Ở đời cái gì mà lâu thì cũng nhàm chán, phàm làm việc gì mà sức sáng tạo không cao hoặc lặp lại thì chỉ làm được vài lần rồi nghỉ (ngoại trừ một số việc làm hoài không chán). Cho nên khi trót mang trong dòng máu đê tiện rồi, thì Tứ đại thi nhân kia sao mà chịu đựng nổi mấy công việc kia.
Một ngày không nắng không mưa, không trưa không tối. Tứ thánh hẹn nhau vào rừng chơi, bọn họ đi thẳng vào rừng sâu nhưng tuyệt nhiên không nói với nhau lời nào.
Buồn chăng? Hay là vì chuyện gì?
Không ai hiểu cả, nhưng nét mặt người nào cũng trông rất là thiểu não như cái bánh bao chiều. bất chợt lão Hớ cất tiếng phá tan cái sự iên lặng đến ghê người:
Buồn quớ
Hớ hớ…bất ngờ lão Lãnh phá lên cười sằng sặc như điên
Lão Chớp buột miệng: “Người buồn thì cảnh có vui bao giờ”
Lại thơ nữa, ta thấy cảnh đẹp mà. Hè hè…Tiếng lão Ngạo vang lên.(lão nì đúng là đê tiện)
Hay nhân lúc chỉ có bốn người mình, bọn mình làm thơ đi, lâu ngày không làm nhớ quá. Cả bọn đồng thanh hưởng ứng, không khí bỗng nhiên rộn ràng hẳn lên.
Lão Hớ liền ngâm trước:
Trong rừng không mực cũng mài thơ
Ba lão kia lọi mắt ngạc nhiên vì bài thơ đầy sức sáng tạo, nên cùng buột miệng: Hay
Lão Chớp liền tiếp:
Chẳng bút cho nên đỡ phải quờ (chữ quờ trong quờ quạng)
Hay, hay lắm. ba lão kia cũng đồng thanh kêu lớn
Ngạo thế liền vội vàng ngâm luôn:
Sờ lưng con chữ đưa tay vuốt
Lanh diện bồi luôn:
Nắn nót đôi vần nhũn nàng thơ
Cả bọn đồng thanh tung hê với nhau vang một góc rừng. lâu rồi mới thấy bọn họ vui như vậy và họ cùng nhau ngâm:
Trong rừng không mực cũng mài thơ
Chẳng bút cho nên đành phải quờ
Sờ lưng con chữ đưa tay vuốt
Nắn nót đôi vần nhũn nàng thơ.
Rồi bọn họ cười khoái trá. Bất chợt có tiếng nói sau lưng:
Im cho ta ngủ, thơ giề nghe mắc ói.
Sự sỉ nhục trong quá khứ bổng chạy bộ về, cả bọn đồng thanh rú lên:
Ai! Cao nhân phương nào mà dám phách lối?
Ta đây nè, đang nằm trong lùm(núp lùm)
Cả bọn quay lại thì thấy một lão sồn sồn trạc tuổi mình, nằm vắt chân chữ y trong bụi cây, tay cầm cây sáo. Bọn họ liền hỏi: Cho hỏi các hạ là cao nhân phương nào?
Lão sồn sồn liền mắng:
Ta mà các người cũng không biết vậy mà thi với chả nhân, các ngươi có tánh thú chứ tứ thánh cái giề. Các người nghe bài thơ này rồi đoán thử nhé:
Vốn kêu là trứng mà thành quả
Lộn lại nên nhầm thành hột luôn
Ở đời ai dám ngon hơn mỗ
Mà ngon hơn mỗ hột gà ung
Hớ thi vương liền nói:
Tưởng giề chứ cái đó dễ ợt, lão tên Hột chứ giề?
Chưa đúng đâu kưng. Lão sồn sồn gằn giọng
Chớp ta bằng nói:
Tên Vịt đúng không?
Chưa đúng đâu kưng. Lão sồn sồn gằn giọng tiếp
Ta biết roài, lão tên Lộn. Lãnh diện lên tiếng
Chưa đúng đâu kưng. Lão sồn sồn gằn giọng tiếp
Lão là Hột Vịt Lộn chứ gì? Hé hé…Ngạo thế luyến thoắn.
Đúng mà chưa đúng. Ta thích nghe Hột Vịt Nộn hơn cho nên tên ta là HVN
Ồ!!!
Cả bọn cùng nhau rống.
Bất chợt Ngạo thế hỏi:
Tai sao khi nãy lão chê thơ bọn mỗ, nghe lão ngâm thơ chắc rằng lão cũng biết về thơ, vậy lão cùng bọn này đàm đạo nhé?
Ok. HVN gật đầu.
Lão Chớp bằng hỏi: Thế nào là thơ hay thơ giỏi, thế nào là thơ dở thơ ương
Thế các người nghĩ sao? HVN bất ngờ hỏi lại
Ơ cái lão này, bọn ta đang hỏi mà. Lão Hớ cau có.
Oài ! ta bé cái nhầm. vậy các người đọc thơ các người đi rồi ta sẽ nói cái giỏi và ương cho nghe.
Bốn đại thi nhân liền sổ ra một tràng, toàn là những tuyệt tác kinh điển của họ sáng tác lâu nay. Nghe xong HVN liền phán
Thơ các người không thể gọi ương được, nhưng cũng không thể gọi là Từ Công Phụng được.
Là sao, không hiểu?. cả bọn lắc đầu ngơ ngác như con gì lác
Là Trên Ngọn Tình Sầu, ý nói là tuyệt đỉnh đó mấy pa. làm thơ phải biết liên kết, biết ẩn dụ, hoán dụ. Tác giả là đi liền tác phẩm, các người chỉ lo dùng điển cố, diển tích, thuật ngữ là lối tư duy sáo mòn. Không thể cách tân thơ ca hậu hiện đại được.
Nên vứt cái thành ngữ bấy lâu nay ăn sâu vào trong máu các người mà dùng thêm vào sáo ngữ, thì mới mong ra có những bài thơ toàn bích được.
Lão HVN thao thao liền một lúc thiếu điều muốn đứt hơi, nên tạm dừng lại để nuốt nước miếng rồi nói tiếp:
Các ngươi phải biết rằng: Mùa xuân nghe tiếng chim hót, mùa hè nghe tiếng ve ngâm, mùa thu nghe tiếng côn trùng rả rích, mùa đông nghe tiếng tuyết rơi, ban ngày nghe tiếng đánh cờ, dưới trăng nghe tiếng tiêu réo rắt, trong núi nghe tiếng gió thổi ngàn thông, bên nước nghe tiếng sóng vỗ, thì lúc đó mới gọi là thiên thiên bất tuyệt được. Hiểu chửa?
Chỉ được cái chém gió, có ngon thì làm một bài ta coi. Ngạo Thế chồm lên.
Được ra đề đi, hôm nay ta cho các người mãn nhãn. HVN điềm nhiên đớp lại.
Chủ đề là cái cây sáo trong tay lão đó, ngon làm đi. Ngạo thế đắc thắng, cả bọn cũng đắc thế.
HVN liền xoay cây sáo ba vòng rồi thổi khúc : Tiếu Ngạo Giang Hồ
Bốn chàng thi nhân ngỡ ngàng trong tiếng nhạc, nhìn chăm chú vào HVN chỉ thấy HVN thổi rất say sưa, đôi bàn tay rất điêu luyên nhịp nhàng như vuốt ve khúc sáo, lúc trồi lúc sụt như chứng khoán. Nói chung là rất có nghề.
HVN khi ấy cũng vừa xong khúc nhạc tình bèn nâng ống sáo lên và hỏi: cái giề đây? Rồi nhăn mặt (chắc mệt quá đây), Lãnh diện thấy vậy buột miệng: “Đúng là nghề chơi cũng lắm công phu” lão nhể?
Ta hỏi cái giề đây? HVN buông từng tiếng một
Cái ống sáo chứ chẳng lẽ là tù và ah. Lão Chớp buôn chuyện.
Đúng là sáo thiệt, nhưng ta muốn gọi tên khác theo kiểu sáo ngữ mà ta có nói. Vậy ta gọi cái này là “Chụt” và mần luôn bài thơ về “Chụt”. Trong bài thơ ta sẽ dùng toàn “sáo ngữ”, đây là thể thơ Cổ kim hậu hiện đại, được viết trên nền Nhất Thất Lệnh. Các người hãy nghe cho rỏ.
Nghe đây:
Chụt
Khi trồi, lúc thụt
Ngưng vài giây, làm vài phút
Tò te tòm tem, tù tì tút tút
Tỉ tê môi múa mép, mút mút thổi chùn chụt
Bất ngờ nghe tiếng nĩ non, hổn hển đôi lần rồi phụt
Thiên hạ tấm tắc hoài tiếng sáo, nào hiểu cho người thổi sùn sụt
Nghe xong bài thơ Tứ thánh vội vàng bảo nhau:
Về thôi! Về thôi!
Nhìn dáng vẻ vội vàng của họ hình như đã Ngộ ra điều gì…