Thi Ẩm Lâu
Bàn về lạm phát - Phiên bản có thể in

+- Thi Ẩm Lâu (https://thiamlau.com/forum)
+-- Diễn đàn: Tửu Lầu (https://thiamlau.com/forum/forum-5.html)
+--- Diễn đàn: Trà Dư Tửu Hậu (https://thiamlau.com/forum/forum-8.html)
+--- Chủ đề: Bàn về lạm phát (/thread-1232.html)

Pages: 1 2


Bàn về lạm phát - Phiêu Dao - 11-11-2012

Lạm phát là hiện tượng xã hội, mang tính chất tiêu cực, có thể ảnh hưởng đến đời sống của dân chúng ở mức độ cơ bản khi vật giá lên cao
Nguyên nhân sinh ra lạm phát: Có hai nguyên nhân chính:
+Cung-cầu mất cân đối
+Cung về tiền tệ dư thừa
1.Khi nói đến, cung cầu mất cân đối, là nói đến quan hệ sản xuất, khi hàng hoá sản xuất ra không đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội, thì ngay lập tức, giá cả của hàng hoá đó tăng lên, vượt hơn giá trị thực trong môi trường không có lạm phát.
Về phía người sản xuất, do yếu kém về trỉnh độ quản lý, chuyên môn, máy móc trang thiết bị chưa được cải tiến, trình độ tay nghề của người lao động còn thô sơ, phương thức sản xuất không phù hợp. Dẫn đến, năng suất thấp, đầu ra của sản phẩm không cao. Do đó, không đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho nhu cầu của xã hội.
Về phía chính phủ, chưa tạo được môi trường cạnh tranh một cách lành mạnh, doanh nghiệp tư nhân trong nước chưa được ưu đãi, xem trọng, không khuyến khích đầu tư nước ngoài, cơ sở sản xuất, hạ tầng, máy móc còn thiếu thốn,. hệ thống tư pháp thiếu tính minh bạch, công khai, hiệu quả, mờ ám, thay đổi đột ngột, bị các nhóm lợi ích chi phối làm nản lòng các nhà đầu tư,…
Về phía doanh nghiệp trung gian, đại lý thường cấu kết với nhau, đầu cơ tích trữ khiến cho giá cả đã cao, thì càng cao hơn. Đây là một trong những yếu tố làm gia tăng thêm tính lạm phát. Bên cạnh đó, chính phủ vẫn chưa quản lý chặt chẽ hiện tượng này
Về phía người tiêu dùng, do tính chất tâm lý điều khiển. Ví dụ: nghe đồn tận thế, dân chúng kéo nhau đi mua gạo, làm cho giá gạo cao bất thường. Đó là tâm lý đám đông
Ngoài ra, mất cân đối cung cầu, còn do một số nguyên nhân khách quan gây ra như: bão lũ, hạn hán, thiên tai làm cho giá cả lương thực tang, chẳng hạn. Hoặc như bất ổn chính trị, đảo chính, xâm lượt, khủng bố,…Hoặc tình trạng thất nghiệp, doanh nghiệp sản xuất phá sản
2. Khi nói đến, cung tiền tệ dư thừa, là nói đến sản xuất tiền của chính phủ không theo sát diễn biến khách quan của nền sản xuất hàng hoá. Lượng hàng hoá không tương đương với lương tiền. Điều này, khiến cho tiền mất giá trị
Ví dụ:
Quốc gia có dân số 1000 người
Doanh nghiệp làm ra 1000 ổ bánh mì
Nhà nước làm : 1000 đồng tiền để lưu thông trong xã hội
Vậy, mỗi người sẽ mất 1 đồng tiền để mua 1 ổ bánh mì
Bây giờ, nhà nước làm: 2000 đồng tiền để lưu thông trong xã hội
Vậy, mỗi người sẽ mất 2 đồng để mua 1 ổ bánh mì
Do đó, khi nhà nước in ấn, sản xuất tiền quá nhiều, sẽ dẫn đến việc, người dân bỏ ra lượng tiền nhiều hơn để mua hàng hoá. Đồng nghĩa với việc tiền mất giá trị dần dần. Trong khi đó, lương của người dân không tăng, khiến cho họ không mua được hàng hoá, phục vụ cho nhu cầu sống. Dẫn đến rất nhiều bi kịch, như : biểu tình, rối loạn chính trị, trật tự trị an,…
Khi nói đến, cung tiền dư thừa, tức là nói đến lưu thông. Tiền ngày càng mất giá, người ta thường tìm đến việc tích trữ vàng và ngoại tệ, gây rối loạn trong vấn đề quản lý kinh tế, ở đây là xuất nhập khẩu và cán cân thanh toán quốc tế. Ví dụ như: Doanh nghiệp cần mua 400,000 USD để thanh toán tiền hàng nhập khẩu, nhưng hỏi ngân hang thì ngân hang bảo không có sẵn, vì người dân đã đổ xô mua ngoại tệ hết rồi
pd


RE: Bàn về lạm phát - Ngạo - 11-11-2012

Dông dài chi bác:
Thế này cái lạm phát nó nằm ở chổ đa tài , đẹp trai.
Do người tài cao thì ít mà thiếu nữ lại nhiều
Từ đó sinh ra lạm phát.
Xong big green



RE: Bàn về lạm phát - hnhu - 11-11-2012

(11-11-2012, 05:30 PM)Phiêu Dao Đã viết: Lạm phát là hiện tượng xã hội, mang tính chất tiêu cực, có thể ảnh hưởng đến đời sống của dân chúng ở mức độ cơ bản khi vật giá lên cao
Nguyên nhân sinh ra lạm phát: Có hai nguyên nhân chính:
+Cung-cầu mất cân đối
+Cung về tiền tệ dư thừa
1.Khi nói đến, cung cầu mất cân đối, là nói đến quan hệ sản xuất, khi hàng hoá sản xuất ra không đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội, thì ngay lập tức, giá cả của hàng hoá đó tăng lên, vượt hơn giá trị thực trong môi trường không có lạm phát.
Về phía người sản xuất, do yếu kém về trỉnh độ quản lý, chuyên môn, máy móc trang thiết bị chưa được cải tiến, trình độ tay nghề của người lao động còn thô sơ, phương thức sản xuất không phù hợp. Dẫn đến, năng suất thấp, đầu ra của sản phẩm không cao. Do đó, không đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho nhu cầu của xã hội.
Về phía chính phủ, chưa tạo được môi trường cạnh tranh một cách lành mạnh, doanh nghiệp tư nhân trong nước chưa được ưu đãi, xem trọng, không khuyến khích đầu tư nước ngoài, cơ sở sản xuất, hạ tầng, máy móc còn thiếu thốn,. hệ thống tư pháp thiếu tính minh bạch, công khai, hiệu quả, mờ ám, thay đổi đột ngột, bị các nhóm lợi ích chi phối làm nản lòng các nhà đầu tư,…
Về phía doanh nghiệp trung gian, đại lý thường cấu kết với nhau, đầu cơ tích trữ khiến cho giá cả đã cao, thì càng cao hơn. Đây là một trong những yếu tố làm gia tăng thêm tính lạm phát. Bên cạnh đó, chính phủ vẫn chưa quản lý chặt chẽ hiện tượng này
Về phía người tiêu dùng, do tính chất tâm lý điều khiển. Ví dụ: nghe đồn tận thế, dân chúng kéo nhau đi mua gạo, làm cho giá gạo cao bất thường. Đó là tâm lý đám đông
Ngoài ra, mất cân đối cung cầu, còn do một số nguyên nhân khách quan gây ra như: bão lũ, hạn hán, thiên tai làm cho giá cả lương thực tang, chẳng hạn. Hoặc như bất ổn chính trị, đảo chính, xâm lượt, khủng bố,…Hoặc tình trạng thất nghiệp, doanh nghiệp sản xuất phá sản
2. Khi nói đến, cung tiền tệ dư thừa, là nói đến sản xuất tiền của chính phủ không theo sát diễn biến khách quan của nền sản xuất hàng hoá. Lượng hàng hoá không tương đương với lương tiền. Điều này, khiến cho tiền mất giá trị
Ví dụ:
Quốc gia có dân số 1000 người
Doanh nghiệp làm ra 1000 ổ bánh mì
Nhà nước làm : 1000 đồng tiền để lưu thông trong xã hội
Vậy, mỗi người sẽ mất 1 đồng tiền để mua 1 ổ bánh mì
Bây giờ, nhà nước làm: 2000 đồng tiền để lưu thông trong xã hội
Vậy, mỗi người sẽ mất 2 đồng để mua 1 ổ bánh mì
Do đó, khi nhà nước in ấn, sản xuất tiền quá nhiều, sẽ dẫn đến việc, người dân bỏ ra lượng tiền nhiều hơn để mua hàng hoá. Đồng nghĩa với việc tiền mất giá trị dần dần. Trong khi đó, lương của người dân không tăng, khiến cho họ không mua được hàng hoá, phục vụ cho nhu cầu sống. Dẫn đến rất nhiều bi kịch, như : biểu tình, rối loạn chính trị, trật tự trị an,…
Khi nói đến, cung tiền dư thừa, tức là nói đến lưu thông. Tiền ngày càng mất giá, người ta thường tìm đến việc tích trữ vàng và ngoại tệ, gây rối loạn trong vấn đề quản lý kinh tế, ở đây là xuất nhập khẩu và cán cân thanh toán quốc tế. Ví dụ như: Doanh nghiệp cần mua 400,000 USD để thanh toán tiền hàng nhập khẩu, nhưng hỏi ngân hang thì ngân hang bảo không có sẵn, vì người dân đã đổ xô mua ngoại tệ hết rồi
pd

Góc nhìn có vẻ phiến diện. Đổ hết cho quản lý vĩ mô.
Đúng, có phần đúng, nhưng, bạn phải nhìn thêm góc độ nền kinh tế thị trường. Bản chất của nền kinh tế thị trường là sự rủi ro, bấp bênh cao. Theo lao, là chấp nhận sự rủi ro ấy, khi nhà nước chuyển đổi nền kinh tế từ chế độ tập trung bao cấp, sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Lạm phát là chuyện bình thường của mọi nền kinh tế. Các nhà quản lý sẽ có giải pháp để kềm chế nó.
Thêm nữa, tình hình sức khỏe các nền kinh tế thế giới suy yếu cũng góp phần vào lạm phát chung của thế giới.
Vài dòng hóng hớt!



RE: Bàn về lạm phát - Phiêu Dao - 12-11-2012

Cám ơn bạn Hương Như đã tham gia trả lời, tôi nghĩ với tiêu đề này sẽ không có ai tham gia trả lời chứ!
Rất vui khi bạn đã đóng góp ý kiến
Nhưng theo ý kiến riêng tôi, thì Lạm phát xảy ra ở bất kỳ nền kinh tế nào, không phân biệt giữa kinh tế thị trường và kinh tế tập trung. Ngay cả,kinh tế tập trung vẫn xảy ra lạm phát như thường, khi cung cầu không cân đối, và dư thừa tiền giấy
Theo Cac Mác trong bộ tư bản: Lạm phát là việc làm trán đầy các kênh, luồng lưu thông những tờ giấy bạc thừa dẫn đến giá cả tăng vọt. Còn theo Milton Friedmen, lạm phát luôn là một hiện tượng tiền tệ.
Do đó, ở đâu có xài tiền, ở đó có lạm phát, dù là những nước cộng sản hay nước tư bản cũng vậy, bất kể kinh tế thị trường hay kinh tế tập trung(kinh tế nhà nước)
pd


RE: Bàn về lạm phát - hnhu - 12-11-2012

(12-11-2012, 06:40 PM)Phiêu Dao Đã viết: Cám ơn bạn Hương Nhu[/color] đã tham gia trả lời, tôi nghĩ với tiêu đề này sẽ không có ai tham gia trả lời chứ!
Rất vui khi bạn đã đóng góp ý kiến
Nhưng theo ý kiến riêng tôi, thì Lạm phát xảy ra ở bất kỳ nền kinh tế nào, không phân biệt giữa kinh tế thị trường và kinh tế tập trung. Ngay cả,kinh tế tập trung vẫn xảy ra lạm phát như thường, khi cung cầu không cân đối, và dư thừa tiền giấy
Theo Cac Mác trong bộ tư bản: Lạm phát là việc làm trán đầy các kênh, luồng lưu thông những tờ giấy bạc thừa dẫn đến giá cả tăng vọt. Còn theo Milton Friedmen, lạm phát luôn là một hiện tượng tiền tệ.
Do đó, ở đâu có xài tiền, ở đó có lạm phát, dù là những nước cộng sản hay nước tư bản cũng vậy, bất kể kinh tế thị trường hay kinh tế tập trung(kinh tế nhà nước)
pd

A, nếu như bạn nói, cứ ở đâu có xài tiền là ở đó có lạm phát, thì, lạm phát là tất yếu của xã hội , vậy thì bàn cái chi nữa ạ?


RE: Bàn về lạm phát - Ngạo - 12-11-2012

(12-11-2012, 06:40 PM)Phiêu Dao Đã viết: Cám ơn bạn Hương Như đã tham gia trả lời, tôi nghĩ với tiêu đề này sẽ không có ai tham gia trả lời chứ!
Rất vui khi bạn đã đóng góp ý kiến
Nhưng theo ý kiến riêng tôi, thì Lạm phát xảy ra ở bất kỳ nền kinh tế nào, không phân biệt giữa kinh tế thị trường và kinh tế tập trung. Ngay cả,kinh tế tập trung vẫn xảy ra lạm phát như thường, khi cung cầu không cân đối, và dư thừa tiền giấy
Theo Cac Mác trong bộ tư bản: Lạm phát là việc làm trán đầy các kênh, luồng lưu thông những tờ giấy bạc thừa dẫn đến giá cả tăng vọt. Còn theo Milton Friedmen, lạm phát luôn là một hiện tượng tiền tệ.
Do đó, ở đâu có xài tiền, ở đó có lạm phát, dù là những nước cộng sản hay nước tư bản cũng vậy, bất kể kinh tế thị trường hay kinh tế tập trung(kinh tế nhà nước)
pd

Ngạo chả thấy chữ nào là của Dao huynh cả, quan điểm cũng của các cụ. Mấy lão đó chết cả rồi.
Quan điểm của Dao huynh lạm phát là gì?
Ngạo thấy pic này toàn chữ thiên hạ.
Mà đúng như hn nói..chổ nào cũng có thì bàn làm gì?Nếu bàn giảm lạm phát còn được, nhưng bàn xonng gửi chính phủ à?
Giống bọn thư sinh hồi xưa ngồi chém gió cách đánh giặc chứ không gia nhập quân đội để đền nợ nước thì việc quái gì phải bàn.???


Ngạo

P/S Đừng search google để trả lời ta..nó toàn quan điểm thiên hạ.


RE: Bàn về lạm phát - Phiêu Dao - 13-11-2012

Kính gửi Ngạo đệ!

Lạm phát là:
- 1 hiện tượng xã hội khi giá cả hàng hoá tăng cao một cách bất thường
- Gía cả của hàng hoá lớn hơn giá trị thực của chúng
- Đồng tiền mất dần giá trị
Hậu quả của lạm phát:
-Ảnh hưởng đến đời sống xã hội, giá hàng hoá cao trong khi lương hướng không tăng
-Hậu quả xấu nhất là bạo loạn chính trị, biểu tình, khởi nghĩa,...

Ví dụ về cái quần:
Ngạo đệ cần mua một cái quần đùi để mặc, nhưng giá của cái quần lớn hơn tiền lương của ngạo đệ. Ta nói đó là lạm phát. Nguyên do:
-Số lượng doanh nghiệp sản xuất cái quần đùi trên địa bàn không nhiều(nguyên nhân là do nhà nước không tạo điều kiện cho họ làm ăn, không khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất quần đùi ở nước ngoài vào đầu tư, không ưu đãi các doanh nghiệp tư nhân về quần đùi, nhà nước độc quyền về sản xuất quần đùi,...). Đây là yếu tố vĩ mô
-Bản thân doanh nghiệp sản xuất quần đùi, không có tiền để đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại, để tạo ra nhiều sản phẩm quần đùi đáp ứng cho thị trường. Thứ hai, thiếu nguồn nhân lực, những con người được đào tạo trong ngành sản xuất quần đùi thiếu thốn, công nhân ít thì sản phẩm ít.
-Doanh nghiệp mua bán trung gian, lợi dụng giá quần đùi tăng, nên thu gom tích trữ quần đùi, cho đến khi trên thị trường khan hiếm tột độ, mới tung ra bán. Lúc này, giá một chiếc quần đùi cao ngất ngưỡng(giống như truyện Thạch Sùng). Đây là yếu tố vi mô
-Biện pháp tài chính, tiền tệ của ngân hàng nhà nước. Buồn quá không có tiền sài, ông Thống Đốc ngân hàng đột nhiên pho to thêm 10,000 tờ giấy bạc mệnh giá 500,000 VND. Ổng đem số tiền này đi tiêu ở một sòng bạc, thua sạch túi. Chủ xị thắng lớn đem số tiền này để đi mua vài cái tiệm quần đùi, gom hết quần đùi trên địa bàn, đầu cơ tích trữ,...

Do giá quần đùi quá cao, và mặc quần là nhu cầu cơ bản không thể thiếu được nên Ngạo đệ quyết tâm đi biểu tình,...
pd


RE: Bàn về lạm phát - Ngạo - 13-11-2012

laughing Vậy mới đúng chất của Dao huynh chứ.
Cám ơn Dao huynh chỉ giáo, mặc dù đệ tốt nghiệp Kinh tế nhưng thú thật mấy bài giảng kia không thú vị bằng Dao huynh . Thật sự đọc lời của Dao huynh thích hơn rất rất nhiều lời của các Cụ ^^.

Ngạo đệ kính huynh 1 ly vậy ^^


RE: Bàn về lạm phát - Phiêu Dao - 13-11-2012

Kính Ngạo đệ 1 chun
Ví dụ về cái quần là có cơ sở đó. Sau khi giải phóng, người dân không có cái quần để mặc, ngồi nhớ ông thầy của PD ngày xưa, thầy viết bảng mà lũ học trò cứ nhìn vào "cái ti vi màu" rồi cười ngã lăn ra đất
Do đó, ta thấy 10 năm đóng cửa nền kinh tế thật khổ sở vô cùng, cộng với sự yếu kém về quản lý, trình độ của lãnh đạo có thể chỉ phù hợp với thời chiến, còn thời bình thì rất cần học vấn, sự chăm chỉ cũng như tình thần học hỏi, mở mang, bỏ cố chấp bảo thủ...
Tuy nhiên, nhờ có Đảng Cộng Sản mà PD mới có ngày hôm nay, PD và gia đình rất mang ơn Đảng
pd


RE: Bàn về lạm phát - tèo xoài - 14-10-2013

Đai ca giúp e làm mấy cái ví dụ về lạm phát nhá ,lạm phát theo thuyết tiền tệ, cầu-kéo , chi phí đẩy !!!
xin đa ta đại ca !!!




(e là mem mới ,mò mãi mới bít cak tl hí hí )