Thi Ẩm Lâu
Bế Mạc Event Mênh Mông Tình Buồn - Phiên bản có thể in

+- Thi Ẩm Lâu (https://thiamlau.com/forum)
+-- Diễn đàn: Tửu Lầu (https://thiamlau.com/forum/forum-5.html)
+--- Diễn đàn: Trà Dư Tửu Hậu (https://thiamlau.com/forum/forum-8.html)
+--- Chủ đề: Bế Mạc Event Mênh Mông Tình Buồn (/thread-1563.html)

Pages: 1 2 3


Bế Mạc Event Mênh Mông Tình Buồn - hothiethoa - 14-06-2013

Káo chình HĐTM,

Vậy là một event đầy cảm xúc vừa được khép lại. Kết quả bình chọn tuy có vài bất ngờ, khi mà Mùa chưa cũ, Sài Gòn mưa, Niềm xưa, ... lần lượt được dẫn trước. Nhưng một bài viết rất hay từ tác giả Hồ Yên Dung đã lẳng lặng leo lên đầu bảng với 16 phiếu.

Điều đó cũng không ngoài tầm dự đoán của ban giám khảo trong khi trước đó vài ngày, chúng tôi đã chuẩn bị bài bình luận cho “Bên Thắng Cuộc”. Các Bài bình sẽ post ngay dưới topic trao giải này.

Giải nhất dành cho bài : Đi Qua Mùa Hạ của nữ sĩ Hồ Yên Dung với 16 điểm với 5000 lượng và 1 phần quà. (chưa biết! choáng )

Vì có ba bài đều có tổng số điểm 14 nên BTC quyết định trao đồng giải nhì cho cả ba tác phẩm: Khoảng trời riêng- Violet, Tình Nhớ ngày mưa- hothiethoa và Sài gòn Mưa – Dương Hiểu Quân. Với 3000 lượng cho mỗi giải. Và cũng vì có 3 bài đồng hạng nên chúng ta sẽ không trao giải ba.

Xin trao phần thưởng khuyến khích cho các hđtm còn lại đã tham gia event với mỗi phần thưởng 500 lượng.

Ngoài ra, theo cảm quan của Hớ và có lẽ một số HĐTM, xin trao 2 giải cho hai bài thơ được yêu thích là Mùa Chưa cũ của Tieuchieu và Niềm Xưa của Hồ Điệp Khách. Mỗi giải 2000 lượng!

Thân chào.

Thay mặt Ban Tổ Chức

Hớ.


Đi qua mùa hạ qua lời bình của Lãnh - hothiethoa - 14-06-2013

Đi qua mùa hạ

Em đi qua thời hoa mộng
Lạnh căm… Ngày nắng biết buồn
Mây trôi ngang trời chầm chậm
Có về nơi ấy xa xăm?

Em đi qua mùa nắng lạ*
Nón nghiêng miết mải tay ngà
Ai trao chùm hoa màu lửa
Cháy lòng…như thể chưa xa

Em đi qua chiều giông muộn
Tóc xanh rối dặm sông dài
Nhớ đâu bỗng về cuồn cuộn
Như là… sóng cũng mong ai…

Em đi qua giữa trang thơ
Tình câm… còn hoài bỏ ngỏ
Chiếc hôn vụng. Đêm. Đèn đỏ.
Vội vàng chẳng kịp…nhớ thêm

Tháng năm nhọc nhằn qua ngõ
Mệt nhoài nắng đổ ban trưa
Em nhọc nhằn trong quên nhớ
Mơ về một thoáng hạ, mưa…

Tháng năm, hạ về hối hả
Đâu là hạ của ngày xưa
Nỗi niềm chi ơi ve nhỏ
Thở than đến khản cả mùa?

* Mượn từ "Hai mươi mùa nắng lạ" của Trịnh.

Đây là bài thơ được bình chọn nhiều nhất trong Event Mênh Mông Tình Buồn. Bài thơ 6 chữ thật nhẹ nhàng và du dương như một lời tự sự. Có cảm giác như trước sức nóng hừng hực của mùa Hạ ngoài kia, đang thiêu đốt và cháy rực lên từng nỗi lòng của người thiếu nữ. Nhưng rất hay đó chỉ là sự cảm nhận khi đi theo từng chuỗi cảm xúc kia của tác giả. Tác giả rất khôn khéo biết che đậy và khỏa lấp đi bằng những hình ảnh mộc mạc, dễ thương. Làm đằm dịu lại cơn khát khao, đam mê đang chờ chực dâng tràn...

Từ những " dặm sông dài" để rồi hóa thân thành những cơn sóng đang cuồn cuộn, như muốn cuốn phăng đi để đến được bến bờ tình yêu:

" Em đi qua chiều giông muộn
Tóc xanh rối dặm sông dài
Nhớ đâu bỗng về cuồn cuộn
Như là… sóng cũng mong ai…"

Cho đên khi bất chợt dừng lại. Như là phút lắng lòng, khoảnh khắc bỗng chùng xuống để lột tả một sự tiếc nuối xa xăm, phút đớn đau nhận ra đã chia xa vĩnh viễn. Giây phút đó hồ dễ mấy ai quên, mấy ai không luyến tiếc...Những lúc ấy, có những câu thơ biết khóc, biết buồn vui tức tưởi, biết cả những nỗi ngậm ngùi chua xót và biết để mà cố lãng quên.

" Em đi qua giữa trang thơ
Tình câm… còn hoài bỏ ngỏ
Chiếc hôn vụng. Đêm. Đèn đỏ.
Vội vàng chẳng kịp…nhớ thêm"

Khổ thơ kia như một lời ướm mật, có một nụ hôn được khéo léo cài lại để không lẫn vào đêm. Đêm như của những đêm, đêm của bóng đen muôn thuở. Nụ hôn của một đêm thật khác biệt nhưng vẫn là đêm của ma mị, mơ hồ. Vừa kịp lưu hương để bắt đầu rực sáng. Ánh đèn thật đáng ghét vừa lại dễ thương. Không chịu thỏa hiệp cùng đôi tình nhân trong bóng tối, khiến họ trở nên vụng về luống cuống. Tôi mường tượng khung cảnh kia chắc trữ tình lắm lắm, thế nên mới vội vàng, vội vã để kịp ngăn lại cái giây phút ngượng ngùng, có thể là thoáng đỏ mặt của cô gái hay sự cười trừ của chàng trai gì đó. Nhất định là vậy nó mới thật dễ thương.

Trong bài thơ này hình ảnh cô gái thời hai mươi và mối tình chớm nở xảy ra giữa những dạt dào cảm xúc, từng lớp kỷ niệm đan xen vào nhau, lồng ghép thành những hình ảnh quen thuộc. Để rồi mỗi khung cảnh ngang qua là một xâu kỷ niệm, đều mang dấu ấn riêng của hai người, rất đỗi quen thuộc mà cơ hồ như là xa xôi quá. Đó là phút giây hiện thân của sự lãng mạn. Đủ để da diết khôn nguôi thành một bài thơ dài như tiếng thở. Tiếng thở lặng lẽ của một nỗi niềm khuất lấp xưa xa...

Tôi đọc bài thơ mà bất chợt thấy mình cũng có chút gì đó tiếc nuối. Về mối tình chưa trọn vẹn kia chăng? Chắc là không! Bởi tôi luôn quan niệm những mối tình đẹp thường hay có sự dở dang. Nên tôi không tiếc về điều đó. Hình như tôi tiếc cho cô gái trong bài thơ. Nói cách khác là ngậm ngùi thương cảm thì đúng hơn. Cô gái ấy thiếu sự dỗ dành, hay là vì cô miệt mài với suy tư của mình mà quên mất rằng mình cần một điều gì đó rất riêng. Đủ để tựa lưng, đủ để ngã đầu trong lúc thổn thức:

Tháng năm nhọc nhằn qua ngõ
Mệt nhoài nắng đổ ban trưa
Em nhọc nhằn trong quên nhớ
Mơ về một thoáng hạ, mưa…

Sao phải là "nắng đổ" mà không phải là "nắng dỗ" hả cô gái ơi? Phải chi cô làm dịu cơn nắng trưa trong cái khát khao mong mỏi của mình thành một sự dỗ dành nhẹ nhàng với riêng mình thì tốt biết mấy.

Bất chợt tự nhiên thầm hỏi em đã đi qua mùa hạ này và anh còn nhớ hay anh đã quên?

-Lanhdien-


Đi Qua Mùa Hạ qua lời bình của Hớ - hothiethoa - 14-06-2013

Đa số các bài thi theo Hớ là hay và rất hay. Có thể là Sài Gòn –Mưa đã đoạt giải nhất, có thể là Mùa chưa cũ đã đoạt giải nhất ở một nơi nào khác. Nhưng đây là Thi Ẩm, nơi mà được mệnh danh là Tổng Đà Đê Tiện Hội. Một bài thơ hay chưa đủ để lên ngôi mà phải vừa hay vừa thâm thúy.
Vâng, chính vì lý do đó mà chỉ có bài Đi Qua Mùa Hạ của nữ sĩ Hồ Yên Dung xứng đáng đoạt giải. Quý vị hãy nhìn lại xem.

Em đi qua thời hoa mộng
Lạnh căm… Ngày nắng biết buồn
Mây trôi ngang trời chầm chậm
Có về nơi ấy xa xăm?

Mở đầu bài thơ, tác giả đã viết: “Em đi qua thời hoa mộng." . Xin lỗi chứ ai mà chẳng đi qua thời hoa mộng. Bình thường như lên giường, có gì đâu phải thơ thẩn. Nhưng phải nghĩ lại, tại sao không đi qua thời thơ trẻ, thời mộng mơ mà lại là “thời hoa mộng”. Cách đặt vấn đề mang tính ẩn dụ cao, hãy tìm về nguồn cội, thời của trạng quỳnh, thời mà người dùng bút lông không qua bút mông. “Thời Hoa Mộng” chính xác là thời dùng “mông” để “họa”. Cách đơn giản nhất là đổ chậu mực, ngồi lên và vẽ con Ve sầu lên giấy vẽ, vừa sinh động vừa thực tế vừa nhanh chóng. Tác giả đang nhớ lại quá khứ huy hoàng, thời mà mênh mông tình buồn, con ve khi đó còn khá tròn trĩnh thon gầy. Chính vì ngồi lên chậu mực nên cảm giác khá lạnh, mặc dù ngồi ngoài nắng mà tác giả vẫn viết “lạnh căm ngày nắng biết buồn”. Câu thứ 3 của bài thơ khẳng định giả thuyết của Hớ là đúng. Quý vị thử nghĩ ngày lặng căm thì có nước mây đen kịt chứ làm gì có “mây trôi ngang trời chầm chậm.” Chỉ có hành động “hoa mộng” nên mới cần “mây trôi” tức là ”môi trây”. Phải ngồi lên tờ giấy sàng tới sàng lui như kiểu người ta miết cây viết vậy nó mới tạo hiệu ứng bệch. Và khuyết điểm của cách vẽ này là người vẽ không thể biết tác phẩm của mình thế nào nếu không đứng dậy rời tờ giấy. Nỗi lo đó được thể hiện bằng câu “Có về nơi ấy xa xăm”. Hay nói trắng ra là có bị sai ly nào không, có sai một ly…đi một dặm không….

Đọc tiếp 4 câu kế mới thấy hết nét thâm thúy:

Em đi qua mùa nắng lạ*
Nón nghiêng miết mải tay ngà
Ai trao chùm hoa màu lửa
Cháy lòng…như thể chưa xa

Nếu như ở trên nói về cách vẽ của nữ sĩ, thì khổ này nói về đường họa của người ấy, khi mà “nón nghiêng” tức là “ngón niêng” . Cái ngón ấy nó vẽ như một tay cầm bút thật sự, đến cả Tác giả phải trầm trồ: Ôi cây bút lông màu đỏ, ôi “ai trao [anh] chùm hoa màu lửa” mà anh “cháy lòng như thể chưa xa”. Đến câu cuối đoạn này thì rõ rồi. Sau khi hai người thi họa với nhau, cảm mến tài năng và quyết định “cháy lòng” tức là “lấy chồng”. Xem như bài thơ thoạt nghe như tình buồn nhưng cũng có kết cục hoàn hảo.

Đoạn sau khi “cháy lòng “, tác giả tả về những ngày đầu làm vợ, làm mẹ:
“Em đi qua chiều giông muộn
Tóc xanh rối dặm sông dài
Nhớ đâu bỗng về cuồn cuộn
Như là… sóng cũng mong ai…”

Với khổ thơ trên, muôn vàn từ ngữ dùng chỉ cho trận chiến như “chiều muôn giộng”. Và dã man hơn là “ xóc tanh rắm dội sai dòng” Không biết đúng dòng với sai dòng kiểu gì mà “Đớ nhau bể vòng cuồn cuộn” thế là “sái mông ông” Thiệt là hết biết.
Chuyện tình tác giả từ những ngày đầu thi vẽ, những khi ái ân mặn nồng nhưng không hoàn toàn suông sẻ. Cũng có khi

“Tình câm… còn hoài bỏ ngỏ
Chiếc hôn vụng. Đêm. Đèn đỏ.”

Những “đêm đèn đỏ “ là hôn vụng thôi! Chứ tình câm bỏ ngõ, nghe uất ức dâng đầy chứ biết làm sao. Nhưng phải nói tác giả đã đạt độ chín khi mà viết “Chiếc hôn vụng. Đêm. Đèn đỏ.” Cách dùng các dấu chấm như sự cự tuyệt, như sự cụt hứng. Đêm, ảnh chồm qua hun một phát, nhưng rồi thì tình câm thôi. Stop vì đèn đỏ rồi anh ơi! Thật đau lòng. Và đây có thể nói là chi tiết đau lòng nhất trong bài thơ. Không hiểu sao tác giả tách đoạn thơ sau với khổ trước, nhưng rõ ràng đó là một ý liên tục:

Tháng năm nhọc nhằn qua ngõ
Mệt nhoài nắng đổ ban trưa
Em nhọc nhằn trong quên nhớ
Mơ về một thoáng hạ, mưa…

Quý vị chú ý ở bài này có nhiều đoạn,nhiều từ nói về sự nhọc nhằn, cái hậu của “đêm đèn đỏ”, và diễn tả sự khốn cùng. Thử lượt bỏ những ý phụ mà tác giả đã che giấu nhé! Giờ còn lại:

“Nhọc nhằn
Nhoài
Nhọc nhằn
Mơ”

Rõ rồi, khổ thân anh ấy, thật là đúng với câu :

Bò qua rồi lại bò về
Gặp đêm đèn đỏ ê chề vào mơ.

Thật là một bài thơ hay, một câu chuyện trọn vẹn cùng kết bài:

“Tháng năm, hạ về hối hả
Đâu là hạ của ngày xưa
Nỗi niềm chi ơi ve nhỏ
Thở than đến khản cả mùa?”

Kỷ niệm vẫn là kỷ niệm, mỗi khi hè về lại nhớ ngày xưa, cái thuở ban đầu. Dù con ve giờ không còn là ve nhỏ nữa. Nhưng vẫn còn nỗi niềm bất tận, thở than thôi, vì làm sao có thể “Hoa mộng” đẹp như ngày nào.

-Hớ 14/06/2013-


RE: Bế Mạc Event Mênh Mông Tình Buồn - 1t2u3a4n - 14-06-2013

Vãi con ve!


RE: Bế Mạc Event Mênh Mông Tình Buồn - lanhdien - 15-06-2013

(14-06-2013, 12:10 PM)hothiethoa Đã viết: Đa số các bài thi theo Hớ là hay và rất hay. Có thể là Sài Gòn –Mưa đã đoạt giải nhất, có thể là Mùa chưa cũ đã đoạt giải nhất ở một nơi nào khác. Nhưng đây là Thi Ẩm, nơi mà được mệnh danh là Tổng Đà Đê Tiện Hội. Một bài thơ hay chưa đủ để lên ngôi mà phải vừa hay vừa thâm thúy.
Vâng, chính vì lý do đó mà chỉ có bài Đi Qua Mùa Hạ của nữ sĩ Hồ Yên Dung xứng đáng đoạt giải. Quý vị hãy nhìn lại xem.

Em đi qua thời hoa mộng
Lạnh căm… Ngày nắng biết buồn
Mây trôi ngang trời chầm chậm
Có về nơi ấy xa xăm?

Mở đầu bài thơ, tác giả đã viết: “Em đi qua thời hoa mộng." . Xin lỗi chứ ai mà chẳng đi qua thời hoa mộng. Bình thường như lên giường, có gì đâu phải thơ thẩn. Nhưng phải nghĩ lại, tại sao không đi qua thời thơ trẻ, thời mộng mơ mà lại là “thời hoa mộng”. Cách đặt vấn đề mang tính ẩn dụ cao, hãy tìm về nguồn cội, thời của trạng quỳnh, thời mà người dùng bút lông không qua bút mông. “Thời Hoa Mộng” chính xác là thời dùng “mông” để “họa”. Cách đơn giản nhất là đổ chậu mực, ngồi lên và vẽ con Ve sầu lên giấy vẽ, vừa sinh động vừa thực tế vừa nhanh chóng. Tác giả đang nhớ lại quá khứ huy hoàng, thời mà mênh mông tình buồn, con ve khi đó còn khá tròn trĩnh thon gầy. Chính vì ngồi lên chậu mực nên cảm giác khá lạnh, mặc dù ngồi ngoài nắng mà tác giả vẫn viết “lạnh căm ngày nắng biết buồn”. Câu thứ 3 của bài thơ khẳng định giả thuyết của Hớ là đúng. Quý vị thử nghĩ ngày lặng căm thì có nước mây đen kịt chứ làm gì có “mây trôi ngang trời chầm chậm.” Chỉ có hành động “hoa mộng” nên mới cần “mây trôi” tức là ”môi trây”. Phải ngồi lên tờ giấy sàng tới sàng lui như kiểu người ta miết cây viết vậy nó mới tạo hiệu ứng bệch. Và khuyết điểm của cách vẽ này là người vẽ không thể biết tác phẩm của mình thế nào nếu không đứng dậy rời tờ giấy. Nỗi lo đó được thể hiện bằng câu “Có về nơi ấy xa xăm”. Hay nói trắng ra là có bị sai ly nào không, có sai một ly…đi một dặm không….

Đọc tiếp 4 câu kế mới thấy hết nét thâm thúy:

Em đi qua mùa nắng lạ*
Nón nghiêng miết mải tay ngà
Ai trao chùm hoa màu lửa
Cháy lòng…như thể chưa xa

Nếu như ở trên nói về cách vẽ của nữ sĩ, thì khổ này nói về đường họa của người ấy, khi mà “nón nghiêng” tức là “ngón niêng” . Cái ngón ấy nó vẽ như một tay cầm bút thật sự, đến cả Tác giả phải trầm trồ: Ôi cây bút lông màu đỏ, ôi “ai trao [anh] chùm hoa màu lửa” mà anh “cháy lòng như thể chưa xa”. Đến câu cuối đoạn này thì rõ rồi. Sau khi hai người thi họa với nhau, cảm mến tài năng và quyết định “cháy lòng” tức là “lấy chồng”. Xem như bài thơ thoạt nghe như tình buồn nhưng cũng có kết cục hoàn hảo.

Đoạn sau khi “cháy lòng “, tác giả tả về những ngày đầu làm vợ, làm mẹ:
“Em đi qua chiều giông muộn
Tóc xanh rối dặm sông dài
Nhớ đâu bỗng về cuồn cuộn
Như là… sóng cũng mong ai…”

Với khổ thơ trên, muôn vàn từ ngữ dùng chỉ cho trận chiến như “chiều muôn giộng”. Và dã man hơn là “ xóc tanh rắm dội sai dòng” Không biết đúng dòng với sai dòng kiểu gì mà “Đớ nhau bể vòng cuồn cuộn” thế là “sái mông ông” Thiệt là hết biết.
Chuyện tình tác giả từ những ngày đầu thi vẽ, những khi ái ân mặn nồng nhưng không hoàn toàn suông sẻ. Cũng có khi

“Tình câm… còn hoài bỏ ngỏ
Chiếc hôn vụng. Đêm. Đèn đỏ.”

Những “đêm đèn đỏ “ là hôn vụng thôi! Chứ tình câm bỏ ngõ, nghe uất ức dâng đầy chứ biết làm sao. Nhưng phải nói tác giả đã đạt độ chín khi mà viết “Chiếc hôn vụng. Đêm. Đèn đỏ.” Cách dùng các dấu chấm như sự cự tuyệt, như sự cụt hứng. Đêm, ảnh chồm qua hun một phát, nhưng rồi thì tình câm thôi. Stop vì đèn đỏ rồi anh ơi! Thật đau lòng. Và đây có thể nói là chi tiết đau lòng nhất trong bài thơ. Không hiểu sao tác giả tách đoạn thơ sau với khổ trước, nhưng rõ ràng đó là một ý liên tục:

Tháng năm nhọc nhằn qua ngõ
Mệt nhoài nắng đổ ban trưa
Em nhọc nhằn trong quên nhớ
Mơ về một thoáng hạ, mưa…

Quý vị chú ý ở bài này có nhiều đoạn,nhiều từ nói về sự nhọc nhằn, cái hậu của “đêm đèn đỏ”, và diễn tả sự khốn cùng. Thử lượt bỏ những ý phụ mà tác giả đã che giấu nhé! Giờ còn lại:

“Nhọc nhằn
Nhoài
Nhọc nhằn
Mơ”

Rõ rồi, khổ thân anh ấy, thật là đúng với câu :

Bò qua rồi lại bò về
Gặp đêm đèn đỏ ê chề vào mơ.

Thật là một bài thơ hay, một câu chuyện trọn vẹn cùng kết bài:

“Tháng năm, hạ về hối hả
Đâu là hạ của ngày xưa
Nỗi niềm chi ơi ve nhỏ
Thở than đến khản cả mùa?”

Kỷ niệm vẫn là kỷ niệm, mỗi khi hè về lại nhớ ngày xưa, cái thuở ban đầu. Dù con ve giờ không còn là ve nhỏ nữa. Nhưng vẫn còn nỗi niềm bất tận, thở than thôi, vì làm sao có thể “Hoa mộng” đẹp như ngày nào.

-Hớ 14/06/2013-

Sách cổ có câu: "Thơ hay là nhờ thầy dùi, thầy dùi hay là nhờ người dùi thêm" laughing

Bài bình đã đạt đến ngưỡng " khí tụ đan điền, tiện trung đại phát". Như tiếng thét của thiền sư Không Lộ nghiêng trời lệch đất. Thật đúng là "khí tỏa tâm bình" mà khiến cây cối phải ngã nghiêng, đá cười nắc nẻ...Trong một sát na nhất thời khó để mà diễn đạt sự uyên thâm diệu vợi và tinh thể uyên nguyên kia.

Những ẩn ngữ vi diệu trong bài thơ được lột tả từ khái quát cho đến mô phạm. Thẩm định sự xuyên thấu qua muôn mặt của văn chương và đập đến tai mắt người xem như những nhát cuốc khai hoang thời tiền sử.

Xóa bỏ mọi hồ nghi và thắc mắc của người đọc khi còn ngập ngừng và lưỡng lự. Bài viết xé toang ra, những mảnh vụn nhỏ nhặt li ti tưởng chừng như vùi sâu trong lớp bụi cổ kính của ngữ nghĩa nay được bật dậy và bước đi. Nó giống như một cuộc hóa thân, một cuộc tồn sinh của văn học. đến để giải phóng và thoát thai làm thành sứ mệnh thiêng liêng của thi ca nhân loại.

Những lát cắt của chuyển biến tâm lý được phơi mình ra, oằn xuống đôi vai gầy mà văn chương trong thời gian gần đây đã đánh mất. Là thước phim quay lại những đường nét cổ điển. Cứ tưởng như điên cuồng mà không thấy cuồng điên, cứ tưởng múa may mà chẳng hề may múa. Trò chơi của ngôn ngữ là sự đi đi về về, là lúc lặp lại trên hình dạng lộn lèo, lẹo lộn, ẩn hiện khôn lường và thâm sâu, trầy vi tróc vảy lộn lồng...vân vân...

Ôi! Những cung bậc như một khúc du ca của nàng tiên cá da trơn lưỡng tính, mê đắm và huyễn hoặc những gã thuyền phu. Hay đây là một tiếng cười như xé lụa của một cô gái vừa tròn hoa mộng, đã kịp vẽ cho riêng mình một dáng ve đẹp đến nôn nao cõi lòng?

Thật kính ngưỡng và tâm phục Hớ tiên sinh laughing


RE: Bế Mạc Event Mênh Mông Tình Buồn - }{ồ điệp khách - 15-06-2013

chúc mừng tỷ "GIUN" nhé 015


RE: Bế Mạc Event Mênh Mông Tình Buồn - Hồ Yên Dung - 15-06-2013

(15-06-2013, 02:13 PM)}{ồ điệp khách Đã viết: chúc mừng tỷ "GIUN" nhé 015

Không phải đệ muốn nhắc nhở cái câu cổ vũ ni đó chứ?
[06-06 05:14 PM] }{ồ điệp khách: "bạn bị Jun??? bạn muốn tự tin ???hãy bình chọn cho Jun tỷ tỷ!"
020


RE: Bế Mạc Event Mênh Mông Tình Buồn - Hồ Yên Dung - 15-06-2013

Đi qua mùa hạ- cùng Hồ Yên Dung

Bài viết của LC- Langbiang Lanman (blogspot)

Trưa ni không ngủ. Lang thang và đọc mấy lời bình bài thơ " Đi qua mùa hạ"-Hồ Yên Dung.Bài thơ đoạt giải nhất trong Event Mênh mông tình buồn, một cuộc chơi của mấy người bạn "tài hoa"( trong con mắt LC). Bài thơ này đã đọc rồi, nhưng chưa chém chặt, bởi mình rất ngại chặt thơ của mấy chị em, đơn giản là vì mình là nữ.Với lại chỗ bạn bè, đọc và hiểu là đủ rồi.Vậy mà tự nhiên bữa ni thích xía xọn xí. Đọc lại bài thơ để thả rơi chút cảm xúc. Mơ về một thời, để coi thử nó đẹp thế nào.Thả lòng mon men đến cái tôi trữ tình đang đóng chặt cánh cửa mùa đông ngồi mơ màng về thời hoa đỏ.

Bài thơ lấy tựa là ' Đi qua mùa hạ" cái xâu chuỗi bài thơ và định hình cảm hứng là ở chỗ ấy. Đi qua- từng trải, đã từng... mùa hạ, khoảng thời gian gợi nhắc điều gì? tiếng ve, phượng hồng, tuối học trò hay... thời thơ mộng. Cái đó không cần cắt xén, bởi khi đọc cái tựa ấy, ai cũng biết tác giả nói về cái gì, ám chỉ điều gì.Tôi thích cụm từ "đi qua"... một trải nghiệm hay một nỗi niềm? Nỗi nhớ hay niềm riêng?

Ngồi nhớ lại... tôi hình dung có ai đó đang mơ màng thả dòng cảm xúc về một thời không xa lắm nhưng nó đã qua rồi, thả rơi chút mộng mơ trong cái cuộc sống thực, rất thực này. ( Mà đã thực thì không mộng).

Lan man thả trôi cảm xúc để những dòng thơ 5 chữ không còn 5 chữ nữa. Thơ 6 chữ tự do, được cắt ra từng đoạn. Mỗi đoạn diễn tả những cung bậc khác nhau của tâm trạng. Tôi dùng từ tâm trạng bởi nếu gọi cái tâm trạng ấy là nỗi nhớ cũng không ổn. Bởi mỗi khổ thơ không phải là quá khứ. Tôi cứ thấy em như đang bước qua, bước qua "mùa".
Có nắng, có mưa, có giông, có phượng, có tiếng ve, có trang thơ một thời nhưng tất cả không chỉ còn trong tâm thức và "Em"- tôi nhìn thấy em đang dần đi qua.
Bài thơ chất đầy tâm trạng. Tâm trạng của một người đã từng đi qua tất cả, có mộng mơ, có hạnh phúc, có rạo rực, có say mê mà sao nghe như có tiếng thở dài. Có phải đó là tiếng thở dài của người đang nuối tiếc.Tôi không nghĩ vậy. Cái tiếng thở dài ấy theo tôi là... tiếng thở rất nhẹ, rất sâu tưởng chừng có thể nén được của một tâm hồn mong manh nhận ra sự khác biệt giữa thực và mộng, giữa thơ và đời.

Đọc chầm chậm cùng tôi nhé!

Đi qua mùa hạ
Em đi qua thời hoa mộng
Lạnh căm… Ngày nắng biết buồn
Mây trôi ngang trời chầm chậm
Có về nơi ấy xa xăm?

Em đi qua mùa nắng lạ*
Nón nghiêng miết mải tay ngà
Ai trao chùm hoa màu lửa
Cháy lòng…như thể chưa xa

Em đi qua chiều giông muộn
Tóc xanh rối dặm sông dài
Nhớ đâu bỗng về cuồn cuộn
Như là… sóng cũng mong ai…

Em đi qua giữa trang thơ
Tình câm… còn hoài bỏ ngỏ
Chiếc hôn vụng. Đêm. Đèn đỏ.
Vội vàng chẳng kịp…nhớ thêm

Tháng năm nhọc nhằn qua ngõ
Mệt nhoài nắng đổ ban trưa
Em nhọc nhằn trong quên nhớ
Mơ về một thoáng hạ, mưa…

Tháng năm, hạ về hối hả
Đâu là hạ của ngày xưa
Nỗi niềm chi ơi ve nhỏ
Thở than đến khản cả mùa?

Bài thơ có sáu khổ, không thể chia đâu là hiện tại đâu là quá vãng bởi nó cứ bàng bạc giữa quá khứ và hiện tại.Chủ thể xưng em nhưng không giống như lời kể của em về mình. Đọc thơ ta như thấy em ấy được đẩy ra thành khách thể, để lời kể mang tính khách quan hơn. Cái tôi như chạm vào lòng người đọc hơn, mỗi người như bắt gặp mình trong dòng cảm xúc ấy.

Em đi qua thời hoa mộng
Lạnh căm… Ngày nắng biết buồn
Mây trôi ngang trời chầm chậm
Có về nơi ấy xa xăm?
Bài thơ mới đọc tưởng chừng như đang kể về cái thời mình đã đi qua nhưng không phải. Em đi qua, hay em đang mơ về thời hoa mộng. Ái ngại ở cách dùng từ " lạnh căm", cái cảm giác lạnh căm trong ngày nắng đặt ngay khổ đầu bài thơ là cái tứ xuyên suốt bài thơ. Cái tứ ấy sẽ xâu chuỗi tất cả những cảm xúc.Nếu như khổ thứ nhất có thể khái quát bằng một từ " mơ" thì khổ 2,3,4 có thể bảo đó là "nhói". Những kỉ niệm nhói lên:chùm hoa ai trao, nỗi nhớ cồn cào, chiếc hôn vụng vội vàng, trang thơ tình bỏ ngỏ... Tất cả như thân quen, tất cả như còn đó. Em đi qua... Em đi qua cứ lặp lại nhịp nhàng... Những hình ảnh thơ:
- Nón nghiêng miết mải tay ngà
-Tóc xanh rối dặm sông dài
-Chiếc hôn vụng. Đêm. Đèn đỏ.
Vừa quen vừa lạ.Hình ảnh em, cô nữ sinh ngày nào, hình ảnh em, cô gái trẻ ngày nào với những vụng về ban sơ tự nhiên làm tôi thấy thích. Những câu thơ mang bóng dáng của ai đó nhưng vẫn vẫn làm cho ta thấy nó phải vậy, vì không thể nói khác được. Những hình ảnh ấy nó vốn dĩ sống như vậy rồi.Cái cảm ở đây là cái buồn phả vào các hình ảnh thân quen ấy. Ai cũng biết hạ có mưa, hạ có giông, hạ có nắng, và hạ có ve, hạ có phượng vậy mà sao những hình ảnh ấy đi vào thơ Hồ Yên Dung lại làm cho ta cảm thấy buồn buồn. Cái buồn buồn ấy có lẽ do những tính từ, động từ được đảo lên đầu câu làm nên:
Em đi qua thời hoa mộng đang đẹp thế bỗng chạnh lòng khi câu hai hạ: "Lạnh căm"...
Em đi qua ngày nắng lạ, nón nghiêng... từ lái "miết mải" đảo lên trước để rồi cuối khổ động từ " cháy lòng" đốt lòng người đọc. Rồi những " tình câm" " mệt nhoài' rồi " nỗi niềm" cứ lần lượt day đi day lại.
Những kỉ niệm xưa thật đẹp, cuộc tình xưa cũng thật mộng mơ. Có những ngày nhớ quay quắt "
Em đi qua chiều giông muộn
Tóc xanh rối dặm sông dài
Nhớ đâu bỗng về cuồn cuộn
Như là… sóng cũng mong ai…"
Có nhưng đêm thật thẹn thùng:
Chiếc hôn vụng. Đêm. Đèn đỏ.
Vội vàng chẳng kịp…nhớ thêm

Có những kỉ vật thật thiêng liêng:

Em đi qua giữa trang thơ
Tình câm… còn hoài bỏ ngỏ
-Ai trao chùm hoa màu lửa
Cháy lòng…như thể chưa xa

Để rồi:
Tháng năm nhọc nhằn qua ngõ
Mệt nhoài nắng đổ ban trưa
Em nhọc nhằn trong quên nhớ
Mơ về một thoáng hạ, mưa…

Tháng năm, hạ về hối hả
Đâu là hạ của ngày xưa
Nỗi niềm chi ơi ve nhỏ
Thở than đến khản cả mùa?

Giọng thơ như chùng xuống " Tháng năm" nghe trầm buồn. Tháng năm nhọc nhằn", "mệt nhoài nắng đổ" " em nhọc nhằn" " tháng năm hối hả"... những tính từ diễn tả cái gì đó nằng nề, đọc lên nghe rất "mỏi". Mỏi cả tim, mỏi cả những cảm xúc bởi sự trầm buồn. Hiện tại có cái gì đó nặng nặng kéo chùng xúc cảm người đọc xuống. "Mệt nhoài nắng đổ ban trưa" câu thơ gợi. Nắng mệt nhọc trút xuống hay mệt nhọc vì nắng cứ trút xuống. Rõ ràng hiểu theo cách thứ nhất vẫn thỏa đáng hơn. Bởi cảnh ở đây không còn là cảnh nữa. Đó là tâm trạng. Chính cái mỏi của tâm trạng đã khiến em nhập nhằng giữa " quên và nhớ", và mơ về " một thoáng hạ mưa". Từ đầu tới cuối hình ảnh mùa hạ chưa thấy mưa. Sự nén để đến giờ cơn mưa chỉ xuất hiện trong " mơ". Cái cơn mưa này nếu bình thì có thể bình cả trang giấy. Sao không mơ nắng lại mơ mưa. Mưa hạ có ý
nghĩa gì.Thơ và nhạc đã nói quá nhiều rồi. Mơ "mưa" hay mơ về chút mộng mơ.
Nếu khổ gần cuối đã buồn thì khổ cuối càng trầm hơn nữa.
Câu hỏi tu từ : Đâu là hạ của ngày xưa?" cứ day dứt lòng người đọc. hạ đang đổ nắng ngoài kia mà sao vẫn còn khắc khoải chờ? Chờ gì? Chờ " hạ của ngày xưa" Chờ ... hay mơ... hay tiếc???.
Hạ đấy! hạ đổ lửa - thực
hạ mưa, hạ đẹp, hạ thơ mộng, hạ lãng đãng- mơ
Để tiếng ve cũng như khắc khoải cùng lòng người:
Nỗi niềm chi ơi ve nhỏ
Thở than đến khản cả mùa?
Khổ cuối là hai câu hỏi tu từ dù tác giả chỉ dùng một dấu hỏi.
Nỗi niềm chi? Đâu rồi mùa hạ?
Hỏi ai?
Day day lòng người là chỗ ấy.


RE: Bế Mạc Event Mênh Mông Tình Buồn - longhoaho - 15-06-2013

Nếu như bài Đi Qua Mùa Hạ của nữ sĩ Hồ Yên Dung xứng đáng đoạt được giải nhất thì bài thơ Mùa Chưa cũ của Tieuchieu cũng chẳng kém cạnh gì.

MÙA CHƯA CŨ

Ngày xiên que nỗi nhớ
Rán trong nắng đọa đày
Tình tàn rồi lửa đỏ
Tro kỷ niệm hoài bay.

Em của mùa chưa cũ
Mơ mộng, lắm dỗi hờn
Búp măng tay kiều diễm
Chỉ ước thầm anh hôn.

Em của mùa chưa cũ
Mong manh điểm u buồn
Anh – nguồn vui độ lượng
Em trú ngày ẩm ương.

Em của mùa chưa cũ
Ngây dại mắt si tình
Chạy theo cơn vần vũ
Trời mê đầy điêu linh.

Hoa tim không cùng nở
Nên chẳng điệu giao hòa
Khi giật mình… khóc dở
Biết trách người hay ta?

Ơi tàn tro kỷ niệm!
Xin thôi bay mịt mù
Khi chạm vào khoảng lặng
Đăng đắng ngòn ngọt ru.

Mở đầu bài thơ. "Ngày xiên que nỗi nhớ" đã hoàn toàn dẫn người đọc vào tâm trạng của chính tác giả. Một nỗi nhớ được hiện ra như một lời trần tình mà tác giả đã khôn khéo tạo ra qua hình ảnh được "xiên que". Từ ngữ "xiên que", một hình ảnh ẩn dụ độc đáo nhưng hàm chứa niềm hạnh phúc trào dâng và luôn là điểm xuất phát đầu tiên trong nỗi nhớ của những buồn vui, của những kỷ niệm đẹp khi đôi lứa còn gần bên nhau. Tác giả không hề che giấu, ngần ngại mà rất trung thực, thành thật bộc bạch cung bậc, sắc thái tình yêu trong thẳm sâu tấm lòng mình. Và tác giả đã nhớ đến mức "Rán trong nắng đọa đày", phải tự đày đọa bản thân để mà "ráng nắn" cho vơi bớt những tâm tư xót xa đang vật vã trong con tim của tác giả. Vâng, một nỗi nhớ quắt quay đến cuồng dại của tình yêu mãnh liệt mà tác giả dành cho người mình yêu. Rồi khi đã "ráng" và tàn lửa tình trong lòng, thì:
Tình tàn rồi lửa đỏ
Tro kỷ niệm hoài bay.
Hai câu thơ này khẳng định mỗi khi nỗi nhớ quay cuồng cho dù bất chợt có ập đến, tác giả vẫn tiếp tục "rán nắng" để ngọn lửa tình luôn rực cháy trong lòng, nhằm lưu giữ những kỷ niệm đã qua. Phải nói rằng đây chính là một tình yêu rất chung thủy, đậm đà khi tác giả luôn biết cách hâm nóng tình cảm dành cho một nửa kia. Một tình yêu quá đẹp mà ngỡ như là không còn xuất hiện khi mà "xa mặt cách lòng". Một lời nhắn gửi quả quyết mà tác giả dành cho người yêu.

Em của mùa chưa cũ
Mơ mộng, lắm dỗi hờn
Búp măng tay kiều diễm
Chỉ ước thầm anh hôn.

Em của mùa chưa cũ
Mong manh điểm u buồn
Anh – nguồn vui độ lượng
Em trú ngày ẩm ương.

Em của mùa chưa cũ
Ngây dại mắt si tình
Chạy theo cơn vần vũ
Trời mê đầy điêu linh.

Sau khi tinh thần đã thỏa mãn được khao khát chảy bỏng của nỗi nhớ "ngày xiên que" về người yêu. Ba đoạn tiếp theo tác giả rơi vào cảm xúc "mênh mông tình buồn" khi lặp đi lặp lại "Em của mùa chưa cũ" lặp từ tưởng chừng mang ý nghĩa thời gian nhưng thay vào đó chính là lời nói chân thành của tác giả làm tỏa sáng những câu thơ: "em vẫn mãi là em" sẽ không có gì có thể dập tắt được ngọn lửa đang âm ỉ trong lòng. Tác giả đã trực tiếp bộc lộ tâm trạng của mình qua những trạng thái "mơ mộng", "dỗi hờn", "u buồn", "ngây dại"... Nhịp thơ chậm rãi, giọng điệu trầm buồn. Những câu thơ bộc lộ thấu đạt những xúc cảm sâu sắc trong trái tim yêu chân thực, da diết khôn nguôi còn pha chút dè dặt ngậm ngùi...của tác giả khi chỉ "ước thầm anh hôn", chỉ để em "trú" hay đưa vào cõi mơ hồ điêu linh.

Hoa tim không cùng nở
Nên chẳng điệu giao hòa
Khi giật mình… khóc dở
Biết trách người hay ta?

Bất giác đoạn thơ này làm người đọc liên tưởng đến khổ thơ đầu tiên. Nếu như "ngày xiên que" đó vẫn đến một cách đều đặn thì có lẽ tác giả sẽ không phọt ra 2 câu "Hoa tim không cùng nở/ Nên chẳng điệu giao hòa". Một cảm giác đau đáu, nghèn nghẹn của tác giả. Phải chi người yêu của tác giả không xa xôi vời vợi thì sẽ không có những lúc "ráng nắn" để không phải "giật mình...khóc dở". Có lẽ đây chính là những giọt nước mắt...mặc cảm, tội lỗi khi phải dày vò bản thân để "rán nắng" và rồi tự đi tìm giải đáp cho câu hỏi "Biết trách người hay ta?".

Ơi tàn tro kỷ niệm!
Xin thôi bay mịt mù
Khi chạm vào khoảng lặng
Đăng đắng ngòn ngọt ru.

Đoạn cuối bài thơ, là một nghịch lí, mâu thuẫn mà khối óc sáng suốt khó có thể lí giải bằng lí lẽ của nó nhưng có thể cắt nghĩa bằng lí lẽ của con tim, một con tim chân thật khi nỗi mặc cảm lên tới đỉnh điểm là một tâm hồn...ăn năn. "Ơi tàn tro kỷ niệm!/Xin thôi bay mịt mù" tác giả chỉ muốn dừng lại hành động "rán nắng" để trong đáy sâu tâm linh có một chút thanh thản, yên định. Nhưng, tình yêu của tác cũng rất đỗi bình thường, rất người như bao người khác cũng bị nỗi nhớ dày vò, bóp nghẹt tâm can để khi có "chạm" vào "khoảng lặng" thì dù hương vị trong sâu thẳm tâm hồn có "đăng đắng" thì trong trái tim yêu vẫn còn vị "ngòn ngọt" như những con sóng nối nhau, dội lại, cộng hưởng và lan tỏa trong trái tim tác giả.

Bài thơ MÙA CHƯA CŨ thấm một sắc điệu buồn với những tâm trạng được tác giả bộc lộ rõ ràng, liên tục. Trong thẳm sâu tâm hồn dồn nén bao cảm xúc, nỗi niềm trăn trở, buồn đau của thân phận, có một chút không thanh thản, đáng buồn thay đó cũng là quy luật của tâm lý nhưng hơn hết vẫn là một tình cảm chân thành mà tác giả dành cho người mình yêu.

Đó cũng là lý do mà bài thơ MÙA CHƯA CŨ của tác giả Tiểu Chiêu cũng xứng đáng được đặt ngang hàng với bài thơ ĐI QUA MÙA HẠ của tác giả Hồ Yên Dung.


RE: Bế Mạc Event Mênh Mông Tình Buồn - kanguru - 15-06-2013

hihi kang cũng được 1 giải húc hích nữa nè