Thi Ẩm Lâu
Trà quán - Phiên bản có thể in

+- Thi Ẩm Lâu (https://thiamlau.com/forum)
+-- Diễn đàn: Tửu Lầu (https://thiamlau.com/forum/forum-5.html)
+--- Diễn đàn: Trà Dư Tửu Hậu (https://thiamlau.com/forum/forum-8.html)
+--- Chủ đề: Trà quán (/thread-1596.html)

Pages: 1 2


Trà quán - kanguru - 24-07-2013

Mỗi người 1 cách .....

Khi tìm hiểu về trà tôi lại thấy cái hay của nó..
Thì ra đâu phải người lớn tuổi mới tìm đến thú vui tao nhã nầy
Với tôi nhìn để tìm thấy ở đó 1 cảm giác rất bình yên ..





RE: Trà quán - kanguru - 30-07-2013

[Hình: trahaycaphemotphongcachsong01.jpg]

Cách pha trà:
Pha trà là một nghệ thuật.
Chọn ấm trà, chọn trà đã đành mà còn phải kén cả nước. Thường thì nên dùng nước suối hoặc nước lọc, loại nước cất người ta chê là nhạt. Một nguyên tắc chung là trà xanh (lục trà), hay Oolong dùng ấm nhỏ, chỉ có hồng trà mới dùng ấm lớn. Cùng với ấm, người uống trà phải có chén tống, chén quân theo kiểu Việt Nam, hoặc một ấm chuyên theo kiểu Trung Quốc, có những loại chén kiểu làm bằng đất tử sa (purple sand) nhưng có những chén sứ mỏng gọi là sứ vỏ trứng. Tùy ý thích mỗi người có một cách chọn, nhưng theo Trâm Anh nên chọn ấm trà bằng đất sét nung không tráng
men (unglazed) và chén trà bằng đất sét nung có tráng men (glazed). Mỗi ấm trà chỉ nên dùng cho một loại trà, để hương vị thuần nhất. Dù pha loại trà nào, 3 yếu tố chính là:

- Lượng trà.
- Nhiệt độ nước.
- Thời gian hãm trà pha.

Sau đây là phương pháp pha trà của nhà Trâm Anh dự thi tuần văn hóa chè Việt Nam tại Hà Nội năm 2000.

1. Sửa soạn đầy đủ dụng cụ gồm : Ấm trà, thuyền trà (cái bát lớn hình cái thuyền hoặc tròn để âm). Bồn (thường là hình tròn hoặc chữ nhật dùng đựng nước đổ đi), nắp bồn là cái đĩa có lỗ hủng để nước chảy xuống dùng làm đĩa đựng chén trà. Hộp đựng trà và nước sôi. Nếu pha trà theo kiểu truyền thống Việt Nam thì dùng bộ trà gồm: Ấm trà( kèm một đĩa có thành cao đựng ấm trà). Một chén tống (kèm đĩa), bốn chén quân (kèm đĩa).

2. Tráng nước sôi để ấm chén nóng đều.

3. Để trà đầy khoảng nửa ấm.

4. Đổ nước sôi cho đến khi nước tràn ra thuyền trà, đóng nắp lại (gọi là nước thứ nhất).

5. Trong giây lát (khoảng 15 giây) đổ hết nước nhất ra thuyền trà sau đó để vào bồn, lý do là để trà tơi ra hầu nước trà được ngấm đều.

6. Lại đổ nước vào và đóng nắp lại. Đợi chừng 45 giây đến một phút cho trà ngấm.

7. Trong khi chờ đợi, đổ nước sôi vào thuyền trà cho đến khi ngập khoảng một nửa ấm.

8. Rửa chén trà bằng cách xoay tròn chén trong thuyền trà nơi tay cầm. Lấy chén ra xếp lên bồn.

9. Đủ 45 giây đến một phút nhấc ấm trà ra. Gạt nước bám vào trôn ấm lên thành thuyền trà.

10. Rót trà theo kiểu xoay tròn, bắt đầu từ khách trước đến chủ sau, hay rót qua lại nếu là bạn bè.

11. Uống trà. Uống chầm chậm để thưởng thức hương trà, hương hoa và hàn huyên tâm sự.


Làm sao để có một ấm trà ngon
Đầu tiên phải làm ấm bình trà và chén trà bằng cách tưới nhanh nước sôi lên bình trà và chén trà, như thế sẽ giúp trà pha ra sẽ được nóng lâu hơn. Lượng trà, nhiệt độ nước và thời gian hãm trà là những yếu tố quan trọng trong cách pha trà. Trà phải được pha hợp khẩu vị của bạn. Một cách tốt là dùng 3gr trà pha với 150 cc nước sôi chờ 5 – 6 phút. Nếu trà pha theo cách này chỉ châm nước 1 lần. Ngược lại, dùng ấm trà nhỏ hơn, cho trà khoảng nửa ấm trà châm nước sôi vào lần 1 rót ra ngay (không uống vì nước một là nước rửa trà). Châm nước sôi lần 2 đầy tràn ấm trà đậy nắp lại chờ khoảng 1 phút trà nở ra, miệng vòi có bọt phập phồng, rót trà ra dùng rất ngon, rót hết trà ra các chén trà. Những lần pha kế tiếp tăng thời gian hãm trà lên 15 giây, mỗi chén trà pha của mỗi lần sau phải giống như chén lần đầu.
Trước khi rót trà qua những chén nhỏ phải lọc qua để tránh đóng cặn.
Người ta vẫn cho rằng trà đạo của Nhật chú trọng về nghi thức coi việc uống trà là một hình thức tế lễ, còn cách uống trà của Trung Quốc nặng về phẩm chất trà, là một hình thức thưởng ngoạn đi tìm hương vị của trà. Còn người Việt Nam dùng trà để tìm sự hoà hợp giữa con người với con người, hương trà, hương hoa hương của đất trời và tình người không thể thiếu trong chén trà Việt Nam.
Một hộp trà ngon, một bộ ấm trà đắt tiền còn dễ kiếm nhưng một khung cảnh yên tĩnh một tâm hồn thư thái thì vẫn là cái gì khó kiếm. Nhưng nó sẽ giúp người uống trà “minh minh đức” để nhận ra chính mình, tìm ra lẽ sống. Chén trà ngon là như thế.


Đọc xong thấy mệt
Công phu quá chừng chừng ..


RE: Trà quán - hothiethoa - 30-07-2013

Chủ quán ơi, một chén trà
Loại gì cũng được miễn là trà ngon
Ngon thì tui kể bà con
Thể nào cũng kéo cả đoàn sang chơi! batting eyelashes


RE: Trà quán - quynhhuongtvvk - 30-07-2013



Mình về Quảng mình mở quán trà!
Mời Ẩm Lầu cùng thưởng thức nha! happy happy
tongue tongue



RE: Trà quán - Bỏng Ngô Ngố - 30-07-2013

Bác ơi em nửa ly trà
Em uống trà Bắc không trà miền Nam 009


RE: Trà quán - thangdiennhat - 30-07-2013

xời pha kiểu đó mà gọi trà nghệ thuật ư ặc đeeer đó ta rảnh ta dạy cho mà pha


RE: Trà quán - MrTee - 31-07-2013

Mình thì cứ nấu nước bỏ trà, đợi sôi đổ vô tráng nước 1 rồi xong là chiến thôi nhè


RE: Trà quán - quynhhuongtvvk - 31-07-2013



Ta về với Quảng xa Sài
Nhớ Lầu Thi Ẩm chốn này hát ca
Ta về ta mở quán trà
Đặt tên Thi Ẩm cả nhà vẻ vui!
034



RE: Trà quán - kanguru - 01-08-2013

Nhiều khi cách pha trà công phu cũng làm tôn lên 1 phần cái ngon theo cảm giác


RE: Trà quán - kanguru - 03-08-2013

Ấm trà tử sa một trong bốn quốc bảo của Trung Quốc


Nghệ thuật ấm tử sa là một trong 4 quốc bảo của Trung Quốc, vì vậy người sành trà không thể không có bộ ấm tử sa Nghi Hưng để thưởng ngoạn. Loại trà cụ nổi tiếng này với những huyền thoại như pha trà không cần trà, lưu trà 5 ngày không hỏng… luôn luôn mê hoặc giới trà nhân.

[Hình: 171201_1.jpg]

Huyền thoại về tử sa

Người ta không khẳng định được tử sa trà cụ ra đời khi nào song điều chắc chắn nó tồn tại từ rất lâu, song hành với đời sống của trà. Ấm uống trà chỉ ra đời từ thời Minh, bởi vậy ấm tử sa không thể có trước giai đoạn ấy, tuy nhiên từ thời Đường – Tống, trà nghệ thuật đã rất thịnh hành và trà nhân đương thời dùng oản (bát) và trản (bát nông) để thưởng trà, đấu trà.

[Hình: 171206_2.jpg]

Truyền thuyết còn đến nay ở huyện Vô Tích – Hằng Châu đều cho rằng chính Phạm Lãi, người tình của nàng Tây Thi chính là người đã chế tạo ra những trà cụ tử sa đầu tiên từ 2000 năm trước. Công lao dạy dân làm trà cụ, nuôi cá, nuôi ngọc trai, canh tác nông nghiệp đã được người dân tôn ông làm “Thần tài – Chu công” ở Vô Tích và thờ cúng ông ngày 2 và 16 âm lịch hàng tháng.

[Hình: 171210_3.jpg]

Một truyền thuyết mang tính huyền hoặc khác nhằm tôn vinh ấm tử sa kể về câu chuyện mua phú quý khi một nhà sư kỳ dị đi ngang qua thôn Nghi Hưng rao lớn “ai mua phú quý không?”. Chẳng ai quan tâm đến lời rao ấy ngoại trừ một ông già bần hàn muốn thử tìm vận may. Nhà sư dẫn ông lên vùng núi Tinh Sơn, đá chân xuống đất rồi biến mất. Ông lão bèn đào sâu xuống tìm “phú quý” và ông gặp lớp đất ngũ sắc, đó chính là tử sa.


[Hình: 171214_4.jpg]

Dã sử về chùa Kim Sa ở Nghi Hưng lại khẳng định một vị hòa thượng trụ trì chùa tên Ngô Nghĩa Sơn thời Minh là người đầu tiên chế tạo ra độc ẩm quý hiếm từ đất tử sa để dùng.
Nghệ nhân có công nâng việc chế tác ấm tử sa lên mức nghệ thuật, lưu danh sử sách chính là Cung Xuân. Cung Xuân đã sáng tạo cách dùng muỗng đong trà làm cốt rồi lấy tử sa đắp lên nặn thành ấm trà… Cuối cùng ông làm được nhiều ấm trà đẹp, khởi thảo những trang đầu cho lịch sử ấm tử sa Nghi Hưng. Do có biệt tài bẩm sinh và am tường trà nghệ, ấm trà do Cung Xuân chế tạo được người đời ca tụng bởi cái “thần” của ấm, bởi ông khéo léo dụng được nét mờ ảo của chất tử sa tạo cảm giác cho người thưởng lãm thấy ấm Cung Xuân như một cổ khí linh thiêng. Con cháu Cung Xuân đã kế tục cho ra đời nhiều loại ấm tử sa lưu truyền hậu thế như những sản vật đặc trưng của Vô Tích. Cuộc bể dâu lịch sử Trung Hoa làm nhà Minh sụp đổ vào giữa thế kỷ 17, rất nhiều trung thần không cam chịu hợp tác với nhà Thanh đã rời bỏ Trung Nguyên chạy xuống các nước vùng Đông Nam Á. Theo chân họ, ấm tử sa Cung Xuân cũng vượt muôn trùng sóng biển xuống phía nam và hiện còn lưu giữ ở Singapore. Ấm tử sa được coi là một trong 4 quốc bảo Trung Hoa trong chiến lược bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống Trung Quốc (gồm kinh kịch, quốc họa thủy mạc, ấm tử sa, lụa Tô Châu).

[Hình: 171219_5.jpg]

[Hình: 171224_6.jpg]

Tiếp theo Cung Xuân vào những đời sau có Thời Đại Bân đã lãng mạn hóa loại sản phẩm tưởng như vô tri vô giác này. Người đời tôn vinh Cung Xuân và Thời Đại Bân lên hàng danh gia chế tác tử sa. Tiếp theo họ còn các đại gia khác: Đồng Hàn, Triệu Lương, Viên Tích v.v… đã đưa nghệ thuật ấm tử sa Nghi Hưng vang danh Trung Quốc và đã đạt tới thời kỳ cực thịnh trong suốt hai thế kỷ 17 và 18.