Thi Ẩm Lâu
Ý thức mới trong văn nghệ và triết học - Phiên bản có thể in

+- Thi Ẩm Lâu (https://thiamlau.com/forum)
+-- Diễn đàn: Tửu Lầu (https://thiamlau.com/forum/forum-5.html)
+--- Diễn đàn: Trà Dư Tửu Hậu (https://thiamlau.com/forum/forum-8.html)
+--- Chủ đề: Ý thức mới trong văn nghệ và triết học (/thread-1307.html)

Pages: 1 2


RE: Ý thức mới trong văn nghệ và triết học - thangdiennhat - 28-11-2012

Hi Hột & Thánh: Ta không biết thì chuyện người viết bao nhiêu tuổi có quan trọng với hai người khi đọc không với ta thì nó quan trọng vì đọc truyện thì khác mà đọc tư tưởng thì lại khác. Phạm Công Thiện viết cuốn này khi mới 18 tuổi. Và khi viết bức thư trên thì chưa đến 30 tuổi.

Ta không quan tâm đến chuyện ai cảm thế nào nữa. Giờ ta chỉ làm nhiệm vụ cóp dán thôi hé hé.


RE: Ý thức mới trong văn nghệ và triết học - thangdiennhat - 28-11-2012

.............Tiếp


Chương nhứt

Ý thức bất nhị - Nghệ thuật phi nghệ thuật của Saroyan. Tinh thần bất nhị của Phật giáo Thiền
tông và Jean-Paul Sartre.

1.

Sống vào thời đại đổ nát, một xã hội đồi trụy và chứng kiến bao nhiêu biến chuyển điêu đứng
bên ngoài cũng như bên trong tâm hồn,

Tình trạng này có khác nào ở Việt Nam hiện nay mặc dù Việt Nam hiện nay lại còn đen tối gấp
trm ngàn lần hơn nước Mỹ ở giữa hai trận chiến. Thế mà ở Việt Nam có mấy người tài lớn như
O’ Neill, T. S. Eliot, Dos Passos, vân vân? Việt Nam bây giờ chỉ toàn là một l bồi bút, một l
nhái con văn nghệ và làm dáng cô đơn tuyệt vọng.

Chỉ có Bùi Giáng là người duy nhất có tài lớn, lớn bằng (hay lớn hơn) O’ Neill, T. S.Eliot, Dos
Passos, vân vân.


nhà văn Mỹ ở giữa hai trận chiến tranh đều ít nhiều mang chung một tâm trạng và một thái độ
trước cuộc đời. Nhìn chung, nền văn học Mỹ giữa hai trận thế chiến bị sơn qua một lớp màu quá
đen tối phũ phàng: con người hoàn toàn cảm thấy bất lực trước cuộc đời, bàng hoàng, khắc
khoải, lạc lõng, bơ vơ, mất gốc, cô đơn, xao xuyến, chán chường, phẫn nộ, điêu đứng, đau khổ,
hoang mang, thất vọng hay tuyệt vọng (như Eugene O’Neill, T. S. Eliot, John Dos Passos,
Hemingway, Robinson, Jeffers, A. MacLeish, Joseph Wood Krutch…)
Giữa bầu trời ảm đạm đen tối mù mịt như vậy, sức sống mãnh liệt và giấc mộng huy hoàng
Saroyan đến sau Wolfe, nhưng Saroyan chỉ yêu đời một cách “đánh lận con đen”. Sự giản dị
chất phác của Saroyan là một mặt nạ khó hiểu. Có lẽ Saroyan là người chán đời nhất mà vẫn
gắng gượng cười ầm lên để “pha trò” cho một tấn kịch u ẩn?


của nhân dân Mỹ vẫn còn sống nồng nàn trong Thomas Wolfe, Robert Frost, Glasgow, Cather..
nhưng phong phú nhất vẫn là Wiliam Saroyan. Trong một số tác phẩm quá nhiều (chẳng hạn như
truyện ngắn , tiểu thuyết và kịch) Wiliam Saroyan đã nói lên hơi thở nhịp nhàng của con người.
Mặc dù bị đắm chìm trong bao thực tại cay đắng, Saroyan vẫn sung sướng ca ngợi ngày hôm nay
tuyệt vời và rực rỡ. Saroyan nói lên đức tin mãnh liệt nơi con người, nơi lòng tốt tự nhiên của
con người, nơi hạnh phúc (trong đau khổ) của con người trên mặt đất tươi đẹp này; cùng chung
một giọng nói như Anne Frank: “ánh mặt trời này, bầu trời xanh lơ này, khi tôi còn có sống để
nhìn thì tôi không thể nào mà không hạnh phúc”, dù tất cả những gì không tốt đẹp đã xảy ra, tôi
vẫn còn tin rằng con người thực sự vẫn tốt.

[i]Sartre. Tôi hổ thẹn vì đã nhắc Sartre ở đây vai trò “angoisse”. Ngược lại, Saroyan. Sartre là
người yêu đời mà “giả đò” chán đời, xao xuyến đầy “ angoisse”! Merde!.

Sartre chỉ là con khỉ của Céline. Ồ, Céline!

Céline mới đúng là cái “ angoisse” được nhập thể bằng xương bằng thịt. Tôi muốn quì lạy
Céline như quì lạy sự thất bại của chính đời mình.

Đúng Céline mới là kẻ bị “sali, outragé, persecuté, braqué, broyé, depuis tant d’années et de
mille manières…”


Sartre chỉ là một thứ nôn mửa sa lòng!… [/i]

Tất cả các tác phẩm của W. Saroyan đều trở về một chủ đề duy nhứt: “tôi đang sống”(I am
alive). Nói theo Sartre, “con người là xao xuyến” (l’homme est angoisse) hay “con người là tự
do” (l’homme est liberté); trái lại đối với Saroyan, thì “con người là sống” (Man is to be alive).
Mà sống thì có nghĩa là chiến thắng sự xao xuyến và đó mới là tự do thực sự.


RE: Ý thức mới trong văn nghệ và triết học - Ngạo - 28-11-2012

(27-11-2012, 11:32 PM)lanhdien Đã viết: Vâng! Chém thế mới chém chứ laughing. Xưa nay tớ đọc thường thấy người ta hay ngợi ca chứ ít ai phê bình PCT. Cái gì mà 1 chiều nó sẽ kém hứng thú, nó không có sự khẳng định rõ ràng.

Tớ thích Hoàng Đạo chủ ở điểm đó, lúc nào cũng có sự nhìn nhận khách quan. Bởi zậy nên trong TAl có câu thơ rằng:

Coi chừng Nhiên, đừng cãi Điên, nghe lời Thánh, tránh Tây Cuồng rolling on the floor

Ta đồng ý với Lãnh côn về khoản này laughing

Đồng ý nốt với Hớ về khoản chắt lọc dc cái hay trong loạt bài này về chữ Thuần Việt

Nhưng càng đọc càng loạn bút và rên rỉ..

Kết luận là dẫn rất nhiều chứng để nói lên quan điểm và góc nhìn không thuộc về bản thân là bao.

Tác giả có vẻ bị loạn cú chăng??





RE: Ý thức mới trong văn nghệ và triết học - thangdiennhat - 28-11-2012

(28-11-2012, 04:25 PM)Ngạo Thế Cuồng Sinh Đã viết:
(27-11-2012, 11:32 PM)lanhdien Đã viết: Vâng! Chém thế mới chém chứ laughing. Xưa nay tớ đọc thường thấy người ta hay ngợi ca chứ ít ai phê bình PCT. Cái gì mà 1 chiều nó sẽ kém hứng thú, nó không có sự khẳng định rõ ràng.

Tớ thích Hoàng Đạo chủ ở điểm đó, lúc nào cũng có sự nhìn nhận khách quan. Bởi zậy nên trong TAl có câu thơ rằng:

Coi chừng Nhiên, đừng cãi Điên, nghe lời Thánh, tránh Tây Cuồng rolling on the floor

Ta đồng ý với Lãnh côn về khoản này laughing

Đồng ý nốt với Hớ về khoản chắt lọc dc cái hay trong loạt bài này về chữ Thuần Việt

Nhưng càng đọc càng loạn bút và rên rỉ..

Kết luận là dẫn rất nhiều chứng để nói lên quan điểm và góc nhìn không thuộc về bản thân là bao.

Tác giả có vẻ bị loạn cú chăng??



Tất cả vẫn đang bé cái nhầm vì đó chỉ mới chỉ là một bức thư. Chưa phải là cả cuốn " Ý thức mới trong văn nghệ và triết học" đó là cái thứ nhất.

Cái thứ hai đây là tư tưởng của một Phạm Công Thiện 18 tuổi.

Thứ ba muốn chứng minh luận điểm của mình thì việc trích dẫn là đương nhiên. Nhưng muốn trích dẫn để phản bác được thì anh phải đọc, phải hiểu thì mới đưa ra luận điểm của mình được.

Thứ tư ở thời điểm khoa học công nghệ chưa phát triển thì việc đọc và trích dẫn không đơn giản. Huống hồ là trích dẫn cả một hệ thống các nhà triết học. Dù anh có bày sách ra thì anh cũng phải tìm đến đúng đoạn cần trích dẫn. Cái này đòi hỏi phải tìm hiểu kỹ chứ không thể đọc lướt qua hoặc như bây giờ đơn giản là google. 18 tuổi làm được điều này thì không thiên tài cũng là điên. Điên hay thiên tài tùy vào nhận thức hệ của mỗi người. VỚi ta ông ấy là thiên tài và ta còn theo đuổi những tư tưởng về sau của ông nữa chứ không đơn thuần là nhận thức lúc mười tám tuổi của ông.

Thứ năm chỉ mới đọc một đoạn mà đã vơ đũa cả nắm về cả một hệ tư tưởng thì không nên. Vì hệ tư tưởng của một người được phát triển theo từng thời điểm của cuộc đời chứ không xuyên suốt cả cuộc đời.

Thứ sáu nói như vậy để hiểu rõ cách đọc cách nhận thức của nhau để rõ ràng hơn về sự cảm nhận.

Chứ bữa chừ ta chưa giải thích về cảm nhận của ta cho mọi người biết.

Thứ bảy là ta lại cóp dán


RE: Ý thức mới trong văn nghệ và triết học - lanhdien - 28-11-2012

Thứ 8 là lão tào lao mí lao. Chứ gì cóp bệt lại lời tụi này. Nếu muốn tụị này không bình luận, bình loạn bà xàm thì ít ra phải có dòng ghi chú. Đại loại cũng như kiểu ri: "Khoang đã nghe, tao chưa cóp dán hết đừng xớn xác nhảy vô bình phẩm" hoặc gì gì đó nữa.

Nhưng nhìn chung lão đúng hết. Không đúng cũng đôn lên cho đúng vì sao thì tự hiểu đi laughing


RE: Ý thức mới trong văn nghệ và triết học - thangdiennhat - 28-11-2012

(28-11-2012, 10:56 PM)lanhdien Đã viết: Thứ 8 là lão tào lao mí lao. Chứ gì cóp bệt lại lời tụi này. Nếu muốn tụị này không bình luận, bình loạn bà xàm thì ít ra phải có dòng ghi chú. Đại loại cũng như kiểu ri: "Khoang đã nghe, tao chưa cóp dán hết đừng xớn xác nhảy vô bình phẩm" hoặc gì gì đó nữa.

Nhưng nhìn chung lão đúng hết. Không đúng cũng đôn lên cho đúng vì sao thì tự hiểu đi laughing

Khoang đã kìa, Giờ thì khoan đã hãy nghe ta nói thực ra thì ta đưa nguyên cả file cho Hột rồi nguyên đầy đủ luôn.


RE: Ý thức mới trong văn nghệ và triết học - thangdiennhat - 28-11-2012

À quên khoang đã vẫn chưa đầy đủ đó là ta chưa đưa cho Lãnh với Ngạo mí lại ở đây tập hợp đủ bốn lão trong thơ của Lãnh nữa.


RE: Ý thức mới trong văn nghệ và triết học - thangdiennhat - 30-11-2012

2.

Nm 1940 Wiliam Saroyan được giải thưởng văn chương giá trị nhất nước Mỹ, giải Pulitzer.

Tại sao không nhận, lại làm dáng anh hùng, thái độ của Paul Valéry khi nhận mặc áo hàn lâm
viện Pháp mới đúng là v/ đại. Valéry bỏ viết im lặng trong mười, mười lm nm, sống với hư vô
bàng bạc để rồi trở về “làm chuyện tầm thường” với thiên hạ trong tinh thần “diệu hữu”.

Tính cách “diệu dụng” của Valéry lại còn phi thường cao siêu hơn là bọn siêu thực làm trò nhát
gừng.

Chàng thản nhiên từ chối không thèm nhận. Saroyan đã nổi tiếng từ năm 1934, năm ông cho xuất
bản tác phẩm đầu tiên The Daring Young Man in the Flying Trapeze (Người trẻ tuổi gan dạ trên
cái đu bay). Từ năm ấy cho đến nay, Saroyan con người trẻ tuổi gan dạ, vẫn tiếp tục hiên ngang
thoăn thoắt trên cái đu bay, khơi vơi lướt trên những lời hoan hô tán thưởng khiếp sợ của người
đời, từ lớp này đến lớp người khác; đến nay thế hệ trẻ lô nhô sung sướng trố mắt ngó nhìn người
nghệ sỹ tài ba của họ đang vẫn còn đung đưa nhẹ nhàng trên cái đu bay như độ nào; và họ đón
nhận Saroyan như người bạn gần gầi nhất của thế hệ họ: một người bạn vẫn luôn luôn tươi trẻ và
gan dạ (The daring young man…).

Trước khi tìm hiểu thế giới nghệ thuật của Saroyan, ta cũng nên ghi nhớ những điều quan trọng
sau đây về con người của Saroyan:

Cuộc đời riêng tư của một con người
không có gì đáng nhớ.
Những chi tiết tiểu sử chỉ cần
cho những tên công an mật vụ!
Xin kê khai lý lịch (năm bản)?
• điều thứ nhứt: Saroyan sinh ngày 31 tháng 8 năm 1908 tại Fresno thuộc California;
• điều thứ hai: lúc ở tiểu học, Saroyan thường trốn học và thường bị hiệu trưởng
phạt;
• điều thứ ba: vì chán chường sự học vấn công thức của trường học; năm mười lăm
tuổi Saroyan bỏ học luôn;
• điều thứ tư: lúc bỏ học, Saroyan đã đọc hết những cuốn sách của ở thư viện Fresno;
• điều thứ năm: Saroyan vừa đi vừa làm cả chục nghề; vừa viết vô số tác phẩm(
trong những năm đầu viết văn, Saroyan đã viết trên bốn trăm truyện ngắn và cảo
luận, đang lúc ông làm mười hai nghề khác nhau).


Về cuộc đời Saroyan ta thấy còn nhiều điều đáng để ý, nhưng đáng để ý nhất vẫn là năm điều
trên; đó là cửa rừng trong khu rừng mênh mông thăm thẳm của tâm hồn Saroyan. Muốn gặp con

Sống trong tác phẩm!

Tôi muốn chữa lại cho đúng: mơ màng qua tác phẩm.

Đọc một quyển sách là mơ màng qua quyển sách. Sách chỉ là cái cớ để tha hồ mơ mộng mà
không bị gọi “đãng trí”.


người của Saroyan ta cứ đi thẳng vào tác phẩm và hãy sống trong tác phẩm.

3.

Nghệ thuật của Wiliam Saroyan là nghệ thuật phi nghệ thuật (the art of artlessness). Nghệ thuật

Viết gì thì viết, với điều kiện là phải trải qua cái kỉ luật triệt để.

Điều quan trọng là kỉ luật, kỉ luật sắt. Thức dậy lúc 4 giờ sáng là mỗi ngày phải làm đúng như
vậy, ngồi im lặng trong 1 giờ đồng hồ, rồi mới bắt đầu viết, muốn viết gì thì viết.

Cái “hostinato rigore” (obstinée rigueur) là cái điều quan thiết nhất (Leonard de Vinci?)

chỉ là biểu tượng về cuộc đời bởi thế, đối với Saroyan, vấn đề nghệ thuật không bao giờ được đặt
ra một cách nghiêm trọng như các nhà vn khác. Saroyan cũng không bao giờ có một quan niệm
lý luận phân minh đàng hoàng về nghệ thuật; ông muốn nói gì thì ông nói, ông muốn viết gì thì
ông viết; có lúc ta thấy ông viết một truyện ngắn có bố cục chặt chẽ đàng hoàng, một truyện
ngắn hoàn toàn mẫu mực cho nghệ thuật, nhưng có lúc khác ta lại thấy ông viết chuyện ngắn chả
ra chuyện ngắn và cũng không hiểu ông muốn nói gì. Tôi đã nói nghệ thuật của Saroyan là nghệ
thuật phi nghệ thuật. Sự thực thì cũng chưa đúng hẳn. Hiện nay, ta thấy có hai thứ quan niệm
nghệ thuật: nghệ thuật có nghệ thuật và nghệ thuật không có nghệ thuật.

Trong quá trình và tiến trình diễn biến của vn nghệ, mỗi phản ứng chỉ gây ra một phản ứng
khác: văn nghệ hay tư tưởng chỉ là phản ứng liên tục. Nghệ thuật không có nghệ thuật chỉ là
phản ứng của
Lý luận như thế này dễ rơi vào thảm trạng của D.T. Suzuki.

Thảm trạng của Schelling mà Hegel đã nhạo báng: “Đêm tối mà các con bò đều đen”.

Phải phân ly một cách hoàn toàn triệt để rồi mới bắt đầu nói đến hoà đồng.

Phải bỏ Đồng Tính mà đạt Như Tính.

Sự khác nhau giữa “le Même” và L’ Identique” mà Heidegger đã khai thác một cách sâu sắc.


nghệ thuật có nghệ thuật. Có đến không, rồi không đến có, rồi có đến không, như vậy cứ triền
miên mãi với nhau không bao giờ dứt; bởi thế vượt lên trên thời gian và đứng ở bình diện cao
hơn, ta có thể nói nghệ thuật không có nghệ thuật là nghệ thuật có nghệ thuật và nghệ thuật có
nghệ thuật là nghệ thuật không có nghệ thuật. Có là không, không là có, trắng là đen, đen là
trắng, trúng là sai, sai là trúng; tốt là xấu, xấu là tốt; thành công là thất bại, thất bại là thành công;
no là đói, đói là no; en-soi là pour-soi, pour-soi là en-soi.

… Tôi đã chơi chữ; nhưng thực ra, chơi chữ nghĩa là không chơi chữ. Lý luận trên là lý luận Bất
Nhị của Phật giáo. Mấy vị thiền sư nói: “một cái núi không phải là một cái núi và một con sông
không phải là một con sông, tuy nhiên một cái núi là một cái núi và một con sông là một con
sông. Sự phủ nhận là xác nhận và xác nhận là phủ nhận”
[1]
. “Thực là không thực và chân là
không chân” (le réel est le non-réel et le vrai est le non vrai) (cf.D.T. Suzuki, l’Essence du
Bouddhisme, tr. 70)


RE: Ý thức mới trong văn nghệ và triết học - Lục Tuyệt Ngọc Long - 30-11-2012

(27-11-2012, 11:32 PM)lanhdien Đã viết:
(27-11-2012, 07:10 PM)hvn Đã viết: “Nguyễn Văn Trung không có tư tưởng… sự học vấn của Nguyễn Văn Trung có tính cách phá sản… Nguyễn Văn Trung chưa có đủ tư cách học vấn để được đặt vào sự suy tưởng đứng đắn… Nguyễn Văn Trung học vấn nông cạn, lôi thôi… nguy hiểm và ngu xuẩn… về Phật học Nguyễn Văn Trung không hiểu gì cả… ý thức hệ của Nguyễn Văn Trung là quái thai của học vấn tạp nhạp… điều sơ đẳng mà bất cứ người khờ khệch nào cũng thấy mà Nguyễn Văn Trung không thấy… Nguyễn Văn Trung hoàn toàn dốt nát về Phật học… Nguyễn Văn Trung hoàn toàn dốt nát về tư tưởng Tây phương… Nguyễn Văn Trung tượng trưng cho sự nông cạn, nô lệ, phá sản của giới trí thức Việt Nam hiện nay… học vấn Nguyễn Văn Trung lừng khừng, kiêu ngạo ngu xuẩn, lưu manh nguy hiểm…”

Đúng là trực giác của em không nhầm bác Điên ạ, cái nhà bác Thiện này em thấy không hợp khẩu vị chút nào! Lối viết của bác ta thể hiện một tính cách ngạo mạn và cuồng vọng hiếm có. Khi nói về mình, bác ta khoe mẽ :

"... tôi không ngờ lúc 18 – 19 tuổi tôi lại thông minh dễ thương như vậy, rồi nhớ lại lúc 13-14 tuổi cho đến lúc 16 tuổi, tôi đã xuất bản một quyển, sách về ngôn ngữ học và đã viết trên 20 quyển sách về văn học quốc tế và ngôn ngữ học (trong đó có một quyển mà Nguyễn Hiến Lê đề tựa giới thiệu và ngạc nhiên không ngờ tôi mới 16 tuổi)..."

Vãi thật, ai chả biết cụ Nguyễn Hiến Lê là người thế nào. Cụ dịch "Đắc nhân tâm" chuẩn như Lê Duẩn. Thấy chú nhóc còn trẻ mà viết khá thì thưởng cho vài dòng khen ngợi, như một động thái khuyến khích của thế hệ đi trước với thế hệ đi sau. Vậy mà bác Thiện nhà ta, sau hơn 10 năm, vẫn không bỏ lỡ cơ hội đưa cái chi tiết nhỏ xíu ấy vào trong ngoặc cho thiên hạ biết!

OK, bác ta muốn nổ cũng có thể miễn cưỡng chấp nhận được. Khổ cái, mặc dù khuyên thiên hạ đừng mất công tìm Platon, Aristote, Kant, Hegel, Marx, Khổng, Lão... nhưng chính bác Thiện lại lôi các vị kia về đứng đầy xung quanh. Rồi bác ta lấp ló giữa họ, thỉnh thoảng quẳng ra vài từ tiếng Phạn, tiếng Hy Lạp, tiếng Pháp, tiếng Đức... thỉnh thoảng lại bấu ở mồm Céline, Rimbaud, Miller, Saroyan, Dostoievski... mỗi vị dăm câu.

Thôi cứ cho là cái trò khoe tài ngoại ngữ và ưa trích dẫn hơi lởm tý nhưng cũng được đi. Khốn nỗi, chỉ tính riêng đoạn trích bác Điên post lên thôi, đã thấy rặt một chuỗi dài ca cẩm oán thán. Nào là "người bị giam hãm trong đời sống", "một quãng đời đã trôi ra biển", "đôi mắt ước lệ", "hình ảnh đau buồn lặng lẽ", "tuổi trẻ gục mặt buồn", "những tối sống thê lê"... Nào là "nỗi khủng hoảng", "niềm khắc khoải quằn quại vô biên", "hai vai yếu đuối"... Và bác ta rên rỉ đến thảm hại : "Lúc nào tôi chết, tôi chỉ muốn được người ta vùi thây tôi xuống bùn, và tôi muốn mọi người sẽ quên tôi đi, như quên một con chó lạc đường."

Đoạn trích hàng cá hàng thịt phía trên được lấy ra từ bài "Phê bình luận án Tiến sĩ Triết học của Nguyễn Văn Trung", do Phạm Công Thiện viết. Dù nói thế nào, cả 2 vị đều là những người hoạt động trong sân chơi trí thức, phản bác quan điểm của nhau thì ok chứ dùng ngôn ngữ mà tấn công cá nhân (personal attack) như dân chợ búa thế này thì em cho là tầm thường. Các bác có thể xem thêm chuyện này qua các bài sau :

- Tôi đọc: “NHÌN LẠI NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG ĐÃ QUA” của Nguyễn Văn Trung, tác giả Trần Chung Ngọc
- Bút Chiến - Luận về Phạm Công Thiện, tác giả Hoàng Hữu Phước
- Phạm Công Thiện phê Nguyễn Văn Trung, tác giả Nhị Linh

Em là em chả chơi với mấy bác như bác Thiện laughing

Vâng! Chém thế mới chém chứ laughing. Xưa nay tớ đọc thường thấy người ta hay ngợi ca chứ ít ai phê bình PCT. Cái gì mà 1 chiều nó sẽ kém hứng thú, nó không có sự khẳng định rõ ràng.

Tớ thích Hoàng Đạo chủ ở điểm đó, lúc nào cũng có sự nhìn nhận khách quan. Bởi zậy nên trong TAl có câu thơ rằng:

Coi chừng Nhiên, đừng cãi Điên, nghe lời Thánh, tránh Tây Cuồng rolling on the floor

Dòm dòm từ trên xuống chả có câu nào giật mình, chỉ có câu cuối làm giật mình...


RE: Ý thức mới trong văn nghệ và triết học - thangdiennhat - 28-10-2013

Ý Thức Trong Văn Nghệ Triết Học ( Phạm Công Thiện)