Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Giáo trình học tiếng Nghệ An
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2
Việt Nam có một nền văn hóa rất đa dạng, phong phú. Mỗi vùng, miền trên lại có những bản sắc văn hóa riêng, trong đó tiếng địa phương (phương ngữ) là 1 trong những nét tinh hoa quý báu cần đc bảo tồn trên cơ sở "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt". Trong đó có tiếng Nghệ An
Nhằm khắc phục tình trạng mình nói mà các bạn ngoài Bắc nghe ko hiểu gì , đồng thời đáp ứng nhu cầu học tiếng Nghệ An ngày càng cao của 1 số anh chị em ngoài Bắc (muốn làm dâu rể Nghệ An mà ), note này đc ra đời.



I. Khái quát:



Tiếng Nghệ An về cơ bản là giống với các tỉnh miền Trung (từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế), các từ cơ bản là "mô, tê, răng, rứa".Đặc biệt, từ "nỏ" (nghĩa là ko) trong tiếng Nghệ là từ tiếng Việt duy nhất được người Anh vay mượn, nhưng mà chưa thấy trả. Nó lấy luôn thành từ “No” mà chúng ta đc học ngày nay. Cũng chưa thấy ai đi đòi tiền bản quyền cả Chuyện kể rằng vào thế kỷ XVI, 1 một nhà thám hiểm người Anh tên là Francis Drake trong chuyến hành trình vòng quanh thế giới của mình đã cập cảng Cửa Lò-Nghệ An. Tiếp xúc với người dân nơi đây, ông ta thấy tiếng Nghệ nghe hay và dễ thương quá đi , thế là đòi học cho bằng đc. Sau 1 thời gian dùi mài kinh sử, ông đã đọc thông viết thạo tiếng Nghệ, thi INLTS (International Nghệ Language Testing System) được 9.0, thi TONIC (Test of Nghệ for International Communication) được 990 điểm. Hí ha hí hửng ông ta quay trở về nước Anh với tham vọng truyền bá tiếng Nghệ cho toàn dân (dân ngu khu đen), lúc đó đang trong tình trạng ngu muội. Nhưng tiếc thay trên đường trở về ông ta ăn nhầm phải cá nóc, ko chết nhưng bị mất trí nhớ. Vì vậy ông ta quên hết sạch toàn bộ từ tiếng Nghệ đã đc học, chỉ nhớ mỗi từ "nỏ", mà lại đọc chệch thành "nâu". Từ "no" trong English đc ra đời từ đó Giá như Francis Drake ko bị mất trí nhớ do sự cố ngộ độc cá nóc, thì chắc là tiếng Nghệ (tiếng Việt) sẽ là ngôn ngữ phổ thông toàn cầu. Chúng ta bây giờ cũng chẳng cần phải học tiếng Anh làm gì cho mệt rolling on the floor



II. Âm điệu:



Rất quan trọng.- Dấu ngã (~) thành dấu nặng (.) nên mới nghe giọng Nghệ An nặng trình trịch ( ở 1 số vùng dấu hỏi (?) cũng nói thành dấu nặng (.) nốt)- Các phụ âm “s” và “x”, “tr” và “ch”, “r” và “d” người Nghệ An phát âm rất rõ ràng (nên viết ít sai).

III. Ngữ pháp:



- Tương tự tiếng Việt.



IV. Từ loại:Đây chỉ là 1 số từ thông dụng và phổ biến nhất. Mỗi huyện, mỗi vùng trong tình lại có thêm nhiều từ khác nữa, đặc biệt là danh từ.



Đại từ - Mạo từ:

* Mi = Mày
* Tau = Tao
* Choa = Chúng tao
* </span></span>
* </span>(Bọn)bây = các bạn
* Hấn = hắn, nó
* Ci(ki, kí), cấy = cái. VD: đóng ci cựa lại=đóng cái cửa lại



Thán từ - Chỉ từ:



Mô = 1. đâu. VD:

* Bây đi mô đó, cho choa đi với.

= 2. nào. VD: Khi mô mi đi học = khi nào mày đi học.

* Mồ = nào. VD: cho tí kẹo mồ!Ko nói : cho tí kẹo mô
* Ni = 1.này. VD: con ni bị điên à= con này bị điên à?

= 2.nay. VD: bữa ni = hôm nay

* Tê = kia. VD: đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng
* Tề= kìa. VD: Trăng lên rồi tề. Rứa = thế.
* Răng = sao. VD: răng rứa = sao thế?
* Chi = gì. VD: cấy chi rứa = cái gì thế?
* Nỏ = không. VD: tau nỏ biết = tao ko biết ( nỏ chỉ đứng trước động từ)Ko nói: biết hát nỏ = biết hát ko
* Ri = thế này. VD: ri là răng = thế này là sao?
* A ri = như thế này. VD: a ri là răng
* Nớ = ấy .VD: khi nớ = khi ấy.bữa nớ = hôm ấy.
* (Bây) Giừ = (bây) giờ. VD: Giừ mi ở chộ mô rứa = giờ mày ở chỗ nào thế?Ko nói : mấy giờ =mấy giừ !!
* Hầy =nhỉ. VD: hoa đẹp hầy.
* Chư = chứ.



* Rành = rất. VD: hấn học rành giỏi = Nó học rất giỏi.,
* Đại = 1. khá. VD: phim ni xem hay đại = phim này xem khá hay

= 2. bừa. VD: nỏ biết thì cứ chọn đại đi = ko biết thì cứ chọn bừa đi.

* Nhứt = nhất. VD: đẹp nhứt = đẹp nhất



Động từ:



* Bổ = ngã. VD: đi bị bổ = đi bị ngã
* Bứt = bẻ. VD: bứt hoa về cắm
* Chưởi = chửi.
* Ẻ = ỉa.
* Đấy = đái.
* Đút = đốt. VD: bị ong đút.
* Đập = đánh. VD: chúng đang đập chắc = đánh nhau
* Dắc = dắt. VD: dắc con tru ra đồng = dắt con trâu ra đồng
* Gưởi = gửi. VD: gưởi thư.
* Hun = hôn. VD: hun nhau love struck
* Mần = làm. Vd: <span>mần chi thì mần đi</span> = làm gì thì làm đi
* Nhởi = chơi.
* Rầy = xấu hổ.
* Vô = vào.



Tính từ:



* Cảy = sưng. VD: cảy 1 cục
* Ngái= xa.
* Su = sâu. VD : Ao ni su ri (nhìn quả tưởng tiếng Trung)= Ao này sâu thế
* Túi = tối. VD: trời túi rồi = trời tối rồi



Danh từ:

* Con du = con dâu
* Chạc = dây
* Chủi = chổi

Con me = con bê



* Đọi = (cái) bát
* Nạm = nắm. VD: cầm 1 nạm thóc.
* Trốc = đầu.
* Tru = trâu. VD: bọn ni khỏe như tru = bọn này khỏe như trâu
* Trốc tru = (chửi) đồ ngu. VD: cái đồ trốc tru!
* Trốc Gúi = Đầu Gối
* Khu = mông, đít. VD: <span>lộ khu</span> = lỗ đít rolling on the floor
* Mấn =váy (dài quá đầu gối)………………..
Khu mấn

Mới chỉ tìm đc tưng đó từ thôi à rolling on the floor

Cá chép từ moterangrua
hèn chi dạo nì choa thấy mỏi ci trốc gúi, tại vì mụ vợ khu mấn lộ khu
012 làm bài thơ Nguyễn Trọng Tạo vào là okie laughing
Bổ sung danh từ:
Con Ga = con gà
Cái cươi = cái sân
à, từ Mạ (vd: mạ cha tụi mày) và U (vd: U tao = my mother)
Không biết tiếng vùng nào! Angel
Từ điển Nghệ - Việt

Nghệ an choa miền trung lắm gió
Có Cửa lò biển hát quanh năm
Cùng quê Bác xứ sở nước tương
Với Thanh chương, nhút mặn chua cà
Bà già con trẻ có ngôn ngữ riêng
Đứa mô chưa ghé một lần
Ráng học cho kỹ điển từ sau đây

Con trâu thì gọi là tru
Con giun thì gọi là trùn đó nha
Con gà thì kêu con ga
Còn con cá quả gọi ra cá tràu
Con sâu lại gọi là trâu
Bồ câu thì gọi cu cu đó nờ
Con ruồi lại gọi là ròi
Con troi là chính con giòi nhớ chưa
Con bê còn gọi là me
Con mọi là muỗi khi nghe đừng cười
Mà cười là choa chửi thẳng tưng
Trốc cha mi khái cạp là đầu bố mày hổ tha
Mả cha là ngôi mộ của ba
Mả Ông cha mi xéo là Ông bố mày cút đi
Muốn ở đất nghệ phải biết chuyên cần
Học nhiều từ ngữ âm vần nghe chưa
Con người thì gọi con ngài
Còn từ ni nữa nói nghe cùng rầy(ngượng)
Mà có nói bây mới biết, chứ răng nữa hè
Hun – hôn, cưa – tán, váy – mấn
Môi – mui, đầu – trốc, ngứa – ngá
Sờ - rờ, nằm mơ gọi là mớ
Nhớ ghi cho kỹ kẻo rồi lỗ to
Khủy chân thì gọi lắc lè
Trập vả là cái bắp đùi đó nghe
Đầu gối là trúc cúi nha
Cái ót là cái gáy nằm sau phía đầu
Mông thì lại đọc là khu
Trầu têm cánh phượng gọi ra là trù
Bẩn thì nói nhếp em ơi
Nếu nghe không hiểu hỏi chi rứa hè
Cơn – cây, Chủi – chổi, gốc – cộc
Sân – cươi, đường - đàng, rú - núi
Nhởi – chơi, lười – nhác, mần – làm đó nghe
Đêm nằm nếu đói đừng lo
Nhảy vô nhà bếp tìm nồi nấu cơm
Ngọ nguậy là cái đũa bếp
Giáp đít là cái rế nồi hiểu chưa
Nước – nác, đọi – bát, mươn – bàn
Nướng - náng, luộc – looc, muối – mói
Gói – đùm, chum – vại, rổ - rá
dái dê là quả cà dài
mắm tôm – ruốc, Thóc – ló, ngó - nhìn
Lỡ yêu ngài (người) ở đất quê choa
Thì nên chịu khó học từ nhiều mà cưa
Nhưng học ri vẫn chưa ăn thua.
Cái "gầu" thì gọi cái "đài"
Ra "sân" thì bảo ra ngoài cái "cươi"
"Chộ" tức là "thấy" em ơi
"Trụng" là "nhúng" đấy, đừng cười nghe em
"Thích" chi thì bảo là "sèm"
Khi ai bảo "đọi" thì đem "bát" vào
"Cá quả" thì gọi "cá tràu"
"Vo trôốc" là bảo "gội đầu" đấy em
Nghe ai dọng bắc êm êm
Bà con hàng xóm đến xem chật nhà
Răng chưa sang nhởi bên choa
Bà o (cô) đã nhốt con ga trong chuồng
Anh cười bối rối mà thương
Thương anh một lại trăm đường thương quê
Gió lào thổi rạc bờ tre
Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhăn
Chắt từ đá sỏi đất cằn
Nên yêu thương mới mặn nồng đó anh.

(Chuong Luu)
(03-12-2010, 10:18 AM)hothiethoa Đã viết: [ -> ]à, từ Mạ (vd: mạ cha tụi mày) và U (vd: U tao = my mother)
Không biết tiếng vùng nào! Angel

Từ Mạ = mẹ là tiếng Quảng Trị + Huế
Từ Mạ trong câu Mạ Cha Nhà Mi thì đúng của dân Nghệ An = Mồ cha nhà mi hay mả cha nhà mi
Vậy từ "chu choa" là sao vậy huynh, có phải từ đây mà ra hok huynh batting eyelashes
(06-12-2010, 08:57 AM)Vũ Thiên Di Đã viết: [ -> ]Vậy từ "chu choa" là sao vậy huynh, có phải từ đây mà ra hok huynh batting eyelashes

Chu choa không phải tiếng Nghệ An mà có lẽ là tiếng miền trong chính xác là địa phương nào thì hem biết
(06-12-2010, 09:06 AM)thangdiennhat Đã viết: [ -> ]
(06-12-2010, 08:57 AM)Vũ Thiên Di Đã viết: [ -> ]Vậy từ "chu choa" là sao vậy huynh, có phải từ đây mà ra hok huynh batting eyelashes

Chu choa không phải tiếng Nghệ An mà có lẽ là tiếng miền trong chính xác là địa phương nào thì hem biết

Cái này chắc lão Lãnh biết! Em hay nghe dân Quởn Nôm nố dzậy!
Trang: 1 2