Thi Ẩm Lâu
Guitar Vô Thường - Phiên bản có thể in

+- Thi Ẩm Lâu (https://thiamlau.com/forum)
+-- Diễn đàn: Tửu Lầu (https://thiamlau.com/forum/forum-5.html)
+--- Diễn đàn: Ca kỹ phòng (https://thiamlau.com/forum/forum-10.html)
+--- Chủ đề: Guitar Vô Thường (/thread-1663.html)

Pages: 1 2 3


RE: Guitar Vô Thường - Mr.Kind - 19-09-2013

Thú thật là iêm rất thích âm của ghitar nhưng trước giờ nghe băng, đĩa của Vô Thường em ko thích. Lý do vì 1 điều duy nhất đó là oánh và hiệu chỉnh âm. Lúc nào cũng láy và delay âm. nghe một hồi nóng cả lỗ tai và làm cho hầu như bài nào cũng như bài nào. Ít tạo độ sâu lắng của mỗi nốt nhạc mà bản chất của nó vốn vậy và cần đc người chơi tạo cho ng nghe như vậy. Cũng với bản nhạc đó khi nghe của nước ngoài chơi (Nhật, Một số bài của Trịnh Nam Sơn thì phải) thì khác à nha.

Chút ý kiến cá nhân em thôi ạ!


RE: Guitar Vô Thường - Mr.Kind - 19-09-2013

Em mới nghe Romeo trong topic này của VT chơi.
Đó là 1 VD điển hình về cái điều iêm ko thích happy
Các bác thử nghe và so sánh bản của Vô Thường và các bản khác cũng Ghitar nhưng do người nước ngoài chơi sẽ thấy rõ hơn happy
Em có cảm giác delay vô tội vạ quá, có thể đó là mode của thời đó nhưng iêm hok phái ạ big green


RE: Guitar Vô Thường - hvn - 19-09-2013

@Kind : hi cụ, kiểu chơi phăng tê di này đã là một trong những nét riêng của Vô Thường. Không phải ai cũng thích. Cũng như Paul Mauriat bị nhiều người chê khi cụ ấy tái chế lại các bản nhạc cổ điển bằng phong cách riêng của cụ ấy thôi.

Mời quý vị thưởng thức tiếp liên khúc thứ 2 trong cùng CD "Ru khúc mộng thường". Liên khúc này gồm các bài : Ngày về, Lỡ chuyến đò, Dứt đường tơ.




RE: Guitar Vô Thường - MặcThôi - 19-09-2013

Đồng quan điểm với huynh Kind ạh. Đúng là mỗi người một khẩu vị.

Cá nhân đệ, nói đến guitar thì chỉ thích chất mộc trong nó. Đệ chỉ thích những bản solo guitar mộc, hoặc những bản song tấu cùng violon, piano. v.v.
Guitar điện trong nhạc rock cũng thú vị, những cú phăng rất cuốn hút. Cơ mà những bản hòa âm phức tạp guitar điện như bác Vô Thường, thì đệ nghe không được. Cảm giác cứ ... thường thường thế nào ấy. happy
Nghe như những bản "Liên khúc nghèo", " Liên khúc chiều mưa".v.v. mà những anh bán đĩa rong vẫn mở vô tội vạ trong lúc đạp xe quanh ngõ hẻm, chẳng biết ca sỹ của liên khúc là anh chàng nào cả.

Hix ! Cơ mà mỗi người một khẩu vị. Cuộc sống muôn màu !015



RE: Guitar Vô Thường - hvn - 20-09-2013

@Mặc Thôi: hi cụ, Vô Thường trình tấu lại các bài hát thuộc dòng nhạc tiền chiến và 1 số ca khúc trữ tình phương Tây. Thường thì người thích các bài hát đó cũng sẽ thích luôn tiếng đàn của Vô Thường. Nói chung, guitar Vô Thường thuộc loại nhạc bình dân, có thể nghe khi vào quán café ngồi một mình hoặc khi ăn tối, nó nhẹ nhàng và không bắt đầu óc phải tư duy nhiều như các concertos hoặc symphonies hoành tráng.

Ông Trần Việt Hải kể lại, trong bài viết "Tiếng đàn vượt thời gian, Vô Thường", thế này :

Việt Hải Đã viết:"Pamela còn kể có bà khách khác là một bác sĩ đã nhờ Pam mua CD Vô Thường vì bà thích nghe nhạc hòa tấu của anh khi lái freeway mỗi ngày đi làm xa nhà, trước đó bà chỉ nghe nhạc hòa tấu của Richard Clayderman thôi. Bravo nhạc sĩ Vô Thường!!!

Nếu nhạc hòa tấu của Richard Clayderman đàn piano tuyệt vời qua các bài: Mariage D'Amour, Right here waiting for you, Viens M' Embrasser, Careless Whisper, Love Me With All Of Your Heart, Yesterday, Aline, Romeo & Juliet, hay Love Story,...thì tiềng đàn guitar của nhạc sĩ Vô Thường vang âm thanh thánh thót, ru hồn người nghe, tuyệt vời chẳng kém, phải không bà khách neo emdee của Pamela ?"

Có thể cụ Thôi sẽ thích cách đàn của bác Phạm Ngọc Lân hơn. Còn nếu cụ coi trọng độ chính xác đến mức toán học trong kết cấu âm nhạc thì cụ có thể tìm đến Johannes Brahms happy

Mời quý vị thưởng thức tiếp liên khúc thứ 3 trong cùng CD "Ru khúc mộng thường". Liên khúc này gồm các bài : Nỗi niềm, Nhớ chút tình bỏ quên, Tiếc một người.




RE: Guitar Vô Thường - lanhdien - 20-09-2013

Ta thích nghe những bản hòa tấu của ns Vô THường vào lúc tinh mơ sáng, một mình bên ly cà phê. Cũng có đôi khi nghe vào ban đêm thường thì mở nhạc lên rồi nằm xuống nghe cho đến khi ngủ...

Nói chung những lúc như thế thấy mình tìm được chút niềm vui qua một thứ gì đó vô ngôn mà lại rất gần gũi.


RE: Guitar Vô Thường - MặcThôi - 20-09-2013

Hehe !

Quả thiệt là từ bữa thấy huynh đệ hay làm pic, đem về những Như Quỳnh, guitar Vô Thường, đệ cũng tính làm pic của bác Phạm Ngọc Lân đấy ! big green

Đệ cũng nghe bác Phạm Ngọc Lân, rất thích phong cách của bác ấy ! Giản dị, mộc mạc và lắng đọng. Dù rằng ko phải bài hát (hay bản nhạc) nào bác ấy biểu diễn cũng thành công.
Thêm bác Võ Tá Hân nữa ạh, những bản chuyển soạn cho guitar của bác ấy từ nhạc Trịnh rất tuyệt, rất dễ chơi, ko màu mè phức tạp.

Tiếc là nhà mình ko có phong trào nhạc phong phú (như thơ), chứ làm box cổ điển, thanh nhạc để chém linh tinh, học hỏi cũng vui lắm ạh.



RE: Guitar Vô Thường - Mr.Kind - 20-09-2013

Cụ cứ lập đi chứ. Sao lại không hè? happy


RE: Guitar Vô Thường - Phụng - 20-09-2013

(20-09-2013, 11:43 AM)MặcThôi Đã viết: Hehe !

Quả thiệt là từ bữa thấy huynh đệ hay làm pic, đem về những Như Quỳnh, guitar Vô Thường, đệ cũng tính làm pic của bác Phạm Ngọc Lân đấy ! big green

Đệ cũng nghe bác Phạm Ngọc Lân, rất thích phong cách của bác ấy ! Giản dị, mộc mạc và lắng đọng. Dù rằng ko phải bài hát (hay bản nhạc) nào bác ấy biểu diễn cũng thành công.
Thêm bác Võ Tá Hân nữa ạh, những bản chuyển soạn cho guitar của bác ấy từ nhạc Trịnh rất tuyệt, rất dễ chơi, ko màu mè phức tạp.

Tiếc là nhà mình ko có phong trào nhạc phong phú (như thơ), chứ làm box cổ điển, thanh nhạc để chém linh tinh, học hỏi cũng vui lắm ạh.

Cứ lên đi, ai biết tới đâu nói tới đấy. Không biết thì... chém riết cũng biết! laughing


RE: Guitar Vô Thường - hvn - 20-09-2013

Sau đây là một số bản nhạc ngoại quốc với tiếng đàn ghi-ta Vô Thường, mời các bạn thưởng thức.


Tritesse *
Frédéric Chopin


Sérénate
Franc Schubert


Dona Dona
Nhạc Pháp


* Tham khảo thêm về Tristesse :

Tristesse thường được biến đến như một đoản khúc buồn tuyệt đẹp của Chopin, soạn cho Piano (Etude Op. 10 No. 3). Các bạn có thể nghe phiên bản piano do Eleni Traganas diễn tấu tại đây : http://www.youtube.com/watch?v=kik_fz-FWkM

Cụ Phạm Ngọc Lân cũng đã soạn lời Việt cho bản này với tựa "Buồn chia ly". Mời các bạn xem bài giới thiệu chi tiết hơn và lắng nghe tiếng đàn Phạm Ngọc Lân cùng với hai lời Pháp - Việt tại đây : https://www.youtube.com/watch?v=ilLC3sMuCR4