Thi Ẩm Lâu
Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng - Lý Bạch - Phiên bản có thể in

+- Thi Ẩm Lâu (https://thiamlau.com/forum)
+-- Diễn đàn: Tửu Lầu (https://thiamlau.com/forum/forum-5.html)
+--- Diễn đàn: Thi Ẩm Lâu (https://thiamlau.com/forum/forum-6.html)
+---- Diễn đàn: Dịch thi viên (https://thiamlau.com/forum/forum-19.html)
+---- Chủ đề: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng - Lý Bạch (/thread-375.html)



Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng - Lý Bạch - chopmat - 11-03-2011

李白
黄鹤楼送孟浩然之广陵

故人西辞黄鹤楼,
烟花三月下扬州。
孤帆远影碧空尽,
惟见长江天际流。

Lý Bạch
Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.

Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng.

Anh từ lầu Hạc ra đi,
Dương Châu về lúc đương thì khói hoa.
Xanh mờ một cánh buồm xa,
Trường Giang ngút thẳm trôi qua lòng giời.

* big green



RE: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng - Lý Bạch - hvn - 11-03-2011

Hi, xem bài này lại nhớ 1 bài của lão JakenLem làm tiễn Nguyệt Sinh, để post cho các bác chém big green


RE: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng - Lý Bạch - chopmat - 11-03-2011

Cái này ko phải tôi dịch đâu nên ko có ghi là dịch diếc gì cả. Là biên tập lại chút để đê tiện với mấy bác. Dụ khị mấy bác nghe Văn ca big green
Nhưng công nhận câu cuối nghe nó ngắc ngoải thật.

laughing

http://thiamlau.com/forum/thread-163.html

2 câu đầu ở cuối clip1
2 câu sau ở đầu clip 2
Nó ngắt clip đúng giữa bài



RE: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng - Lý Bạch - chopmat - 11-03-2011

宮人韓氏
題紅葉

流水何太急,
深宮盡日閑。
慇勤謝紅葉,
好去到人間。

Cung Nhân Hàn Thị
Đề Hồng Diệp *

Lưu thủy hà thái cấp,
Thâm cung tận nhật nhàn .
Ân cần tạ hồng diệp,
Hảo khứ đáo nhân gian.

Dịch :

Lá thắm đề thơ.

Chảy chi con nước vội vàng,
Thâm cung ngày tháng nỗi nhàn sầu tênh.
Nguyện cầu lá thắm mong manh,
Thuận dòng xuôi tới chốn lành nhân gian.

*Hồng diệp : Điển cố văn học.

Thuận dòng lá thắm đề thơ,
Giữ dăm ba lá đợi chờ cung phi.
Vương đình hạn đã tới kỳ,
Xe loan đón rước nàng về nhân gian.

Dụ khị thêm phát nữa big green Cái này sẽ có trong bài này (vẫn là Văn cô Bơ Thoải) .
http://www.youtube.com/watch?v=aDwbvtLJkmM



RE: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng - Lý Bạch - hvn - 12-03-2011

Tôi nghe chữ "lòng giời" thấy lạ, cũng đoán không phải bác dịch. Chữ "giời" gợi nhớ đến mấy cụ già phương Bắc xưa chứ giờ ít ai dùng. Có thể là trong 1 tích/bài chèo/tuồng cổ nào đó chăng?

Bài "Đề Hồng Diệp" khá hay. Hình như câu Kiều "Cạn dòng lá thắm dứt đường chim xanh" lấy ý từ đây. Lai lịch cung nữ họ Hàn kia có được sử ghi lại không bác?


RE: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng - Lý Bạch - chopmat - 12-03-2011

Đúng là cách nói của 1 số nơi miền bắc : ông giời (ông trời), giầu cau (trầu cau), giồng cây (trồng cây), giả lại (trả lại) ... cũng ko phải là còn ít người dùng đâu bác.

"lòng giời" ko là tích nào cả big green Ko biết ai sáng tác cái "lòng giời" này nhưng đúng thật là ảo tung chảo. Sát sạt mà còn hay hơn cả nguyên tác. Hoa khói với mây trời ở phía xa tít nó như hòa lại là 1 thì đâu cũng là "giời" cả. Dòng sông chảy trong cái đám đó thì đúng là "trôi qua lòng giời".

"Đề Hồng Diệp" là bài thơ chính trong điển cố văn học này nên đương nhiên sách vở có ghi lại. Bà này làm "tài nhân" trong cung Đường triều.
Nỗi buồn cô quạnh ko biết chia sẻ cùng ai nên phải đề lên chiếc lá rồi thả theo con suối trong thành cho nó trôi ra ngoài. Sau này được vua Đường phóng thích cho về nhân gian lấy chồng. Rồi tình cờ 1 hôm tìm thấy trong hộp gỗ của chồng đúng chiếc lá đề thơ mình thả suối ngày xưa...

Cái bài này thể ngũ ngôn tức là rút gọn của thể thất ngôn (bớt 2 chữ đầu của mỗi câu) thế nên người đọc có thể muốn thêm nhưng lại ko biết có thể thêm gì vào mỗi đầu câu. Đương nhiên người đang nhớ nhung thì thêm từ có ý nhớ nhung, kẻ đang cô đơn buồn bực lại thêm cái ý cô đơn buồn bực.... Đó chính là tâm trạng của bà này.

Lần trước anh em bàn về cái con "chim xanh" rồi thì lần này tiếp cái "lá thắm" nữa cho đủ bộ big green

"Thâm nghiêm kín cổng cao tường,
Cạn dòng lá thắm dứt đường chim xanh."

Ý là 2 tên KK này , trong thì ko tuồn "lá thắm" được ra , ngoài thì xua "chim xanh" ko vào được. Tuyệt đường liên lạc big green



RE: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng - Lý Bạch - chopmat - 12-03-2011

崔護
題都城南莊

去年今日此門中,
人面桃花相映紅。
人面不知何處去,
桃花依舊笑東風。

Thôi Hộ
Đề đô thành nam trang

Khứ niên kim nhật thử môn trung,
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.

Dịch :

Ngày này năm ngoái chốn đây,
Má ai xinh thắm hây hây nụ Đào.
Giờ người mải miết nơi nao,
Hoa xưa vẫn đấy mỉm chào gió đông.

* Nhân chuyện lần trước nói đến cái “khăn hồng” (Vân trung thùy ký cẩm thư lai) nên giờ bàn nốt vậy. hehe..

Trong bài Văn Cô Bơ cũng có đoạn nói như thế này :

“Hoa đào còn đợi gió đông,
Xót người thục nữ khăn hồng chưa trao.”

- Nhớ chuyện xưa, hoa đào vẫn còn đợi gió đông, (Hoa đào cợt gió đông phong – Điển cố VH - ở trên)
- Mà nay thấy lại xót xa cho nàng. Đến cái “khăn hồng” (Liễu Chương Đài – Điển cố VH) còn chửa kịp trao. ( trong Liễu Chương Đài thì Hàn tú tài vẫn còn kịp nhờ bạn trao tín vật là cái khăn hồng trên có chép bài thơ của ngày xưa cho Liễu thị. Vào đúng cái lúc nàng đang buộc lụa định treo cổ cho nên Liễu thị không chết mà về được với họ Hàn.)

Trong tích Cô Bơ Thoải Thác Hàn thì vua Lê Lợi , lúc dẹp giặc xong liền cho người đi tìm vời Cô về. Nhưng hũi ui !

Tín vật thì cũng đã tới nơi,
Mà người xưa nay đã thác rồi còn đâu.

Thế cho nên cái câu: "Xót người thục nữ khăn hồng chưa trao" nó nghĩa là như vậy.

Cái đoạn :

“…Ấy nơi cổ tích danh lam,
Qua cơn binh lửa tan hoang cả rồi.
Kìa nơi vật đổi sao rời,
Lòng cô đau xót ngậm ngùi bâng khuâng.
Kinh kì cô kíp rời chân,
Tìm nơi cảnh phật nương thân tháng ngày…”

Là cách nói tránh đi.



RE: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng - Lý Bạch - Ngạo - 12-03-2011

Cửu Ngưỡng.


RE: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng - Lý Bạch - chopmat - 12-03-2011


"Kìa nơi vật đổi sao rời,
Lòng cô đau xót ngậm ngùi bâng khuâng."

"Vật đổi sao rời" là Điển cố : Thương hải Tang điền (bãi bể nương dâu)

Trong Kiều cũng có :

Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ vận khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng...

* Đến đây tui xin được kết thúc vụ " dụ khị " . Ko thì lan man quá.
Nhưng chứng tỏ Văn ca nhà mình tuy là xuất xứ trong nhân gian nhưng cũng hoành tráng phết.

big green


RE: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng - Lý Bạch - hothiethoa - 19-03-2011

Bãi Bể, Nương Dâu

Những thay đổi lớn trong cuộc đời, trong xã hội, thường được người Việt ví với "bãi bể nương dâu". Thí dụ:

Phút giây bãi bể nương dâu
Cuộc đời là thế biết hầu nài sao.
(Lê Ngọc Hân - Ai tư vãn)

Các từ trong thành ngữ "bãi bể nương dâu" xem ra đều quen thuộc và dễ hiểu. Nhưng tại sao sự tổ hợp, giao kết giữa các từ bãi, bể, nương, dâu lại nói lên sự thay đổi lớn của trời đất, của cuộc đời ? Số là, thành ngữ "bãi bể nương dâu bắt nguồn từ thành ngữ gốc Hán "thương hải tang điền" liên quan tới câu chuyện tiên Phật được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.

Tương truyền rằng, ở thời Đông Hán có ông Phương Bình, học giỏi tài cao, thi đỗ đạt và được bổ nhiệm làm quan. Sau một thời gian thi thố với đời, Phương Bình đã bỏ quan đi tu. Ông đắc đạo và trở thành Phật. Một lần Phật Phương Bình giáng xuống nhà Thái Kinh (người đời Hậu Hán) cho mời tiên nữ Ma Cô đến. Ma Cô bảo với Phương Bình rằng:


Tiếp thị dĩ lai dĩ kiến
Đông hải tam vi tang điền


nghĩa là "Từ khi hầu chuyện với ông, tôi đã thấy bể Đông ba lần biến thành ruộng dâu".
Câu chuyện này được lưu truyền trong dân gian và được người đời chắt lọc lấy cái tinh chất để phản ánh sự đổi thay của trời đất và cuộc sống. Trong thơ văn Trung Quốc, hình ảnh "bãi bể nương dâu" trở thành tứ cho nhiều câu thơ, bài thơ nổi tiếng, ví như trong thơ Tô Thức đời Tống có câu "Bất kinh bột giải tang điền biến", có nghĩa là: "Không sợ bể Đông biến thành ruộng dâu". Cũng nhờ câu chuyện trên mà dần dà trong tiếng Hán xuất hiện thành ngữ "thương hải tang điền". Thành ngữ này được mượn vào tiếng Việt theo lối mượn ý dịch lời. Về ý nghĩa, "bãi bể nương dâu" thường nói đến sự đổi thay thế sự với bao nỗi nuối tiếc, ngậm ngùi. Thí dụ:


Khóc vì nỗi thiết tha sự thế
Ai bày trò bãi bể nương dâu.
(Nguyễn Gia Thiều - Cung Oán Ngâm Khúc)


Trong cách dùng, các nhà văn, nhà thơ thường rút gọn "bãi bể nương dâu" thành "bể dâu" hay "dâu bể". Dạng thức này sở dĩ tồn tại được vì nó vẫn có khả năng khiến cho người đọc liên hội tới các điển tích đã nói đến ở trên:


Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)

Cơ trời dâu bể đa đoan
Một nhà để chị riêng oan một mình
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)



Gần nghĩa với "bãi bể nương dâu" trong tiếng Việt còn có các thành ngữ "vật đổi sao dời", "sông cạn đá mòn". Các thành ngữ này đều nói về sự thay đổi lớn lao của cuộc đời, của sự thế, nhưng không có sắc thái ngậm ngùi, nuối tiếc như thành ngữ "bãi bể nương dâu". Về phạm vi sử dụng, các thành ngữ "vật đổi sao dời", "sông cạn đá mòn" thường chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, của trời đất trong sự so sánh với cái bất biến của tấm lòng chung thủy. Vì thế, ta thường gặp trong những lời thề ước:


Dẫu rằng vật đổi sao dời
Tử sinh cũng giữ lấy lời tử sinh
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)

Dù cho sông cạn đá mòn
Còn non còn nước vẫn còn thề xưa

(sưu tầm)