Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Ăn chay cũng sát sinh phải không?
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2

Theo giới luật của nhà Phật, giữ giới không sát sinh là một yêu cầu tối thiểu cho tâm hướng thiện ở mức độ cơ bản.Dù là người xuất gia hay chưa xuất gia, ai cũng có thể làm được. ...
Theo từ điển Việt Nam, sát sinh có nghĩa là giết hai sinh vật, theo chủ thuyết vật dưỡng nhân. Điều này, cũng cho thấy rằng: Dù anh giết hại động vật như: gà, vịt, heo, bò, cừu, dê,... hay giết hại các loại thực vật, cây cỏ,...Đều quy về tội sát sinh cả!!!.

Bên cạnh đó, trong kinh điển nhà phật cũng nêu lên một điều hết sức quan trọng: "Chúng sinh là bình đẳng". Vậy, tại sao con người lại thiên vị cho rằng: "Ăn thực vật, hoa quả là không sát sinh?". Đậu hủ cũng từ cây đậu mà ra...Trong kinh phật, cũng có kể đến trường hợp:" một người đầu thai thành cái cây". Giả sử, bạn là cây táo, khi thấy con cháu của mình(là những quả táo) bị người đời hái xuống và nhai ngấu nghiến, thì bạn sẽ nghĩ sao?

Thật ra, vào thời của đức Phật, vẫn chưa có khái niệm "chay". Các nhà sư vẫn thường đi hành khất và thuyết giảng. Họ được cho ăn những loại thực phẩm khác nhau( có cả thực vật và động vật). Do đó, việc ăn là việc duy trì sự sống để tiếp tục con đường tu tập và giúp đời. Họ không đòi hỏi những món ăn ngon, hay những cao lương mỹ vị, những thực phẩm có lợi cho sức khỏe,...Vì thế, ta có thể mạnh dạn nói rằng:" Họ đang ăn chay", vì họ đã từ bỏ được cái ham muốn của chiếc lưỡi và bộ não của mình.Ngày nay, đa phần, mọi người đều muốn một sức khỏe tốt và tin tưởng rằng: "ăn chay có thể giảm bớt được tội lỗi", họ thích lựa chọn những sản phẩm làm từ thực vật, vì có thể vị giác của mình phù hợp với những món ăn từ thực vật đó. Vậy, họ đang ăn chay hay ăn mặn?. Và bạn thử nghĩ xem, khoảng một 100 năm nữa, con người chuyển sang ăn thực vật thì sẽ có bao nhiêu cây cỏ bị sát hại, vì tánh hiếu kỳ muốn thử thức ăn mới của con người?

Thiên nhiên vốn có sự cân bằng, một loài chết đi là do nghiệp của chúng.. Nếu bạn nói rằng: "Ăn chay mới là tu hành chân chính". Tôi tin tưởng: "Bạn là người chân chính tu hành". Vậy bạn có thể từ bỏ việc thành Phật để bảo vệ cho thực vật, cây cỏ vì lòng từ bi không?
PD
Trích dẫn:Theo từ điển Việt Nam, sát sinh có nghĩa là giết hai sinh vật, theo chủ thuyết vật dưỡng nhân. Điều này, cũng cho thấy rằng: Dù anh giết hại động vật như: gà, vịt, heo, bò, cừu, dê,... hay giết hại các loại thực vật, cây cỏ,...Đều quy về tội sát sinh cả!!!.

Theo Thiết Hoa nghĩ, nếu anh định lấy lý luận của nhà Phật, thì phải xem định nghĩa của chính nhà Phật về chữ sát sinh, chứ không thể lấy râu ông này cắm cằm bà kia được.

Nó giống như con rồng ở phương Đông thì hoàn toàn không giống gì con Dragon ở phương Tây. Nhưng mấy nhà ngôn ngữ học cứ cố gán ghép chúng với nhau, nên thành ra khập khiễng mất!
Gồm tất cả những sinh vật gì qua con mắt của những người phàm mà nó có hoạt động , có di chuyển, có ăn uống, có ngủ nghỉ, có ... có thể còn có cả suy nghĩ nữa (động vật) thì ... giết cái thứ đó gọi là sát sinh (theo luật nhà Phật chẳng hạn)

Trong quy luật của sự sống, và chuỗi thức ăn tự nhiên của mỗi loài động đậy. Ta đều thấy có cái sự dính dáng đến Protein và Lipit. Thấy con bò nó chỉ ăn cỏ mà đừng nghĩ nó ko dính dáng gì nhé. Vì khi bị con Hổ tấn cồng đứa con của mình, hay đơn giản là chỉ vì đồng loại tranh miếng ăn, tranh bạn tình, tranh mấy thứ nữa. Nó cũng có thể sẵn sàng dùng đôi sừng cướp đi sinh mạng kẻ kia. Chuyển hóa sự sống của khối Protein đó sang dạng mùn đất ngay. Đó chính là cái "bản năng" của muôn loài.

Bản năng được dịp thể hiện nhiều thì sẽ sinh ra thói xấu (lúc nào cũng muốn chuyển hóa sự sống của đối tác từ dạng protein sang dạng mùn đất) Ta tạm gọi là các "ham muốn cơ bản".

Quy định cấm sát sinh chính là do muốn khống chế bớt và tiến tới từ bỏ cái "ham muốn cơ bản nhất" trong người khi bị đánh thức thì sẽ ko kìm chế bản thân được nữa. Ví dụ : Mịa kíp! Tao nhìn thấy mày ... động đậy, tao ... muốn gít. Thế là ko khống chế được bản thân rồi.

Đương nhiên con người chúng ta thì ko có sự lãng phí thế. Khi gít chết đối tác, ko có chuyện để Protein trực tiếp chuyển sang mùn đất được. Mà trước khi xảy ra quá trình đó , nó phải được biến thành năng lượng bản thân trước đã. Nói nôm na là phải "chén cái đã".

"Chén" nhiều quen miệng. Đây là nguyên nhân chính thúc đẩy các "ham muốn cơ bản". (1)
Nhà Phật lại chủ trương tu luyện dẹp bỏ các "ham muốn cơ bản" này. (2)

Từ (1) và (2) suy ra : Nhà Phật quy định cấm chén các sản phẩm protein có nguồn gốc từ các con gọi là động vật. Cấm chén rồi đến là cấm "ham muốn" (tức là cấm gít)

Thế nhưng muốn tồn tại để tu luyện được thì lại bắt buộc phải có nguồn Protein nạp vào cơ thể hàng ngày. Không khí thì ko có rồi, nước lã cũng ko, một số thứ có thể có thì lại ko chén được. Vậy nên nhà Phật hướng về 1 loài nó thân thiện hơn , tuy cũng có sự sống nhưng nó ít di chuyển hơn, ít hoạt động hơn, ko có ngủ nghỉ ăn uống, ko có suy nghĩ , ko có ... hoặc giả sử tất cả nó đều có nhưng trong con mắt loài người thì nó ko có ( có thể là có nhưng ko nhìn thấy được) Đó là loài ... thực vật.

Định nghĩa về "gít" : Hành động tước bỏ sự sống của vật thể khác.

Thế gít thực vật có phải là sát sinh ko ?
Sát = gít
Sinh = sinh vật
Thực vật : Là chuỗi cá thể dạng sống có trong thời kì đầu của sự sống trên trái đất. Nó cũng là một dạng sinh vật.

Vậy đương nhiên là sát sinh rồi.

Ví dụ về "gít" :
- Nó vừa gít chết 1 người.
- Nó vừa gít chết con kiến.
- Nó vừa gít chết cái cây chuối. (Băm ra làm nộm mà)
- Nó vừa đào bật rễ 1 cây Dừa. (Mịa! Đào bật rễ lên thì cây nào chẳng chít. Xá gì cái cây Dừa)
- ...

Nhưng vì như cũng đã nói, ko chén thịt thì đã đành. Đằng này nếu còn ko ăn nộm chuối , ko uống nước dừa ... thế thì lấy đâu ra protein để chuyển hóa thành năng lượng nữa. Vì vậy bắt buộc phải đánh chén loài ... thực vật.

Và vì vậy cũng ko nên bắt bẻ làm gì cái chuyện nguồn gốc của Protein là từ động hay thực vật. Tất cả là vì nhu cầu tu luyện thôi. Khi tu luyện đến trình độ tuyệt đỉnh, các tu sĩ sẽ ko cần phải nạp bất kỳ 1 loại protein nào nữa. Bằng chứng là : Đường Tam Tạng vẫn phải chén cơm chay, chứ Như Lai Phật Tổ chẳng ai thấy Ngài đụng đến 1 miếng cơm chay nào cả.

Một số tu sĩ vì muốn đốt cháy quá trình tu luyện nên khi chưa đủ hỏa hầu đã vội dừng công đoạn nạp protein. Kết quả là sau 1 thời gian ngắn, họ cũng ko bao giờ oánh chén được nữa (cá biệt cũng có vài vị phải mất vài 3 năm)

big green



Trích dẫn:Đường Tam Tạng vẫn phải chén cơm chay, chứ Như Lai Phật Tổ chẳng ai thấy Ngài đụng đến 1 miếng cơm chay nào cả.

Em thấy Đức Phật vẫn hay được Vương Mẫu rủ chén Đào Tiên đấy chứ (trong Tây Du Ký á).
Riêng cá nhân em, cái khoản Ăn mà không Nhúc Nhích (Trai Tịnh), em chỉ có cách đọc thơ hay luyện truyện kiếm hiệp... (món ăn tinh thần) mới làm được thôi,
Còn riêng khoản duy trì sự sống (thể xác) thì em chả biết cách nào mà ăn không nhúc nhích cả!

Nói thêm cái món Trai tịnh, mà dành cho tinh thần không bao gồm những món ăn có vị tà dâm như truyện, phim 3x, vì ăn cái đó em vẫn phải nhúc nhích như thường!

Món nào thì món, cứ là quy tất về protein cho nó ... tiện. Vì món nào cũng phải có cái đó thôi.

Phật Tổ đi cho ... vui thôi chứ ko chén.

Mọi người cứ dâng hoa dâng quả lên chùa để cúng Phật. Phật thì ko nhưng mà toàn thấy nhà mình mang về chén với nhau.

Mấy món ăn kìm chế ham muốn đấy thật ra ko nên ăn. Nói theo đúng thuyết thì : Anh có tà tâm thì anh mới phải kìm chế. Mà mấy món đấy thì tác dụng chửa biết tới đâu. Theo ta, nếu để chắc ăn thì cứ cái nào ko dùng, ta cắt phéng nó đi là xong. Đỡ phải lo. Giống như Lãnh Công ý.

(05-05-2011, 03:33 PM)chopmat Đã viết: [ -> ]Món nào thì món, cứ là quy tất về protein cho nó ... tiện. Vì món nào cũng phải có cái đó thôi.

Phật Tổ đi cho ... vui thôi chứ ko chén.

Mọi người cứ dâng hoa dâng quả lên chùa để cúng Phật. Phật thì ko nhưng mà toàn thấy nhà mình mang về chén với nhau.

Mấy món ăn kìm chế ham muốn đấy thật ra ko nên ăn. Nói theo đúng thuyết thì : Anh có tà tâm thì anh mới phải kìm chế. Mà mấy món đấy thì tác dụng chửa biết tới đâu. Theo ta, nếu để chắc ăn thì cứ cái nào ko dùng, ta cắt phéng nó đi là xong. Đỡ phải lo. Giống như Lãnh Công ý.
Tạo Hóa sinh ra cái nào mà chẳng dùng! Ngay như cái ruột thừa còn có tác dụng cho vi khuẩn có lợi đường ruột ẩn náu!

Lãnh Công thì ngoại lệ rồi, tuy lúc cắt quăng đi mà dòng lệ tuôn sa. Nhưng cũng thấy sự hy sinh vô lượng của Ngài!
(05-05-2011, 03:40 PM)hothiethoa Đã viết: [ -> ]Tạo Hóa sinh ra cái nào mà chẳng dùng! Ngay như cái ruột thừa còn có tác dụng cho vi khuẩn có lợi đường ruột ẩn náu!

Lãnh Công thì ngoại lệ rồi, tuy lúc cắt quăng đi mà dòng lệ tuôn sa. Nhưng cũng thấy sự hy sinh vô lượng của Ngài!


Công nhận! Nhờ có bác Phiêu Dao khơi gợi nguồn cơn mà điểm hóa cho. Giờ ta mới thẩm thấu thiền cơ mà cảm phục Lãnh Công bội phần. Thật đúng là :


Kim đao khảm hạ Tù và đoạn,

Hồng lệ thức can Chánh quả thành.


Pái phục Ngài.

Quên mất chưa dịch nôm đôi câu đối tongue

Đao vàng bổ xuống Tù và đứt,
Lệ thắm lau khô Chánh quả thành.

Pái phục.
ăn chay thì dính dáng gì đến ta chứ?????

đúng là " mượn hoa kính phật" PR quớ...sặc

kinh phật có câu" "Bồ Tát (người tu hành) nên nhận rõ rằng TẤT CẢ THỊT ĐỀU TỪ THÂN BẤT TỊNH, được kết hợp bởi máu mủ bất tịnh đỏ trắng hòa hợp của cha mẹ. Vậy nên, nhận rõ SỰ BẤT TỊNH CỦA THỊT, BỒ TÁT (NGƯỜI TU HÀNH) KHÔNG NÊN ĂN THỊT."

suy ra: Thịt cũng giống như tù và, nếu mình cứ cố tình thổi thì nó sẽ mỏi miệng và mệt lắm, cho nên tránh những điều kia thì tốt nhất mình vứt cái tù và kia đi. trong phật gọi Tịnh, ngoài đời cũng gọi Tịnh. "Thân nhẹ nhàng như mây" có lẽ bắt nguồn từ đây chăng?
(07-05-2011, 09:37 PM)lanhdien Đã viết: [ -> ]ăn chay thì dính dáng gì đến ta chứ?????

đúng là " mượn hoa kính phật" PR quớ...sặc

kinh phật có câu" "Bồ Tát (người tu hành) nên nhận rõ rằng TẤT CẢ THỊT ĐỀU TỪ THÂN BẤT TỊNH, được kết hợp bởi máu mủ bất tịnh đỏ trắng hòa hợp của cha mẹ. Vậy nên, nhận rõ SỰ BẤT TỊNH CỦA THỊT, BỒ TÁT (NGƯỜI TU HÀNH) KHÔNG NÊN ĂN THỊT."

suy ra: Thịt cũng giống như tù và, nếu mình cứ cố tình thổi thì nó sẽ mỏi miệng và mệt lắm, cho nên tránh những điều kia thì tốt nhất mình vứt cái tù và kia đi. trong phật gọi Tịnh, ngoài đời cũng gọi Tịnh. "Thân nhẹ nhàng như mây" có lẽ bắt nguồn từ đây chăng?

Liên quan quá đi chứ. Giờ đây ai chẳng biết, Lãnh công nổi tiếng với câu :

Ta cảm thấy Tù và không xài nữa,
Cắt quăng đi cho dòng lệ tuôn xa.

devil

Phàm trước khi đầu cửa Phật thì phải "hạ phát quy y" , nghĩa là cắt tóc trở về hình dạng nguyên gốc. Sau đó mới tính đến chuyện ăn chay.
Tóc cắt thì lại mọc, mọc thì lại cắt. Ấy là quy định. Thế nhưng trên người có 1 số thứ cũng thuộc dạng ... tóc mà các nhà tu hành lại quên mất. Đơn cử như Râu. Các vị tu hành già cả, vị nào ko có thì thôi chứ có râu là đều để dài. Ấy cũng là chưa thập phần hoàn thiện vậy.

Lãnh Công thì khác. Ngài nắm vững nhiều kiến thức khoa học, sinh học, nhân chủng học, tâm sinh lý học ... nên ngài biết rất rõ. Một khi cắt tù và đi thì đến râu ria khỏi cần cạo nó cũng tự rụng. Ấy là giả quyết đến tận căn nguyên nguồn khởi.
Lại thêm nữa. Khi khẩu súng còn có cái ... cò thì nó còn nguy cơ cướp cò. Khi nó ko còn cái cò nữa thì ko thể cướp cò được. Rất an toàn cho việc tu luyện (Tuy rằng ăn chay, cơ thể nó sẽ mát mẻ mà ko nóng như ăn thịt. Nhưng biết đâu đấy. Tùy cơ địa mỗi người mà) Cái này được ngài gọi là "hạ giốc quy y". (giốc hay giác = tù và)

Gần đây ta được nhìn thấy mấy tấm hình của Lãnh Công khi đi off. Ta thấy trên mép ngài vẫn còn bộ ria. Nghĩ đến cái câu " Xăm vào đây 3 chữ hận tù và" , ta đồ rằng có 2 trường hợp xảy ra :

1 là : Ngài sử dụng môn dị dung thuật. Nghĩa là ngài dán râu ria giả vào để cải trang khi vi hành.
2 là : Vì công lực của ngài quá cao mà nó lại mọc ra cái mới.

Ngẫm đi ngẫm lại thì trường hợp 2 là đúng hơn cả.

Thật vậy. Thường nhật ta vẫn thấy ngài tâm đắc mà ngâm nga 2 câu :

Giốc thanh vạn lý khê sơn nguyệt,
Kỳ cước thiên nham thảo mộc phong.
(Hạ Tiệp - Nguyễn Trãi)

Tiếng hận Tù và trùm núi nguyệt. (lúc cắt quăng đi vì hơi đau nên phải ... hét to thế)
Hang trời rau cỏ mọc chân kỳ. (tu luyện nơi hang trời ăn nhầm thứ rau cỏ lạ mà mọc ra cái chân kỳ cục)

Túm lại là Lãnh Công có ăn chay nhé. Đến đây thì ko được chối là ko liên quan nhé.

devil
Sau một hành trình dài dọc theo đất nước ta chỉ rút ra được một kinh nghiệm quí báu:

Con Bò nó ăn cỏ thì nó cũng có bầu..mà con Cọp nó ăn thịt nó cũng có bầu ..chay hay mặn thì việc có bầu vẫn diễn ra ..
Trang: 1 2