Thi Ẩm Lâu
Đê Tiện Bí Lục - Phiên bản có thể in

+- Thi Ẩm Lâu (https://thiamlau.com/forum)
+-- Diễn đàn: Tửu Lầu (https://thiamlau.com/forum/forum-5.html)
+--- Diễn đàn: Tác Văn Lâu (https://thiamlau.com/forum/forum-7.html)
+--- Chủ đề: Đê Tiện Bí Lục (/thread-385.html)

Pages: 1 2 3


RE: Đê Tiện Bí Lục - hothiethoa - 17-03-2011

III/ Các chiêu Đê tiện thường dùng.


[Hình: 55180427-thaohpgiantfrog.jpg]

Đê tiện thật là môn nghệ thuật của ngôn từ, muôn hình vạn trạng. Người thường chỉ nhìn bằng góc nhìn thô kệch, văn nhân nho nhã nhìn bằng cái nhìn thi vị, nhưng tiện nhân thì có thể nhìn bằng nhiều khía cạnh khác nhau, tùy vào độ cảm nhận sâu xa hay không mà nhìn ra được những gì tác giả gửi gắm. Đôi khi tác giả chỉ có tư tưởng thôi, không gửi nhưng các bậc tiện sư vẫn nhìn ra được.
Ví dụ trong thơ Kiều:
"Sè sè nắm đất bên đường- Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nữa xanh"

Góc nhìn Phàm nhân:Cái mồ của ai chưa tảo mộ thôi mà
Góc nhìn văn nhân: Thật hoang lạnh và thương cảm quá, ngôi mộ không người chăm nom trong lễ Thanh Minh này...ôi! sad
Góc nhìn Tiện Nhân: ngoài hai ý trên, còn có thêm suy nghĩ: Coan nào nó tè lên này mà cháy hết cỏ thế kia

Từ ngàn xưa, người ta đã đặt ra thuyết Âm Dương và Ngũ Hành. Mọi vật có hình thể thế nào thì cũng từ Ngũ Hành mà ra cả. Ngay cả như Tôn Ngộ Không với bảy mươi hai phép biến hóa cũng không thể thoát khỏi quy luật này, phải bị giam dưới Ngũ Hành Sơn. Nói như thế để cho thấy dù thế nào thì Đê tiện cũng có những quy luật của nó. Với sự hiểu biết hạn hẹp của mình, dựa vào sự biểu hiện, tôi chia đê tiện thành 2 hình thức như sau: Đê tiện bằng ngôn từĐê tiện bằng hành động.

Trong phạm vi bí cấp này, tôi chỉ đề cập tới đê tiện bằng ngôn từ, vốn khó nhận ra hơn bằng hành động.

Đê tiện bằng ngôn từ lại chia ra bảy hình thức gọi là Thất Tiện: Nói Lái, Bơm hơi- Chém gió, Gợi Hình,Gợi Thanh, Thú hóa, ném đá giấu tay và Đánh tráo, bóp méo sự thật.

1/Nói Lái.

Nói Lái là lối chơi chữ của người Việt, và là hình thức thông dụng nhất trong giới đê tiện. Ai ai cũng biết, nhưng lại khó đạt tới cảnh giới cao. Từ xưa, cụ Trạng Quỳnh đã biết áp dụng hình thức nói lái: Đại Phong= Gió Lớn, gió lớn thì đổ chùa, đổ chùa nên tượng phải lo, Tượng Lo lái lại là lọ tương…

Nói lái có 3 cách:
Cách 1: Đổi âm sau, giữ chữ đầu và thanh: Thí dụ: Cỏ Bằng - nói lái thành – Cẳng bò
Cách 2: Đổi toàn bộ, trước ra sau, nhưng giữ thanh Thí dụ: Cỏ Bằng - lái lại thành – Bẳng cò
Cách 3 : Đổi dấu thanh Thí dụ : Cỏ bằng lái lại thành cằn bỏ.

Người nói lái cao thủ không nhất thiết phải lái hai từ kế cận nhau, mà có thể dùng hai từ cách xa nhau trong câu, tùy ý biến đổi, lồng thêm tam đoạn luận cho mang thêm tiện khí. Đây là công phu dễ nhất nhưng lại khó thành cao thủ nhất trong giới đê tiện.

Ví dụ:
Vợ Ngạo nói với Ngạo rằng:
Cỏ bằng với gió có cằn thì bỏ đi


Lưu ý
Trong nói lái, người ta có thể châm chước một số trường hợp từ đồng âm (hoặc gần âm). Như trường hợp trên, cỏ bằng=>cẳn bỏ hay Gió tai=> ...to, rồi Nghiêm chỉnh =>Nghỉnh....ngãng:

Nhận diện:
Nói lái là một nghệ thuật chơi chữ cực kỳ hay của người Việt, và người đã tham gia giới đê tiện không thể không biết chiêu này.
Có một số nguyên tắc để nhận diện, dựa vào đặc tính của nói lái, vốn căn cứ vào phụ âm và vần. Vì vậy, việc nhận diện tương đối đơn giản, chỉ cần nhìn trong câu, từ phát hiện ra các vần/ phụ âm đó là có khả năng đối phương tung chiêu nói lái. Dưới đây là một số phụ âm thường dùng:
C, Ch, tr, d,đ,m,L,r,s,v

Một số vần thường dùng:
ăc, âm, ai, eo, ep, i, it, in, im, oc, ôc, ôn, ương, ức, u, ưng...


Nói chung đây chỉ là thống kê sơ bộ, sẽ bổ sung sau.

Ngoài ra, các bậc chân tiện còn lồng vào Tam Đoạn Luận, rất khó nhận ra:
Ví dụ: Công Đoàn lái lại là coan đồng.
Đồng trong bảng nguyên tố là Xê u (C.U)
Công Đoàn=>Coan đồng =>Coan C...

Có thể nói đây là chiêu thông dụng nhất nhưng là chiêu khó tới đỉnh cao nhất của giới đê tiện!



Mời các bạn đón xem hình thức Chém gió ở bài post sau!





RE: Đê Tiện Bí Lục - hothiethoa - 18-03-2011

Bài tập về nhà!
Hãy dùng nick của các thành viên Thi Ẩm Lâu, ghép lại để lái thành những cụm từ đê tiện:

Ví dụ: Vũ- Hớ => Hở....vai!


RE: Đê Tiện Bí Lục - hothiethoa - 21-03-2011

III/ Các chiêu Đê tiện thường dùng.
III.2/ Bơm hơi – Chém Gió


[Hình: tonyblairgeorgebushou5.jpg]


Bơm hơi - chém gió! Đây không phải là gì mới mẻ với chúng ta! Trong dân gian, người ta gọi nó là nói dóc, bốc phéc, nói xạo…hay gần đây được gọi là nổ. Trong văn chương, nó được dùng những từ mỹ miều hơn như: lối nói thậm xưng, cường điệu. Với sự phát triển của internet, chúng được gán cho một cụm từ mang tính chất vô hại hơn: Bơm hơi- Chém Gió, gọi tắt là Chém gió cho tiện.

Bơm hơi chém gió là một nghệ thuật thổi phồng, bóp méo sự thật nhằm mục đích làm cho người nghe nhiễu loạn thông tin, phục vụ cho mong muốn cá nhân hay tập thể. Đôi khi chém gió chẳng để làm gì cả, chỉ vì…thích thế! Lưu ý, không nhất thiết Bơm mình lên thì mới gọi là Chém gió, đôi khi, người ta còn hạ mình xuống, đổi hướng nhìn của người đánh giá sang hướng khác thì đó vẫn là chém gió như thường.

Từ Chém gió có lịch sử khá lâu đời. Tương truyền rằng, thuở vua Hùng Vương thứ sáu có họa giặc Ân xâm lấn, thời may có thằng bé 3 tuổi mà to cao lực lưỡng , sức địch muôn vạn ra giúp, tay cầm côn chém vun vút, tay kia thổi tù và điếc cả tai, sau đó bay tuốt về trời. Sau được phong thánh, đó là Thánh Gióng. Ít lâu sau, nhà Ân lại xua quân xâm lược, thế còn rất mạnh, mà giờ chả biết kiếm đâu ra Thánh Gióng nên vua bèn bày kế lập ra trận nghi binh, sai hàng vạn dân thổi tù và, lại cử mấy ngàn lính cưỡi ngựa có cột chà để bụi mù trời, đám lính này tay côn tay sáo, chém vào gió phát ra tiếng kêu vu vu như hàng triệu binh! Giặc Ân thấy vậy hoảng sợ bỏ chạy về nước! Từ đó, mới có cụm cụm từ Chém Gió!

Chém gió là bộ môn độc đáo, dễ luyện mà khó thành cao thủ, lại dễ bị trúng đòn gậy ông đập lưng ông nên các bạn phải cẩn thận khi thi triển. Tuy nhiên, nếu thành tựu thì hiệu quả không chỉ phạm vi online mà còn nhiều lãnh vực trong kinh tế, chính trị, giáo dục, xã hội ứng dụng! Chả phải mấy anh nguyên thủ, anh nào cũng là bậc thầy chém gió đó sao? Rồi thì các anh tư vấn cao cấp ở các tập đoàn lớn, cũng toàn dân chém gió cả, chưa kể các anh làm sales, marketing…! Vì thế, các bạn đừng có search trên google rồi cho rằng chém gió chỉ đơn thuần là đâm thọt, tán gái...v...v...Đó là quan niệm hết sức sai lầm của bọn Ngụy Tiện hay Hạ Tiện, đừng làm vấy bẩn tinh thần Hiệp Tiện của chúng ta bởi suy nghĩ đó!

Như chúng ta đã biết, chém gió căn bản là dùng lời nói bóp méo góc nhìn nhận của đối phương về sự vật, hiện tượng mình mong muốn. Thường thì tự lăng xê bản thân lên tầm cao hơn. Nghe thì đơn giản, nhưng ít người thành công bởi vì các Chém gió sinh không biết giới hạn khả năng của mình, đã chém thì phải chém cho giống. Còn không thì phải chém cho to.

Tại sao phải chém cho giống? Bởi vì bản thân mình không muốn để người ta nhìn ra chân tướng, nên mới phải bơm hơi, nhưng khi bơm quá đà thì bị phán ngay: Cưa Bom à? Thế thì đối phương nhận ra ngay ta có chân tướng là tên chém gió, còn gì nữa mà giấu! Vì vậy, nếu bạn có 1, thì chém lên 1.2 thôi, cao nhất là lên thành 2. Tuyệt đối không nên chém thành 3-4, rất dễ lòi đuôi cho giang hồ nó cười!

Tại sao nếu không chém cho giống thì phải chém cho to? Bởi vì khả năng đối phương dễ lung lạc bởi khả năng yếu kém của mình! Ai cũng biết “khiêm tốn bằng bốn lần tự cao”. Vậy để giấu đi ba phần tự cao, ta cứ tự cao 1 phát thật bự, 3 phần kia nó sẽ không được nhận diện được! Khi đó, chém gió loại này gọi là Bơm Bơi, bơm càng to thì mình càng dễ ẩn mình đằng sau!
Ví dụ ai hỏi bạn có người yêu chưa, mà bạn không thích người ta biết (nói không người ta bảo ế, nói có người ta không tán nữa sao) thì bạn cứ bơm thế này: Nếu bỏ cô thứ 15 đi thì vẫn còn 14 người! Kẻ đối diện biết ngay là ta chém gió, nhưng chỉ có thể cười xòa chứ không làm gì được!

Chém gió là chiêu thức lợi hại của giới đê tiện, nhưng không thể tùy tiện, không nên vì nói cho sướng miệng mà tai vạ về sau. Quan trọng nhất là biết mình là ai, để có thể chém vừa tầm, đừng chém quá, nhỡ khi lòi đuôi chẳng những gây thiệt hại cho người và mình thì chả còn mặt mũi nào đứng trong giới đê tiện nữa. Có một tôn sư trong giới Chém gió đã nói thế này : “Tri Kỷ Tri Bỉ Bách Chiến Bách Thắng”, tức là biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Vì vậy, ta phải cân nhắc tùy vào đối tượng mà chém, kết hợp 7 phần thực, ba phần hư thì thành công rất cao, vì đối phương có kiểm tra cũng không thấy sơ hở!
Chúc các bạn chém gió thành công, chém đâu người ta nể đó!

Phần sau sẽ trình bày về phần chiêu thức cực kỳ lợi hại, đó là nghệ thuật Gợi Hình!



RE: Đê Tiện Bí Lục - hothiethoa - 21-03-2011

Bài tập về nhà:

1/Trong truyện Kiều, theo bạn, câu nào được tác giả bơm hơi to nhất!

2/ Kiểm điểm xem gần đây bạn chém gió gì về bản thân mình mà người ta chưa phát hiện ra!


RE: Đê Tiện Bí Lục - chopmat - 21-03-2011

(21-03-2011, 03:46 PM)hothiethoa Đã viết: Bài tập về nhà:

1/Trong truyện Kiều, theo bạn, câu nào được tác giả bơm hơi to nhất!

2/ Kiểm điểm xem gần đây bạn chém gió gì về bản thân mình mà người ta chưa phát hiện ra!

Bài làm :

Câu 1 - Khẳ năng là cái câu tả Từ Hải đại hiệp :

" Râu hùm hàm én mày ngài,
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao"

- Tính ra đơn vị đo lường cổ :
Vai rộng 5 tấc , 1 tấc = 3,3cm -> 5 tấc = 16,5cm
Thân cao 10 thước , 1 thước = 10 tấc = 33cm. 10 thước = 3m3

Ta được một cái ... cột ống nước.

- Tính ra đơn vị đo lường kiểu ... tùy :
Vai : 1 tấc = 1gang tay = 20cm (trung bình là thế) ->5 gang = 1m
Thân: 1 thước = 1m . Thôi đến đây ko tính nữa. Vì rõ ràng là cái ... khinh khí cầu hình người rồi.

Các cụ bảo cấm sai : "Người làm sao của chiêm bao làm vậy". Cứ theo các cụ mà xét thì bề nào Thúy Kiều cũng khổ.

Mà rõ là Thúy Kiều khổ thật. 033

Câu 2 : Nhiều phết tongue Nhưng cái này ko lộ được. Lộ ra đá ném chít tongue


RE: Đê Tiện Bí Lục - lanhdien - 21-03-2011

(21-03-2011, 03:46 PM)hothiethoa Đã viết: Bài tập về nhà:

1/Trong truyện Kiều, theo bạn, câu nào được tác giả bơm hơi to nhất!

2/ Kiểm điểm xem gần đây bạn chém gió gì về bản thân mình mà người ta chưa phát hiện ra!

Tại sao nếu không chém cho giống thì phải chém cho to? Bởi vì khả năng đối phương dễ lung lạc bởi khả năng yếu kém của mình! Ai cũng biết “khiêm tốn bằng bốn lần tự cao”. Vậy để giấu đi ba phần tự cao, ta cứ tự cao 1 phát thật bự, 3 phần kia nó sẽ không được nhận diện được! Khi đó, chém gió loại này gọi là Bơm Bơi, bơm càng to thì mình càng dễ ẩn mình đằng sau!
Ví dụ ai hỏi bạn có người yêu chưa, mà bạn không thích người ta biết (nói không người ta bảo ế, nói có người ta không tán nữa sao) thì bạn cứ bơm thế này: Nếu bỏ cô thứ 15 đi thì vẫn còn 14 người! Kẻ đối diện biết ngay là ta chém gió, nhưng chỉ có thể cười xòa chứ không làm gì được!







1. Trong Truyện Kiều Có câu nói mà theo ta là bơm hơi khủng nhất đó là
“Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên”,

Đó là câu mà đại thi hào của chúng ta nói theo cách "7 phần thực, 3 phần hư": nghĩa là cơ thể nàng đẹp tuyệt trần, đẹp đến mê hồn, nhưng nó là cái gì cụ thể đố ai biết?

Nguyễn Du nói “rõ ràng” mà chẳng rõ ràng gì.
Hai chữ “rõ ràng” cứ như là một sự đánh lừa người đọc, Khi đến đoạn này, người đọc cứ tha hồ mà tưởng tượng, hình dung, đoán mò...theo kiểu "sao cũng được".

Nguyễn Du đã bơm hơi một cách rất nhẹ nhàng, khéo léo. Giống như bơm một quả bong bóng rồi thả lên trời, mọi người nhìn theo ngơ ngẩn và bất ngờ nổ tung khi không chịu nỗi sức nóng của mặt trời.

Người đọc cũng nổ tung theo cái luồng "hở mà kín" kia. Tất cả còn lại chỉ còn là sự phỏng đoán được tập trung và dồn nén đến cao độ.

Có thể nói Nguyễn Du đã bắn một viên đạn từ khẩu súng lục, nhưng sức công phá của nó là một trái bom nguyên tử trong giới đê tiện.

2. Khỏi nói đi, chém gió mà để người ta phát hiện thì mới kiểm điểm. Còn không phát hiện mà kiểm điểm mần gì.
Đánh lừa tớ ah? Mơ đi kưng.


RE: Đê Tiện Bí Lục - Ngạo - 23-03-2011

Trích dẫn:Dưới hoa dậy lũ ác nhân,
Ầm ầm khốc quỷ kinh thần mọc ra !
Đầy sân gươm tuốt sáng lòa,
Thất kinh nàng chửa biết là làm sao.
Thuốc mê đâu đã tưới vào,
Mơ màng như giấc chiêm bao biết gì !
Vực ngay lên ngựa tức thì,
Phòng đào viện sách bốn bề lửa dong.

Này nhé Lão Du tả cảnh Kiều bị hãm bởi một lũ ác nhân.Chúng tuốt gươm đâm,ừ là thế nhưng gươm chúng sao sáng loà được.Tụi nó chưa mần ăn dc cái gì làm sao Kiều có baby được. "Thất Kinh .Nàng Chửa .Biết là làm sao"
Lão Du này chém gió quá thể "Thuốc mê đâu đã tưới vào" đấy chưa cơ mà.Lão Du lại chém tiếp
Đang mơ màng chả biết gì mà em Kiều lại lên ngựa..khói lữa mịt mù thế kia cơ mà giả điên ko biết gì sao được.
Đúng thầy của thầy Đê Tiện



RE: Đê Tiện Bí Lục - Ngạo - 23-03-2011

Nhân tiện nói về chém gió,bậc thầy Trịnh Công Sơn có viết

Chiều một mình qua phố, âm thầm nhớ nhớ tên em, có khi NẮNG KHUYA chưa lên, mà một loài hoa chợt TÍM". Nắng khuya chưa lên?? khuya mà sao có nắng ,suy ra Bác Trinh chém
ác


Trích dẫn: Đã khuya rồi vẫn ngồi đếm sao
Sương rơi lạnh ướt đôi bờ vai
Ánh trăng đã không còn nữa
Chỉ còn chiếc cầu vồng khuyết

Cầu vồng thì đứa con nít cũng biết nó khúc xạ ánh sáng mặt trời thế mà lão Minh Khang lại chém có cầu vồng trong đêm.

Tự chung các bậc chém gió thiên tài luôn không bị phản kháng mà bàn dân thiên hạ còn ngêu ngao theo và mặc nhiên coi nó là hay.Vì thế ta cũng có lời xin lỗi Lão Phều vì lão chém nắng vàng sương phủ mà ta lại phản bác.Thật là không phải với lão ( bậc chém cao nhân chém gió)


Chỉ tang mạ hoè big green


RE: Đê Tiện Bí Lục - lanhdien - 23-03-2011

(23-03-2011, 01:47 PM)Ngạo Thế Cuồng Sinh Đã viết:
Trích dẫn:Dưới hoa dậy lũ ác nhân,
Ầm ầm khốc quỷ kinh thần mọc ra !
Đầy sân gươm tuốt sáng lòa,
Thất kinh nàng chửa biết là làm sao.
Thuốc mê đâu đã tưới vào,
Mơ màng như giấc chiêm bao biết gì !
Vực ngay lên ngựa tức thì,
Phòng đào viện sách bốn bề lửa dong.

Này nhé Lão Du tả cảnh Kiều bị hãm bởi một lũ ác nhân.Chúng tuốt gươm đâm,ừ là thế nhưng gươm chúng sao sáng loà được.Tụi nó chưa mần ăn dc cái gì làm sao Kiều có baby được. "Thất Kinh .Nàng Chửa .Biết là làm sao"
Lão Du này chém gió quá thể "Thuốc mê đâu đã tưới vào" đấy chưa cơ mà.Lão Du lại chém tiếp
Đang mơ màng chả biết gì mà em Kiều lại lên ngựa..khói lữa mịt mù thế kia cơ mà giả điên ko biết gì sao được.
Đúng thầy của thầy Đê Tiện

Thầy của đê tiện theo em thấy là đại ca ó

xưa nay chỉ có mềnh đại ca kêu ND là lão xôi

em phục đại ca quá xá.....

hé hé.


RE: Đê Tiện Bí Lục - longhoaho - 27-03-2011

Bài giải:

1. ...
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Một người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
...

Trong đoạn chữ in nghiêng chính là phần bơm hơi to đùng (chưa phải nhất- ta sẽ nhận thấy rõ khi xỉa xói đoạn này) của đại thi hào ND. Như chúng ta đã biết, xưa nay trong tác phẩm truyện Kiều, ai cũng nhận thấy bản thân Thuý Vân muôn phần xinh đẹp, để từ đó nâng cao phần xinh đẹp, tài năng của Thuý Kiều khi được ND mô tả:

"Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn."

Ta sẽ không đi sâu vào cái tài, mà phân tích nhan sắc của Thuý Vân, Thuý Kiều để làm sáng tỏ ND đã bơm hơi một cách tài tình, khéo léo mà biết bao nhiêu nhà phê bình VH xưa nay vẫn chưa nhận thấy.

"Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang."

Như ta biết, khuôn trăng đầy đặn trong VH ám chỉ đến khuôn mặt đầy đặn, tròn trĩnh, đôi má phúng phính. Khuôn mặt được thượng đế tạo ra luôn cân xứng với thân hình để tôn vinh vẻ đẹp mỗi con người. Cũng chưa có ai có khuôn mặt bầu bĩnh nhưng thân hình mảnh mai, dễ nhìn. Có nghĩa từ khuôn mặt "đầy đặn", ta có thể hình dung được thân hình của Thuý Vân khá mập mạp, béo ú. Hợp cùng đôi mày ngài rậm rạp, nở nang dường như chưa bao giờ gọt tỉa như những phụ nữ khác thì phần xinh đẹp của ND mô tả Thuý Vân như đã đánh lừa biết bao vạn người đã được đọc tác phẩm.

"Hoa cười ngọc thốt đoan trang,"

Một lần nữa, ND lại chém gió một cách kín đáo và đặc biệt có chủ đích để đưa người đọc lạc vào một mê cung khác. "hoa cười", "ngọc thốt" đến sự đoan trang của Thuý Vân. Một xã hội phong kiến nghèo nàn, lạc hậu mà vẫn có một người con gái to nặng như Thuý Vân, chắc chắn Thuý Vân vô cùng...ham ăn. Vậy thì sự đoan trang của Thuý Vân ở đâu? Ngay cả đôi lông mày của bản thân còn không thèm chăm chút, nói chi đến cách đối xử với người khác. Phải chăng "hoa cười" là cái cười mỉa mai và "ngọc thốt" chính là sự hoảng hốt về cái công dung ngôn hạnh của Thuý Vân, mà bấy lâu nay ta lầm tưởng Thuý Vân vô cùng nết na, thuỳ mị?

"Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da."

Với nghệ thuật nhân hoá, mây biết phần thua kém, và tuyết cũng biết nhường nhịn, ND muốn so sánh về làn tóc cùng màu da của Thuý Vân với mây và nước. Trời trong xanh, ta có thể thấy từng đám mây bay lơ lửng, nhưng chỉ là từng cụm, từng cụm, chỗ có chỗ không chứ không trải dài liên tục. Vậy, từ đó ta có thể nhận thấy mái tóc Thuý Vân vô cùng xác xơ, chỗ ngắn, nơi dài và không mượt mà bồng bềnh như bao người từng nghĩ. Cũng phải thôi, một người ham ăn, không chăm chút đến bản thân thì xá gì đến mái tóc. Thậm chí Thuý Vân chưa biết gội đầu cũng có thể.
"Tuyết nhường màu da". ND so sánh tuyết còn phải nhường nhịn vì sự thua kém về màu da trắng của Thuý Vân. Xưa nay các cụ chỉ nói đến "trắng như bông bưởi", chỉ duy nhất có ND là so sánh với tuyết. Là người Việt Nam da vàng, mà ND mô tả nước Thuý Vân trắng bất ngờ như thế, ắt hẳn Thuý Vân mang bệnh bạch tạng.

Từ đây, ta nhận thấy rõ ràng Thuý Vân vô cùng xấu gái và xấu tính xấu nết. Thế mà Thuý Kiều còn hơn cả cô em. Chứng tỏ Thuý Kiều xưa nay trong mắt người đọc hoàn toàn ngược lại với những gì ta đã suy nghĩ. Thuý Kiều chắc chắn không đẹp đẽ gì, đến nỗi hoa phải ghen, liễu phải hờn về cái đẹp của nàng. Có chăng sự hờn ghen đó vì nhìn nàng quá ngứa mắt, hay một dòng suy nghĩ của hoa, của liễu khinh bỉ Thuý Kiều khi Thuý Kiều đến gần để làm mất cái vẻ đẹp của hoa, liễu?

Với sự thể hiện Thuý Vân, Thuý Kiều xấu xí rõ ràng đến thế mà ND vẫn dẫn người đọc hướng đến cái đẹp, cái tài của hai chị em. Điều này chứng tỏ ND là một bậc thầy về bơm hơi, chém gió trong nền VH nước nhà. Chỉ với 3 câu ngắn ngủi ấy cũng đủ dẫn lối người đọc vào một lối mà tưởng chừng không còn con đường nào khác, ND đã thể hiện đến cảnh giới sự đê tiện. Ta thầm suy nghĩ, nếu như phân tích, mổ xẻ toàn bộ tác phẩm truyện Kiều này, không biết sẽ có từ ngữ hoa mỹ nào để tôn vinh bậc Đại Đại Tiện thi hào ND? Có lẽ đành chờ đến đời sau, sau nữa, sau mãi kiếm một từ hoa lệ tặng cụ ND vậy.


2. Bản thân nhận thấy mình quá ư là thánh thiện, không biết chém gió gặt bão gì hết. Mong thầy đừng chấm rớt. big green