Thi Ẩm Lâu
Những giai thoại về Khổng Tử - Phiên bản có thể in

+- Thi Ẩm Lâu (https://thiamlau.com/forum)
+-- Diễn đàn: Tửu Lầu (https://thiamlau.com/forum/forum-5.html)
+--- Diễn đàn: Tác Văn Lâu (https://thiamlau.com/forum/forum-7.html)
+--- Chủ đề: Những giai thoại về Khổng Tử (/thread-1795.html)



Những giai thoại về Khổng Tử - kanguru - 07-12-2013

1. Trí và Nhân

Tử Lộ yết kiến Khổng Tử . Khổng Tử hỏi: "thế nào là người trí, thế nào là người nhân ?"

Tử Lộ thưa: "Người trí là người làm thế nào để người ta biết mình; người có nhân là làm thế nào để người ta yêu mình "

Khổng Tử bảo: " Nhà ngươi nói như vậy cũng khá ( tạm )gọi là người có học vấn ( trí thức )".

Tử Lộ ra, Tử Cống vào. Khổng Tử lại hỏi: " Người trí, người nhân là người như thế nào ?" .

Tử Cống thư: " Người trí là người biết người; người nhân là người yêu người ".

Khổng Tử bảo: " Nhà ngươi nói như vậy cũng khá gọi là người có học vấn ".

Tử Cống ra, Nhan Hồi lại vào. Khổng Tử lại đem việc người trí, người nhân ra hỏi.

Nhan Hồi thưa: "Người trí là người tự biết mình; người nhân là người tự yêu mình ".

Khổng Tử bảo: " Nhà ngươi nói như vậy mới đáng gọi là bậc sỹ quân sử ( người trí thức quân tử ).

2. Người khôn sống lâu

Vua Ai Công nước Lỗ hỏi Khổng Tử : " Người khôn có sống lâu không ?"

Khổng Tử đáp: - có, khôn thì sống lâu chứ dại sống lâu sao được. Người ta có ba cái chết do tự mình làm ra chứ không phải số mệnh nào cả.

Một là: ăn uống không có chừng mực, thức, ngủ không có điều độ, làm lụng khó nhọc quá, lười biếng chơi bời quá, như thế phải chết vì bệnh tật.

Hai là: Phận mình là người dưới mà xúc phạm đến người trên, lòng tham muốn không chừng, tính yêu cầu không biết chán, nhiều tham vọng mơ hồ; người như thế sẽ chết vì hình pháp.

Ba là: Mình ngu mà mình địch với người khôn, mình yếu mà khinh bỉ người mạnh, không biết lượng sức mình mà cứ giận giữ, hoang tưởng làm liều; người như thế thì chết vì binh đao.

3. Theo ai phải suy tính cẩn thận

Một hôm Khổng Tử thấy người đánh lưới chim sẻ chỉ bắt được toàn sẻ non vàng mép, liền hỏi rằng:

- Ông không bắt được sẻ già là tại làm sao ?

Người đánh lưới nói: - Chim sẻ già biết sợ nên khó bắt; sẻ non tham ăn cho nên dễ bắt. Nếu sẻ non mà biết theo sẻ già, thì bắt sẻ non cũng khó. Nhưng nếu sẻ già mà lại theo sẻ non, thì bắt sẻ già cũng dễ.

Khổng Tử quay lại bảo học trò rằng:

- Biết sợ để tránh tai hại, tham ăn mà quên nguy vong: đó đều là tính tự nhiên của sinh vật vậy.

4. Giai thoại Khổng Tử gặp Lão Tử hỏi về lễ

Trong lịch sử Trung Hoa, có một giai thoại – mà người ta tin rằng đó là hư cấu – viết rằng: một lần Khổng Tử đến yết kiến Lão Tử ở Lạc Ấp, khi tiễn biệt Lão Tử khuyên:

- Tôi nghe nói người giàu sang tiễn nhau bằng tiền bạc, người nhân tiễn nhau bằng lời nói. Tôi không phải là người giàu sang, mạn phép tự coi là người nhân mà tiễn ông bằng lời này: kẻ thông minh và sâu sắc thì khó sống vì ham phê bình người; kẻ giỏi biện luận, biết nhiều thì nguy tới thân vì hay nêu cái xấu của người. Kẻ làm con và kẻ làm tôi đều không có cách gì để giữ mình cả.

Lão Tử


Một lần gặp khác, Khổng Tử hỏi về lễ Lão Tử nói đáp:
- Những người ông nói đó, thịt xương đều đã tan nát cả rồi, chỉ còn lại lời của họ thôi. Vả lại, người quân tử nếu gặp thời thì ngồi xe ngựa, không gặp thời thì đội nón lá mà đi chân.

Tôi nghe nói người buôn giỏi thì giấu kĩ vật quí, coi ngoài như không có gì; người quân tử đức cao thì dung mạo như ngu độn.

Ông nên bỏ cái khí kiêu căng, cái lòng đa dục, cái vẻ hăm hở cùng cái chí quá hăng của ông đi,

những cái đó không có ích gì cho ông đâu. Tôi chỉ khuyên ông có bấy nhiêu thôi!

Khổng Tử về nói với môn sinh:

- Loài chim ta biết nó bay được, loài cá ta biết nó lội được, loài thú ta biết nó chạy được.

Chạy thì ta dùng lưới để bẫy, lội thì ta dùng câu để bắt, bay thì ta dùng tên để bắn.

Đến loài rồng cưỡi gió mây mà lên trời thì ta không sao biết được.

Nay ta đã được gặp Lão Tử – ông ấy như con rồng vậy.

Song phúc hay hoạ lại ở cái chỗ theo khôn hay thay dại. Cho nên người quân tử ( thiện trí thức ) trước khi theo ai phải suy tính cẩn thận.
Theo ai mà biết phòng xa, có nhiều kinh nghiệm sống thì được phúc và an thân. Theo ai mà hay nông nổi như kẻ trẻ dại thì bị hoạ và khổ xác.

4. Hang Ngu Công

Vua Hoàn Công nước Tề đi săn, đuổi con hươu, hươu sợ quá chạy vào một cái hang. Thấy có một ông lão đi qua gần đấy bèn hỏi rằng: - hang này tên gọi là gì ?

- Thưa Đại Vương, đấy là hang "Ngu Công".

- Tại sao mà lại có cái tên lạ thế ?.

- Thưa, tại tiểu dân đây mới có cái tên ấy đấy.

- Ta coi hình dung lão không phải là người ngu, cớ sao lại đặt cái tên như thế ?

- Để tiểu dân xin trình bày: " Nguyên tôi có con bò cái đẻ được một con, khi bò con đã lớn, tôi có đem đi chợ bán và mua một con ngựa con đem về cùng nuôi với con bò cái, chờ lớn lên để kéo xe.

Một hôm có người đến nói lý: " Bò không đẻ được ra ngựa", rồi bắt ngựa đem đi. Tôi sợ họ gây chuyện, đành chịu mất, không kêu ai được.

Từ đó xa gần đều cho tôi là ngu và gọi cái hang gần chỗ tôi ở đây là "hang Ngu Công ".

Hoàn Công nói: - thế thì lão ngu thật !

thugiangiaitri.net


RE: Những giai thoại về Khổng Tử - kanguru - 18-12-2013

Người phụ nữ khiến Tào Tháo day dứt đến chết


Vì một mâu thuẫn vợ chồng lớn mà người phụ nữ trên danh nghĩa là vợ cả của Tào Tháo sống đến hết đời tại nhà mẹ đẻ mà không trở về phủ Tào. Để đến khi nhắm mắt xuôi tay, người chồng nổi tiếng đa nghi Tào Tháo vẫn ân hận nhất một điều là đã không thể giữ lại được người vợ hiền bên cạnh mình. Người vợ hiền khiến Tào Tháo đau đáu đến tận phút cuối đời này chính là Đinh phu nhân, người vợ cả của ông.

Trước khi đến với Đinh phu nhân, Tào Tháo đã có một mặt con trai với một cô gái họ Lưu. Song do "vượt cạn" khó khăn nên cô gái này đã chết ngay sau khi sinh Tào Ngang.

Là người vợ cả trên danh nghĩa của Tào Tháo nhưng Đinh phu nhân lại không thể có con cho người chồng của mình. Thế nhưng, Tào Tháo vẫn không ghét bỏ vợ của mình. Ngược lại, ông vô cùng ưu ái, cưng chiều và yêu thương Đinh phu nhân.

Sau khi cô gái họ Lưu chết, Đinh phu nhân đã nhận con trai của cô gái kia với Tào Tháo làm con trai của mình. Mặc dù Tào Ngang không phải là đứa con dứt ruột đẻ ra nhưng Đinh phu nhân yêu thương và chăm sóc đứa con riêng của chồng như con đẻ.

Bên cạnh đó, Đinh phu nhân còn tỏ ra là một phụ nữ đảm đang, tháo vát khi quán xuyến gia đình và quản lý mọi việc trong nhà chu đáo đâu ra đó. Những điều này ở người vợ hiền khiến Tào Tháo luôn ngưỡng mộ, tin tưởng và an tâm.

Cuộc sống của Tào Tháo với Đinh phu nhân cứ thế trôi qua trong những ngày hạnh phúc thì vết rạn nứt được coi là biến cố lớn của vợ chồng Tào Tháo lại bắt đầu xuất hiện. Trong trận đánh năm 197, Tào Tháo đem quân đánh Trương Tú. Ban đầu, Tào Tháo tạm thời chiến thắng nhưng về sau lại bị quân Trương Tú đánh trở tay không kịp. Sau trận này, Tào Tháo thoát chết nhưng mất đi tướng yêu Điển Vi, người cháu ruột và con trai Tào Ngang - người mà vợ ông hết lòng yêu quý.

Ở phủ Tào, khi nghe tin người con trai Tào Ngang chết trận, Đinh phu nhân thương nhớ con đến hóa dại. Trong khi đó, thoát chết từ sau trận đánh này trở về, Tào Tháo vội sai lập đền thờ và bày bàn cúng tế rồi nói với các tướng rằng: “Ta mất một con trưởng và một cháu yêu, cũng không thương là mấy, chỉ thương khóc Điển Vi mà thôi”.

Nghe được những điều tàn nhẫn này từ chính người chồng của mình, Đinh phu nhân tức giận, đã mắng mỏ Tào Tháo thậm tệ. Bà cho Tào Tháo là người cha máu lạnh, vô tình đến đứa con đẻ của mình chết còn không tỏ ra xót thương. Bà đã căm phẫn thốt lên với chồng: “Con trai bị giết chết mà ông ấy không hề tỏ ra thương xót, như thế có quá nhẫn tâm không?”.

Bị một người phụ nữ đầu tiên dám chửi thẳng vào mặt mình trước mặt ba quân tướng sĩ, Tào Tháo bị mất hết thể diện. Để cứu chữa sự mất mặt của mình, ông đã đuổi Đinh phu nhân về nhà mẹ đẻ. Chính quyết định này đã khiến ông hối hận cả đời cho đến tận lúc lâm chung.

Quá đau xót trước cái chết đứa con riêng của chồng và thất vọng với người chồng từng chung sống, đám tang Tào Ngang xong, Đinh phu nhân đã lặng lẽ rời bỏ Tào Tháo trở về nhà mẹ đẻ. Bà ra đi khỏi phủ họ Tào và không một lời nhắn nhủ.

Lo sợ vợ bỏ về nhà mẹ đẻ sẽ tạo nên tai tiếng không hay cho gia đình họ Tào và cho chính thanh danh bản thân mình với các tướng sĩ. Bên cạnh đó, nghĩ vợ mình đã nguôi bớt giận nên nửa năm sau khi vợ bỏ về nhà mẹ đẻ, Tào Tháo đã thân chinh đánh xe ngựa về tận nhà để đón Đinh phu nhân về phủ Tào.

Khi gặp vợ, Tào Tháo nói hết lời, thậm chí xuống nước van nài, nhưng Đinh phu nhân vẫn không hé môi nói một tiếng hay có bất kỳ biểu hiện gì trên khuôn mặt. Quá tức giận, Tào Tháo đã quát lên với vợ rằng: “Phu nhân muốn chia tay với tôi phải không? Được, chia tay để phu nhân đi lấy người khác. Tuy nhiên, có ai dám lấy một người như phu nhân chứ?”.

Nói câu này trong giận dữ, Tào Tháo đùng đùng lên xe ra về và không bao giờ quay trở lại ngôi nhà đó nữa. Cũng từ đó, Đinh phu nhân sống đến hết đời tại nhà của cha mẹ đẻ mà không trở về phủ Tào sinh sống.

Tào Tháo sau khi đón vợ về phủ không thành, ông rất tức giận. Tuy thế, vì vẫn trân trọng Đinh phu nhân, ông không làm gì hại đến bà cả dù trong lòng ông nghĩ vợ ông sẽ đi bước nữa với người đàn ông khác. Khác với suy nghĩ của chồng, Đinh phu nhân vẫn không tái giá. Bà vẫn sống cùng bố mẹ đẻ và hàng ngày dệt vải cho đến khi bị bệnh qua đời.

Ngày Đinh phu nhân qua đời, người vợ ấy vẫn mang nỗi căm hận thói phong lưu, bạc tình của chồng. Song chính Tào Tháo là người tự tay chọn nơi chôn cất cho người vợ ông hằng kính trọng và nể phục.

Nhiều tài liệu viết về cuộc đời Tào Tháo đều ghi lại rằng, cuối đời khi sắp lâm chung kẻ gian hùng một thời vẫn có rất nhiều điều trăn trở về người vợ cả của mình. Những ngày cuối đời, nhất là trước lúc lâm chung, Tào Tháo đã thừa nhận, lỗi ân hận lớn nhất cuộc đời ông là để mất đi người vợ yêu này. Và đó là điều ông day dứt đến cả khi chết.

Tận phút lâm chung, Tào Tháo vẫn thốt ra những lời ân hận tận đáy lòng: “Người mà ta không nỡ rời xa chính là Đinh phu nhân. Ta chưa bao giờ phụ bạc nàng nhưng những sai lầm đã khiến chúng ta không thể như xưa, khiến ta và nàng trở nên xa cách”.

Có thể nói, dù có nhiều thê thiếp song Tào Tháo vẫn dành cho người vợ cả một tình cảm đặc biệt chân thành. Với ông, Đinh phu nhân chính là người phụ nữ duy nhất dám phớt lờ thế tục uy nghiêm mà lớn giọng nói chuyện đạo lý với chồng. Bà cũng là người dám dùng sự kiên quyết của phận nữ nhi để so gan cùng kẻ gian hùng bậc nhất thiên hạ.

Theo Pháp Luật Xã Hội