Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Câu chuyện cô gái đồng trinh
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2 3 4
Xưa nay thơ ca luôn là đề tài bàn tán sôi nổi, mỗi người đều có những sắc thái cảm nhận riêng. Có người thích Nguyễn Bính, Xuân Diệu, người ưa Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, người tôn sùng Bùi Giáng…

Nói chung đều là những cảm nhận mang sắc thái riêng biệt. Chính vì vậy không ít những nhận xét chủ quan, thiên lệch ,vô tình đẩy cái hay và cái tình của một vài tác giả có những bài thơ hay rời xa thực tế.

Mỗi một bài thơ dù hay, dù dở xét theo góc độ nào đó, nó đều có những xúc cảm, những cung bậc nội tâm riêng. Nói chung quy rằng nó cũng là một câu chuyện. Rất tiếc tôi không phải là nhà bình luận, và càng không phải là người làm thơ. Tôi chỉ là người mê đọc thơ, nhưng phải thừa nhận là tôi vẫn còn mù về thơ lắm, đọc vậy chứ chẳng hiểu bao nhiêu cả.

Không biết là bao nhiêu câu chuyện đã được chuyển hóa thành thơ rồi? Có những chuyện vui, có những chuyện buồn và có những chuyện không đâu cũng được thi hóa hết. Và cũng từ đây tôi (và chắc không ít người) lại biết được một câu chuyện như thế này từ Hàn Mặc Tử:



Cô gái đồng trinh (Click to View)


Nhưng cũng thật éo le, là từ đây lại xuất phát trong tôi hai luồng quan điểm đó dở và hay từ phía dư luận. Nếu tôi pro chút chắc tôi có thể giải trình vấn đề này một cách mạch lạc, nhưng rất tiếc…tôi lại không thể. Cho nên tôi mới nhờ các bác, anh,chị điểm hóa giùm. Có thể trong này các bác, anh, chị có người thích và người không thích bài thơ này, nhưng nếu chịu chia sẽ những cảm nhận của mình dù trên phương diện nào, thì cũng là một điều hay phải không?

Thứ lỗi cho vì đã làm phiền.
Hay thật !

Đọc cái là có cảm xúc ngay. Sáng tác liền.


Bài thơ 3 dòng.

Kêu gào chỉ là thứ một thời.

Xem kêu gào mình thấy muốn bệnh.

Xin lõi vì mình đã đê tiện.
Đọc và hiểu theo kiểu nào có lẽ là quyền cơ bản nhất của con người.
Tôi hậu sinh khả ố,chả cần biết gì tới hoàn cảnh sáng tác vv của Lão Hàn,tuy nhiên nếu để bất kỳ ai có chút hiểu biết cũng hiểu rằng lão Hàn phá cách trong thơ.Dòng thơ Hàn quằn quại đau thương ma quái,tanh nồng mùi máu.

Biển hồn ta
Chơi trên trăng
Cô gái đồng trinh
Cô liêu
Hồn là ai
Một miệng trăng
Ngoài vũ trụ
Ngủ với trăng
Người ngọc
Rướm máu
Rượt trăng
Sáng láng
Say trăng
Trăng tự tử
Trút linh hồn
Trường tương tư
Ước ao
Vớt hồn

Máu cuồng và hồn điên...

Xác cô thơm quá thơm hơn ngọc
Cả một mùa xuân đã hiện hình


Có ai đi viếng tang mà còn hít hửi xác người đã khuất chăng?
Có ai đi viếng tang mà còn bàn luận xôn xao về người chết kiểu,
Con bé í múp thế,ngon thế mà chết sớm không?
Người ta đã chết rồi thì thôi,còn muốn chui vào khám phá.


Ôi chao, ghê quá, ôi ghê quá
Cảm thấy hồn tôi ớn lạnh rồi


Mở đầu lão Hàn đã thốt lên cảm thán mà rằng Ghê Quá.
Biết ghê cơ đấy.Biết ghê nhưng vẫn hít hà sad
Đừng mang cả một giai đoạn sáng tác lên để nêu bật cái tình trong thơ Hàn.Nguyên bài Cô Gái Đồng Trinh lão Hàn chủ đạo nói về một cái xác thơm tho,mà lão thèm thuồng vì chưa được tận tay sờ mó,bởi nó trinh nguyên và mơn mởn.

Lão đã từng yêu một hoặc rất nhiều người mà chỉ biết qua chữ ,qua tên.Một dạng hoang tưởng cùng cực.Những vần thơ điên loạn và nỗi đau của bệnh tật khi trăng lên đã phóng vào nền văn học Việt Nam một dòng thơ ma quái và hoang tưởng.
Nó có cái đẹp của nó...Nó có chất thơ bay bổng.Nhưng ta là người thích những gì tinh tế,nhẹ nhàng.Ta thích đàn bà nên thơ của các nàng cũng mang tất cả những gì tinh tuý nhất lồng vào trong thơ.
Cũng như thế...những mối tình bất thành của Hàn biến lão thành nhà thơ hoang tưởng của thời loạn ly.
Trích dẫn:Ta gói gém lòng mình trong tình cũ
Ném vào hồn tới tận cuối đông xưa
Bên bia mộ ghi tên người thiếu nữ
Chưa một lần ân ái vẹn nguyên chưa.

Ta điên loạn quay cuồng trong ân hận
Không cho em được cảm giác đàn bà
Ta khốn nạn đến muôn trùng vô tận
Để em còn trinh nữ đã thành ma

thangdiennhat



Trích dẫn:Tặng Người Đã Khuất !!


Trăm năm trên đỉnh vu sơn
Thu buông xoả tóc .. lá vờn chân mây
Cỏ hoa còn chẳng chen cây
Bên bờ vực thẳm rụng đầy xác khô
Cô quạnh bên một nấm mồ
Khói hương lạnh lẽo ai vô thăm nàng
Lòng anh một cõi riêng mang
Sầu bi khóc hận tình tan giấc nồng.

NTCS

Trích dẫn:Vọng

Bàng bạc sương phủ lầu tây
Nguyệt tận
Cỏ úa
Khói mây trùng trùng
Gió lùa
Mành sáo bật tung
Người ngọc tựa cửa
Não nùng phấn hương
Tình nào sợi vấn tơ vương
Cho vầng trăng khuyết..cho hương nát nhàu
Phụng loan
oán khúc tương cầu
Gieo cay
Gieo đắng
gieo sầu thế nhân
Địa ngục luyến ái
Trầm luân
Lệ chao
Nến tắt .. bần thần huyễn hoang
Tiền đình cú rúc mang mang
Đăng tiên nghiệp chướng
Mi ngoan khép hờ
Tiên Dung một giấc tỉnh mơ
Chữ Đồng Tử
khuất ai chờ..ai mong
Tàn tro
Một nắm trầu không
Nhuỵ tàn
Hoa rữa
Mặn nồng phai phôi
Điểm canh trống giục đầu hồi
Canh thâu ngạ quỉ
Bóng người..??
Hồn ma..??

NTCS


Thơ ta và lão điên có lẽ không hay không nổi tiếng,nhưng ...thôi thì tuỳ cảm thụ happy
Trích dẫn:Bài thơ 3 dòng.

Kêu gào chỉ là thứ một thời.

Xem kêu gào mình thấy muốn bệnh.

Xin lõi vì mình đã đê tiện.

Không ăn nhập gì song thấy bài của bác, em cũng nổi hứng sáng tác luônlaughing

Bài thơ hai phẩy năm dòng.

Một thời kêu gào
Giờ về đánh kẻng
Bằng xẻng!

rolling on the floor
(29-03-2011, 11:57 AM)Ngạo Thế Cuồng Sinh Đã viết: [ -> ]Đọc và hiểu theo kiểu nào có lẽ là quyền cơ bản nhất của con người.
Tôi hậu sinh khả ố,chả cần biết gì tới hoàn cảnh sáng tác vv của Lão Hàn,tuy nhiên nếu để bất kỳ ai có chút hiểu biết cũng hiểu rằng lão Hàn phá cách trong thơ.Dòng thơ Hàn quằn quại đau thương ma quái,tanh nồng mùi máu.

Biển hồn ta
Chơi trên trăng
Cô gái đồng trinh
Cô liêu
Hồn là ai
Một miệng trăng
Ngoài vũ trụ
Ngủ với trăng
Người ngọc
Rướm máu
Rượt trăng
Sáng láng
Say trăng
Trăng tự tử
Trút linh hồn
Trường tương tư
Ước ao
Vớt hồn

Máu cuồng và hồn điên...

Xác cô thơm quá thơm hơn ngọc
Cả một mùa xuân đã hiện hình


Có ai đi viếng tang mà còn hít hửi xác người đã khuất chăng?
Có ai đi viếng tang mà còn bàn luận xôn xao về người chết kiểu,
Con bé í múp thế,ngon thế mà chết sớm không?
Người ta đã chết rồi thì thôi,còn muốn chui vào khám phá.


Ôi chao, ghê quá, ôi ghê quá
Cảm thấy hồn tôi ớn lạnh rồi


Mở đầu lão Hàn đã thốt lên cảm thán mà rằng Ghê Quá.
Biết ghê cơ đấy.Biết ghê nhưng vẫn hít hà sad
Đừng mang cả một giai đoạn sáng tác lên để nêu bật cái tình trong thơ Hàn.Nguyên bài Cô Gái Đồng Trinh lão Hàn chủ đạo nói về một cái xác thơm tho,mà lão thèm thuồng vì chưa được tận tay sờ mó,bởi nó trinh nguyên và mơn mởn.

Lão đã từng yêu một hoặc rất nhiều người mà chỉ biết qua chữ ,qua tên.Một dạng hoang tưởng cùng cực.Những vần thơ điên loạn và nỗi đau của bệnh tật khi trăng lên đã phóng vào nền văn học Việt Nam một dòng thơ ma quái và hoang tưởng.
Nó có cái đẹp của nó...Nó có chất thơ bay bổng.Nhưng ta là người thích những gì tinh tế,nhẹ nhàng.Ta thích đàn bà nên thơ của các nàng cũng mang tất cả những gì tinh tuý nhất lồng vào trong thơ.
Cũng như thế...những mối tình bất thành của Hàn biến lão thành nhà thơ hoang tưởng của thời loạn ly.

Chào bác Ngạo!
Không biết bác nói thật hay chơi, chứ cảm nhận thơ như bác theo kiểu “hít hà” thì em mới thấy lần đầu. Đành rằng quan điểm bác không mấy ưa Hàn Mặc Tử, nhưng trong bài “Cô gái đồng trinh” kia thì e rằng bác hơi nhầm rồi đó.
Cái dẫn giải câu chuyện của em đưa ra không phải là không có lý do bác ạ, Hàn Mặc Tử chẳng qua là quá bàng hoàng khi nghe Mỹ Thiện (nhân vật chính trong bài thơ) đột ngột quyên sinh cho nên mới có:


Ôi chao, ghê quá, ôi ghê quá
Cảm thấy hồn tôi ớn lạnh rồi


Chứ không có nghĩa là Hàn Mặc Tử ghê sợ như bác nói, cái ghê của bác là cái ghê trần tục, ghê của ghê tởm. Còn cái ghê của cụ Hàn là ghê trong tư tưởng, từ tâm mà sinh. Ghê từ trong tâm nên Hàn Mặc Tử ghê cho bản thân mình, ghê vì mất một cái gì đó quá lớn, chứ không phải ghê vì cái xác kia đâu. Nó giống như vậy:
Chao ôi ghê quá trong tư tưởng/ một vũng cô liêu cũ vạn đời. Cho nên về từ có thể giống nhau, nhưng về ý thì khác xa bác ạ.

Cho nên hai câu đó theo em thì thấy nó chẳng có gì, chỉ có bác cảm nhận theo “mùi” nên nó có khác.


Xác cô thơm quá thơm hơn ngọc
Cả một mùa xuân đã hiện hình


Có ai đi viếng tang mà còn hít hửi xác người đã khuất chăng?
Có ai đi viếng tang mà còn bàn luận xôn xao về người chết kiểu,
Con bé í múp thế,ngon thế mà chết sớm không?
Người ta đã chết rồi thì thôi,còn muốn chui vào khám phá.(trích từ NTCS)


Bác lập luận theo lối “hít hà” nên mới nghĩ thế đấy. Rõ khổ cho bác, bác thử nghĩ ngọc có mùi thơm không đã? Ngọc là không mùi, không vị, chỉ sáng lấp lánh và được người ta hiểu theo cái “cao quý”. Bác lại xăm soi cái mùi thơm hơn ngọc, thơm hơn ngọc là mùi gì??? bác biết cái mùi ấy không?

“Xác cô thơm quá thơm hơn ngọc/ cả một mùa xuân cũng hiện hình” nó chỉ là sự tượng trưng theo kiểu so sánh được Hàn Mạc Tử thi hóa lên thành một thứ ngôn ngữ nghệ thuật của “Trường phái tượng trưng”. Nghĩa là: giữa vật này với vật khác, giữa con người - cuộc sống với thiên nhiên, đều có thể thay thế nhau bằng biểu tượng. Để phản ảnh một cách tương ứng, nhưng dựa vào cảm thụ được phát ra từ các giác quan (gọi là cảm quan), hay từ trong tâm linh. Hàn Mạc Tử đã tương ứng cảm quan mà cảm tác, cho nên thỉnh thoảng ngôn ngữ mơ hồ…

Bác Ngạo thông cảm! ở đây em không nói hết cả một hành trình làm thơ của Hàn Mạc Tử, cái em muốn nói là cái bài này và vấn đề xoay quanh bài này thôi. Những cái về sau hay trước, hoặc những chuyện riêng tư của một con người thì không cần thiết phải khai thác sâu quá. Cái chính là tìm hiểu được cái “vị nghệ thuật”, nhớ là cái “vị” chứ không phải là “mùi” nhé bác. Và cũng đừng đăng những bài thơ của bác, với bác gì điên nhất đấy. Chẳng lẻ bác muốn chứng minh vấn đề gì chăng? Tài hơn? Hay hơn? Hay có gì khác nữa thì em cũng xin rữa tai lắng nghe.

•Em cũng có bài thơ ba dòng ba chữ nhờ bác Chớp điểm hóa:

Đời ngông ngạo
Cũng vậy thôi
Đành ngao ngọng
Khi yêu củ ấu cũng tròn
Ghét rồi bồ hòn cũng méo

Ngạo ta thích ghẹo thích chơi.
Dăm câu ba chữ,để lời thị phi
Trăm năm biết có duyên gì
Thôi thời đê tiện,hữu thi hữu tình
Ừ thì xác ấy còn trinh
Lão Hàn mò mẫm chứng minh cái gì
Ừ thì Ngạo Thế ta khi
Chữ lễ không biết sá chi mạn đàm
“Xác cô thơm quá thơm hơn ngọc/ cả một mùa xuân cũng hiện hình"

không ngửi sao biết thơm,không ngắm sao thấy mùa xuân

Hay tưởng tượng cũng như tưởng voi thì khổ.
Nói như thế này bác ạ.Bác yêu thơ Hàn cũng chả ai cấm.Em ghét thơ Hàn thì luật pháp cũng chả ngăn.Nói theo nguyên văn của Đê tiện Học thì thế này.Vợ bác mà em thích thì toi.Em chỉ có mấy lời cuối như thế này.Biểu cảm có nhiều cách,dù bác có đem 1 ngàn chữ để nói cái hay về bài thơ này thì em cũng chả thấy nó hay tẹo nào.Đời nó thế!!




P/S câu cuối bài thơ em viết thế này nè:Thơ ta và lão điên có lẽ không hay không nổi tiếng,nhưng ...thôi thì tuỳ cảm thụ

Nghe bác đêtiệnnhất tán 1 bài tôi tưởng bác đùa. Hóa ra là thật tongue

Thôi thì tôi cũng tán vài cái cho nó xôm big green

Cái "ngọc" của bác đã tán đấy chắc gì đã là "viên ngọc" (viên này giống viên đá) mà chưa gì bác đã khẳng định là ko có mùi.
"Xác cô thơm quá thơm hơn ngọc" . Cái "ngọc" của bác kể cả khi ko có mùi thì chẳng nói lên được về điều gì về cái mùi của cái xác cả. 1 cái có mùi thơm, sẽ thơm hơn cái ko có mùi gì.

Ngày xưa hay ví "trinh nữ" là "trong ngọc trắng ngà" là vì cái thân thể trong trắng ko sứt mẻ miếng nào của cô gái như viên ngọc ko tì vết. Mùi của cô này (nhưng phải còn sống đấy nhé) là "Thơm mùi trinh nữ" . Trong bài này , ý cụ Hàn cùi là cô đó dẫu đến chết rồi mà vẫn còn trinh (như đầu đề). Nhưng cụ biến thái (xin lỗi biến hóa) cái mùi mè trên cái xác cô ấy để cho nó giựt gưn hơn. Chẳng hiểu khóc thật hay khóc đểu. Nhưng dẫu ngày xưa hay ngày nay đi viếng đám nào có con gái chết trẻ mà khóc viếng câu này chắc bị cả họ nhà nó oánh nhừ như đậu hũ quá.

Nhìn xác cô mà ra "cả một mùa xuân đã hiện hình". Mùa xuân trăm hoa đua nở, hương sắc đua khoe. Mùa xuân là mùa của đâm chồi sự sống. Xác chết thì ko sống lại được rồi. Cụ Hàn cùi nhìn cái xác chết mà ra sự sống chắc là cụ có kinh qua nghề bón cây. Nhìn cái xác mắt sáng ra, vui mừng như cụ Đác Uyn tìm ra cách bón cây mới.

Nói chung, ko dài dòng. Cùi thì bảo là cùi chứ ko nên bảo là biến thái.
(29-03-2011, 02:49 PM)Ngạo Thế Cuồng Sinh Đã viết: [ -> ]“Xác cô thơm quá thơm hơn ngọc/ cả một mùa xuân cũng hiện hình"

không ngửi sao biết thơm,không ngắm sao thấy mùa xuân

Hay tưởng tượng cũng như tưởng voi thì khổ.
Nói như thế này bác ạ.Bác yêu thơ Hàn cũng chả ai cấm.Em ghét thơ Hàn thì luật pháp cũng chả ngăn.Nói theo nguyên văn của Đê tiện Học thì thế này.Vợ bác mà em thích thì toi.Em chỉ có mấy lời cuối như thế này.Biểu cảm có nhiều cách,dù bác có đem 1 ngàn chữ để nói cái hay về bài thơ này thì em cũng chả thấy nó hay tẹo nào.Đời nó thế!!




P/S câu cuối bài thơ em viết thế này nè:Thơ ta và lão điên có lẽ không hay không nổi tiếng,nhưng ...thôi thì tuỳ cảm thụ

Quanh đi quẩn lại cũng vì hai câu thơ kia mà bác thắc mắc?
Nhưng trước hết em nói cho bác hiểu là em không yêu và không thích nhà thơ nào hết. Em chỉ thích đọc thơ, nhưng đọc thì phải tìm hiểu, không suy luận vô tội vạ, làm lệch ý của tác giả. Trừ phi thật sự là đá đểu.

Em có thể hiểu bác không thích Hàn Mặc Tử, điều đó là quyền của bác, chẳng ai cấm cản. Nhưng bác gắn kết một tác phẩm của người ta đi theo con đường khác thì không mấy hay ho. Em thấy bác lệch pha chổ này, nên em mới đàm đạo với bác thôi chứ không có ý gì.

Quay lại 2 câu thơ kia: ]“Xác cô thơm quá thơm hơn ngọc/ cả một mùa xuân cũng hiện hình". Dường như em có nói phần trên rồi mà, đó là:
Ngọc không có mùi cho nên không thể ngữi được. tại bác đọc thơ bằng mũi nên bác mới bắt buộc phải nghe "mùi" mới chịu, chứ thật ra cái " Tương ứng cảm quan" đã khiến cho người đọc và nghe cứ ngỡ là có "mùi". Nó cũng giống như đại thi hào Nguyễn Du từng viết: Rõ ràng trong ngọc trắng ngà/ dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên", vậy bác có thấy gì trong đó? Cái "Trường phái tượng trưng" nó là thế. Nó được cảm thụ bằng thứ tâm linh, xuất phát từ trong cảm quan mà thành và bật lên một thứ ngôn ngữ có ý nghĩa rất mơ hồ. Điều này không phải ai cũng làm được, trên thi đàn Việt nam rất ít trường hợp này. Làm thơ mà tả lồ lộ, sạch sành sanh thì đâu còn gì là "Nghệ thuật thi ca". Đến ngay cả Bà Chúa thơ Nôm mà còn lắc léo...huống chi ai?

Cho nên hai câu thơ đó chung quy là muốn lột tả "cái hương của người trinh nữ", cái "mùi" của bác nói đây chính là cái "hương" đó đấy bác ạ. T/g đã đưa cái "mùi" kia lên thành một thứ hương thơm tinh khiết, cao quí hơn ngọc ngà để "bật" ra cái mùa xuân. Cái "mùa xuân" mà theo ý bác nó phải lồ lộ ra í, cho nên bác đừng "hít hà" chổ này, em van đấy, tội nghiệp cho "Thi ca". Và cũng nói thêm rằng Hàn Mặc Tử là người tôn sùng Đức Mẹ, cho nên trong ông ta luôn luôn có sự hiện diện của Người, sự hiện diện của thánh thiện, thanh khiết (vấn đề này thuộc Tôn giáo, bác muốn chém thì tìm người khác nhé, em không liên quan).

Cái hay của 2 câu này chính là: Bằng một thứ ngôn ngữ thông thường mà t/g đã gợi lên một hình tượng khác, cao hơn và rung động hơn.

Em không muốn chứng minh đây là một bài thơ hay bác ạ!

Tại em thấy bác diễn giải theo kiểu "bốc mùi" nên em mới đi tìm cái "mùi" ấy, thiếu gì bài thơ hay hơn bài này phải không bác? Em thì thích thơ, bác là người hay làm thơ kể ra cũng gọi là "hạnh ngộ", nhưng tính em nó cũng thẳng, thấy gì mù mờ là phăng cho tới, biết bác am hiểu vào thơ nên em muốn nhờ bác "khai thông" thôi. Em cứ tưởng bác Ngạo từ tâm nên em mới thế, ai ngờ bác lại Ngạo từ tên lại còn dạy em đê tiện. Bác hỏi em: Vợ bác mà em thích thì toi, vậy em phải nói là : Con bác mà thằng hàng xóm nhận thế cũng toi à?.

" Thơ ta và lão điên có lẽ không hay không nổi tiếng,nhưng ...thôi thì tuỳ cảm thụ"
. Đấy! bác biết thơ là tiếng lòng, là sự rung cảm...mà cái đầu tiên cảm thụ, đó là mình trước tiên rồi sau đó mới đến người khác, thì hà cớ gì chứ...?

Thơ bác cũng xuất phát từ Tâm mà ra, nếu bác mở Tâm mình và lắng đọng lại đôi chút thì hay lắm, điều này em không bao giờ đê tiện bác ạ!
Trang: 1 2 3 4