Thi Ẩm Lâu
Buồn Giò đá đểu - Phiên bản có thể in

+- Thi Ẩm Lâu (https://thiamlau.com/forum)
+-- Diễn đàn: Tửu Lầu (https://thiamlau.com/forum/forum-5.html)
+--- Diễn đàn: Phiếm Luận Đường (https://thiamlau.com/forum/forum-14.html)
+--- Chủ đề: Buồn Giò đá đểu (/thread-162.html)



Buồn Giò đá đểu - Ngạo - 19-12-2010

Buồn giò..đá đểu một phát.. ai thích thì vào mà phân tranh....

Cổ phong hay Cổ thể, cổ thể thi (chữ Hán: 古体诗) là một thể thơ cổ có từ nhiều thời đại trước đời nhà Đường. Về sau trở thành tên gọi chung tất cả thơ ngũ ngôn, thất ngôn mà không theo luật, gồm ngũ ngôn cổ thi, thất ngôn cổ thi, tam ngôn thi, tứ ngôn thi, lục ngôn thi..., không theo niêm luật, không hạn chế số câu, chữ như thơ Đường luật.

Thơ Cổ Phong có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc


Thơ Hàn luật là một dạng thơ chữ Nôm cải biến từ hai thể “thất ngôn tứ tuyệt” và “thất ngôn bát cú” của thể thức thơ Đường luật [1]. Tương truyền là thể thơ này bắt đầu từ Hàn Thuyên thời nhà Trần[1], (do đó mới có tên Hàn luật). Nhưng ngày nay chỉ còn có thể nhận diện thể thơ này qua các tác phẩm của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và hội thơ Tao Đàn, và sau đó là Nguyễn Bỉnh Khiêm[1].

Hàn Thuyên có biệt tài làm được thơ phú bằng quốc âm, tức chữ Nôm (biến đổi về số chữ và niêm luật) để có một thể thơ mà người đời sau gọi là thể thơ “Hàn luật”. Theo Dương Quảng Hàm thì Hàn luật chính là Đường luật ứng dụng vào Việt ngữ, và công Hàn Thuyên rất lớn, vì nhờ có ông áp dụng vào thơ phú chữ Nôm, nhiều người bắt chước theo ông, nên nền văn chương chữ Nôm được khởi đầu từ đây. Thơ Hàn luật, theo nhận định của các nhà văn học sử, "chỉ là Đường luật… ứng dụng vào việc làm thơ phú Quốc âm thôi", tức là thơ Nôm (tiếng Việt) theo luật Đường [2]. Từ đó người ta cũng gọi thơ quốc âm (thơ chữ Nôm) là thơ Hàn luật.

Đặc biệt của thơ Hàn luật là có nhiều câu 6 chữ xen kẽ, điều không có trong thơ Đường. Trong một bài tứ tuyệt hay bát cú, thơ Hàn luật nhiều khi dùng xen những câu 6 tiếng, ở những vị trí không cố định. Nhịp thơ Đường thường ngắt theo kiểu 4-3, còn ở đây có cả cách ngắt nhịp 3-4, 3-3, một lối ngắt nhịp phổ biến của thi ca dân gian người Việt. Như trong bài thơ tứ tuyệt của Nguyễn Trãi:

蓮 花

Liên hoa (Hoa sen)

淋 洳 拯 变 /卒 和 清
Lầm nhơ chẳng bén, tốt hòa thanh
君 子 困 堪/ 特 所名
Quân tử khôn kham được thửa danh
闧 媫 香 / 店 月 凈
Gió đưa hương, đêm nguyệt tạnh
貞 乄 晫 / 固 埃 爭
Riêng làm của, có ai tranh.


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


RE: Buồn Giò đá đểu - Ngạo - 19-12-2010

Đau Tình

Tháng bảy buồn tênh hạt mưa ngâu..
Ô thước vạn năm có nối cầu..
Chim trời lẻ bạn kêu cuốc cuốc..
Cá không vẹn cặp buồn lặn sâu..
Kẻ vướng tình hoang nơi đất bắc..
Người tại trời nam dạ xót đau..
Trọn duyên cầm sắc muôn kiếp kiếp??
Tào khang hai chữ được vẹn đâu..


NTCS



RE: Buồn Giò đá đểu - Ngạo - 19-12-2010

Luật là do người định..trong các cuộc chơi xưa giờ nếu không có người phá cách thì đã không làm đa dạng thi phú ..Ngạo...nội chữ Ngạo thêm chữ hâm hâm thì biết ta ngông cuồng tới chừng nào ..nhưng trong cái ngông không có kèm chữ ngu..vì vậy hà cớ gì ta không biết dc cái luật bằng trắc của Thất ngôn bát cú theo Đường luật : Có quy luật nghiêm khắc về Luật, Niêm và Vần và có bố cục rõ ràng. Chỉ là chơi với chữ..đúng có hay và có chiều sâu của câu từ hay không mới là vấn đề chính.. nhiều khi làm xong đọc bố cha thằng nào hiểu mình viết cái gì..câu chữ sượng như khoai sùng

Không đề

Chớm đông mưa bụi quyện ngang trời
Gió lạnh thì thầm khóc lá rơi,
Một bóng cô liêu về ngõ vắng
Đôi hàng ủ rũ đọng môi ngời.
Yêu yêu thả tiếng tình ve vãn
Hận hận vùi lời bướm lả lơi,
Bạc bẽo lòng người bao quạnh quẽ,
Vô tâm, tim đã lặng câm lời.

Lão cafe tập làm.. ừ thì vui..ta cũng làm ừ thì vui..nói chung dở ẹc..

Còn cổ nhân ..họ ngu hay kém tài mà chế ra cái gọi là Cổ Phong hay Cổ Thể .. chắc hẳn họ không ngu mà phá cách



RE: Buồn Giò đá đểu - 1t2u3a4n - 19-12-2010

Đại văng hào 1234 đi ngang thấy có thốt:

Luật thơ nào phải tầm phào.
Ta vui là chính cứ ào ào mà chơi
Người hài gấm, đẹp chân người
Ta chân đất vẫn đội trời kém ai.

Chỉ qua 4 câu thơ nhỏ đó, đại văng hào 1234 đã nhẹ nhàng nhắn nhủ một ý mạnh mẽ hùng hổ: Luật là cái đinh, linh tinh bị phạt.




RE: Buồn Giò đá đểu - lenne - 21-03-2011

Ngạo thế buồn giò ngồi tá tểu..
Cuồng đời anh bốn cũng tuôn văng