thú hóa mang ý nghĩa ngược lại.
Tuy nhiên, về mặc phương pháp thì Thú Hóa không chỉ dùng cách miêu tả tính cách mà dùng mọi công cụ có thể để downgrade đối tượng xuống cấp thấp hơn.
Nghệ thuật cao là ở chỗ đối tượng không thể nhận biết hoặc nhận biết mà không làm gì được.

Các cách thường dùng để thú hóa:
a/ Gán thuộc tính, hành động chỉ dùng cho loài vật cho con người
ví dụ:
- Mày bỏ cả bốn chân lên bàn đi!

Rõ ràng người chỉ có 2 chân. Còn 4 chân chỉ dùng cho lớp thú.
- Mới sáng ra đã tru tréo rồi
Con người thì dùng từ la hét. Còn tru tréo chỉ dùng cho loài cầy - sói thôi! big green Nói câu như vậy cũng có thể coi như thú hóa đối phương rồi.

b/ so sánh người với vật.
- Nguyên tắc so sánh 1 đối tượng với 1 đối tượng khác là ta quy về cùng 1 đơn vị tính. Ta không thể so sánh 1 lít rượu với 1 kg đậu cái nào nhiều hơn.
Mà nếu muốn so sánh, ta phải quy về đơn vị thể tích hoặc tiền tệ hoặc trọng lượng...
Tuy nhiên, giới đê tiện không đã bỏ qua khái niệm này và so sánh 1 người với 1 vật. Điều đó mặc nhiên coi người và vật là đồng đơn vị với nhau (trong tất cả).

Ví dụ:
- câu: "Chủ sao chó vậy" bị sửa thành " chó sao chủ vậy".


Về mặc nghĩa đen thì A tương đương B. Nhưng về mặc đơn vị so sánh đã bị đánh tráo, vì thế đã quy người ngang với thú. Về mặc ý chí thú hóa của tiện thủ coi như thành công.

Một ví dụ nữa hay dùng:
- Bạn chạy nhanh hơn chó: => mày hơn con chó
- Bạn chạy chậm hơn chó=> mày còn thua con chó
- Bạn chạy ngang với chó => mày chỉ như con chó


Rõ ràng ở đây dù thế nào thì bạn cũng dính bẫy thú hóa của tiện thủ cả! Vấn đề ở đây là hắn đã bỏ qua nguyên tắc cơ bản của phép so sánh - quy về cùng 1 hệ đơn vị tính.


Trong văn học cổ, ta có thể thấy các danh nhân sử dụng nghệ thuật này rất nhiều.
Chẳng hạn như: "uốn lưỡi cú diều mà xỉ-mắng triều-đình, đem thân dê chó mà bắt-nạt tổ-phụ" (hịch tướng sĩ)
hay:
Hàn huyên chưa kịp giã giề,
Sai nha bỗng thấy bốn bề xôn xao:
Người nách thước kẻ tay đao,
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi. (truyện Kiều)


Đoạn trên, Nguyễn Du cũng đã thú hóa bọn người nhà quan như là trâu ngựa. Và từ đó, ta có thể thấy hàng trăm câu thành ngữ được lập trình sẵn cho nghệ thuật Thú Hóa như:- Lòng lang dạ sói, Đầu voi đuôi chuột, cõng rắn cắn gà nhà,...

Cá biệt, trong văn thơ, không biết vô tình hay cố ý, thỉnh thoảng ta vẫn bắt gặp nghệ thuật thú hóa của tiện thủ tự đá mình. Ví dụ ở bài thơ này, một tác giả đã tự thú hóa mình để giải trí:

- "Sáng ra bờ suối tối vào hang".

Và hậu nhân (mới học lớp 8) đã phát hiện ra nghệ thuật đó bằng đoạn mở đề cho đề bài: " em hãy phân tích bài Tức cảnh Bắc Pó của..."

Em học sinh đã mở đề như sau:
"Chuột ư? Không phải! Rắn ư? Không phải!" ... đó là tác giả bài thơ Tức cảnh Bắc pó.

Tóm lại, Thú hóa là một chiêu thông dụng trong dân gian, văn chương và cả giới đê tiện. Chủ yếu là làm cho mọi người liên tưởng hay đánh đồng nạn nhân ngang bằng với lớp thú.
Và bây giờ hãy thú hóa những ai mà bạn biết. Tìm những biện pháp thú hóa có trong văn chương, sách báo hàng ngày bạn nhé!



RE: Đê Tiện Bí Lục - Ngạo - 10-12-2011

Nói Láo và khả năng biến không thành có:

Đề

Xưa xửa ..xưa ơi là xưa cuốn sách biên lục về nói láo đã được truyền trong tông tộc ta.Tuy nhiên do chiến tranh loạn lạc và các vấn đề như Tần Thuỷ Hoàng đốt sách chôn nho , Trụ Vương hoang dâm, hay Minh Mạng Nhất dạ Lục giao v.v . Để tránh hoạ sát thân tổ tiên ta đã áp dụng phương pháp truyền khẩu. Ban đầu chỉ dành cho các trưởng tộc, trưởng bối.Sau này nhờ cách mạng văn hoá năm 1966 của Khựa, chúng ta nhân theo làn sóng ấy truyền bá đạo Láo ra toàn thể thế giới và phát triển rực rỡ như ngày nay.

Nguyễn Quỳnh (1677 - 1748) Còn gọi là Trạng Quỳnh tích xưa kể rằng cụ tổ ta học nghệ chém gió cộng công phu láo trên đỉnh non Ba Vì bái người cùng tộc là Nguyễn Bỉnh Khiêm làm thầy.Do chưa thuộc hết trang cuối đê tiện nên không có cách thoát thân mà bị hãm hại bằng độc dược mà thác.Tuy vậy cũng để lại vô sô tích về cái sự nói láo.
Đỉnh cao của sự nói láo là phải nói láo sao cho bản thân mình cũng tin là sự thật ,phải biến tất cả các hành vi ăn nhập thẳng vào các vấn đề, từ không gian, tới thời gian kể cả các nhân vật không có thật cũng phải biến không thành có.

Đơn cử như Mộng Nam Kha. Đang đi đánh giặc mà lại mê gái..Sau khi đi lầu xanh mê mãi quên đường về tiền bạc sạch túi chả biết nói sao với vợ, hắn liền bẻ cong sự thật bằng cách mô tả một giấc mơ như sau:

Thuần Vu Phần đời Đường, ở đất Quảng Lăng, nhà có cây hòe to, sống lâu năm, cành lá sum suê rậm rạp. Nhân khi vui sinh nhựt của mình, Thuần Vu Phần uống rượu say, nằm ngủ quên dưới cây hòe, mộng thấy mình bay lên không trung, vào một nơi có đề bảng: Đại Hòe An Quốc, được quốc vương nước ấy thương, gả công chúa cho, rồi được bổ đến làm Thái Thú đất Nam Kha, công danh thật hiển hách. Sau, Thuần Vu Phần cầm quân đánh giặc, chẳng may bị thua. Còn công chúa ở nhà bị đau bịnh chết. Vua nước Đại Hòe An nghi ngờ, rồi cách chức đuổi đi. Thuần Vu Phần buồn chán và uất ức, liền giựt mình thức dậy, thấy mình đang nằm dưới cội cây hòe, nơi cành cây phía Nam, nhìn lên thấy một con kiến chúa đang nằm trong một tổ kiến lớn.

Thuần Vu Phần nằm suy nghĩ về giấc mộng vừa qua của mình, chợt tỉnh ngộ, hiểu rằng nước Đại Hòa An là cây hòe lớn, cành cây phía Nam là đất Nam Kha, vua nước Đại Hòe An là con kiến chúa, dân chúng là toàn ổ kiến.

Thuần Vu Phần cảm câu chuyện trong mộng, tỉnh ngộ biết cảnh đời là ngắn ngủi, không định liệu được việc gì cả, bèn dốc lòng tìm đạo tu hành.

Trong văn chương thường dùng điển tích nầy với các từ ngữ: Giấc Nam Kha, giấc hòe, để chỉ cuộc đời là phù du mộng ảo; công danh phú quí như giấc chiêm bao.

Giấc mơ truyền đời biến không thành có. cái sự láo đã lên đỉnh và gạt được cả triệu triệu người.

Đó là nói về Tàu.Còn ta thì sao.Tây thì thế nào..mời các vị đón đọc vào ngày mai



RE: Đê Tiện Bí Lục - hothiethoa - 30-01-2012

III/ Các chiêu Đê tiện thường dùng.
III.6/ Ném Đá Giấu Tay

[Hình: 001-But1.jpg]

Gọi cho có câu vậy chứ chiêu này chỉ đơn thuần là Ném đá. Trong giới đê tiện, người ta đưa lên bằng bơm hơi, và đạp xuống bằng ném đá. Có thể nói đây là chiêu phổ biến thuộc loại nhất nhì trong giới đê tiện.

Ta có thể định nghĩa Ném đá như sau:

Ném đá là một nghệ thuật nhằm công kích một cá nhân, tập thể, một hành động nhằm phê phán, chê bai hay ...cho vui.

Tuy có định nghĩa đơn giản là vậy, phổ biến là vậy, nhưng ném đá khó luyện tới cảnh giới cao nhất: “ném đá giấu tay”, Tức là mắng người mà người không hay, chửi người mà người không biết. Đến khi biết thì chuyện cũng qua rồi đành hậm hực mà thôi không làm gì được.

Ném đá là một môn mang tính máu lửa, kích thích sự háo chiến, hăng say của đám đông, vì thế, ném đá dễ lôi cuốn thành ném đá tập thể. Nạn nhân phải là người cao tay lắm mới tránh khỏi.
Hồi chiến tranh, có một cao thủ chẳng may bị trọng thương, vậy mà anh vung đao đoạn thủ, miệng hét máu lửa: “Nhằm thẳng quân thù mà ném”, khí thế ngất trời và kết quả là phe ta thắng lợi.
Nhà thơ Bút tre cũng có ném bác lái đầu Hà Đăng Ấn như sau:

Hoan hô đồng chí Hà Đăng
Ấn cho tàu chạy băng băng như...rùa.

Dễ thấy tính phổ biến của ném đá từ thành thị tới nông thôn, từ online sang offline, từ đại lộ tới ngõ cụt. Hồi nhỏ xí xi, tôi đã thấy người ta mua hàng bằng cách phủ đầu như sau:

- Trời ơi cô ba, con gà của cô gì mà đít đỏ, mắt ghèn, con này bệnh rồi, cô đem ra chợ tới trưa bán chừng 50 đồng là hết giá! Thôi cô để lại cho tôi 45 đồng rồi về nghỉ cho khỏe.

Vậy mà một lát sau cũng con gà đó được người bán bơm hơi:

- Con gà của tôi nó thịt chắc vầy, dáng đứng vững chãi. Cô mua về không ăn thì để nuôi làm giống cũng tốt. Và đương nhiên giá nó được đẩy lên gấp rưỡi hay gấp đôi!

Ngày nay, Ở các diễn đàn, mạng xã hội, blog. Trình độ ném đá nâng lên nhiều bậc. Cộng với sự hỗ trợ của Internet, người ta tập hợp thành nhiều hội ném đá tập thể,các Anti fan...Ngay như ở Thi Ẩm Lâu chúng ta, các cao thủ không ngừng tung chiêu đỡ chiêu chóng mặt.

Sử dụng ném đá thế nào cho hiệu quả:

- Ném đá là bộ môn công kích, mà hễ có công kích thì sẽ có tổn thương. Chủ yếu là ít hay nhiều! Vì vậy coi mặt mà ném chứ ném quá mất hay. Chúng ta thỉnh thoảng “ném văn nghệ” giao lưu chơi thôi, nhằm tránh làm tổn thương quá nhiều người khác.
Một nguyên tắc mà chúng ta nên tránh là không nên ném vào khuyết tật của người khác, làm như thế sẽ gây tác dụng phụ, dễ làm phẫn nộ cộng đồng và cuối cùng nạn nhân là chính ta chứ không phải đối thủ. Ném vào niềm tự hào của hắn,làm giảm nhuệ khí đối phương, vậy mới chứng tỏ bản lỉnh của mình.

Nào, bây giờ hãy ném nhẹ nhàng vào người bên cạnh để gây thêm thù oán tí nhé!