Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: HVN - người làm xiếc trên các con chữ.
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2
Người ta nhắc với tôi nhiều về anh Hvn, mà hiếm khi có cơ hội cùng anh trò chuyện. Tôi có cảm giác anh hơi xa xôi, biệt lập, và có một chút khoảng cách với chúng tôi - hội những người đê tiện.
Tò mò một chút, tôi đi tìm những bài thơ của anh viết, những bài hát anh gửi lên hoặc những lời bình của anh về 1 chủ đề nào đó, thì thấy anh rất đỗi đời thường, vui tính và có phần tinh nghịch, đâu phải cao cao tại thượng như tôi vẫn tưởng.
Hvn có một gu thẩm mỹ rất tuyệt, ngoài thiên phú về thi ca, tôi đoán có lẽ anh là người chăm chỉ, đọc nhiều. Chỉ có mồ hôi thực sự mới có thể sinh ra người nghệ sĩ chân chính, và anh Hvn chính là người như thế.
Xin được giới thiệu cùng quý vị một bài thơ của anh có tựa đề là "Chán ngán", thời gian và hoàn cảnh ra đời thì có lẽ phải nhờ anh lên bổ sung giùm tôi :

Em mang niềm nhớ thương
Quay về miền thương nhớ
Nhịp chân nào bỡ ngỡ
Lạc giữa màn sương đêm.

Anh đi tìm lãng quên
Thả xuống dòng quên lãng
Những ngày dài ngao ngán
Những ngày dài cuồng điên.

Gió mùa thu thật hiền
Trăng mùa thu thật sáng
Sao tình thu lơ đãng?
Để sầu thu miên man...


Tôi thực sự ấn tượng với ca từ của bài thơ. Em mang niềm thương nhớ/ Quay về miền nhớ thương ; Anh đi tìm quên lãng/ Thả xuống dòng lãng quên.
Thủ pháp nghệ thuật dùng từ lặp nhưng đảo từ mà anh Hvn sử dụng ở đây, như tạo thành những vòng xoáy quay mãi không ngừng.
Với người viết nghiệp dư như tôi, đôi khi câu từ bị cảm xúc lấn lướt. Nhưng ở bài thơ này, anh Hvn rõ ràng đã chủ động điều khiển câu chữ, và không vì thế mà cảm xúc thơ anh giảm bớt mà ngược lại, nó khiến câu thơ trĩu nặng hơn. Người đọc như bị cuốn vào vòng cảm xúc của anh.
Thơ anh Hvn đầy tính nhạc, có thanh có sắc, có trầm có bổng, có lên có xuống. Đây cũng là điều mà hiếm người nào làm được trong thời đại thơ hậu - hậu hiện đại (văn vần) này.
Tôi thích thơ Hvn, thích cách anh làm chủ câu từ - như một người nghệ sĩ tung hứng đứng trên sân khấu.
Có thể bạn thích thơ anh Hvn ở nhiều điểm khác nữa, xin hãy chia sẻ trong topic này nhé.big green
surprise bắt đầu rồi đây 033

Các bác đừng đưa mấy bài thơ giai đoạn đầu của tôi lên kẻo mụ vợ tôi nó lại cằn nhằn sad Mụ âý chỉ ủng hộ tôi làm thơ theo trường phái "thiền cách tơn hậu hiện đại" thôi sad
ui.. mình cũng viết hay..nhưng ko ai... kheng mình hết ta ..??

......

Len chào anh Cua..

Anh viết như vầy thì len chắc rằng hông ai bàn thêm nữa rồi .


.....

Chữ nghĩa ..vốn biến hoá thành muôn muôn mầu sắc theo cách của từng người.và cách yêu thích của mỗi người .

Thiamlau cũng vốn là chỗ tao ngộ để mọi người chia sẻ buồn vui

hãy vô tư như Tà cái
bình dị như hớ thiệt hở - lành lành như lanhdien-phung- tá hoả....

.điên điên như Ngạo v..v..và vv
và cũng mang nét dethuong của các conuong


Quen lâu ... ai sao thì mọi người cũng đã quá hiểu nhau rồi kia mà




...
hãy giữ hài hoà cho khu vườn
Đừng mang treo riêng lẻ như vậy len chắc hông có gì vui đâu




bữa nay ta gan to ..vuốt râu cọp bà con ui..chắc chết mất






.
Chảnh cứ lo xa, với tình hình diễn biến căng thẳng hiện nay thì ai cũng sẽ được mắc vào thòng lọng hee hee
@Bác Hvn : Bài này chỉ là 1 bước thăm dò xem ý bác thế nào thôi bác ạ, còn về thơ "thiền cách tơn hậu hiện đại" của bác, em cũng thích lắm ạbig green

@Lenne muội : Huynh đọc được dòng chữ bôi trắng của muội rồi nhé, yên tâm đi, lượt sau sẽ đến muội đó. tongue

@Bác Hoả : Bác toàn nói những câu chân lý big green
Lão Cua viết thế nào tớ đọc thấy ít tiện khí quá lại đâm lo lo không biết có phải lão đang ru ngủ đối phương hay chăng laughing
“Có những dòng sông chảy lững lờ
Những cánh lục bình trôi bơ vơ
Những buổi chiều êm không người đến
Những tình dang dở kết thành thơ.”


Hoàng Vỹ Nhiên và khúc Sérénade dang dỡ

Hoàng Vỹ Nhiên là một người trong số đó, anh đến rất lặng lẽ và ra đi trong lúc ồn ào. Với anh thơ là nhịp đập, là hơi thở, là sức sống của nội tâm rất sâu lắng và da diết. Ở anh người ta thấy sự hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn, một thứ âm thanh réo rắt, hiền dịu mà nồng nàn du dương. Lắng đọng và kết tinh thành một phong cách thi ca sống động, là biểu tượng của sự chân thành và dung dị. Người ta gọi anh là khúc Sérénade dang dỡ để biểu lộ cái cảm xúc luyến tiếc và day dứt không nguôi.

Tôi lặng lẽ đi dưới chiều nhạt nắng
Biết tìm đâu làn hơi ấm ngày xưa?
Nỗi quạnh hiu làm sao nói cho vừa
Ai thấu hiểu cho lòng ta hoang vắng?


Sự ray rức trong lòng người thi sỹ luôn thôi thúc anh, trăn trở cho bản thân mình hay cho ai đây?

“Ta tìm em nơi đâu
Khi chiều về mưa đổ
Tình vẫn chưa phai màu
Nên còn mong hội ngộ.”


Hay như:

“Em ngỡ tình anh như biển lớn
Mà em là cánh lục bình thôi
Theo hết dòng sông về cuối sóng
Bẽ bàng đâu thấy vạn trùng khơi.”


Một sự hoài niệm miên man trong câu từ, nghe cứ mà khắc khoải. Cảm thông cho những gì dang dở trong cõi đời này, thi nhân đã thốt lên những lời xót xa cho thân phận, cho những ai “Yêu nhau mà không đến được với nhau”.

“Ta gọi em về trong yêu đương
Hồn rung nhẹ nhẹ khúc vô thường
Thấp thoáng hình em trong tiếng nhạc
Mắt huyền thăm thẳm bóng tà dương.”


Tình nhân trong con mắt thi nhân có nét gì đó hư ảo, mơ hồ. Rất thăm thẳm xa trôi, hình như ai trong chúng ta cũng từng bắt gặp đâu đó.

Phải nói rằng nội tâm của thi nhân có một cái gì đó dằn xé đến mãnh liệt, và những lúc như thế người ta thấy thi nhân phóng ra một luồng cảm xúc dữ dội. Cao trào là từ đây:

Đã mấy hôm rồi em chẳng lên
Vườn xưa đâu bóng dáng em hiền
Anh đi tìm lại dòng thơ cũ
Để rồi nhung nhớ nhớ nhung thêm.


Không cần phải ồn ào như Tố Hữu: “Nó chết rồi con chim của tôi/ Con chim nho nhỏ mới ra đời…” dù sao thì hai phong thái cũng khác nhau. Một người theo dấu hùng binh nên lúc nào cũng ồn ào, nhộn nhịp. Nhưng với Hoàng Vỹ Nhiên của chúng ta đó là một thầm thì từ phía nội tâm, nó cũng giống như cách anh thổi sáo, rất dìu dặt và sâu lắng. Anh không la to như ai kia, mà anh chỉ thủ thỉ, thầm thì “ Đã mấy hôm rồi em chẳng lên/ vườn xưa đâu bóng dáng em hiền”. Ôi! Cái từ “em” trong thơ anh sao mà nó e ấp đến thế. Nó cong lại và mềm ra và uốn mình nơi cuối vườn hoang, chờ đợi một lời an ủi vỗ về, không có sự cứng nhắc và khô khan đến trần trụi.

Nhớ quá đi chứ! “em” không lên đã mấy hôm rồi mà không nhớ sao được, rất nũng nịu và tình tứ.
Và từ đây chúng ta lại bắt gặp:

“Không hẹn mà sao hoài ngóng đợi?
Chưa tỏ niềm riêng sao buồn mơ?
Ai để hương hoa về lối nhỏ?
Ai bắt lòng ai cứ đợi chờ?”


Thật tội nghiệp cho thi nhân, quá đột ngột và bất ngờ. Giống như Nguyên Sa từng cảm thán:

“Em chợt đến chợt đi anh vẫn biết”

Sự thất thường của ‘Em” khiến người ta thấy có gì đó một sự chua xót, bất nhẫn. Gọi lên không lên, đến khi lên thì đột ngột xuống.

Bệnh gì đây?
Chứng gì đây?

nhưng như chưa hề có cuộc chia ly, anh vẫn miệt mài với cách làm thủ công của mình để “Em” được trở lại, dù chỉ là trong những đêm hoang:

Từ bữa em đi mây vẫn bay
Những đóa phù dung vẫn nở đầy
Vẫn những đêm hoang sầu viễn xứ
Riêng hồn anh đã chớm thơ ngây.”


Anh muốn hóa thơ ngây, để thấy lòng mình thanh thản và vơi bớt ưu phiền. Xuân Diệu đã từng nói:” Em ngây thơ hỏi anh/ Sao mặt hồ gợn sóng”. Riêng anh thì không ngây thơ theo kiểu vậy, thi nhân muốn biến cái ngây thơ trong đêm hoang của mình là phải có sản phẩm mà kết tinh nó là ”Những đóa phù dung vẫn nở đầy”.

Đẹp đấy chứ?
Long lanh đấy chứ?

Mặc dù ta thấy có chút gì tội nghiệp, nhưng tinh hoa thì nó đã đong đầy trong thơ anh. Được bung ra một cách mãnh liệt sau bao ngày dồn nén, chịu đựng...

‘’Em trở lại, đất trời bừng lửa sống
Núi nghiêng chào và sông suối reo ca
Những con đường dằng dặc vạn trùng xa
Bỗng gần lại như đôi lòng thương mến
Dòng sông tương tư, vầng trăng hò hẹn
Cũng tưng bừng trong giấc mộng uyên ương’’


Và những gì ao ước của thi nhân đã trở thành hiện thực, tiếng sáo mê hồn của chàng Trương Chi đã khiến cho Mỵ Nương giật mình trở giấc, bản giao hưởng từ muôn ngàn năm trước được khởi xướng lên trong thơ anh dặt dìu và dai dẵng…

Nơi đó có nàng Trăng làm chứng cho một tâm hồn lắng đọng của thi nhân cùng với bản tình ca ngút ngàn;

‘’Trăng tan lấp lánh dòng giai điệu
Gió thoảng mơ màng dải hợp âm
Ta thả hồn trôi theo ý nhạc
Để tình lưu lạc đến trăm năm. ‘’


Và để rồi nghe lòng mình chùng lại;

“Những nuối tiếc dày vò trong ký ức
Cố nhân ơi! chiếc bóng dưới sương tà...’’


Hối tiếc một thời, ước vọng một thời. Ký ức như quả bom nguyên tử đã phá tan giấc mộng liêu trai của anh một cách tàn nhẫn và đau đớn, khi anh nhìn "EM" lây lất qua tay, bất động về thể xác, thụ động về tinh thần mà biền biệt, hao hư...

Vậy mà chưa đủ tiếc nuối ư?
Vậy mà chưa dang dở ư?

Ở Thi ẩm lầu người ta gọi đó là khúc Sérénade dang dỡ
Phải gió cái nhà bác này sad Đến nơi đến chốn chứ dang dở là dang dở thế nào laughing

Sản phẩm kết tinh, cảm xúc phóng ra, tinh hoa đong đầy, cách làm thủ công... toàn những từ ngữ hết sức tế nhị laughing

Tôi bảo các bác roài, thơ tôi giai đoạn cổ điển giờ đọc lại chán lắm. Đơn cử như cái bài "Sonate ánh trăng" viết hồi xưa, bác Lãnh trích ra mấy câu nghe rất sến :

(10-04-2011, 12:36 AM)lanhdien Đã viết: [ -> ]‘’Trăng tan lấp lánh dòng giai điệu
Gió thoảng mơ màng dải hợp âm
Ta thả hồn trôi theo ý nhạc
Để tình lưu lạc đến trăm năm. ‘’

Phiên bản cách tơn nó thế này cơ :

Sonate ánh trăng (Vơ sừn 2)

Từng nhúm từng nhúm trăng
Lan ra loong boong boong trên mặt nó
Nó là cái hồ nước không có cá chết nổi phập phù phù và bơ vơ
Trăng rơi lủm khủm tiếng chết dẫm í ót
Hội viên hội nhảy dù
Hội viên hội thổi tù, thổi khèn, thổi linh tinh các loại nhạc cụ
Đâu tiếng sáo trúc ông lão đã ngủ trên võng xếp không ai thấy thương hiệu dán lên
Ánh trăng lềnh bềnh bềnh làm tiếng đàn bồn chồn chồn lặng
Đừng thắc mắc tại
sao ánh trăng không
rơi lên cái hoa
kia Vì nó ti
tí xấu xí thế
Sự bất công của màu trắng sin sít đó là thế giới
Tôi nhớ bác Ven bác Banh bác Xy [*]
Thế giới của các bác lông lênh mông mênh trăng đêm
Thế giới của tôi ngày nay gộc ghệch nhơm nhởm
Ánh trăng phóng xạ chi chít
Thôi vào nhà
nhìn hàng rào
Làm gì thì làm
Thách thức cái liếc mắt đắm đuối
Kệ nó rơi đi trăng


* : Beethoven, Chopin, Debussy

Đấy, đấy mới là thơ chứ laughinglaughing
Thể theo yêu cầu của anh Hvn, chúng tôi xin phép không giới thiệu đến quý vị những bài thơ thời kỳ đầu sáng tác của anh (bản thân anh thừa nhận là "rất sến") mà muốn đưa quý vị đến một không gian thơ Hvn hoàn toàn mới. Quý vị sẽ được trải nghiệm với những bất ngờ, thú vị và một triết lý vượt tầm thời đại trong Hvn. Đó là những bài thơ theo trào lưu Hậu hiện đại.

Trào lưu Hậu hiện đại (Postmodernism) trong thơ được xem như sự tiếp tục của thơ Hiện đại, bắt đầu xuất phát từ cuối thập niên 1950, kéo dài đến thời điểm hiện tại. Trong một bài báo gây tranh cãi, chính Hvn đã tuyên bố : "Thơ hiện đại đã chết tại Thi ẩm lầu vào ngày ... tháng ... năm ...big green. Bài báo như một quả bom nguyên tử, nổ tung bầu không khí văn học nói chung của VN vốn đã quá tù túng, bế tắc; được tái bản nhiều lần, dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau.

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chủ nghĩa Hậu hiện đại và thơ Hậu hiện đại.
Chủ nghĩa hậu hiện đại, theo giáo sư Mary Klages, là một từ ngữ phức tạp bao hàm một hệ thống tư tưởng được giới nghiên cứu đại học tiếp nhận, khai triển từ những năm giữa thập niên 1980 đến nay (trước đó từ những năm 1930 đã có người đề cập đến). Rất khó có một định nghĩa thật chính xác và hàm súc về chủ nghĩa hậu hiện đại, vì khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại xuất hiện trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, bao gồm nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc, phim ảnh, văn chương, chính trị, xã hội, truyền thông, khoa học kỹ thuật và ngay cả thời trang hay các phương tiện giải trí thường ngày như Disneyland chẳng hạn.

Charles Jencks thì cho rằng Thời hậu hiện đại là thời đại của sự lựa chọn không ngừng. Đó là một thời đại không có sự chính thống nào có thể được tiếp nhận mà không có sự tự ý thức và châm biếm (irony), bởi vì tất cả mọi truyền thống dường như đều có những giá trị nhất định. Điều này phần nào là hệ quả của cái gọi là sự bùng nổ thông tin, sự tiếp cận của những kiến thức được hệ thống hoá, hệ thống truyền thông và điều khiển học toàn cầu. Đó là một thời đại không phải chỉ thuộc về những người giàu có, những kẻ chỉ biết thu thập, những kẻ du hành chiết trung qua thời gian với thật nhiều khả năng lựa chọn, nhưng hầu như thuộc về mọi cư dân ở thành thị. Chủ nghĩa đa nguyên, cái "chủ nghĩa" của thời đại chúng ta, vừa là một vấn đề lớn vừa là một cơ hội lớn: nơi mỗi người đàn ông trở thành một công dân thế giới và mỗi người đàn bà là một cá nhân được giải phóng; nơi sự lẫn lộn và lo âu trở thành tâm thế chủ đạo và sự bắt chước trở thành một hình thức phổ thông của nền văn hoá đại chúng. Đây là cái giá mà chúng ta phải trả cho thời hậu hiện đại, nó cũng nặng nề như tính chất đơn điệu, giáo điều và nghèo nàn của thời hiện đại. Nhưng, mặc dù có nhiều nỗ lực ở Iran và nhiều nơi khác trên thế giới, người ta không thể trở lại với nền văn hoá và hình thức kỹ nghệ trước đây, nhằm áp đặt một tôn giáo duy bản luận hay ngay cả một thứ chính thống giáo hiện đại được. Một khi hệ thống truyền thông toàn cầu và hình thức sản xuất điều khiển học đã xuất hiện, chúng sẽ sáng tạo nên nhu cầu của chúng và ngay cả chiến tranh nguyên tử cũng không thể đảo ngược được.

Ở nước ta, chỉ khi Hvn tuyên bố "cái chết của thơ hiện đại" thì Thơ hậu hiện đại mới chính thức khai phát súng đầu tiên. Đi theo con đường của Hvn, Nguyễn Hữu Hồng Minh (NHHM) với bài thơ "Lỗ hổng lịch sử" làm cho Nguyễn Trọng Tạo phải ngỡ ngàng hỏi "Hậu hiện đại là cái quái gì?". Cũng chả biết nó là cái quái gì, nhưng chỉ thấy các hội thảo nước ngoài mời NHHM rầm rập, còn trên các diễn đàn Việt hay báo chí chính thống thì người ta chửi anh không tiếc lời.

Nhiều khi hắn thấy dương vật hắn đang ở Sàigòn,
...
Linh hồn hắn treo đâu đó trên một cọng lông háng của em gái Hải Phòng làm điếm ở Trung Quốc
...
Dân tộc Việt là một dân tộc mê lồn - Hắn xác tín điều đó
...
Dạng háng! Hãy dạng háng!
Hắn kêu lên với những tiếng của lỗ đít...


Nhóm Mở miệng, bao gồm Bùi Chát, Khúc Duy, Lý Đợi, Nguyễn Quán, cũng hăm hở tiếp bước Hvn, và nghe những "lời hay ý đẹp" kiểu "hậu hiện đại" cũng không hề ít. Họ hậu hiện đại ngay từ nhan đề tập thơ, chẳng hạn Bùi Chát với tập Cái lồn bỏ đi & những bài thơ chửi rủa (2004)

Xin giới thiệu bài thơ "Không đề" của Bùi Chát và những lời phản hồi của độc giả cùng quý vị :

Những cây gì trên đường nào không biết nữa
Tự dưng thu về trổ rực hoa đỏ
Và chiều nay đương kẹt xe ở đó

- Khiếp đảm!!!Ra cái vẻ. Thơ bố mày cao siêu lắm.Bố mày lãng mạn lắm đấy nhưng chúng mày chả hiểu được đâu!
- Dở như kít. Chả có cái gì hay ho ở chỏng. Thơ này ai làm chả được. Ý tưởng nghèo nàn. Tư tưởng là zero. Triết lý cóc có. Hình ảnh thô thường. Tứ thơ lạc mẹ. Ngôn từ được tí ti chứ chả được đến nguyên câu thơ.
- Bùi Chát trả lời phỏng vấn trên Da Màu. Đọc là thấy đao to búa lớn nhưng trí lực thì rỗng ruột. Cũng muốn ghi điểm các bạn ấy nhưng nói thật, cứ tự nhiên đi. Có được đâu xài được đến đấy. Muốn làm cái gì mới nó tự nhiên mới thì mới thành cuồng phong.

Một thời gian sau, anh Hvn lại đề ra một trường phái mới, gọi là "Cách tân hậu hiện đại" và đưa thiền học vào trong thơ mình. Hiện nay cũng trở thành 1 trào lưu mới, nhiều tác giả trẻ 9x-0x đã theo anh. Dưới đây là một bài thơ theo phong cách đó của anh Hvn.

Trăng thời xa
Tách trà thời gần
Tách trà trên bàn đá
Bàn đá dưới gốc bồ đề
Gốc bồ đề mọc trong vườn cổ
Hỏi ai
Lại hỏi ai
Lại hỏi ai nữa
Chẳng ai biết hỏi ai
Chẳng hỏi ai ai biết ai chẳng hỏi
Đi qua ta thời về
Trăng ở đâu
Trăng ở đó


Không đem các bộ phận sinh dục người vào thơ nữa, đó là kinh nghiệm của anh Hvn rút ra được. Bài thơ này của anh, tôi xin tạm gọi nó là "tân cổ điển". Xin quý vị hãy chú ý đến nghệ thuật dùng từ của anh trong bài thơ này - thủ pháp này tôi đã từng phân tích.

Trăng thời xa
Tách trà thời gần

Xa hay gần, chung quy chỉ là cảm giác là ảo ảnh chả phải xa gần kiểu hình học mà ta vẫn tưởng. Ngay 2 câu mở đầu của Hvn đã khiến người ta phải nghĩ. Dừng lại mà nghĩ, nghĩ cho thủng ra rồi hãy đọc tiếp. Còn nếu chưa nghĩ ra, thì thôi, cứ đọc tiếp đi, hihi big green

Tách trà trên bàn đá
Bàn đá dưới gốc bồ đề
Gốc bồ đề mọc trong vườn cổ

Tôi gọi đây là nghệ thuật sắp đặt trong thơ ca. Có người thì bảo, đây là luật xa gần trong hội hoạ. Người khác lại bảo, đây là công nghệ điện ảnh, quay từ cận cảnh tách trà, từ từ xa dần, đến cái bàn đá, gốc bồ đề, và cả khu vườn cổ.

Cái này tưởng đơn giản mà cũng phải nghĩ. Đau đầu gớm. Thế mới biết, thơ hậu hiện đại lại còn cách tân nữa, nó cao siêu và kỳ diệu như thế nào. Các bạn đừng tranh cãi với tôi, là mỗi người có 1 cách cảm nhận khác nhau ở đây nhé. Đây đâu phải Nguyễn Bính, Xuân Diệu, đây đâu phải cái thời trai gái nhìn nhau đã là có tội. Thời đại đã khác, lịch sử đã sang trang, tư duy, tính cách đặc trưng của các thế hệ sau này đã mở hơn rất nhiều. Giả sử ở thời đại này, khi bạn tỏ tình với một cô gái, bạn lại hỏi : Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Thì xin đảm bảo, bạn sẽ bị văng ra đường ngay tức khắc, có khi nàng còn khuyến mại thêm câu chửi thề "thằng hâm".

Nhưng mà chả hiểu tại sao, thơ sến vẫn hút hàng thật. Có vẻ những thứ dễ đọc, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người nó thế thật.

Hỏi ai
Lại hỏi ai
Lại hỏi ai nữa
Chẳng ai biết hỏi ai
Chẳng hỏi ai ai biết ai chẳng hỏi

Câu thơ đẹp ở ngay cả hình thức : 2 chữ, 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ và n chữ. Nếu mà đem in, thì người hoạ sĩ có thể biến nó thành một kiệt tác cũng nên. Nhưng mà khó hiểu quá cơ, đọc xong không điên mới lạ á. ( các bác chờ em làm viên thuốc an thần rồi bình tiếp )

Những câu thơ như thách đố trí tuệ nhân loại. Câu hỏi cứ luân hồi nhau, còn cảnh thì đọng lại dưới gốc cây bồ đề. Tôi lại mơ hồ về thuyết luân hồi của nhà Phật.


Ôi chao mà sâu xa quá.

Đi qua ta thời về
Trăng ở đâu
Trăng ở đó

Cổ ngữ nói không ai tắm 2 lần trên 1 dòng sông, còn Hvn thì bảo đi qua ta thời về. Hic, lại đau đầu.big green

Cả bài thơ, như một bài kinh kệ, kèm theo tiếng gõ mõ của ông sư và chú tiểu trong chùa. Lúc tĩnh, lúc động, rồi cuối cũng là tiếng ngân nga văng vẳng của chuông chùa.

Thời mà stress nhiều hơn bao giờ hết, thời mà trẻ em cũng mắc bệnh trầm cảm, hoặc tự kỷ, thì hãy đọc thơ Hvn. Hãy để tư duy bạn mở rộng để tiếp nhận những tư tưởng thiền học mới, bạn sẽ relax.


Ơ, thơ anh Chát anh Minh so thế nào được với thơ tôi mà bác đưa vào đây laughing

Phật dạy chúng nhân phải biết buông xả kiến chấp về bản ngã để tự thoát khỏi bể khổ. "Đi qua ta thời về" cũng là ý đó bác ạ. Vượt thoát khỏi những chấp nê, định kiến cá nhân hẹp hòi, những tham sân si thế tục, ấy là về miền cực lạc vậy. Còn trăng chỉ là ảo tưởng, nó ở đâu thì vẫn ở đó thôi, có người lấy ngón tay mà chỉ hay không thì trăng vẫn là trăng ấy thôi.
Trang: 1 2