Thi Ẩm Lâu
[Truyền Thuyết]Hoàng Vĩ Nhiên và nền Triết Học Cận Hiện Đại - Phiên bản có thể in

+- Thi Ẩm Lâu (https://thiamlau.com/forum)
+-- Diễn đàn: Tửu Lầu (https://thiamlau.com/forum/forum-5.html)
+--- Diễn đàn: Phiếm Luận Đường (https://thiamlau.com/forum/forum-14.html)
+--- Chủ đề: [Truyền Thuyết]Hoàng Vĩ Nhiên và nền Triết Học Cận Hiện Đại (/thread-1332.html)



[Truyền Thuyết]Hoàng Vĩ Nhiên và nền Triết Học Cận Hiện Đại - hothiethoa - 06-12-2012

Hoàng Vĩ Nhiên, tự hvn, còn gọi là Hột Thần Thám. sinh khoảng năm thứ 5 Trước Thi Ẩm Lâu ( 5 tr. TAL.). Thuở nhỏ thường qua lại chốn võ lâm, sau lại dao du với nhóm Ngũ Đại Đê Tiện (tự xưng Ngũ đại thi nhơn), lại tụm năm tụm ba cùng đám Hàn Giang Nhị Lão hùng cứ một phương). Gần đây y lại có âm mưu lật đổ Ngũ Đại Tiện, lập nên đế chế mới…

Là một trong những nhà thơ lớn đương thời với những tác phẩm vượt thời gian như: Chị về bến cũ mưa sa, Giấc mộng tương tư,Tương Tư Chiều,Sonate Ánh Trăng..., tuy nhiên, nhắc đến Hoàng Vĩ Nhiên, người ta lại nhớ đến y như một nhà phê bình chuẩn mực, sâu sắc
Sở dĩ y có thể phê bình sâu sắc được như vậy là vì bản thân thơ hay văn chương của y tàng ẩn triết lý sâu xa. Mới hôm qua, y công bố nền triết lý mà y thai nghén bao năm lên mặt báo: Chủ Nghĩa Cận Hiện Đại.

Khác hẳn ý nghĩa Cận Hiện Đại mà giới văn chương, lịch sử, địa lý dùng ám chỉ đến nền văn hóa gần với hiện đại. Cận Hiện Đại của Hột Thần Thám gắn với không gian, thời gian, bao gồm cả càn khôn, bát quái, tứ tượng… cho tới âm dương ngũ hành…. trong đó. Đó là lý luận hết sức cao siêu về vật chất và ý thức. Lý luận của y có thể xem như một tiên đề hay định lý để áp dụng rộng rãi vào đời sống thực tiễn. Một thực tế rõ ràng nhất khi áp dụng lý luận của y là vào Nhãn Khoa.
Nói dông dài nhưng tóm lại, theo Hột Thần Thám, Cận: tức là gần (near). Hiện, tức là hiển thị (show), Đại tức là lớn (big). Hay nói nôm na, theo Hột, Cận Hiện Đại là nói về lý luận càng lại gần thì nhìn thấy càng lớn.
Thật là triết lý trên mọi triết lý. Triết lý đó vượt qua cả thuyết tương đối, trở thành lý luận được ưa chuộng nhất cho giới nghiên cứu.
Mặt dù là triết lý cao siêu, nhưng người này tính tình cổ quái, hay sấm truyền ẩn tàng vào thơ ca. Ta có thể thấy rõ qua bài thơ sau:
Vấn

Trăng thời xa
Tách trà thời gần
Tách trà trên bàn đá
Bàn đá dưới gốc bồ đề
Gốc bồ đề mọc trong vườn cổ
Hỏi ai
Lại hỏi ai
Lại hỏi ai nữa
Chẳng ai biết hỏi ai
Chẳng hỏi ai ai biết ai chẳng hỏi
Đi qua ta thời về
Trăng ở đâu
Trăng ở đó
HVN

Ta có thể thấy chỉ 13 câu ngắn ngủi, nhưng tiềm ẩn bao nhiêu là triết lý, người phàm không thể nào hiểu nổi, kể cả tác giả.

Phải nói thế giới này sinh ra, tồn tại và phát triển là nhờ vào quả Táo. Adam cắn quả táo, thế là có loài người, Newton nhìn thấy quả táo, thế là chúng ta có định luật vạn vật hấp dẫn, Steven Job nhìn thấy quả táo bị cắn, thế là có cảm hứng tạo nên dòng Iphone, Ipab làm thay đổi cả giới công nghệ, Hột thần thám nhìn thấy quả táo…

Nguyên là thế này, Hôm nớ, Hột Thần thám rủ Bôn Lanh Thần Cương đàm đạo dưới gốc táo. Sau hồi thù tạc và đàm đạo (nói gọi là thù đạo), hai ông chán ngán ngồi đếm táo, quả thì xa, quả thì gần, mà có quả quá xa nhìn không thấy, không thấy một phần do trời tối, một phần do “Trăng thời xa”. Bỗng nhiên có một quả táo từ tít trên cao rơi xuống. Hột ồ lên một tiếng ôm ghì lấy Bốn: “Chân lý đây rồi! Quả nhiên là Cận hiện đại”.
Để mừng chân lý đó, hai ông bổ quả táo ra chén thử, tấm tắc khen ngon. Ngon thì lại muốn ăn nữa, ăn nữa thì chỉ có hái hoặc lấy cái gì chọi. Quanh đó chỉ có tách trà trên bàn đá là có thể chọi được. Nhưng khổ cái là “bàn đá dưới gốc bồ đề”, mà “gốc bồ đề mọc trong vườn cổ”, suy ra cái chén trà cũng là chén cổ. Lấy cái chén trà cổ bán đi nhiều khi mua được cả cây táo chứ đừng nói một gốc táo. Vì vậy mà Hột rất đắn đo, thèm thì thèm thật, nhưng giờ boăn khoăn quá, biết hỏi ai. Ừ hỏi Bốn, bốn cũng không biết thì “ lại hỏi ai?” rồi “lại hỏi ai nữa”… Quả thật nhiều khi thèm quá hóa liều, nhưng Hột thần thám không phải là một người hành động thiếu suy nghĩ, khôn liều.
Vấn đề đó theo người suốt đêm đó. Thôi thì không ăn táo, không bán chén trà (vì nó của thèn Bốn). Đành phải “đi qua ta thời về” trong sự thèm muốn.
“Trăng ở đâu”, “trăng còn ở đó”, trái táo vẫn còn trái táo. Nhưng người đã tìm ra triết lý “Cận Hiện Đại” để lại cho con cháu đời sau.

Hớ - 06-12-2012


RE: [Truyền Thuyết]Hoàng Vĩ Nhiên và nền Triết Học Cận Hiện Đại - hvn - 06-12-2012

Thế ra mọi sự nguyên ủy là rứa, bác không nói hẳn tui cũng không rõ đầu đuôi laughing


RE: [Truyền Thuyết]Hoàng Vĩ Nhiên và nền Triết Học Cận Hiện Đại - lanhdien - 06-12-2012

Quả thật ứng với câu hát: Sau nửa đời trải gió, anh lại về với Hại Cận Đau...

Người đời sau có thơ rằng:

Ngàn thu rớt Hột không sao
Một hôm trải gió Hột trào ráng hoa*
Một đời cứ mãi bôn ba
Gặp Trăng, bàn cổ, thời xa, thời gần

* ráng hoa: 1. Là cách phát âm của người xứ Mê Linh, ráng = dáng
2. Là cách nói lái của người dân xứ Quảng, ráng hoa là ra hột.



RE: [Truyền Thuyết]Hoàng Vĩ Nhiên và nền Triết Học Cận Hiện Đại - hvn - 06-12-2012

Đến lúc kách cái mệnh roài, giai cấp thống trị lên tiếng bảo vệ quyền lợi đây mà laughing


RE: [Truyền Thuyết]Hoàng Vĩ Nhiên và nền Triết Học Cận Hiện Đại - Ngạo - 06-12-2012

[Hình: TR%C4%82NG-1.jpg]


Nguyệt Hạ Độc Chước

Hoa gian nhất hồ tửu
Độc chước vô tương thân
Cử bôi du minh nguyệt
Đối ảnh thành tam thân
Nguyệt tức bất giải ẩm
Ảnh tùng tùy ngã thân
Tạm bạn nguyệt tương ảnh
Hành lạc tu cập xuân
Ngã ca nguyệt bồi hồi
Ngã vũ ảnh linh loạn
Tỉnh thời đồng giao hoan
Túy hậu các phân tán
Vịnh kết vô tình du
Tương kỳ mạc vân hán

Lý Bạch


Vấn
Trăng thời xa
Tách trà thời gần
Tách trà trên bàn đá
Bàn đá dưới gốc bồ đề
Gốc bồ đề mọc trong vườn cổ
Hỏi ai
Lại hỏi ai
Lại hỏi ai nữa
Chẳng ai biết hỏi ai
Chẳng hỏi ai ai biết ai chẳng hỏi
Đi qua ta thời về
Trăng ở đâu
Trăng ở đó

HVN
Nếu xưa Lý Bạch lấy bóng mình và Trăng làm bạn
Thì so với bài thơ trên của HVN, thơ của Lý Bạch chỉ đáng vất đi mà thôi:

HVN là người rất có tài nhưng lận đận, và ngán ngẩm với cuộc đời long đong, bất đắc chí, mà anh đã bỏ mặc đời, phiêu du đi tìm sự quên lãng với tách trà , trăng thơ,cây bồ đề giữa cảnh thiên nhiên gợi tình, gợi cảm. Trong cảnh thiên nhiên đó, HVN đã cảm thấy cô độc vô cùng và tìm đến người bạn tình chung thủy đó là vầng trăng sáng soi giữa trời đêm bất tận, như Tây Ngạo ta khi đọc thơ HVN đã nói : "Khi say trà ngâm dài mươi Ngựa Trắng(thuốc lá ), gửi lại cho nhân gian một vấn đề". Qua bài thơ "Vấn", cho thấy nhà thơ cô đơn trong một vườn hoa quạnh vắng, dưới ánh trăng soi vằng vặc, đã nẩy sinh những tư tưởng lạ lùng và đã hỏi từ cây cỏ cho tới cục đá, tách trà nhưng rồi cảnh vật đó chỉ lặng thinh rồi cùng nhập cuộc với người thơ … tất cả trở thành người bạn tri kỷ cùng đi tới tận cùng duy mỹ quên đời … . Bài thơ đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đầy hình tượng và nghệ sĩ tính.Tách trà, bàn đá, góc bồ đề vầng trăng không rời nhau một bước dù lúc tỉnh hay say trà . Sự cô đơn bị đời ruồng rẫy của nhà thơ không còn nữa, mà người thơ mãi vui say và đắm chìm vào giấc ngủ quên lúc nào chẳng hay … để rồi từ đó Làng Văn Học Việt Nam huyễn dụ trong Triết lý nhân sinh cực HVN và Triết thuyết Cận Hiện Đại vang danh trường tồn cùng tuế nguyệt


Tây Ngạo



RE: [Truyền Thuyết]Hoàng Vĩ Nhiên và nền Triết Học Cận Hiện Đại - hvn - 06-12-2012

Đấy các bác mà không nói thì ai biết nước mình có 1 thiên tài cỡ ấy surprise