Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Nhật ký - Trường Sa 8 ngày
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Nhật ký:

Ngày đầu tiên:

Đựợc mùa Hoảng Hốt

Hoảng hốt khi về phòng không thấy đồ đoàn của mình và mọi người đâu. Xuống sân thấy toàn Cảnh sát quân sự tá hỏa không biết mình có làm gì không hay mình mặc cái áo nõn chuối của công ty Green Global nổi quá ( Tranh thủ khoe quả áo tí). Hóa ra là không phải đồ thì mấy anh lính đã đem xuống, cảnh sát thì là dẹp đường cho mình hé hé oai quá. Tiếng thằng Dũng đê tiện oai oái “ Cái thùng xốp đâu rồi, thuốc chống say sóng đấy”. Thuốc gì đâu toàn rượu mà kể cũng đúng say rượu thì chắc là quên say sóng. Lên Đường

Lại thêm một quả hoảng hốt khi tàu HỤ HỤ HỤ báo hiệu rời cảng, hôm nay được mùa hoảng hốt. Tiếng còi khiến mình có cảm tưởng như hồi bé thi thoảng vẫn bị hét vào tai giật mình. Phía dưới cảng các đồng chí hải quân đưa tiễn xếp hàng chào rất nghiêm chỉnh. Lại HỤ HỤ Hụ lần này thì là tàu bạn nổi còi chào. Rời Tân Cảng tiến về Trường Sa nào

Đồ Quý Hiếm

Sông Sài Gòn tàu chạy êm có cảm giác là đang ở trên du thuyền chứ không phải đang trên tàu Hải Quân. Nhủ bụng ráng đợi ra tới cửa biển coi có giống cảm giác như tàu cá hay không. Cơm trưa trên sông cảnh đẹp yên bình công thêm mấy chén rượu chào tàu khiến mình buồn ngủ. Bị gán cho quả biệt danh Tuấn Côn Đảo do tên Dũng Đê Tiện khởi xướng nó bảo mình đã từng làm mẫu để nặn tượng mấy chiến sỹ cách mạng trong lao. Ồ không sao vẫn tự hào mình chả có tí mỡ thừa nào thêm quả này thì thành Kim Cổ Kỳ Quan chứ chả chơi. Đi Đảo bị gắn cho biệt danh Tuấn Côn Đảo cũng thú vị phết. Phát hiện ra mình là người Đà Nẵng duy nhất trên chuyến tàu lại thành động vật quý hiếm nữa.

THỌ & HUỆ

Tỉnh giấc tàu đã ra khỏi cửa biển lúc nào. Ra khỏi phòng thấy một đoàn nam có nữ có đang chăm chăm như đợi ai. Chợt nghe mấy chị em kêu THỌ…..ỌA ớ hóa ra là mấy nường đang đợi Thọ Đại Úy cựu thuyền trưởng tàu phóng lôi. HU…..Ệ…..UỆ mấy anh đáp lời, quái đoàn có ai tên Huệ nhỉ sao không thấy đọc tên lúc điểm danh. Dụi mắt giỏng tai cho tỉnh táo phát hiện ra là mấy anh chị đang bị sóng nó vật. Giờ mới cảm giác cái lắc lư của tàu nhưng thấy thích chứ chả mệt mỏi gì. Leo tót lên bong ngắm biển.

Cơm chiều, mấy anh chị Văn Công Quân Khu 4 chuẩn bi cho đêm giao lưu Tiếng Hát Át Tiếng Nôn. Dù vừa phải dựa cột vừa hát nhưng vần tuyêt vời tiếng sóng tiếng gió tạo nên một thứ âm thanh có lẽ khó mà có lại được, không biết có phải vậy không mà thi thoảng Sóng lại vui vẻ leo lên thành tàu ôm mấy người bên mạn trái. Khổ nổi sóng hào hứng quá nên mấy người bị ôm cứ gọi là lảo đảo lướt khướt. Có thằng còn ghẹo mấy tay bị sóng ôm chắc là do vấn đề ăn ở. Kết thúc đêm giao lưu là màn Hét tập thể và điệu nhảy minh họa của Thọ Đại Úy. Ấn tương với tiếng sáo trong đêm đưa mình phiêu du vào những đêm đi đánh cá cùng bạn bị cấm huýt gió vì kiêng sơ kêu nàng tiên cá tới đuổi cá đi. Mình vẫn lén huýt dù không ra hơi có lẽ vậy mà nàng tiên cá không nghe và vẫn có cháo cá để ăn.

TRĂNG

Sau cuộc giao lưu là đến vừa khiêu vũ vừa tắm. Chả cần phải nhạc nhẽo hay khán giả gì cả cứ thế nhảy theo điệu lắc của tàu.
Chui vào phòng không ngủ được ngồi nhìn ngu ngơ, bất chợt thấy môt chòm râu đưa đưa trước mặt “ Lên boong hong tóc đi anh” Dũng đê tiện rủ rê. Dẫu gội đầu nhanh hơn rửa mặt nhưng mình cũng leo lên cùng nó. Kiếm được bình trà hai anh em ngồi tào lao lâu cũng chả dịp nào anh em ngồi chung với nhau. Trăng lên, Trăng trên biển quả là hoàn mỹ chả có gì che chắn cứ thỏa sức mà khoe mình mà lả lơi với sóng. Tự nhiên buột miệng “ Mai mà găp cá heo thì hay nhỉ” thằng Dũng Đê Tiện chả nói gì gật đầu có lẽ nó cũng đang ngắm trăng, định rủ nó ở truồng tắm trăng nhưng sợ mấy anh lái tàu lạc tay lái vì mải ngắm Kim Cổ Kì Quan thì nguy nên dằn ham muốn lại.
Đêm khép lại bằng nàng Trăng đang nude khoe hết vẻ đẹp phiêu bồng của mình.



Ngày thứ hai.



“ Mời thủ trưởng đoàn công tác lên boong dùng bữa sáng” Quái mình có phải thủ trưởng đâu sao được mời, hóa ra là cái loa. buồng nào cũng có loa nên buồng nào cũng thành thủ trưởng hết. Tai hại là mình để ý đến cái loa để rồi những sang tiếp sau bị nó dựng dậy với điệp khúc “Báo thức toàn tầu – Toàn tầu báo thức”

Lên boong ăn sáng lại xoay xở kiếm nước để uống trà cho hết buổi sáng. Ngó quanh thấy mấy hội ngồi quay với nhau tám chuyện. Chị em cũng đã góp mặt khá nhiều chắc đã quen với sóng. Leo lên tầng hai với Dũng Đê Tiện biển nước mênh mông chả thấy bóng dáng con tàu nào. Vài con cá chuồn bay là là sát mặt nước. Hưng Dao Phay nhầm là bói cá mới quái. Bói cá mà bay ra được đây chắc phải là bói cá thành tinh. Nhìn cá chuồn bay lại liên tưởng tới trò ném thia lia hồi còn cái ao Hợp Tác Xã. “ Cá Heo” tiếng của ai đó reo lên cả tàu nhốn nháo đỏ qua mạn phải. Đoàn cá khoảng hai chục chú bơi theo tàu bình thản nhẹ nhàng lên xuống. Mấy chú hiếp ảnh gia cuống cuồng zoom zoom chụp chụp nhưng rốt cuộc là chả có chú nào chụp được cái vảy cá. Riêng mình thì hỉ hả cuối cùng thì điều ước của mình cũng thành hiện thực thấy cá heo trên biển.

Thọ Đại Úy với kinh nghiệm của mình nói “ Gặp cá heo chưa biết hên xui có khi biển động cũng nên.”. Trình độ dự báo thời tiết biển của Thọ Đại Úy thì phải tới ngày cuối cùng mọi người mới biết được tài của cựu thuyền trưởng tàu phóng lôi này.

Dư âm của mấy chú cá kéo dài cho tới bữa ăn trưa để nhường chỗ cho cảm giác háo hức lâng lâng khi tàu sắp ra đến bãi Phúc Tần nơi những chiếc nhà dàn được dựng lên để làm những cột mốc sống cho biển trời tổ quốc. Tôi không thể tưởng tượng được nhà dàn thế nào. DK1 lúc đầu cứ tưởng tên nhà dàn là viết tắt của dầu khí nhưng không phải nó là nhà dàn Dịch Vụ Khoa Học Kỹ Thuật. Và cũng biết thêm một điều là tại nơi đây trong một lần giông bão năm 1993 đã chứng kiến sự ra đi của 3 chiến sỹ. Tổng chúng ta có 20 nhà dàn nhưng giờ chỉ còn 15 bão đã làm đổ mất 5 chiếc trong hệ thống nhà dàn của mình.

Sắp tới lúc thả neo bóng một con tàu xuất hiện, hỏi ra mới biết nó là tàu túc trực bảo vệ nhà dàn của mình. Hai tàu chào nhau bằng ba hồi còi. Các chiến sỹ của tàu bạn xếp hàng bên mạn quân phục chỉnh tề chào theo kiểu nhà binh. Đã từng biết điều này qua phim ảnh nhưng nay chứng kiến khiến cảm giác của mình cứ chông chênh thế nào không thể giải thích được. Sự nghiêm túc trong nghi thức của Hải Quân làm mình quên mất việc vẫy tay cho đến khi tiếng reo rối rít của mọi người mới làm mình tỉnh lại vãy tay bù rối rít không kém.

Nhà dàn. Mình hơi bối rối khi thấy nó từ xa nom có vẻ như một cái chòi canh cá ở giữa đìa tôm. Xa xa bằng mắt thường có thể nom thấy thêm hai cái nữa

Mình lên nhà giàn trên chuyến thứ ba. Một chiếc xuồng được kéo đi bằng một cái xuồng máy khác. Việc lên xuống xuồng được tuân thủ nghiêm ngặt, đây là lần rời tàu đầu tiên nên mặt ai cũng tỏ vẻ căng thẳng. Tiếc nhắc nhở của mấy chiến sỹ làm nhiệm vụ đưa đón liên tục vang lên” Chú ý cái tay, Chú ý cái tay, không đặt lên mạn xuồng”. Để đưa mọi người lên được nhà dàn đúng là một sự vất vả vô cùng của các chiến sỹ. Anh Bảy một trong những chiến sỹ trong đội xuồng đưa chúng tôi ra nhà dàn chân bị tước móng chảy máu khá nhiều, nhưng dường như anh chẳng quan tâm. Ánh mắt cử chỉ và cả tiếng quát mọi người tuân thủ nguyên tắc lên xuống vẫn vang lên đầy trách nhiệm. Cảm giác đi trên xuống khá giống với khi ở trên tàu đánh cá.

Cuối cùng thì cũng đặt chân lên Nhà Dàn. Nhìn xuống biển cả lội tung tăng chủ yếu là cá Kìm,cá đuối và cá dìa. Trên mặt sàn một chú cá ngừ dường như vừa được câu lên không lâu. Đi một vòng quanh nhà dàn lúc này trong long mới dậy lên ý nghĩ chao ơi nếu ở đây cả năm trời thì còn tệ hơn ở tù với mười một người và mênh mông là biển cả. Lòng cảm phục của mình đối với ý chí và niềm tin của các chiến sỹ hải quân làm mình nghèn nghẹn. Đứng nói chuyện với mấy chiến sỹ hải quân mình mới biết, ở đây hai tháng một lần mới có tàu ra tiếp tế. Mùa nắng thì còn có rau tự trồng để ăn, cá thì nhiều. Nhưng mùa mưa chủ yếu là ăn cá đông lạnh được câu từ trước và rau củ chủ yếu là bí đao và bí đỏ. Mưa theo lời kể thì kinh khủng không thể trồng bất cứ cái gì. những lúc biển động thì còn ghê gớm hơn khi sóng cao tràn lên tầng hai của nhà dàn có khi mực còn leo cả lên đấy, ngó xuống nhà dàn tưởng tượng sóng dễ phải cao cả chục mét chứ chả chơi.

Mải chuyện không để ý trời sập tối khá nhanh lệnh rời Nhà Dàn về Tàu gấp. Chúng tôi nhường phụ nữ và mấy người già xuống trước, lúc lên đã muộn nên phòng khách chật không thể vào nghe nói chuyện, lúc này tôi mới gặp anh Trang Hải Âu chỉ huy nhà dàn xuống tiễn chúng tôi. Trang Hải Âu cái tên như gắn liền với biển, cuộc đời anh có lẽ xứng đáng là người được tặng danh hiệu Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang trong thời bình này nhất. Tôi và anh Hồng Kỳ đoàn Văn Công Quân Khu bốn với anh Trang Hải Âu là đồng hương Nghệ An. Qua câu chuyện trong lúc chờ xuồng tôi mới biết anh đã ở đây 17 năm, mỗi năm về bờ được một tháng có năm không về. Hai năm nữa là anh được về hưu vì chính sách dành cho lính biển, tức là được ra quân sớm 5 năm nhưng anh tâm sự anh sẽ xin ở lại thêm cho hết tuổi quân để đỡ khổ cho những người khác được vài năm vì hơn ai hết anh hiểu cuộc sống Nhà Dàn là như thế nào. Nhìn anh lòng tin về người lính của tôi được củng cố hơn rất nhiều. Nhìn anh người lính chiến giữa cảnh đất nước thanh bình mới cảm thấy được rằng những suy nghĩ trước kia của mình là sai. Đất nước mình vẫn còn đó những anh hùng thực sự.

Rời Nhà Dàn với tâm trạng mênh mang với những suy nghĩ ngổn ngang trong đầu về niềm tin và về sự kiên trung và tấm lòng của người lính biển đối với tổ quốc.

Về đến tàu đã tối còn chuyến cuối cùng nữa, mọi người khá lo lắng vì biển về đêm sóng mạnh hơn lại tối đen như mực. Nhưng rồi mọi người cũng thở phào nhẹ nhõm khi thành viên cuối cùng lên boong.

Lê tưởng niệm những người đã ngã xuống trong cơn bão năm 1993 diễn rất rang nghiêm và xúc động. Được nghe Đại Tá Nguyễn Đăng Nghiêm kể lại trong những nghẹn ngào về hình ảnh của những người trước lúc ra đi. Có anh đã nhường áo phao và lương khô cho những người lính trẻ và bắt họ rời giàn, có anh ở lại đến phút cuối cùng để giữ liên lạc với đất liền cho đến lúc bão giật đổ nhà giàn chỉ kịp gửi lời chào vĩnh biệt…. Họ đã ngã xuống mãi mãi hòa mình trong lòng biển cả thiêng liêng của tổ quốc. Chúng tôi lặng đi trong niềm xúc động khi tàu cất còi chào các anh.

Vòng hoa tưởng niệm được từ từ thả xuống nước, biển tự nhiên yên bình đón nhận chứ không nổi sóng như khi từ nhà dàn trở về, phải chăng biển và sóng cũng đang im lìm tưởng niệm các anh. Chúng tôi mỗi người một bông hoa thả xuống biển dõi theo cho đến khi tất cả hòa mình vào bóng đêm vào lòng biển bao la. Hãy yên nghỉ nhé các anh. Không khí trầm mặc cho đến khi kết thúc bữa cơm tối và kéo dài về đêm.

Ngày thứ hai khép lại với hình ảnh các liệt sỹ và người anh hùng trong thời bình TRANG HẢI ÂU.
Tiếp đi bác,
Bác nói cảm giác như đi tàu cá, là bác đã đi tàu cá bình thường?
Hay bác đi quả tàu cá ra Hoàng Sa đợt đăng trên vietnamnet.vn hả bác?
Ngày thứ 3

Đảo Đá Lát nhìn từ tàu nom như một ngôi nhà mọc lên giữa biển, đang là lúc triều lên nên toàn đảo ngập chìm trong nước chỉ còn duy nhất nơi ở của các chiến sỹ. Diện tích đảo được đóng khung bằng những con sóng bạc đầu. Ở biển sóng tạm được phân chia ra làm mấy loại. Cấp một hai thì là sóng con nít trong trẻo nhẹ nhàng và thấp, sóng ba bốn cao hơn một tý có đôi con bạc đầu tí tí như thanh niên cũng có kẻ bạc đầu, còn lại sóng già, sóng già nhất là ở gần bờ và chắc là lúc biển động lớn, trong chuyến đi đã từng mong biển sóng to hơn để được hưởng cảm giác say nhưng không toại nguyện vì nghe nói nếu sóng lớn thì ai cũng say cả. Sóng bao quanh diện tích của đảo chìm Đá Lát chỉ là sóng già vưa vưa, đầu hơi muối tiêu. Xuồng đi trên mặt đá san hô trời đẹp nắng đẹp những rặng san hô chết óng ánh xanh như màu sắc của những miếng khảm xà cừ. Lên tới đảo tôi chọn đường lên không chính thống là chuyển hàng với các anh lính trên đảo và leo qua lan can đi cho nhanh. Lên đến nơi là phòng thông tin tại đây tôi gặp một người đồng hương Nghệ An (Yên Thành) và được mời hút thuốc lào. Quá là quý hóa khi ra đến đây mà vẫn có thuốc lào để hút. Anh đã không tham gia cùng giao lưu văn nghệ vì còn phải nhận điện đàm. Mặc dù ở cạnh anh tôi hiểu anh cũng háo hức và muốn tham gia lắm. Nhưng nhiệm vụ là nhiệm vụ tôi cũng ngồi chơi và xem cách thông tin của hải quân mình. Nghe giọng đọc mật mã rất hay như một bài hát dù chỉ là tên các địa danh của Việt Nam. Ở đảo nhìn chung cuộc sống dễ dàng hơn so với nhà dàn. Ở đây bắt ốc dễ hơn là câu cá, cá câu được phải nuôi trong một cái lồng để ăn dần, mùa biển động và mưa cũng đỡ hơn nhà dàn. Còn ốc thì trước khi đoàn ra cán bộ chiến sỹ trên đảo đã bắt dễ phải đến cả tạ để tặng tàu. Món ốc này bắt rượu khỏi bàn luôn. Gần tới giờ về Hưng Dao Phay nhanh chân phi xuống biển cùng anh lính bắt ốc vậy là kéo theo một đoàn phi xuống tắm ké dù lệnh ban ra là cấm tắm. Cả bọn hí hửng như cả năm chưa được tắm. VTV3 cũng tranh thủ làm quả phóng sự anh lính bắt ốc khiến chú lính bị bắt diễn suýt phát cáu. Cái gia đình họ cần cái người lính cần là tình cảm tự nhiên và những lời nói xuất phát tự đáy lòng chứ đếch phải là diễn như vầy có cảm giác như đang mớm cung nhìn giả và phô đếch chịu được.
Trưa cơm rượu và ngủ. Tối lại rượu cơm và lên boong. Đêm trên boong trăng chưa lên ngồi nhòm sao và nghe Thọ Đại Úy kể chuyện chơi xỏ lúc đi học ở bên Tây anh em quây quần đàn hát cảm giác những ngày ở Huế ùa về.
Thôi thì đủ các loại nhạc Tây Tàu Ta, Trịnh, Phạm Duy, Nhạc Đỏ, Nhạc Vàng, Nhạc Đen…. Ai nhớ bài nào hát bài đó đây là đêm đầu tiên mình biết anh Hưng Đỉnh ông anh có giọng hát khê khê thuốc lào khan khan rượu đế ấn tượng để lại là từ đệm “Cái Một” cái gì cũng cái một được hết. Có vẻ là dân nghiền kiếm hiệp.Em Dung báo “ Lộ Hàng” người mỏng như mình khiến cả bọn bảo đừng có ngồi cạnh nhau, em có cái giọng cao mà mỗi lần ngồi cạnh là mỏi cổ vì phải rướn lên nghe.
Chị Giang mang cho một phong bánh quy và một bì bánh mặn. Trà ngon và bánh ngon làm mình như đang ở nhà vác ghế ra lan can tự kỷ. Chị Giang thì thấy cực quen và có cảm giác như đã quen từ lâu rồi, sau mới biết là gặp trên FB
Rốt cuộc rồi Trăng cũng lên, mình với Dũng Đê Tiện hát “Ông Trăng Xuống Chơi” và sau đó biết them một bài cũng từ nó bài “ Như một hòn bi xanh trái đất này quay tròn, vô tình ta cùng chọn nơi này là quê hương…”!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Tự nghĩ Phật nói “Tu ba năm mới chung một chuyến đò” Vậy mà chúng ta những người trên HQ936 được ở đây ăn ngủ cùng nhau chắc là đã từng tu cả ngàn năm chứ chả chơi”
Ngày thứ 3 trôi qua trong tình cảm ấm áp của mọi người trong đoàn.
(10-05-2011, 05:01 PM)qgnv Đã viết: [ -> ]Tiếp đi bác,
Bác nói cảm giác như đi tàu cá, là bác đã đi tàu cá bình thường?
Hay bác đi quả tàu cá ra Hoàng Sa đợt đăng trên vietnamnet.vn hả bác?

Đi tàu cá bình thường
He he he,
Nghe văn kể của bác thì ắt hẳn bác Tuấn Côn Đảo rồi,

Bác Dũng Đê Tiện kể mọi người say sóng mà bác chỉ ước Sóng to tý nữa mới thích, và bác quê Nghệ An,

nên em đoán dzậy, trúng thì trúng chả trúng thì trật :-)
Ngày thứ tư:

Trường Sa lớn.
Trường sa hiện ra trước mắt xanh rờn như thiên đường giữa biển gợi một nỗi nhớ đất liền sau ba ngày giữa biển khơi, Không phải là hàng dừa xanh như đã từng tưởng tượng, Trường Sa xanh màu xanh của cây cối và lấp ló những mái cong ngói đỏ của chùa chiền. Trên cầu tàu các chiến sỹ Hải Quân đã xếp hang đón chúng tôi. Trên đầu có tiếng máy bay khiến cả đoàn đoán già đóan non hay là Trung Khựa nghe tin đem máy bay ra thăm dò, một chiếc trực thăng màu vàng cất cánh bay lên từ đảo, đảo có đường băng mình nhủ thầm.
Trước khi vào đảo chúng tôi được rửa tay bằng nước ngọt, cái quý giá nhất của người chủ nhà hiếu khách dành tặng cho chúng tôi.
Cảm giác thanh bình tràn ngập trên đảo, cột mốc chủ quyền hiện ra như một niềm tự hào của dân tộc không cao lớn hiên ngang sừng sững nhưng lại chắc chắn và kiêu hùng một cách khó tin. Cả đoàn tranh thủ chụp ảnh lưu lại khoảng khắc mà đã từng ao ước đặt tay lên cột mốc đảo Trường Sa.
Bàng Vuông đó là cái thứ hai mà mình nghĩ tới, cùng Dũng Đê Tiện đi vào sân chính của Đảo nơi có cây Bàng Vuông với loài hoa sắc tím nở về đêm. Lá Bàng Vuông dài và thon hơn lá bàng thường quả thì lớn và có cạnh bốn cạnh đều nhau. Dũng Đê Tiện bế mình lên chạm vào quả bang để chụp ảnh nhờ thế mà nó được bế luôn cả mấy chị em xon xen học theo. Trả ơn cho nó vậy là được chứ bảo mình bế nó lên chắc tèo quá.
Trên Đảo những chú chó rất thân thiện và mến khách quấn quýt bên mọi người nhằm gây sự chú ý, duy chỉ có một chú chó già màu vàng là không như vậy đủng đỉnh và chậm rãi nó như một vị đầu lĩnh thực sự nó khiến mọi người phải để ý mà khong cần phải quá xoắn xuýt.
Loay hoay một lúc vào hội trường chỉ kịp đem quà của công ty lên xếp cùng với quà của mọi người rồi xuống phía dưới ngồi. Ơ đây cái duyên đưa đẩy thế nào lại gặp người Đà nẵng duy nhất ở đảo, đồng chí Nguyễn Thành Tài. Để rồi suốt từ đó đến khi gặp lại Tài vào buổi tối cứ áy náy vì chưa chụp được ảnh để mang về cho vợ con Tài ở Đà Nẵng.
Tối bữa cơm thân mật với mọi người trên đảo rượu khiến mọi người xích lại gần nhau hơn ấm áp và tình cảm hơn như một đại gia đình. Bữa cơm có món tiết canh ngon tuyệt trần được làm từ công chăn nuôi của lính đảo.
Được thằng Dũng hát cho nghe bài nó vừa sáng tác từ lúc chiều nhưng cái cảm giác nghe nó hát lại trong đêm văn nghệ làm mình thực sự xúc động “ Biển trời này là của chúng ta” đúng đúng là như vậy “ Biển trời này là của chúng ta” và đang được canh giữ bởi những người con quả cảm, những người chưa được hưởng thanh bình để giữ cho Biển Trời cho tổ quốc được thanh bình. Cảm ơn các anh, cảm ơn những người lính đảo.
Gặp lại Tài khi hỏi thăm những người lính bên cạnh mới biết Tài khá nổi tiếng khi từng lên người đương thời và Chúng tôi và chiến sỹ, hai anh em nói chuyện than mật như đã thân nhau tự thủa nào, Tài mời tôi về phòng và tại đây tôi được uống những ly rượu mật cá Chình tuyệt ngon. Vội vã ôm thùng quà mà Tài gửi về cho vợ con mà trong đó toàn là bánh kẹo, bánh kẹo anh được tặng, cổ họng chợt nghèn nghẹn mình lao ra cho kịp giờ về tàu.
Rời Đảo trời đổ mưa, phải chăng trời cũng luyến lưu và cảm động như lòng của chúng tôi, tàu dùng dằng không rời bến tiếng hát nối tiếp tiếng hát dường như không bao giờ dứt không thể chia tay, áo đổi áo, không khí chia ly thấm đẫm tình cảm và nước mắt, tiếng hát vang mãi cho đến khi không còn thấy những cái vẫy tay trong trời đêm, không khí chùng xuống trong buổi ăn đêm, chị em nhiều người mắt còn đỏ hoe.
Ngày khép lại với lời hứa với Tài với niềm tin được củng cố hơn rất nhiều. Tạm biệt Trường Sa giờ đây Trường Sa đã không còn xa nữa với chúng tôi.
Cám ơn cụ chủ thớt,
Sao cụ không bắt bác Dũng DT kiệu cụ lên, có phải là cụ đã trả ơn bác Dung DT hoành tráng hơn không :-))

Ha ha ha