Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Nghĩ gì về những anh hùng đường phố và những người chấp pháp công lý?
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Anh hùng đường phố là ai?
Tất nhiên, họ là dân thường nhưng có máu nghĩa hiệp, họ là những chàng trai(hoặc cô gái) can thiệp vào những chuyện bất bình như: bắt trộm, giúp cảnh sát phá án, bảo vệ người thế cô,... Khi một tờ báo đăng tin: "Có một anh hùng đường phố vừa bị đâm trọng thương.". Người đọc báo đều có những cảm xúc khác nhau. Ví như: người có học thì bĩu môi và thốt lên rằng: "Chẹp, Sao khờ thế?", người lao động thì chửi rằng: "Ngu quá! chuyện cơm áo gạo tiền không lo, toàn chăm chuyện thiên hạ". Những chuyện đâm chém người đang vượt ra ngoài tầm kiểm soát của pháp luật nhà nước, nó đơn thuần chỉ là sự trả đũa, báo thù của một số băng nhóm tội phạm nhắm vào những người anh hùng đường phố kia

Người chấp pháp công lý là ai?
Đó là công an, cảnh sát, nhà làm luật. Họ nắm giữ cán cân công lý. Nhưng suy nghĩ kỹ càng, ta lại thấy người bảo vệ công lý thật sự là những người anh hùng đường phố kia. Bạn nghĩ sao khi một tên cướp giang hồ bị bắt vào đồn công an lại được thả ra và nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, khi đã "xì tiền" cho cán bộ?. Nhờ đó, chúng mới có cơ hội báo thù

Thôi, không bàn đến chuyện này nữa...Ta thử bàn đến đạo đức của xã hội đang xuống cấp từng ngày, do tánh vị kỷ và tâm lý cầu an của đa phần mọi người trong chúng ta. Ví như: sự chê bai hành động của một ai đó, khi họ làm một việc tốt mà chính bản thân của chúng ta không thể và không dám làm. Xã hội mà chúng ta đang sống có rất ít và hiếm những anh hùng đường phố, họ là những người dân bình thường, họ có cha mẹ, vợ con, nhưng không vì bản thân, họ sẵn sàng lăn xả để làm một công việc cao thượng. Trong khi, đa phần chúng ta chỉ chằm chằm vào lợi ích của riêng mình. Thật đau xót, khi nghe những lời cay độc từ miệng của mọi người rằng:" Những anh hùng đường phố thật ngu, dại, khờ...", những tiếng cười hoặc bĩu môi chua chát thay cho những câu nói tán thưởng. Không chỉ dân thường mới có tâm lý cầu an, mà cả những người cán bộ(được xem là công bộc của nhân dân), những thành phần ưu tú của chế độ cũng rơi vào tâm lý như mèo sợ chuột, cảnh sát sợ ăn cướp, chỉ biết đến tiền tài lợi ích mà quên đi nhiệm vụ "chấp pháp công lý"

Xã hội này sẽ đi về đâu? Khi người tốt bị hãm hại, người xấu thì sống thảnh thơi, người không tốt, không xấu thì lại sống cầu an, vị kỷ
Bạn muốn là người tốt hay người xấu?
pd