Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Phiêu Dao Truyện
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2
Chương I: Du Lãng Thi Lầu

Phiêu Dao là lữ khách ở Thi Ẩm Lâu, vốn xưa làm thơ trong núi, đi dạo khắp thành ấp, bạn bè nhiều không kể và đeo như bóng theo hình, làm thơ dễ hơn trở bàn tay. Tuy chưa chiếm giữ được vị trí to lớn trong diễn đàn như việc cũ của nguoivebongnho, hothiethoa, hodiep, ngaothecuongsinh, vuthiendi... nhưng cũng là bậc hùng tài trong thi phú vậy!

Thủa nhỏ, vốn thông minh lạ thường. Lớn lên, thì có khiếu lừa phỉnh , giỏi văn nghệ, lại có chí lớn. Đến độ 20 tuổi gặp phải sự bùng nổ Internet. Từ đó, tiêu dao khắp chốn mà làm thơ vậy.! Có lần, tham gia một diễn đàn thi phú mà gặp phải ông chủ nhóm ác nghiệt, quyết bỏ đi, không lời từ giả, tự lập nhóm Ngạo Thi Đường, xưng vương một cõi và chiêu mộ được hơn ngàn tráng sĩ.

Trong quán Thi Ẩm Lâu lúc bấy giờ có một nàng kỹ nữ, nhan sắc tuyệt trần, da trắng như ngà nhưng rất hung dữ hay đến tiểu lầu mà ngân lên tẩu khúc nhẹ nhàng, mọi người đều say đắm. Để độc chiếm làm của riêng, Phiêu Dao cùng chúng bạn đi vây bắt nàng, lùa nàng xuống Ca Kỹ Phòng, rồi dũng cảm nhảy lên bàn và buông lời thưa thốt yêu đương đường mật mong khuất phục được cô ấy. Nhờ gái đẹp mà sau này muốn được ở lại, để làm thơ mỗi khi thấy sầu....
(nhờ viết tiếp..."
tiếp đi bác 013
Ở Ngạo Thi Đường, có một nho sinh, bàn tay chỉ có tám ngón. Khi vung viết lập tức chữ hóa thành rồng, ý tứ bay bổng, học vấn cao thâm không ai sánh kịp
Nguyệt Viên là diễn đàn có nhiều gái đẹp
Các cô bảo khi Nho sinh lãng tử dời gót xuống Nguyệt Viên Hội, hàng ngàn các mỹ nữ từ Nghi Xuân Viện cho đến Thanh Các Lầu đều ngơ ngơ ngẩn ngẩn như lạc mất hồn phách bởi sự lịch lãm ấy, khi nho sinh tám ngón ngồi xuống, lưng dài 10 thước rộng, buộc lòng những cô gái trẻ phải ngồi lên bàn mà hầu hạ, gấp miếng ngon vật lạ cho vị công tử ăn

Sách Tề Hài vốn viết những chuyện quái dị của nhân gian, có kể về lục tướng, gồm: Thiên Mệnh Tướng, Đắc Đạo Tướng, Vô Ưu Tướng, Phú Qúy Tướng, Bạc Mệnh Tướng và Bạo Tướng

Khốn thay! vì cái lưng dài đã làm thay đổi phước tướng của nho sinh. Khiến y rơi vào Bạc Mệnh Tướng, phải chịu khổ ải trầm luân không dứt.
Hắn yêu một người con gái Lầu Xanh, rồi mang của cải bán hết, kể cả Lục Bích Xuyên Thủy-một loại ngọc xanh như biển là bảo bối gia truyền để chuộc kẻ quần thoa má hồng vậy!

Nhưng đau đớn thay! Họa hổ, họa bì, nan họa cốt. Tri nhân, tri diện, bất tri tâm. Có vung viết vẽ thì khó thể họa cái hồn, đo sông thì dễ hơn đo lòng người. Khi hắn trở về kiếp hàn vi, thì hắn đã mất kẻ mặt son mày phấn kia!

Phiêu Dao (cười): "Phàm! kẻ trượng phu thì không nên quá lụy vào đàn bà, để rồi bây giờ ngẩn mặt than thở với trời cao, mà không nghe thấy lời đáp trả?"

Nho sinh thưa thốt rằng:
Tại hạ vốn có đau, nhưng nghĩ lại thấy cũng lời. Được gần gũi, được chăn ấm nệm êm mấy bữa...Âu cũng là chuyện hạnh phúc rồi. Hà tất gì vài mấy đồng bạc mà thương tiếc để lòng khó thể ngui ngoai. Chỉ có người trong cuộc thì mới biết tình yêu là gì!!! Người chưa từng trải, đâu biết lẽ đó?

Trí lực nhỏ không thể so với trí lực lớn, người chưa từng trải thì không thể hiểu kẻ từng trải. Làm sao biết được lẽ ấy! Như cây nấm sống được buổi sáng, làm sao biết hoàng hôn là gì?

Phiêu dao nói: "Anh nói chí phải!!!"...Nên từ đó, bỏ xứ đi ngao du khắp thiên hạ để tìm kiếm một tình yêu ở giang hồ đích thực
(nhờ viết tiếp..."
Giữa đường gặp con gấu già...

Giữa đường ngao du sơn thủy, tạm tìm chốn ngã lưng, thì bắt gặp một quán trọ, trong quán trọ có nuôi một con gấu trúc già, hai mắt nó đem lòm, đôi má him híp, bụng thì trắng như mây. Đột nhiên, nó bỏ cây mía đang gặm, rồi bò lại bi bô, nói khoác:

"Kẻ không làm mà có ăn là kẻ khôn, người ngồi chơi lại xơi nước là tướng phước. Hà tất gì phải bương chải chi khó nhọc, cứ để người đời ngắm ta, mà ta lại có cái ăn khoe khỏe đời...khoe khỏe đời..."

Phiêu Dao nhăn mặt:
-Này gấu, ta nghe nói nhà ngươi cũng từng oai hùng giữa chốn sơn lâm một cõi. Sao lại chịu cảnh tù đày?

Gấu trúc:
Ta đang sống sung sướng chớ? Ta luôn lấy tư đức và công hạnh để đối xử với đồng loại với loài người các mi. Không làm hại ai? Nên chẳng vì bị người đời bắt, mà đem lòng thù hận. Nhưng ở trong này, được loài người nhìn ngắm, ngưỡng mộ lại có cái ăn, không phải là chuyện tốt sao? chẳng cần lao lực mà tìm kiếm, cạnh tranh với đồng loại, là đã giữ được Tư đức và công hạnh rồi

Phiêu Dao:
Này gấu, ta nghe nói Tư đức là nhân hạnh kiêm tốn, nhẫn nại, điềm đạm, đối với nhà ngươi thì ta chắc có. Nhưng công hạnh là đối xử với mẹ cha, đối với bầu bạn. Nhà ngươi bị nhốt trong này làm sao báo hiếu với cha mẹ được! làm sao đáp trả tình nghĩa bạn bè, còn bạn tình nữa!!!???

Gấu:
Cái học của ông tuy lớn nhưng vô dụng. Người đi tu, quyết theo đạo, cũng có cần đến thế tục đâu!. Hơn nữa, được sống an nhàn không phải lụy đến ai ngoài đời, chẳng phải cạnh tranh, sống yên bình trong ngục. Hằng ngày, được cho ăn mà khỏi phải tàn sát sinh linh bên ngoài, là đã giữ gìn đạo đức rồi!!

Phiêu Dao(lắc đầu) bỏ đi
"Đôi khi, ta sống trong sung sướng lại luôn nghĩ là sướng? Nhưng thật chất chỉ là sự ràng buộc, kềm kẹp, làm sao tự do tự tại mà làm theo ý mình. Như con gấu, suốt đời trong ngục, chỉ biết hưởng thụ cho no tròn, béo bỡ, mà không hề biết thế giới bên ngoài đã từng phút thay đổi như thế nào? và có những thú vui, vật lạ để mở mang đầu óc!"...Thật tội nghiệp!!!
Bác PhiêuDao viết như chơi mà đoạn nào cũng có ý tứ để ngẫm ngợi, giỏi love struck
Câu truyện về tuyến nước bọt

Giữa đường, Phiêu Dao thấy mệt, nên bèn ngồi dưới gốc cây dừa, mà chờ dịp tỉnh táo để hồi phục sức khỏe. Ngờ đâu, giữa chốn thanh thiên bạch nhật lại gặp tiểu thư nhà họ Mã.

Tiểu thư lại hỏi:
-Cụ có phải là Phiêu Dao?

Phiêu Dao đáp:
-Vâng, đúng thế!!!

Tiểu thư:
-Tiếng tăm của tiên sinh vang dội như sấm bưng tai, nay được gặp, phận này cảm thấy rất diễm phúc ạ! Dám hỏi tiên sinh, thiếp là người học đạo, có tu hành. Hằng ngày, đều tụng kinh niệm phật, ăn chay trường và luôn giữ đúng tư đức và công hạnh, nhưng sao trong lòng vẫn cảm thấy bất an, nóng nảy?

Phiêu Dao:
-Phàm, những người ăn chay mà trong dạ có sự bứt rứt, bất an, tâm cảnh khó điều hòa được là do trong món chay có vấn đề rồi?

Tiểu thư:
-Ha! Được tiên sinh nhắc nhở, thì thiếp mới nhớ ra..Chắc tại mấy con mụ làm bếp không cẩn thận, dùng một cây đũa mà nêm nếm, giữa hai loại chay và mặn, khiến cho món chay, không ra món chay, món mặn không ra mặn đây mà!!!...Tụi bây...sẽ chết với bà...

Phiêu Dao (cản lại):
-Việc ấy hẳn khoan đã!!! Dám hỏi tiểu thư:Hôm qua, sau khi ăn chay, tiểu thư làm gì???

Tiểu thư:
-Thiếp có mắng một người hầu vì hắn làm vỡ một chiếc bình cổ
-Thiếp chửi con nhỏ A-hoàn, vì nó làm hư tóc của thiếp
-Thiếp có quát một con chó, khi nó cứ đeo theo chân thiếp
-Thiếp có la một người làm bếp, vì hôm qua, thức ăn chay quá dỡ
....

Phiêu Dao (cười):
-À ra thế! Vậy thì trăm phần không phải lỗi của món chay, mà là lỗi ở tuyến nước bọt.
Phàm, những người ăn chay như tiểu thư, mà trong dạ bất an, tâm cảnh khó điều phối, thì nguyên nhân ở chỗ: "tuyến nước bọt quá mặn". Cho dù, tiểu thư có ngậm sương uống nhạc như các vị phạm thiên, thì cũng khó thể tu thành chánh quả được! Món chay vốn dĩ đã loại trừ đi tánh sát sanh, nhưng tuyến nước bọt vẫn còn cái mằn mặn của trần tục, thế thường... Thử hỏi, làm sao trong dạ không bất an được????

Đã gọi là học đạo, thì không phải chỉ dựa vào cột mà tụng, mà ngâm nga, không phải chỉ ăn chay là đủ, mà nó còn có tính thực hành. Nếu thiếu thực hành, thì đó không thể gọi là : "chân tu", mà chỉ là sự giả tạo, bắt chước thôi!!!

Tiểu thư (ngậm ngùi)
Chương 2: Cái Khó

Con người vốn có nhiều cái khó.
Tỉ dụ như:
+Làm gái mà không đẹp, thì dễ cô đơn. Lỡ có yêu thì cũng dễ bị gạt gẫm. Từ đó, thêm u uẩn, đau khổ,..
+Làm trai có đẹp mà không có tài, thì cũng vô dụng, thiếu cái của cải, vật chất, thiếu cái ánh hào quang của sự lịch thiệp, thì cũng dễ bị coi rẻ. Từ đó, thêm muộn phiền, khổ đau...

Do cái khó nó xuất phát từ điều kiện ngoại cảnh. Ai cũng có cái khó của riêng mình. Nhưng chung quy lại, con người hầu hết đều chỉ nhìn cái hào nhoáng bên ngoài của người khác, mà quên đi nội dung cốt lõi, vốn đã quan trọng từ trước
Giữa đường, có một người bị giựt một cái túi xách, y cố đuổi theo tên trộm. Khi chạy đến đỉnh đồi, tên trộm vì mệt nên đã gục ngã, y tóm được tên trộm, bèn nện cho hắn một đấm. Có một bác thợ săn đi qua, thấy vậy, nên cản lại...Tưởng người đi đường là đạo tặc, trong lúc xô xát, bác thợ săn nện cho y một cú té ngửa. Tên trộm may mắn chạy thoát...

Cũng có một người bị giựt một cái túi xách, y cố đuổi theo tên trộm. Khi chạy qua một khúc sông, tên trộm vì mệt, nên gục xuống, y tóm được tên trộm, nhưng chỉ lấy lại cái túi xách, Có mười người thanh niên cao to lực lưỡng đi qua, thấy vậy, bèn hùa nhau đánh người bị mất túi xách một cách túi bụi, không thương tiếc!. Hỏi ra, mới biết :" Mười thanh niên này là ăn cướp". Tên ăn trộm có dịp chay thoát

Hai câu truyện trên vừa giống và vừa khác
Giống ở chỗ người hiền lương lại bị đọa đầy nạn kiếp.
Nhưng khác ở chỗ: Bác thợ săn là biểu tượng cho cái hiền, mười tên cướp đại diện cho cái ác. Nhưng cả hai đều vướng vào vòng vô minh.
Đã làm nghề ăn cướp, lấy của người khác vốn không phải của mình thì là vô minh! Nhưng đừng tưởng mình sống hiền lành là có trí nhá? Đôi khi, cái "Dũng" gắn với sự vô tri, vô giác thì cũng thành thứ vô dụng, giống như chữ "Trung" mà gắn với "Ngu" thì thành ra "Ngu Trung", đấy là có hại! Trước mắt,là hại đời, hại người. Sau cùng, mới hại mình. Thẩm chí, uất hận và mang sầu thiên cổ.
Nhiều người nói tui cà chớn. Cho nên, đó cũng là "cái khó" của tui vậy!
Bấy lâu nay, tui cứ thắt mắc nghĩ: " Tại sao khi vào quán nhậu thì cụng ly tách tách, còn vào quán cà phê lại không cụng ly?"
Nhìn lại một điều và chịu khó nghĩ...
À, thì ra...là do thói quen. Đừng thốt là tập quán nhé! Vì nó chẳng phải là văn hóa chi phối, hay do nền giáo dục mà người ta chịu ảnh hưởng.

Chỉ là con người không dám làm mà thôi!

Bạn cứ thử đi nào...Vào một buổi sáng, không khí trong lành, mát mẻ. Rũ bạn bè ra quán cà phê, ngồi tán dóc và làm tất cả mọi điều như ở trong quán nhậu đêm qua.

Sống ở đời, sống chỉ một lần, không dám thử, không dám làm mới, thì đâu còn vui nữa!!!!

Trước khi uống cà phê, ta hãy cụng ly...và chúc nhau vui vẻ, thành công!!!
PD
Từ nhỏ, thân phụ xem tứ trụ, đoán ta sẽ theo học nghề y vì học y cũng có thể mưu sinh, có thể cứu người giúp đời mà khi y thuật tinh thông thì được thành danh, đó là ý nguyện sớm có của cha con vậy.
Lớn lên thì hoài mà chẳng đậu! Phải đến năm Kỷ Tỵ, vào chùa Viên Giác, suốt ngày tĩnh tọa mà không màng tới việc đèn sách.Vô tình, ta được Thiệu Khang Tiết tiên sinh chân truyền Hoàng cực số.
Thiệu Khang Tiết nhìn ta, mà chắc lưỡi:
Tháng chi được ngày can sinh thực, thương: Ngày chủ hưu,...hơi suy...Trụ năm có thiên quan (sát) là con thứ, trên có anh chị. Nếu là kỵ thần thì sinh ở gia đình nghèo khó.
Ta vốn có mệnh Hóa-Kỵ tọa thủ, lại giáp Kình, giáp Đà, nên suốt đời nghèo túng, khổ sỡ hay mắc tai họạ Chỉ sớm xa gia đình, may ra mới được an thân và no cơm ấm áọ
Bèn hỏi Thiệu Khang Tiết con đường tu đạo để chuyển số mệnh
Thiệu Khang Tiết thốt:
Ngươi có căn bản vững chắc và có đầy đủ khả năng đễ đạt được những gì ngươi có; không nhờ vào sự may mắn. Ngoài ra ngươi có cung mệnh ở thế sinh xuất tức là người hào sảng phóng khoáng. Âu cũng là chuyên nhân duyên, ta sẽ tư vấn giúp ngươi con đường thoát khổ
Thiệu Khang Tiết nói tiếp:
Phàm là con người nếu còn chưa được vô tâm, tức tâm còn vọng tưởng chưa được thanh tịnh thì chung cuộc vẫn bị ràng buộc bởi âm dương khí số. Tuy nhiên, những người làm việc cực thiện cũng như cực ác không bị số mệnh câu thúc mãi, bởi làm nhiều điều thiện có thể đương nghèo hóa giàu, còn trái lại làm nhiều điều cực ác có thể đương giàu sang phú quý trở thành nghèo hèn. Hiểu được điều ấy, mới là thánh nhân
Kinh Dịch thường luận bàn việc lấy nhân đạo phối hợp thiên đạo để cảnh giác con người cẩn thận tránh làm những sự bại hoại, đã vì người quân tử có nhân nghĩa đạo đức mà định rằng người ta cần xu hướng về đường thiện, xa lánh ác đạo hung hiểm.
Hòa khí tức phong vũ thuận hòa, thời tiết thuận tiện, vạn vật dễ sinh trưởng. Nếu như thiếu hòa khí, tức tâm còn nóng nảy, thì làm việc gì cũng không thành. Nếu muốn đeo đuổi nghề thầy thuốc thì phải có tâm nhu hòa, biết thương xót chúng sanh vạn vật thì mới toại nguyện được
Phiêu Dao khóc:
Tại hạ trọng thanh danh tiết tháo, thường không biết xả thân cứu người. Nay được tiên sinh chân truyền phương pháp cứu giải và hiểu được. tâm từ bi là căn bản của sự sinh trưởng công danh. Lòng vô cùng cảm tạ

Từ đó, ta lấy lòng nhơn hòa mà đối nhân xử thể. Năm Qúy Mùi, đậu khoa bảng...Trong lòng đầy vui sướng....
Trang: 1 2