Thi Ẩm Lâu
Bàn về lạm phát - Phiên bản có thể in

+- Thi Ẩm Lâu (https://thiamlau.com/forum)
+-- Diễn đàn: Tửu Lầu (https://thiamlau.com/forum/forum-5.html)
+--- Diễn đàn: Trà Dư Tửu Hậu (https://thiamlau.com/forum/forum-8.html)
+--- Chủ đề: Bàn về lạm phát (/thread-1232.html)

Pages: 1 2


RE: Bàn về lạm phát - Phụng - 14-10-2013

(14-10-2013, 03:11 PM)tèo xoài Đã viết: Đai ca giúp e làm mấy cái ví dụ về lạm phát nhá ,lạm phát theo thuyết tiền tệ, cầu-kéo , chi phí đẩy !!!
xin đa ta đại ca !!!




(e là mem mới ,mò mãi mới bít cak tl hí hí )

Ở đây chỉ là bạn vui kiểu "lạm bàn" tếu táo thôi bạn tèo xoài ạ!

Còn bàn một cách chính thống những khái niệm như bạn nói ở trên, thì hằng hà xa số diển đàn về kinh tế - tài chính người ta viết ấy chứ! Bạn cứ google tìm phát là ra ngay!

Thân.


RE: Bàn về lạm phát - tèo xoài - 16-10-2013

hức ! tại e kiếm google mãi k dc nen moi hỏi v moh 020
tai hoc ngu wa nen e nghj mãi k ra !! mong huynh tỷ giúp e 029 e đang cần vd gấp ,hic hic!!!


RE: Bàn về lạm phát - Ngạo - 16-10-2013

https://www.google.com.vn/search?q=l%E1%BA%A1m+ph%C3%A1t+theo+thuy%E1%BA%BFt+ti%E1%BB%81n+t%E1%BB%87%2C+c%E1%BA%A7u-k%C3%A9o&oq=l%E1%BA%A1m+ph%C3%A1t+theo+thuy%E1%BA%BFt+ti%E1%BB%81n+t%E1%BB%87%2C+c%E1%BA%A7u-k%C3%A9o&aqs=chrome..69i57&sourceid=chrome&espv=210&es_sm=122&ie=UTF-8


Link đó 3


RE: Bàn về lạm phát - Phiêu Dao - 18-11-2013

(14-10-2013, 03:11 PM)tèo xoài Đã viết: Đai ca giúp e làm mấy cái ví dụ về lạm phát nhá ,lạm phát theo thuyết tiền tệ, cầu-kéo , chi phí đẩy !!!
xin đa ta đại ca !!!




(e là mem mới ,mò mãi mới bít cak tl hí hí )


Đã lâu không theo dõi topic này. Nay, Phiêu mỗ xin tiếp tục với câu chuyện về "cái quần", nhằm để giải thích cặn kẽ hơn cho bạn @tèo xoài về lạm phát
Nhân vật chính trong câu chuyện này vẫn là "Ngạo đệ"

Ngạo đệ vốn là người ham thích mặc quần đùi, mong muốn và vô cùng khao khát sở hữu những chiếc quần đùi đẹp từ những hãn sản xuất nổi tiếng. Những chiếc quần đùi được trang hoàn từ những hạt kim cương lấp lánh...Hay những chiếc quần đùi giẻ rách tầm thường nhưng có giá trị lịch sử lớn lao, đều có giá trị riêng của nó, chúng được định giá thông qua phương thức giao dịch trên thị trường, tức là theo ý chí giữa các bên mua và bán. Nói cách khác, giá trị của món hàng cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào giai đoạn đàm phán thương mại. Tuy việc định giá là quyền của các bên mua và bán nhưng cũng không thoát khỏi quy luật chặt chẽ của thị trường

Ví dụ như: Chiếc quần đùi có gắn hạt kim cương trị giá trên 500 triệu. Với mức giá đó, ta thầm hiểu rằng: giá đó không phải là giá của riêng cái quần, mà là giá của cái quần + giá trị của kim cương. . Tương tự, xét về mặt cấu tạo của cái quần, được làm từ vất liệu vải, sợi, trải qua giai đoạn nhuộm, may gia công,.. mới hình thành cái quần. Vì vậy, khi nhắc đến lạm phát của cái quần đùi có gắn hạt kim cương thì chúng ta phải cân nhắc đến sự lạm phát của kim cương, chất liệu, vật liệu, lao động, xăng, dầu để vận chuyển,...[Được gọi là nguyên liệu đầu vào].Đó là một vấn đề phức tạp. Vì vậy, khi định giá, thì người bán(hay nhà sản xuất) luôn phải dự định trước mức hoà vốn của mình, mà mức hoà vốn được quyết định bởi thị trường, chứ không phải là người bán tự ý quyết định được. Nói cách khác, người bán không muốn lỗ vốn thì phải làm theo ý chí của thị trường, mà danh từ "thị trường" là thứ gì đó mênh mông và bát nháo giữ lắm!. Tóm lại, sự gia tăng giá cả của nguyên liệu đầu vào góp phần làm gia tăng giá cả của chiếc quần đùi có gắn hạt kim cương, mà chúng ta đang bàn ở đây

Khác với chiếc quần ở trên, chiếc quần đùi rách của Bill Gates đã được sử dụng trong lúc ông ta còn nghèo túng, nó được mang ra bán đấu giá với giá khởi điểm là 5 triệu USD và người giàu nhất hành tinh có thể mua với giá cao hơn. Việc định giá này, hoàn toàn là tự nguyện, theo ý chí của các bên. Chiếc quần ngày càng được trả giá cao hơn lúc ban đầu. Tuy nhiên, đó không phải là lạm phát, xin đừng nhầm lẫn với lạm phát ở trên

Vậy, lạm phát luôn luôn là mối quan hệ giữa các yếu tố trong thị trường, nó phải là mối quan hệ không được tách bạch, riêng rẻ như đấu giá những vật kỷ niệm, có giá trị lịch sử lớn lao, mà phải là quan hệ giữ một vật[ có lạm phát] với một vật khác [có lạm phát] và các vật này cấu thành hoặc hợp nhất thành một thứ khác có lạm phát nhiều hơn

Phiêu mỗ đang bận...Tối nay, Phiêu mỗ sẽ trả lời tiếp
pd


RE: Bàn về lạm phát - Phiêu Dao - 18-11-2013

Vừa nảy, chúng ta đang háo hức đề cập đến nguyên nhân đầu tiên của lạm phát chiếc quần đùi. Nhân vật chính trong câu chuyện ở đây, là Ngạo Thế Cuồng Sinh. Anh thường than thở rằng: "thu nhập của mình không đủ để mua một cái quần đùi có gắn hạt kim cương". Chúng ta cùng giải quyết câu chuyện của anh nhé!

Nếu bỏ các hạt kim cương ra thì chúng ta có 2 vật thể: Kim cương và quần đùi. Xem xét trên 2 món hàng hoá này, chúng ta sẽ có 2 câu chuyện về lạm phát riêng. Đó là câu chuyện lạm phát của kim cương và câu chuyện lạm phát của cái quần

Tương tự, nếu chúng ta cắn, xé, cào cáu, cắt nát chiếc quần đùi thành nhiều mãnh. Chúng ta lại thấy chiếc quần được cấu thành từ nhiều thứ và nếu tin ý hơn thì ta sẽ thấy hình ảnh người lao động với những giọt mồ hôi chảy ròng rã trong ấy. Từ đây, kết luận rằng: "Chiếc quần được cấu thành từ vải sợi, thuốc nhuộm vải, nhựa để làm xẹt- mơ- tua, hao mòn máy móc, sức lao động con người,...", nó không còn là câu chuyện lạm phát đơn nhất của cái quần nữa...mà là câu chuyện lạm phát của các yếu tố đầu vào

Nếu các yếu tố đầu vào được tạo ra từ các yếu tố đầu vào khác nữa thì ta sẽ có thêm nhiều câu chuyện lạm phát khác nữa. Như: vải được làm từ sợi, sợi được kéo từ tằm. Như vậy, sự vật và hiện tượng ta thấy, chẳng qua chỉ là sự cộng dồn của nhiều sự vật, hiện tượng khác. Nghiên cứu lạm phát về cái quần là nghiên cứu lạm phát đã xảy ra trong quá khứ của những thành tố, yếu tố trước khi cấu thành nên cái quần đang nghiên cứu. Trong đó, trình độ máy móc, công nghệ, sức lao động, nguồn vốn, cơ sở hạ tầng là quan trọng hơn cả

Lạm phát hoàn toàn khác với việc đấu giá một sản phẩm. Như trong buổi đấu giá chiếc quần đùi thủa hàn vi của Bill Gates. Trong vài tiếng đồng hồ, giá của nó có thể lên nhanh một cách chóng mặt. Sự tăng giá nhảy vọt này hoàn toàn khác với sự tăng giá của lạm phát mà chúng ta bàn ở đây

Chúng ta đang nghiên cứu về giá của các yếu tố đầu vào tăng tác động đến lạm phát về quần đùi

Gỉa định rằng: chi phí đầu vào tăng cao. Một sự thật đau thương và bi đát cho hàng loạt các doanh nghiệp sản xuất quần đùi, là:

+Thứ nhất, không thể hạ giá quần xuống. Vì nếu làm thế sẽ không còn lợi nhuận

+Thứ hai, nếu không hạ xuống thì không còn khách hàng. Sẽ chẳng còn ai mua quần để mặc nữa.

Giữa 2 con đường mà con đường nào cũng xuống địa ngục cả. Phá sản phải là tất yếu

Vì vậy, các doanh nghiệp tìm cách hạ giá, nguyên vật liệu đầu vào, giảm biên chế, giảm nhân công lao động, ép giá các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu đầu vào ở trong nước, như doanh nghiệp sản xuất vải sợi,...làm cho kinh tế ngày càng khó khăn hơn
Thu hẹp sản xuất khi nguồn vốn ngày càng ít đi, làm cho quy mô sản xuất quần đùi ngày càng thu nhỏ dần, lượng quần đùi tung ra thị trường ngày càng ít trong khi nhu cầu về quần ngày càng tăng. Ta gọi đây là lạm phát có yếu tố sản xuất và cầu kéo

Sau khi mua được chiếc quần đùi có hạt kim cương, vợ chồng anh Ngạo vô cùng hạnh phúc. Vợ anh thường bảo: " Đây là tài sản chung, anh nhá!". Ngạo bảo: "Không, vì theo điều 32 Luật Hôn Nhân và Gia Đình thì đồ dùng, tư trang cá nhân là tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Là đàn bà, mấy ai mặc quần đùi bao giờ?"-Ngạo tủm tỉm cười. Mỗi ngày, anh đều ôm, hôn, ngửi, ngắm chiếc quần đùi có hạt kim cương của mình...015


RE: Bàn về lạm phát - LanPhuong - 19-11-2013

Lp hóng hớt 1 chút
Ko biết bác PD có nhầm lẫn ko, ví dụ của bác rất sinh động và hài hước nhưng theo LP thì nó là ví dụ về lạm phát do chi phí đẩy chứ ko phải cầu kéo như bác kết luận happy

(18-11-2013, 11:13 PM)Phiêu Dao Đã viết: Vừa nảy, chúng ta đang háo hức đề cập đến nguyên nhân đầu tiên của lạm phát chiếc quần đùi. Nhân vật chính trong câu chuyện ở đây, là Ngạo Thế Cuồng Sinh. Anh thường than thở rằng: "thu nhập của mình không đủ để mua một cái quần đùi có gắn hạt kim cương". Chúng ta cùng giải quyết câu chuyện của anh nhé!

Nếu bỏ các hạt kim cương ra thì chúng ta có 2 vật thể: Kim cương và quần đùi. Xem xét trên 2 món hàng hoá này, chúng ta sẽ có 2 câu chuyện về lạm phát riêng. Đó là câu chuyện lạm phát của kim cương và câu chuyện lạm phát của cái quần

Tương tự, nếu chúng ta cắn, xé, cào cáu, cắt nát chiếc quần đùi thành nhiều mãnh. Chúng ta lại thấy chiếc quần được cấu thành từ nhiều thứ và nếu tin ý hơn thì ta sẽ thấy hình ảnh người lao động với những giọt mồ hôi chảy ròng rã trong ấy. Từ đây, kết luận rằng: "Chiếc quần được cấu thành từ vải sợi, thuốc nhuộm vải, nhựa để làm xẹt- mơ- tua, hao mòn máy móc, sức lao động con người,...", nó không còn là câu chuyện lạm phát đơn nhất của cái quần nữa...mà là câu chuyện lạm phát của các yếu tố đầu vào

Nếu các yếu tố đầu vào được tạo ra từ các yếu tố đầu vào khác nữa thì ta sẽ có thêm nhiều câu chuyện lạm phát khác nữa. Như: vải được làm từ sợi, sợi được kéo từ tằm. Như vậy, sự vật và hiện tượng ta thấy, chẳng qua chỉ là sự cộng dồn của nhiều sự vật, hiện tượng khác. Nghiên cứu lạm phát về cái quần là nghiên cứu lạm phát đã xảy ra trong quá khứ của những thành tố, yếu tố trước khi cấu thành nên cái quần đang nghiên cứu. Trong đó, trình độ máy móc, công nghệ, sức lao động, nguồn vốn, cơ sở hạ tầng là quan trọng hơn cả

Lạm phát hoàn toàn khác với việc đấu giá một sản phẩm. Như trong buổi đấu giá chiếc quần đùi thủa hàn vi của Bill Gates. Trong vài tiếng đồng hồ, giá của nó có thể lên nhanh một cách chóng mặt. Sự tăng giá nhảy vọt này hoàn toàn khác với sự tăng giá của lạm phát mà chúng ta bàn ở đây

Chúng ta đang nghiên cứu về giá của các yếu tố đầu vào tăng tác động đến lạm phát về quần đùi

Gỉa định rằng: chi phí đầu vào tăng cao. Một sự thật đau thương và bi đát cho hàng loạt các doanh nghiệp sản xuất quần đùi, là:

+Thứ nhất, không thể hạ giá quần xuống. Vì nếu làm thế sẽ không còn lợi nhuận

+Thứ hai, nếu không hạ xuống thì không còn khách hàng. Sẽ chẳng còn ai mua quần để mặc nữa.

Giữa 2 con đường mà con đường nào cũng xuống địa ngục cả. Phá sản phải là tất yếu

Vì vậy, các doanh nghiệp tìm cách hạ giá, nguyên vật liệu đầu vào, giảm biên chế, giảm nhân công lao động, ép giá các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu đầu vào ở trong nước, như doanh nghiệp sản xuất vải sợi,...làm cho kinh tế ngày càng khó khăn hơn
Thu hẹp sản xuất khi nguồn vốn ngày càng ít đi, làm cho quy mô sản xuất quần đùi ngày càng thu nhỏ dần, lượng quần đùi tung ra thị trường ngày càng ít trong khi nhu cầu về quần ngày càng tăng. Ta gọi đây là lạm phát có yếu tố sản xuất và cầu kéo

Sau khi mua được chiếc quần đùi có hạt kim cương, vợ chồng anh Ngạo vô cùng hạnh phúc. Vợ anh thường bảo: " Đây là tài sản chung, anh nhá!". Ngạo bảo: "Không, vì theo điều 32 Luật Hôn Nhân và Gia Đình thì đồ dùng, tư trang cá nhân là tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Là đàn bà, mấy ai mặc quần đùi bao giờ?"-Ngạo tủm tỉm cười. Mỗi ngày, anh đều ôm, hôn, ngửi, ngắm chiếc quần đùi có hạt kim cương của mình...015



RE: Bàn về lạm phát - Phiêu Dao - 19-11-2013

Rất cảm ơn bạn @LanPhuong đã tham gia thảo luận. Những lời vàng ngọc của bạn, Phiêu Dao đã từng nghĩ qua. Song, nếu Phiêu đứng giữa thanh thiên bạch nhật, tự nhận mình sai thì e rằng các bác trong diễn đàn này không chửi Phiêu Dao, mà họ chửi "cái quần" thì chết Phiêu. Hi hi...015

Rất cám ơn bạn đã cùng tham gia thảo luận. Phiêu Dao đánh giá rất cao vì sự theo dõi, có tính phản biện mạnh mẽ, trực tiếp, thẳng thắn, quyết liệt và điều quan trọng hơn cả là giúp Phiêu Dao thoát khỏi cảnh ngộ "tự nói chuyện một mình", nhân gian thường gọi:"Mắc thằng bố" đó!
Aristoteles-triết gia người Hy Lạp cổ nói rằng: "Thầy đã cao quý nhưng chân lý còn quý hơn thầy". Thật vậy, chân lý mới là cái ta tìm kiếm, tin tưởng và đi theo. Chứ không phải tư tưởng của một ai đó. Tranh luận giúp chúng ta đi lên. Điều này thật cao quý biết bao!. Trong diễn đàn này, Bạn thật cao quý biết bao!. Love you040

Song, để phản biện lại. Phiêu Dao vẫn tiếp tục câu chuyện về "cái quần đùi". Nhân vật chính trong câu chuyện là Ngạo Thế Cuồng Sinh(Thôi! Lần này, nhân vật chính là Phiêu Dao, để khỏi mích lòng với ai)015

Phiêu Dao lên chùa, cắt tóc đi tu, quyết chí xuất gia, nương nhờ cửa Phật. Sau khi trở thành người xuất gia chốn cửa chùa, Trụ trì ngôi chùa thấy rằng Phiêu có tài may vá quần đùi, nên ông đã giao việc may vá quần đùi của cả chùa cho Phiêu. Mỗi sáng, Phiêu ra chợ mua vải về, để may quần đùi cho các sư thầy trong chùa. Trong lòng Phiêu khoan khoái vô cùng...

Bổng dưng, một hôm nọ, trời nổi cơn giông, sấm chớt đùng đùng, giá chỉ may, vải vóc tăng nhanh đáng kể. Việc hoàn thành một cái quần đùi là vô cùng khó khăn. Ta gọi đó là lạm phát do chi phí đẩy, giá vải tăng làm cho giá của cái quần tăng. Nhưng lạm phát quần đùi này chỉ xảy ra trong khuôn viên chùa, nơi chỉ có một lượng người nhất định, một nhu cầu nhất định

Giả định rằng: có 10 người trong Chùa, mỗi người chỉ mặc 1 cái quần đùi. Tuyệt nhiên, không chồng 2 cái. Trong năm, Chùa không nhận thêm người xuất gia mới. Phiêu Dao hoàn toàn có khả năng tạo ra 10 chiếc quần đùi trong năm đó. Như vậy, ở đây, không có cầu kéo

Trong giới hạn khuôn viên chùa, nơi có một lượng người nhất định, nơi có một lượng cầu xác định, không tăng không giảm thì không có cầu kéo, chỉ có chi phí đẩy mà thôi!

Tuy nhiên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy: "Đó là thị trường hoàn hảo, nơi cung và cầu có tính cân bằng". Sự ổn định mang tính lý thuyết này không tồn tại ngoài thực tiễn. Giả định, Phiêu Dao không sản xuất quần đùi để bán cho 10 sư thầy mà cung cấp ra ngoài trần ai thế tục. Đây là một câu chuyện hoàn toàn khác. Thị trường của trần ai thế tục luôn là "thị trường bất hoàn hảo". Thực tế, cầu luôn cao hơn cung, do dân số tăng dẫn đến nhu cầu cần mặc quần gia tăng chẳng hạn.

Có phi lý chăng khi gắn cụm "chi phí đẩy" với " không cầu kéo"?-Thưa không phi lý, nếu nó được áp dụng cho thị trường hoàn hảo, trong khuôn viên chùa, có 10 sư thầy, mỗi thầy chỉ mặc một chiếc, không chồng thêm cái thứ 2
Vậy tóm lại, cụm từ "chi phí đẩy" nên đi với "cầu kéo" trong trường hợp thị trường bất hoan hảo

Một khi lạm phát do chi phí đẩy phát sinh, khiến cho hàng trăm doanh nghiệp không trụ vững, khiến cho hàng nghìn công ty phá sản. Dẫn đến việc Cung nhỏ hơn Cầu, cộng thêm việc dân số luôn tăng theo hàng năm, làm cho cầu kéo quần tăng giá015
pd


RE: Bàn về lạm phát - LanPhuong - 20-11-2013

(19-11-2013, 11:38 PM)Phiêu Dao Đã viết: Rất cảm ơn bạn @LanPhuong đã tham gia thảo luận. Những lời vàng ngọc của bạn, Phiêu Dao đã từng nghĩ qua. Song, nếu Phiêu đứng giữa thanh thiên bạch nhật, tự nhận mình sai thì e rằng các bác trong diễn đàn này không chửi Phiêu Dao, mà họ chửi "cái quần" thì chết Phiêu. Hi hi...015

Rất cám ơn bạn đã cùng tham gia thảo luận. Phiêu Dao đánh giá rất cao vì sự theo dõi, có tính phản biện mạnh mẽ, trực tiếp, thẳng thắn, quyết liệt và điều quan trọng hơn cả là giúp Phiêu Dao thoát khỏi cảnh ngộ "tự nói chuyện một mình", nhân gian thường gọi:"Mắc thằng bố" đó!
Aristoteles-triết gia người Hy Lạp cổ nói rằng: "Thầy đã cao quý nhưng chân lý còn quý hơn thầy". Thật vậy, chân lý mới là cái ta tìm kiếm, tin tưởng và đi theo. Chứ không phải tư tưởng của một ai đó. Tranh luận giúp chúng ta đi lên. Điều này thật cao quý biết bao!. Trong diễn đàn này, Bạn thật cao quý biết bao!. Love you040

Song, để phản biện lại. Phiêu Dao vẫn tiếp tục câu chuyện về "cái quần đùi". Nhân vật chính trong câu chuyện là Ngạo Thế Cuồng Sinh(Thôi! Lần này, nhân vật chính là Phiêu Dao, để khỏi mích lòng với ai)015

Phiêu Dao lên chùa, cắt tóc đi tu, quyết chí xuất gia, nương nhờ cửa Phật. Sau khi trở thành người xuất gia chốn cửa chùa, Trụ trì ngôi chùa thấy rằng Phiêu có tài may vá quần đùi, nên ông đã giao việc may vá quần đùi của cả chùa cho Phiêu. Mỗi sáng, Phiêu ra chợ mua vải về, để may quần đùi cho các sư thầy trong chùa. Trong lòng Phiêu khoan khoái vô cùng...

Bổng dưng, một hôm nọ, trời nổi cơn giông, sấm chớt đùng đùng, giá chỉ may, vải vóc tăng nhanh đáng kể. Việc hoàn thành một cái quần đùi là vô cùng khó khăn. Ta gọi đó là lạm phát do chi phí đẩy, giá vải tăng làm cho giá của cái quần tăng. Nhưng lạm phát quần đùi này chỉ xảy ra trong khuôn viên chùa, nơi chỉ có một lượng người nhất định, một nhu cầu nhất định

Giả định rằng: có 10 người trong Chùa, mỗi người chỉ mặc 1 cái quần đùi. Tuyệt nhiên, không chồng 2 cái. Trong năm, Chùa không nhận thêm người xuất gia mới. Phiêu Dao hoàn toàn có khả năng tạo ra 10 chiếc quần đùi trong năm đó. Như vậy, ở đây, không có cầu kéo

Trong giới hạn khuôn viên chùa, nơi có một lượng người nhất định, nơi có một lượng cầu xác định, không tăng không giảm thì không có cầu kéo, chỉ có chi phí đẩy mà thôi!

Tuy nhiên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy: "Đó là thị trường hoàn hảo, nơi cung và cầu có tính cân bằng". Sự ổn định mang tính lý thuyết này không tồn tại ngoài thực tiễn. Giả định, Phiêu Dao không sản xuất quần đùi để bán cho 10 sư thầy mà cung cấp ra ngoài trần ai thế tục. Đây là một câu chuyện hoàn toàn khác. Thị trường của trần ai thế tục luôn là "thị trường bất hoàn hảo". Thực tế, cầu luôn cao hơn cung, do dân số tăng dẫn đến nhu cầu cần mặc quần gia tăng chẳng hạn.

Có phi lý chăng khi gắn cụm "chi phí đẩy" với " không cầu kéo"?-Thưa không phi lý, nếu nó được áp dụng cho thị trường hoàn hảo, trong khuôn viên chùa, có 10 sư thầy, mỗi thầy chỉ mặc một chiếc, không chồng thêm cái thứ 2
Vậy tóm lại, cụm từ "chi phí đẩy" nên đi với "cầu kéo" trong trường hợp thị trường bất hoan hảo

Một khi lạm phát do chi phí đẩy phát sinh, khiến cho hàng trăm doanh nghiệp không trụ vững, khiến cho hàng nghìn công ty phá sản. Dẫn đến việc Cung nhỏ hơn Cầu, cộng thêm việc dân số luôn tăng theo hàng năm, làm cho cầu kéo quần tăng giá015
pd


LP chân thành cảm ơn bác Phiêu đã dành thời gian giải thích cặn kẽ và tường tận cho LP những góc độ khác của lạm phát qua comment trên happy

Những gì bác trao đổi , LP cũng từng nghĩ qua trước khi vào post comment, vì cũng như bác, LP sợ mọi người cười "cái quần", hihi big green

Nhưng đọc đi đọc lại comment của bác Phiêu, LP chỉ thấy bác đề cập đến chỉ, sợi, dây khoá ... và sự tăng giá của chúng. Tất tần tật đều là yếu tố đầu vào để sản xuất nên chiếc quần. Không có 1 chi tiết nào trong comment ấy đề cập đến yếu tố Cầu cả, chỉ có mỗi mình anh Ngạo Thế là khách hàng của bác Phiêu, hihi.
Nhưng đến cuối lại kết luận đó là lạm phát do cầu kéo ( mà không hề nhắc đến chi phí đẩy ?)
Điều này có thể sẽ gây hiểu nhầm cho người đọc
Nếu bác Phiêu giải thích căn kẽ thêm vào ví dụ trên để ng đọc hiểu đúng và rõ nhất bản chất của vấn đề thì tốt quá
happy

Sau những gì bác giải thích, LP đồng ý với bác là ở đây, nguyên nhân dẫn đến lạm phát là chi phí đẩy và có yếu tố cầu kéo
Tuy nhiên, LP vẫn thấy 1 điều là : ở ví dụ của bác,với tình trạng lạm phát này thì lý do chi phí đẩy vẫn nổi rõ hơn, và là nguyên nhân chính dẫn dẫn đến lạm phát sau cùng. Và như bác đã giải thích, thì có lẽ, trong mọi trường hợp lạm phát xảy ra ở thị trường bất hoàn hảo đều có yếu tố cầu kéo cả, vì dân số thì không bao giờ ngừng tăng trưởng, hihi

Vài dòng trao đổi với bác Phiêu.
LP chúc bác luôn vui, khoẻ, và thơ luôn đều tay happy

Kính!


RE: Bàn về lạm phát - Phiêu Dao - 20-11-2013

Xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến quý bạn @LanPhuong, vì đã cùng tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến cho bài viết của Phiêu Dao
Sau đây, Phiêu Dao xin tiếp tục câu chuyện lạm phát. Nhân vật chính trong câu chuyện này là Phiêu Dao và anh học trò có tánh lo xa của mình.
Hôm nay là 20-11, ngày Nhà Giáo Việt Nam, anh học trò có tánh lo xa quyết định mua một cái quần để làm quà tặng cho thầy. Anh đến một cửa tiệm quần áo để hỏi mua

Anh học trò có tánh lo xa: Tôi cần mua một cái quần để làm quà tặng cho ngày 20-11

Bà chủ tiệm: Anh cần loại nào?

Anh học trò có tánh lo xa: Loại nào mà kính đáo và tôn lên được dáng dấp của thầy tôi

Khi bà chủ tiệm đang loay hoay, anh chợt nhớ đến kỳ án Vườn Mít. Nạn nhân trong vụ án này bị hiếp dâm và hung thủ đã dùng chiếc quần của nạn nhân để thắt cổ nạn nhân cho đến chết. Anh lo lắng thầy của mình sẽ rơi vào trường hợp kể trên. Cho nên, anh đã cố tình mua 2 cái quần, nhằm phòng trừ trường hợp: khi hung thủ dùng một trong hai cái quần đó để thắt cổ thầy, thì thầy của anh vẫn còn một chiếc quần để thay thế, phòng hờ lúc vẫy tay chào với cuộc đời, mà khỏi bị mất mặt trước cơ quan điều tra

Anh học trò có tánh lo xa mang 2 chiếc quần đến tặng cho Phiêu, với những lời dặn dò kỹ lưỡng rằng: Khi trong tình thế cấp thiết, mà biết chắc chắn rằng không thể thoát chết. Sau khi, hung thủ thực hiện hành vi thú tính xong, hắn có thể dùng chiếc quần thứ nhất để thắt cổ thầy. Khi ấy, thầy hãy mặc nhanh chiếc quần thứ 2 nhé!

Phiêu Dao trả lời:
Qủa thật, đây là một sáng kiến hay, có tính tư duy cao, có tinh thần phòng trừ rủi ro. Tuy nhiên, sự kiện chưa được hợp lý ở vài tình tiết: "Nếu Phiêu dùng đến chiếc quần thứ 2 thì liệu rằng, hung thủ có thực hiện hành vi thú tính lần 2 không?". Nếu có thì sau khi vẫy tay chào với cuộc đời, Phiêu vẫn mất mặt trước cơ quan điều tra như thường.

Người học trò có tánh lo xa cho rằng : Nên mua 100 cái quần. Vì dù, hung thủ có sức trâu thế nào thì hung thủ vẫn không thể thực hiện hành vi thú tính đến lần thứ 100.

Qua câu chuyện vừa kể, ý định mua 1 cái quần đã trở thành ý định mua 100 cái quần. Anh học trò có tánh lo xa đã phải trút cả túi tiền để mua một lượng lớn quần đùi trên thị trường. Đây là lạm phát do cầu kéo bởi tánh lo xa
Gỉa định, thế giới có 7 tỉ người có tánh lo xa như anh. Một tin đồn về ngày tận thế, người ngoài hành tinh sẽ giết hết những ai không mặc quần. Khi ấy, giá của một chiếc quần đùi có thể lên cao ngất ngưỡng. Việc đầu cơ tích trữ là hoàn toàn có thể xảy ra....Đây là lạm phát do cầu kéo bởi tin đồn thất thiệt

Bạn nghĩ gì nếu hàng hoá đó không phải là quần đùi, mà là lương thực?
pd


RE: Bàn về lạm phát - Lou.Lou - 20-11-2013

hí hí Ngạo ko lo cái quần đùi, cũng không lo lạm phát ..chỉ vì đơn giản có hiểu mấy, có lo mấy cũng thay đổi được cán cân kinh tế suy thoái đang diễn ra.

Thôi thì chi bằng ngồi tính xem làm sao thu nhập chạy qua mặt thằng Lạm phát còn khỏe hơn.hí hí