Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Một vài điểm du lịch Miền Trung
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Du lịch Thánh Địa Mỹ Sơn

Sơ lược

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và cách thành cổ Trà Kiệu khoảng 20 km, là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.

[Hình: image002.jpg?c=1&w=450]

Từ năm 1999, thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất.

Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ 4. Trong nhiều thế kỷ, thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận với các thánh thần, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực.

Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) (trị vì từ năm 381 đến 413), vị vua đã xây dựng một thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc - thể hiện ở các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ, và về văn hóa - thể hiện ở các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia.

[Hình: myson.jpg?c=1&w=450]

Dựa trên các tấm bia văn tự khác, người ta biết nơi đây đã từng có một đền thờ đầu tiên được làm bằng gỗ vào thế kỷ 4. Hơn 2 thế kỷ sau đó, ngôi đền bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn lớn. Vào đầu thế kỷ 7, vua Sambhuvarman (Phạm Phạn Chi) (trị vì từ năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay (có lẽ sau khi dời đô từ Khu Lật về Trà Kiệu).

Các triều vua sau đó tiếp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần. Gạch là vật liệu tốt để lưu giữ ký ức của một dân tộc kỳ bí và kỹ thuật xây dựng tháp của người Chàm cho tới nay vẫn còn là một điều bí ẩn. Người ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thích hợp về chất liệu gắn kết, phương thức nung gạch và xây dựng.

[Hình: d1.png?c=1&w=450]

Những ngọn tháp và lăng mộ có niên đại từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 14, nhưng các kết quả khai quật cho thấy các vua Chăm đã được chôn cất ở đây từ thế kỷ 4. Tổng số công trình kiến trúc là trên 70 chiếc. Thánh địa Mỹ Sơn có thể là trung tâm tôn giáo và văn hóa của nhà nước Chăm pa khi thủ đô của quốc gia này là Trà Kiệu hay Đồng Dương.

Tại thánh địa Mỹ Sơn có một đền xây dựng bằng đá, nó cũng là đền đá duy nhất của các di tích Chăm. Văn bia tại Mỹ Sơn cho biết, đền này được trùng tu lần cuối cùng bằng đá vào năm 1234. Ngày nay, ngôi đền này đã bị sập (có lẽ do bom Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, vì ngay sát tháp là một hố bom sâu hoắm vẫn dấu tích) nhưng hệ móng của nó cho thấy nó cao trên 30 m và đây là ngôi đền cao nhất của thánh địa này. Các tài liệu thu thập được xung quanh khu đền này cho thấy nhiều khả năng đây là vị trí của ngôi đền đầu tiên vào thế kỷ 4.

Với hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá, được xây dựng từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 13, Mỹ Sơn trở thành trung tâm kiến trúc quan trọng nhất của Vương quốc Champa. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva - Đấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadrésvara, là vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào cuối thế kỷ 4 kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần - vua và tổ tiên hoàng tộc.

Bằng vật kiệu gạch nung và đá sa thạch, trong nhiều thế kỷ người Chăm đã dựng lên một quần thể kiến trúc đền tháp độc đáo, liên hoàn: Đền chính thờ Linga-Yoni biểu tượng của năng lực sáng tạo. Bên cạnh tháp chính (Kalan) là những tháp thờ nhiều vị thần khác hoặc thờ những vị vua đã mất.

[Hình: cotich.png?c=1&w=450]

Mặc dù thời gian cùng chiến tranh đã biến nhiều khu tháp thành phế tích nhưng những hiện vật điêu khắc, kiến trúc còn lại cho đến ngày nay vẫn còn để lại những phong cách giai đoạn lịch sử mỹ thuật dân tộc Chăm, những kiệt tác đánh dấu một thời huy loàng của văn hoá-kiến trúc Chăm Pa cũng như của Đông Nam Á.

Đi đâu, chơi gì ?

[Hình: 1342335738_1e49a1272f.jpg?c=1&w=450]

Thánh địa Mỹ Sơn có hai ngọn đồi , chúng nằm đối diện nhau theo hướng đông – tây ngay ngã tư của một con suối , các nhánh của con suối chia vùng này thành 4 khu vực

Khu A : gồm các tháp và di tích nằm trên ngọn đồi phía đông
Khu B : gồm các tháp và di tích nằm ngọn đồi về phía tây
Khu C : gồm các tháp và di tích nằm phía nam , có hai khu C1 và C2
Khu D : gồm các tháp và di tích nằm phía bắc

[Hình: mysondep.jpg?c=1&w=450]

Cách phân chia này phù hợp với địa thế phong thủy , tránh được tình trạng xé lẻ từng mảnh vụn của tổng thể kiến trúc của mỗi tháp mà trước đây nhà khảo cổ học người Pháp ông H.Parmentier đã công bố năm 1904

Khu A có 5 kiến trúc : 1 tháp chính và 4 tháp phụ

Khu B có 4 kiến trúc : 1 tháp chính và 3 tháp phụ

Khu C chia làm C1 và C2 , C1 nằm phía đông được bao quanh bằng một con suối gồm có 16 kiến trúc (4 kiến trúc nằm rải rác bên ngoài và 12bên trong) : 2 tháp chính với 8 tháp phụ , 1 tháp chính và 2 tháp phụ đi kèm cùng một số tượng điêu khắc bằng đá. C2 nằm phía tây gồm có 26 kiến trúc ( 6 ngoài và 20 trong ) : 3 tháp chính và 12 tháp phụ cùng với một số tượng , phù điêu cùng các tác phẫm điêu khắc , bi kí bằng đá mang tính tôn giáo

Khu C là khu vực có nhiều tháp và các tác phẫm điêu khắc nhất

[Hình: laimyson.png?c=1&w=450]

Khu D có 12 kiến trúc ( 1 ngoài và 11 trong) :

Tất cả là 46 kiến trúc có thể đếm được trong khoảng ước chừng 70 kiến trúc của Thánh địa này .

Khu A có thể được xem như là khu vực linh thiêng nhất nó mô tả toàn bộ triết lý của vương quốc và dân tộc Champa hay chỉ riêng vùng đất Shimhapura Các biểu tượng sư tử hay về bộ phận sinh dục nam và nữ được các nhà điêu khắc và các nghệ sĩ cổ đại Champa sáng tác theo hình ảnh thật chứ không cách điệu như các tác phẫm ơ nơi khác, hình ảnh bộ phận sinh dục được thờ phượng rất trân trọng ở nơi đây, ngoài ra Khu A là một trong toàn bộ một tổng thể kiến trúc mang tính chất triết lý và thờ phượng đặc sắc nhất của nghệ thuật sử dụng gạch và đất nung để trang trí trên tháp của dân tộc Champa trong thời kỳ vàng son của vương quốc này .

[Hình: 3183800149_356507a24e.jpg?c=1&w=450]

Một số trong các tác phẫm bằng đất nung vẫn còn vẽ đẹp sắc sảo , với các nét đặc thù của nó, mặc dù nó đã trải qua phơi mình giữa nắng mưa suốt gần 1500 năm mà vẫn không hề hấn gì , phần còn lại của toàn cảnh thánh địa Mỹ Sơn điêu tàn , thê lương như nhận xét cách đây hơn một thế kỷ rưỡi của sách Đại Nam Nhất Thống Chí .
Những tượng ling ga nằm rãi rác

[Hình: ling-ga.png?c=1&w=450]
Những tượng ling ga nằm rãi rác

Khu B tương đối là nhỏ nhất trong quần thể kiến trúc ở đây , tháp chính không có các kiến trúc phụ đầy đủ đi theo kèm như Hỏa tháp , Thủy tháp....như các tháp khác của Champa , tuy nhiên ở đây có nét đặt biệt là tượng thần Siva trở thành chủ đề thở phựơng chính của khu này .

Khu C1 là nền cũ của một ngôi tháp với một kiến trúc đẹp nhất và vĩ đại nhất trong Thánh địa Mỹ Sơn, chung quanh nó , đôi chỗ vãn còn thấy di tích nền móng của sáu ngôi tháp nhỏ bao bọc tạo thành một quần thể kiến trúc tăng thêm phần uy nghi vĩ đại của ngôi tháp chính , theo những tài liệu để lại thì đây là ngôi tháp cao nhất trong Thánh địa Mỹ Sơn với chiều cao 24 m , diện tích đáy là hình vuông , mổi cạnh dài 10m , tháp có 2 cửa ra vào hướng đông và tây , hướng tây nhìn xuống khu C1 , trong tháp thờ một bộ Linga – Youni lớn ( nay chỉ còn một bệ đá Youni ) phần trên tháp có 3 tầng , các tầng nhỏ dần lại và trên cùng là đỉnh tháp bằng sa thạch , ở mỗi tầng đều có cửa giả có hình người đứng dưới vòm cuốn , hai cửa giả hai bên hông là hai vòm cuốn chồng lên nhau , trên mỗi vòm cuốn là một hình tháp thu nhỏ , mỗi cửa chính đều có tiền sảnh, cửa hình vòm hoa văn rất tinh xảo , hai trụ vuông ép sát nằm hai bên làm tăng thêm vẽ uy nghi ngôi tháp

Ngoài của tháp thì các trụ áp tường kéo dài khỏang 4 m với những trang trí hoa văn hình lá cuốn hình chử S nối liền nhau , các vật trang trí là các tượng điêu khắc bằng sa thạch hình Makara , hình vũ nữ Apsara , sử tử , voi , chim thần Garuda.

Khu D có 12 kiến trúc ( 1 ngoài và 11 trong) :2 tháp chính , và 4 tháp phụ ,trong đó có 1 tháp chính không có tháp phụ đi kèm ? cùng một số tượng điêu khắc bằng đá.

[Hình: hoavan.png?c=1&w=450]
Những hoa văn kiến trúc đặc trưng

Mỹ Sơn được tổ chức UNESCO thừa nhận nó là một di tích lịch sử của nhân loại vài năm 1999, hãy trả lại cho khu Thánh địa Mỹ Sơn những gì của nó , đó cũng là lòng tự trọng của con người chứ không phải sợ một lời nguyền của vua Bhadravarman đệ nhất là người khởi công xây dựng thánh địa này với những lời nguyền như sau : ".....Nếu có kẻ nào dùng vũ lực để chiếm đoạt hay phá hủy ....thì nhân dân không phải tội, mà tội lỗi sẽ dành cho kẻ đó....

Mỹ Sơn ngày nay tuy vẫn uy nghi trầm mặc nhưng cũng mang trong mình nhiều nỗi đau của quá khứ, ta hãy trân trọng giữ gìn, vì tương lai và cũng vì quá khứ.

Ánh Phượng

(Theo Chudu24)
Du lịch Thành phố Đà Nẵng

Sơ lược

Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương - trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam.

[Hình: da-nang-hoi-an3655.jpg?w=530&c=1]

Thành phố Đà Nẵng hiện là một trong bốn đô thị loại 1 của Việt Nam. Thành phố Đà Nẵng phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông.

[Hình: da-nang-hoi-an3653.jpg?w=530&c=1]

Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam, cách thủ đô thời cận đại của Việt Nam là thành phố Huế 108 km về hướng Tây Bắc.

[Hình: da-nang-hoi-an3652.jpg?w=530&c=1]

Từ ý tưởng thành phố Đà Nẵng là một cảng biển lâu đời, đứng liền kề với núi, sông, đồng ruộng, trong một cảnh quan thiên nhiên hài hoà, kỳ thú, nằm ở trung độ của cả nước, họa sĩ Nguyễn Thủy Liên đã thiết kế biểu tượng của Đà Nẵng với chủ đề "Xanh núi, xanh sông, xanh biển. Trắng gió, trắng trời, trắng cát" với các hình tượng nhằm miêu tả quần thể Ngũ Hành Sơn ngoạn mục với truyền thuyết trứng Rùa Thần, soi bóng bên sông nước, ruộng đồng của Hoà Vang, những gợn sóng nhấp nhô gợi nhớ đến những bãi biển xanh trong, những bờ cát óng ánh của Thanh Khê, Liên Chiểu, và cây cầu nối liền Hải Châu, Sơn Trà trong một thành phố Đà Nẵng đa dạng mà gắn kết.

Biểu tượng đơn giản ít màu, hình ảnh kết hợp hài hoà giữa thiên nhiên và con người, giữa dân tộc và hiện đại, song nổi bật, dễ nhận biết về thành phố Đà Nẵng, dễ thể hiện trên nhiều chất liệu. Nói đến Đà Nẵng là du khách có thể hình dung ngay rằng đó là một thành phố tuyệt đẹp bên sông Hàn, bên bờ biển Đông với những nét quyến rũ chưa từng có ở các đô thị biển khác…

[Hình: da-nang-hoi-an0.jpg?w=530&c=1]

Thiên nhiên ưu đãi cho Đà Nẵng nằm giữa vùng kế cận ba di sản văn hoá thế giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, chính vị trí này đã làm nổi rõ vai trò của thành phố Đà nẵng trong khu vực, đó là nơi đón tiếp, phục vụ, trung chuyển khách. Không chỉ là tâm điểm của 03 di sản thế giới, thành phố Đà Nẵng còn có nhiều danh thắng tuyệt đẹp đến nỗi du khách khó có thể nào quên được sau khi đã đến thăm thành phố này.

Đi khi nào ?

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.

Thành phố Đà Nẵng không có thời gian quá nóng, nhiệt độ trung bình 28-30°C ở vào tháng 6, 7, 8. Các tháng mùa đông như 12, 1, 2 thích hợp cho du lịch vì lúc này nhiệt độ chỉ vào khoảng 18-23°C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20°C có thể gọi là Thiên đường du lịch mới của Việt Nam.

Đi những đâu ?

Thành phố Đà Nẵng nằm bên dòng sông Hàn; phía Đông vươn ra biển Đông với những bãi biển dài tăm tắp và bán đảo Sơn Trà còn rất hoang sơ; phía Bắc và phía Tây được bao bọc bởi đèo núi cao. Đèo Hải Vân cheo leo hiểm trở là ranh giới tự nhiên giữa thành phố và tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên cho Đà Nẵng, thành phố còn được bao bọc bởi 3 di sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xa hơn một chút nữa là di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Vì thế Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền Trung.

Ngũ Hành Sơn (còn gọi là Non Nước)

[Hình: 800px-ngu_hanh_son_toan_canh.jpg?c=1&w=450]
Ngũ Hành Sơn

Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về hướng Đông Nam. Ngũ Hành Sơn bao gồm 6 ngọn núi: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Dương Hỏa Sơn, Âm Hoả Sơn và Thổ Sơn tượng trưng cho 5 yếu tố của vũ trụ (Ngũ hành). Trong lòng núi có nhiều hang động đẹp và nhiều chùa chiền. Dưới chân núi còn có làng nghề đá Non Nước nổi tiếng. Bên cạnh là bãi biển Non Nước còn khá hoang sơ.

[Hình: bai-bien-non-nuoc0.jpg?w=530&c=1]
Bãi biển Non Nước

Như một vòng cung xanh nằm dọc chân núi Ngũ Hành Sơn, bên thềm cát trắng, bãi tắm Non Nước trải dài 5km thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn

Bà Nà - Núi Chúa

[Hình: binh-minh-ba-na0.jpg?w=530&c=1]

Là một khu nghỉ mát cách trung tâm thành phố 40 km về phía Tây Nam. Được ví như Đà Lạt của miền Trung, và cũng như Đà Lạt, Bà Nà - Núi Chúa được xây dựng thành nơi nghỉ ngơi cho các quan chức người Pháp trong thời kì Pháp còn đô hộ Việt Nam. Sau khi thực dân Pháp rút khỏi Đông Dương, khu này bị bỏ hoang và bị tàn phá nhiều bởi chiến tranh và thời gian. Gần đây, thành phố Đà Nẵng cho tái tạo lại và hi vọng trong tương lai Bà Nà - Núi Chúa sẽ lại trở thành một khu nghỉ dưỡng cao cấp.

Lên Bà Nà, du khách sẽ cảm nhận được cái cảm giác như đi lạc trong mây và sương khói. Cảm xúc của mỗi người khi lên nơi này có thế có khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng cái ý nghĩ rằng, giữa vùng nhiệt đới gió mùa này mà chọn một nơi như Bà Nà làm nơi nghỉ dưỡng thì khó có nơi nào bằng sẽ luôn là một ý nghĩ chung

Bán đảo Sơn Trà

Còn được người Mỹ gọi là Núi Khỉ , là nơi mà Đà Nẵng vươn ra biển Đông xa nhất. Nơi đây là khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều động thực vật quý hiếm. Dưới chân bán đảo Sơn Trà là khu du lịch Suối Đá và nhiều bãi biển đẹp như: Bãi Bụt, Bãi Rạng, Bãi Bắc, Bãi Nồm.

[Hình: bandaosontra.jpeg?c=1&w=450]
Bán đảo Sơn Trà

Bãi biển Mỹ Khê - bãi biển đẹp nhất ở Đà Nẵng

[Hình: bai-bien-my-khe0.jpg?w=530&c=1]
Bãi biển Mỹ Khê

Bãi biển Mỹ Khê có chiều dài khoảng chừng 900m, thuộc vào loại nhộn nhịp nhất trong số các bãi tắm của Đà Nẵng, rất quen thuộc với mọi người dân thành phố.

Đèo Hải Vân (được mệnh danh là "Thiên hạ Đệ nhất Hùng quan")

[Hình: 2.jpg]
Đèo Hải Vân

Là nơi dãy Trường Sơn nhô ra biển. Cheo leo và hiểm trở, đèo Hải Vân không chỉ là ranh giới giữa hai miền Nam - Bắc mà còn là một chứng tích hùng hồn cho thời kỳ "mang gươm đi mở cõi" của người Việt. Ngày nay, hầm Hải Vân xuyên qua lòng núi giúp cho giao thông giữa hai miền tiện lợi hơn bao giờ hết. Đường hầm dài nhất Đông Nam Á này đã phần nào đặt dấu chấm hết cho tầm quan trọng của con đèo đã đi vào huyền thoại. Tuy vậy, đường đèo Hải Vân vẫn được khách du lịch ưa thích vì cảnh sắc thiên nhiên rất kỳ thú.

(Còn tiếp)

(Theo Chudu24)
Du lịch Thành phố Đà Nẵng (tt)

Bãi biển

Đà Nẵng nổi tiếng với những bãi biển cát vàng còn hoang sơ chạy dài hàng cây số, nước trong xanh và ấm áp quanh năm. Bãi biển Mỹ Khê của Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.

Bãi biển Nam Ô

[Hình: bai-bien-nam-o0.jpg?w=530&c=1]

Bãi tắm Nam Ô cách trung tâm thành phố 17km về phía Tây Bắc. Bãi tắm Nam Ô thuộc địa phận phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu. Tên gọi Nam Ô, theo người địa phương, có nghĩa là ở phía Nam của châu Ô xưa.

Bãi biển Xuân Thiều

[Hình: Bien_Xuan_Thieu.jpg]

Tọa lạc tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, bãi biển Xuân Thiều có làn nước trong xanh ngăn ngắt, còn giữ được nét hoang sơ và đặc biệt lung linh sắc đỏ trong ánh hoàng hôn. Có lẽ vì thế, những lính Mỹ xưa đóng quân tại đây đã đặt cho nó cái tên “Red Beach” - Biển Đỏ.

Bãi biển Xuân Thiều không chỉ có thiên nhiên thơ mộng với nước biển, cát trắng; mà nơi đây còn gắn liền với những sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Chính tại Xuân Thiều, vào tháng 3 năm 1965, lữ đoàn số 9 Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ vào, mở đầu cho chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ tại Việt Nam.

Bãi biển Thanh Bình

[Hình: bai-bien-thanh-binh0.jpg?w=530&c=1]

Bãi biển Thanh Bình dài chừng 1km, nằm ngay trong nội thị, phía cuối đường Ông Ích Khiêm, thuộc phường Thanh Bình, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Bãi biển Mỹ Khê

Bãi biển Bắc Mỹ An

[Hình: Download?mode=photo&id=1258]

[Hình: Download?mode=photo&id=1260]
Resort Furama ở bãi biển Bắc Mỹ An

Bãi biển Non Nước

Thành Điện Hải

[Hình: Thanh_Dien_Hai.jpg]

Là nơi để lại dấu tích hào hùng về một thời chống thực dân Pháp của nhân dân Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương. Đây cũng là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 - 1860. Một tượng đài uy nghi của Tướng quân Nguyễn Tri Phương đã được dựng tại đây, để ghi nhớ một giai đoạn lịch sử hào hùng của thành phố.

Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chămpa (thường gọi là Cổ viện Chàm)

[Hình: ap_20090720055042426.jpg]

Là nơi lưu giữ cả một nền văn hóa Chăm rực rỡ với những pho tượng cổ, những linh vật của Vương quốc Chăm - pa hùng mạnh một thời. Đây là bảo tàng độc đáo và duy nhất của thế giới về nền văn hóa Chăm.

Đình Hải Châu

[Hình: dinhhaichau.jpg]

Nằm tại kiệt 42, đường Phan Chu Trinh, thuộc Tổ 6, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, là đình cổ nhất tại Đà Nẵng. Trong đình thờ 42 bài vị của 42 tộc họ. 42 tộc họ này đều từ thôn Hiếu Hiền, xã Hải Châu, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa, theo vua Lê Thánh Tôn vào Nam từ năm Tân Mão (1471). Năm 1719, Chúa Nguyễn Phúc Chu trong 1 chuyến tuần du phương Nam đã ghé qua và nghỉ lại ở đình này. Sau này, khi chúa băng hà, người dân trong vùng đã lập bài vị thờ chúa tại đây. Đình được Bộ văn hóa thông tích công nhận là di tích lịch sử vào ngày 12/7/2001/.

Đình Nại Nam

[Hình: 3391137.JPG]

Nay ở khối phố Nam Sơn, phường Hòa Cường, quận Hải Châu. Đình được xây dựng năm Ất Tỵ (1905). Ngày 4/1/1999 Đình được Bộ văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Đình Tuý Loan

[Hình: Download?mode=photo&id=7530]

Hiện ở tại thôn Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang. Được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ XVIII, cụ thể là vào năm Thành Thái thứ nhất (1889). Cũng như đình Nại Nam và Bồ Bản, đình Túy Loan thờ Thành hoàng bổn xứ và các vị tiền hiền, hậu hiền của làng. Ngày xưa, hằng năm nhân dân tổ chức lễ tế Xuân vào 14 - 15 tháng 2 âm lịch và tế Thu vào 14 - 15 tháng 8 âm lịch tại đình. Hiện nay, đình Túy Loan là ngôi đình duy nhất còn giữ được 15 sắc phong từ thời Minh Mạng đến Bảo Đại.

Thành phố Đà Nẵng là một điểm dừng chân lý tưởng, du khách có thể thưởng thức những giây phút tuyệt vời trên đỉnh núi, trong rừng sâu hay bên bờ sông, bờ biển; cũng có thể hưởng thụ những dịch vụ với chất lượng quốc tế khi nghỉ ngơi tại các khu du lịch của thành phố.

Đà Nẵng, với định hướng là một trung tâm dịch vụ, du lịch của miền Trung, của cả nước và xa hơn nữa là khu vực, quốc tế. Hàng loạt khu du lịch đã và đang được xây dựng, hài hòa với thiên nhiên nhưng cũng không kém phần hiện đại. Từ những khu nghỉ dưỡng cực kỳ sang trọng mang tiêu chuẩn 4 - 5 sao như Furama, Sandy Beach, Sơn Trà Resort & Spa... hay những khu du lịch sinh thái trong lành như Suối Lương, Bà Nà, Sơn Trà, Non Nước...

Bãi biển Mỹ Khê

[Hình: mykhe.png?c=1&w=450]
Bãi biển Mỹ Khê

Tính đến năm 2008, trên địa bàn Đà Nẵng có 45 dự án du lịch được UBND TP có chủ trương cho phép đầu tư với tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD. Trong đó có 33 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư trên 15.000 tỷ đồng và 12 dự án nước ngoài với tổng vốn 763 triệu USD, thu hút nhiều tập đoàn lớn như VinaCapital, Indochina Capital…đầu tư vào các sân golf, khách sạn, resort cao cấp.

Nói đến Đà Nẵng không thể không nhắc đến dòng sông Hàn thơ mộng và cầu Sông Hàn - cây cầu quay đầu tiên ở Việt Nam - niềm tự hào của người dân thành phố. Cầu Sông Hàn là biểu tượng cho sức sống mới, là khát vọng đi lên của thành phố được xây dựng bằng sự đóng góp của mọi người dân.

Dường như mọi vẻ đẹp nên thơ của đòng sông Hàn chỉ được bộc lộ một cách hoàn mỹ nhất trong không gian cầu Sông Hàn lộng gió và mát rượi. Cầu Sông Hàn không chỉ tạo thêm thuận lợi cho giao thông vận tải, du lịch, khơi dậy tiềm năng kinh tế của một vùng đất rộng lớn ở phía đông thành phố mà còn là một dấu ấn văn hoá của người Đà Nẵng hôm nay gửi lại muôn đời con cháu mai sau.

Đến, đi lại bằng gì ?

[Hình: 1-suong-som-ba-na-le-quang-bao1.jpg?c=1&w=450]
Bà Nà trong sương

Thành phố Đà Nẵng có sân bay quốc tế phục vụ các đường bay nội địa và một số tuyến quốc tế như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc. Tuy chỉ là sân bay quy mô nhỏ, nhưng sân bay quốc tế Đà Nẵng hiện nay vẫn là cảng hàng không quan trọng nhất cho cả miền Trung và Tây Nguyên.

Đà Nẵng còn thuận tiện cho giao thông đường biển với hai cảng lớn là cảng sông Hàn và cảng Tiên Sa.

Đường bộ đến Đà Nẵng có hai tuyến đường quốc lộ 1A, con đường huyết mạch Bắc Nam và Quốc lộ 14B, nối Đà Nẵng với các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Việt Nam.

Ngoài ra, với việc đưa vào sử dụng hầm đường bộ Hải Vân xuyên qua núi nối liền thành phố và tỉnh Thừa Thiên-Huế, giao thông trên quốc lộ 1A trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Thời gian lưu thông được rút ngắn, tại nạn giao thông vốn thường xuyên xảy ra trên đèo Hải Vân được giảm thiểu.

Đà Nẵng có hệ thống taxi, honda phục vụ việc đi lại thuận tiện, hệ thống đô thị ở Đà Nẵng cũng được cải tiến khá đẹp và thuận lợi với nhiều con đường lớn như Bạch Đằng, Điện Biên Phủ.

[Hình: deo-haivan.jpg?c=1&w=450]
Đèo Hải Vân

Đà nẵng còn có tuyến đường sắt huyết mạch Bắc - Nam chạy dọc thành phố với tổng chiều dài khoảng 30 km. Trên địa bàn thành phố hiện nay có 5 ga: Ga Đà Nẵng, Ga Thanh Khê, Ga Kim Liên, Ga Hải Vân Nam và Ga Hòa Châu. Ga Đà Nẵng là một trong những ga trọng yếu trên tuyến đường sắt Bắc - Nam. Tuy nhiên, ga nằm ở trung tâm thành phố nên thường gây ra tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường cùng các tệ nạn xã hội.

Mua sắm, giá cả

[Hình: cau_song_han-quang_nam.jpg?c=1&w=450]
Cầu sông Hàn

Ngoài những điểm du lịch hấp dẫn vốn từ lâu trở thành thế mạnh, với tâm điểm của 3 di sản văn hoá thế giới: thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An và cố đô Huế, Đà Nẵng trở thành điểm đến và trung chuyển của khách du lịch trong và ngoài nước.

Là đầu mối cảng biển, cảng hàng không, đường bộ, đường sắt nên Đà Nẵng luôn có một lượng lưu khách lớn, vì thế, ngành kinh doanh khách sạn và lữ hành phát triển mạnh mẽ tại đây. Với các dịch vụ hoàn hảo và phong cách phục vụ đẳng cấp quốc tế, các khách sạn cao cấp của Đà Nẵng đã trở nên quen thuộc đối với giới doanh nhân và khách du lịch đến Đà Nẵng với giá từ 150USD trở lên cho 1 đêm.

Đối với giới du lịch bình dân, các khách sạn hạng vừa đẩy đủ tiện nghi kèm theo nhiều dịch vụ tiện ích rất được ưa chuộng với giá khoảng 15USD trở lên cho 1 đêm.

Các khách sạn, nhà nghỉ đầy đủ tiện nghi, con người Đà Nẵng nồng ấm, mến khách đã và đang tạo nên một hình ảnh đẹp về một thành phố hiện đại, một điểm du lịch không thể bỏ qua trong chuyến đi của các lữ khách, giá cả ẩm thực ở Đà Nẵng cũng không phải là quá đắt, đặc biệt có nhiều quán hàng bán đặc sản, rẻ nhưng lại khá ngon.

Đà Nẵng hiện có 2 chợ lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố là chợ Hàn và chợ Cồn; cùng những siêu thị lớn mới mở trong vòng vài năm trở lại đây như siêu thị Đà Nẵng, siêu thị Metro, đại siêu thị BigC, siêu thị Intimex, siêu thị Rosa Bài Thơ, siêu thị Nhật Linh, siêu thị Đại Dương... Đây là những trung tâm thương mại chủ yếu của Đà Nẵng

Đà Nẵng có nhiều món ăn đặc sản như mì Quảng, bánh tráng cuốn thịt heo, Bánh xèo, thịt bê thui, bún chả cá, bún mắm, bánh khô mè, nước mắm Nam Ô.. có thể mua về làm quà biếu.

Lưu ý khác

Sản phẩm đá mỹ nghệ Non nước được bán rất rộng rãi tại Làng đá Non nước (dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng) và hầu như tại tất cả các khách sạn trên địa bàn thành phố.

Đồ gốm sứ còn bày bán dọc đường Lê Duẩn từ số 123 - 129 hoặc ngã ba Núi Thành_ Trưng Nữ Vương.

Không chỉ giữ gìn những lễ hội truyền thống, người Đà Nẵng đã tạo cho mình một lễ hội mới dựa trên nền truyền thống là Lễ hội đua thuyền. Lễ hội này được tổ chức nào ngày quốc khánh 2/9 hằng năm trên dòng sông Hàn với hàng chục đội đua của các địa phương trong và ngoài thành phố.

(Theo Chudu24)