Thi Ẩm Lâu
Lớn lên để biết yêu thương - Phiên bản có thể in

+- Thi Ẩm Lâu (https://thiamlau.com/forum)
+-- Diễn đàn: Tửu Lầu (https://thiamlau.com/forum/forum-5.html)
+--- Diễn đàn: Tác Văn Lâu (https://thiamlau.com/forum/forum-7.html)
+--- Chủ đề: Lớn lên để biết yêu thương (/thread-1115.html)

Pages: 1 2 3


RE: Lớn lên để biết yêu thương - kanguru - 29-09-2013

Người chủ trang viên và gã ăn mày


Một người ăn mày tội nghiệp cụt một cánh tay đến trước một trang viên, gặp nữ chủ nhân để ăn xin. Nhìn tay áo trống trải đung đưa của người đàn ông, người nào cũng đều khẳng khái bố thí cho. Tuy nhiên, vị chủ nhân này lại không hề khách khí, chỉ ra đống gạch trước cửa nói với người ăn mày:

- Ngươi giúp ta chuyển đống gạch này ra nhà sau đi.

Người ăn mày giận dữ nói:

- Tôi chỉ có một tay, bà còn nhẫn tâm bảo vác gạch. Không muốn cho thì thôi vậy, cần chi phải trêu ghẹo người khác?

Vị chủ nhân không chút nổi giận, cúi người xuống bắt đầu dọn gạch. Bà ta cố ý chỉ dùng một tay để chuyển, sau đó bà nói:

- Ngươi thấy đấy, không phải dùng hai tay mới có thể sống được. Ngươi có thể làm, vậy tại sao lại không làm chứ?

Người ăn mày lặng người đi, hắn ta nhìn vị nữ chủ nhân với ánh mắt kỳ dị. Cuối cùng, hắn cúi người xuống, dùng cánh tay còn lại bắt đầu chuyển gạch. Một lần chỉ có thể chuyển đi hai viên gạch. Hắn chuyển như thế đúng hai tiếng đồng hồ thì hết đống gạch. Mệt, hắn thở như bò kéo xe, trên mặt dính đầy bụi, mấy chòm tóc rối bị mồ hôi ướt dính xéo trên góc trán.

Vị nữ chủ nhân đưa cho người ăn mày một cái khăn lông trắng như tuyết. Người ăn mày đón lấy lau mặt và cổ một lượt rất kỹ, chiếc khăn lông trắng đã biến thành chiếc khăn lông đen. Người phụ nữ lại đưa cho hắn 20 đô, người ăn mày cảm kích nói:

- Cảm ơn bà - Ngươi không cần cảm ơn ta, đây là tiền công ngươi kiếm được dựa vào sức lực của mình

.- Tôi sẽ không quên bà, chiếc khăn để cho tôi giữ làm kỷ niệm vậy - người ăn mày nói.


Nói xong, hắn cúi người chào thật thấp và sau đó lên đường. Qua nhiều ngày sau lại có một người ăn mày khác đến trang viên này. Người phụ nữ đó lại dẫn người ăn mày vào nhà sau, chỉ đống gạch, và nói:

- Chuyển đống gạch này ra trước nhà, ta sẽ trả cho ngươi 20 đô.

Người ăn mày với hai tay còn nguyên vẹn này bỏ đi, không biết là do không thèm 20 đô hay do điều gì khác. Người con của người phụ nữ không hiểu, liền hỏi mẹ:

- Lần trước mẹ kêu ăn mày chuyển đống gạch này từ trước nhà ra sau nhà. Lần này mẹ lại kêu ăn mày chuyển gạch từ sau nhà ra trước nhà. Rốt cuộc mẹ muốn đống gạch ở sau nhà hay là ở trước nhà?

- Gạch đặt trước nhà hay sau nhà đều như nhau, nhưng chuyển hay không chuyển, đối với người ăn mày mà nói, thì lại không giống nhau con ạ - người mẹ ôn tồn nói.

Sau này cũng có mấy người ăn mày đến xin ăn, đống gạch đó được chuyển đi tới lui mấy lượt.




Vài năm sau, có một người rất chỉnh tề đến trang viện này. Ông ta mặc veston, mang giày da, trông chững chạc hiên ngang chỉ có điều là người này... chỉ có một cánh tay. Ông ta cúi người xuống, nói với vị nữ chủ nhân đã có phần già đi:

- Nếu không có bà, tôi vẫn chỉ là một kẻ ăn mày. Thế nhưng bây giờ tôi là giám đốc của một công ty.

Người phụ nữ đã không còn nhớ ra ông là ai, bà hờ hững nói:

- Đấy là do chính bản thân ông làm ra mà thôi.

Người đàn ông mời người phụ nữ cùng cả nhà bà đến thành phố để sống những ngày thoải mái. Người phụ nữ nói:

- Chúng tôi không thể nhận sự chăm sóc của ông được - Tại sao?- Bởi vì cả nhà chúng tôi ai cũng có 2 tay.

Người đàn ông vẫn kiên trì:

- Thưa bà, bà giúp tôi hiểu được thế nào là "nhân", thế nào là "nhân cách". Căn nhà đó là tiền công mà bà đã dạy cho tôi.

ngoísao.net


.... - lenne - 10-11-2013

..


Một lần đi xem xiếc


[Hình: circus-5265-1383959228.jpg]

Một lần, khi tôi còn là thiếu niên, bố và tôi cùng đứng xếp hàng mua vé xem xiếc. Rốt cuộc rồi cũng chỉ còn duy nhất một gia đình đứng trước chúng tôi ở quầy bán vé.

Gia đình đó đã gây một ấn tượng mạnh đối với tôi. Họ có 8 đứa trẻ, có lẽ tất cả đều nhỏ hơn 12 tuổi. Có thể nói là họ không có nhiều tiền. Quần áo của họ không đắt, tuy nhiên chúng rất gọn gàng.

Bọn trẻ cư xử rất phải phép, tất cả chúng đều đứng xếp hàng, cứ hai đứa một nắm tay nhau đứng xếp sau bố mẹ chúng. Chúng háo hức nói về những chú hề, những con voi và các diễn viên khác mà tối nay chúng sẽ được xem.

Có thể nhận thấy trước kia chúng chưa từng được đi xem xiếc và buổi xem xiếc này hứa hẹn sẽ là một sự kiện đáng nhớ trong thời niên thiếu của chúng.

Bố mẹ bọn trẻ đứng trước bọn trẻ hết sức tự hào. Người mẹ nắm tay chồng, nhìn ông ấy như muốn nói: "Anh là một hiệp sĩ trong bộ giáp chói ngời". Người chồng mỉm cười và chìm đắm trong niềm kiêu hãnh, nhìn người vợ như muốn đáp: "Em nói đúng".


Cô bán vé hỏi người bố xem ông ấy muốn mua mấy vé. Ông nói một cách hãnh diện: "Vui lòng cho tôi mua 8 vé trẻ em và 2 vé người lớn để tôi có thể đưa gia đình mình vào xem xiếc."

Cô bán vé nói số tiền cần trả. Người vợ lập tức buông tay chồng cúi đầu, môi người đàn ông bắt đầu run. Ông cúi gần một chút đến cô bán vé và hỏi: "Cô nói là bao nhiêu cơ?". Cô bán vé nói lại số tiền cần trả. Người đàn ông không có đủ tiền.

Làm sao ông có thể quay lại và nói với 8 đứa con của mình rằng ông không có đủ tiền để đưa chúng vào rạp xiếc đây?

Nhìn thấy sự việc diễn ra, bố tôi đưa tay vào túi, lấy ra đồng 20 đô la và làm rơi xuống đất. (Chúng tôi không phải là những người giàu có theo đúng nghĩa!) Bố tôi với xuống, nhặt tờ tiền, vỗ vai người đàn ông và nói: "Xin lỗi, thưa ông, cái này rơi ra từ túi của ông".

Người đàn ông hiểu ngay chuyện gì đang diễn ra. Ông ấy không cầu xin một sự bố thí nhưng chắc chắn rất biết ơn sự giúp đỡ đó trong tình huống tuyệt vọng, thê thảm và xấu hổ như vậy.

Ông ấy nhìn thẳng vào mắt bố tôi, nắm lấy tay bố tôi bằng cả hai tay mình, ép chặt tờ tiền 20 đô la và mấp máy môi với một hàng nước mắt chảy trên má, ông ấy nói: "Cảm ơn ông, cảm ơn ông. Việc làm của ông có ý nghĩa vô cùng lớn đối với tôi và gia đình tôi".

Bố và tôi quay lại xe rồi lái xe về nhà. Tối đó chúng tôi không xem xiếc, nhưng chúng tôi đã không tốn công vô ích

ngoisao.net



RE: Lớn lên để biết yêu thương - kanguru - 29-11-2013

Hai con chim gáy


Có hai con chim gáy rất thân với nhau.

Hết tha thẩn xuống đồng lượm từng hạt lúa, chúng lại bay lên ngọn tre râm ran tiếng gù.

Cứ tha hồ mà dồn dập, mà khoan thai có khi nhẹ nhàng như lời tình tự.

Bỗng chẳng may một anh bị con người bẫy được đem về nuôi. Anh kia liền đi tìm bạn mới.

[Hình: best_2131736366-1-image%202815-29.jpeg]

Mặc dù được chăm sóc chu đáo, nhưng bị giam hãm trong lồng phần thì nhớ da diết cánh đồng quê,

phần thì nhớ bạn, chim cất lên những tiếng ai oán não nùng.

Nghe tiếng than của bạn, anh chim gáy ở ngoài cũng tìm đến thăm.

Thấy bạn mình được ở trong chiếc lồng son, có thức ăn nước uống đầy đủ, anh ta ganh tị bảo:

- Tưởng khổ cực lắm, hoá ra phúc đức ông cha bảy đời để lại mới có được kẻ nâng niu chiều chuộng còn than vãn nỗi gì.

Anh chim trong lồng nghẹn ngào không thốt nên lời.

Thấy thế anh chim ở ngoài nảy ra ý định:

Mình muốn vào đó, nhưng có cả hai thì thức ăn sẽ ít đi,

chi bằng tìm kế cho nó bay ra để ta vào tha hồ mà chén. Nghĩ vậy anh ta liền dùng lời ngon ngọt dụ dỗ:

- Muốn thoát thân thì nhịn ăn, giả vờ chết.

Chủ sẽ bắt ra xem thử, lúc ấy nhanh chân mà tẩu thoát.

Quả thật bằng cách đó anh chim nọ được vùng vẫy nơi trời cao và say sưa cất giọng trầm bổng.

Còn anh chim ở ngoài lại cứ quanh quẩn bên chiếc lồng, tất nhiên được vào trong dễ dàng.

Được no nê nhưng anh ta mới nhận ra sự cô độc, tù túng.

Từ đó, chim càng lười biếng không cất nổi tiếng gáy.

Người chủ thấy thế cũng chẳng còn săm soi, chăm sóc như ngày xưa nữa.

Nhiều hôm phải nhịn đói, nước mắt lưng tròng, thân hình tiều tụy trông mà tội nghiệp,

anh ta liền dở chiêu cũ nhưng có ai mà dại nữa.

Lúc này, anh chim gáy nọ mới nhận ra rằng sống mà chỉ vì miếng ăn thì đó chỉ là kiếp sống thừa.


vietbao.vn


RE: Lớn lên để biết yêu thương - lenne - 05-12-2013

Lời cha dặn


Có ai khen con đẹp. Con hãy cảm ơn và quên đi lời khen ấy.
Có ai bảo con ngoan. Hãy cảm ơn và nhớ ngoan hiền hơn nữa.


***
Với người òa khóc vì nỗi đau mà họ đang mang. Con hãy để bờ vai của mình thấm những giọt nước mắt ấy.
Với người đang oằn lưng vì nỗi khổ. Con hãy đến bên và kề vai gánh giúp.

Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng họ hai đồng. Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu. Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.
Con hãy biết khen. Nhưng đừng vung vãi lời khen như những cậu ấm cô chiêu vung tiền qua cửa sổ.
Lời chê bai con hãy giữ riêng mình.



Nụ cười cho người. Con hãy học cách hào phóng của mặt trời khi tỏa nắng ấm,.
Nỗi đau. Con hãy nén vào trong.
Nỗi buồn. Hãy biết chia cho những người đồng cảm.
Đừng khóc than - quỵ lỵ - van nài. Khi con biết ngày mai rồi sẽ đến - có bầu trời, gió lộng thênh thang.
Con hãy đưa tay. Khi thấy người vấp ngã.
Cần lánh xa. Kẻ thích quan quyền.
Bạn. Là người biết đau hơn nỗi đau mà con đang có.
Thù. Là người quặn đau với niềm vui mà con đang có.
Chọn bạn sai. Cả đời trả giá.
Chọn sai là cả đời trả giá
Bạn hóa thù. Tai họa một đời.
Con hãy cho. Và quên ngay.
Đừng bao giờ mượn. Dù chỉ một que tăm, sợi chỉ.




Chớ thấy vui khi mình thanh thản trước điều cần nghĩ. Sự thanh thản chỉ có ở người vô tâm.
Đừng sợ bóng đêm. Đêm cũng là ngày của những người thiếu đi đôi mắt.
Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn.
Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui.
Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại.
Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa. Chẳng sao.
.





Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp.
Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa caoCon hãy nghĩ về tương lai. Nhưng đừng quên quá khứ.
Hy vọng vào ngày mai. Nhưng đừng buông xuôi hôm nay.
May rủi là chuyện cuộc đời. Nhưng cuộc đời nào chỉ chuyện rủi may.
Hãy nói thật ít. Để làm được nhiều - những điều có nghĩa của trái tim.
Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng cho đời. Dù chẳng được trả công.



Những điều cha viết cho con - được lấy từ trái tim chân thật. Từ những tháng năm lao khổ cuộc đời. Từ bao đêm chơi vơi giữa sóng cồn. Từ bao ngày vất vưởng long đong.
Cha viết cho con từ chính cuộc đời cha. Những bài học một đời cay đắng.
Cha gởi cho con chút nắng. Hãy giữ giữa lòng con. Để khi con cất bước vào cuộc hành trình đầy gai và cạm bẫy. Con sẽ bớt thấy đau và đỡ phải tủi hờn.
Đừng hơn thua làm gì với cuộc đời, con ạ.
Hãy để chị, để anh giành lấy phần họ muốn.
Con hãy chậm bước dù là người đến muộn.
Dù phần con chẳng ai nhớ để dành !



RE: Lớn lên để biết yêu thương - kanguru - 21-01-2014

Cái giá của lòng trung thực




Lòng trung thực là chương đầu tiên của cuốn sách trí tuệ
- Thomas Jefferson

Haley
(Dịch từ Inspirationstories)

Một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Oklahama, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến vui chơi tại một câu lạc bộ. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi:

- Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé.

Người bán vé trả lời:

- 3 đôla Mỹ một vé. Chúng tôi đặc biệt miễn phí cho trẻ em dưới sáu tuổi. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?

- Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ thì lên bốn - Bạn tôi trả lời - Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đôla Mỹ tất cả.


[Hình: trungthuc-6758-1390179467.jpg]

Người đàn ông ngước lên với cặp mắt ngạc nhiên:

- Sao ông không nói rằng đứa lớn chỉ mới sáu tuổi? Như thế có phải là tiết kiệm được 3 đôla Mỹ không?

Người bạn tôi nhìn người bán vé rồi chậm rãi nói:

- Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không nhận ra. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của những đứa con và lòng trung thực của mình chỉ với 3 đôla Mỹ.


RE: Lớn lên để biết yêu thương - lenne - 23-03-2014

[Hình: medium-6d66c047776c48a69cab2ea62994520c-400.jpg]


RE: Lớn lên để biết yêu thương - kanguru - 04-10-2014

Bài học làm người từ một... con chó


[Hình: ps_concho3.jpg]


[Hình: ps_concho6.jpg]

[Hình: ps_concho11.jpg]
[Hình: ps_concho14.jpg]
[Hình: ps_concho16.jpg]