Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: [Bình loạn]Tiếc nuối và khắc khoải trong thơ }{ồ Điệp Khách
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Tiếc nuối và khắc khoải trong thơ }{ồ Điệp Khách

}{ồ Điệp Khách là cây bút trẻ xuất sắc của Thi Ẩm Lầu. Anh đã đóng góp hàng ngàn bài thơ từ lục bát tới Thất Ngôn Bát Cú, đem lại cho Thi Ẩm Lầu (TAL) một luồng sinh khí hừng hực.

Nói như thế để thấy sở trường thơ của anh là không phải bàn cãi, nhưng ngoài ra, ta có thể thấy tiềm ẩn trong anh cả một nỗi lòng khắc khoải, bao gồm cả tiếc nuối, ,trằn trọc, suy tư, thèm khát và lo lắng. Bài viết “Ký Ức Không Tên” đã nói lên điều đó!
Xuân
đã muộn mất rồi...
xuân đã sang...
lộc non nẩy biếc ngủ trên giàn
bướm thôi đi hoang về miền nhớ
cùng hoa ấp ủ hương đại ngàn

em còn ở đó...
ngóng chờ ai...
hãy ngủ đi thôi mặc đêm dài
chút gió ngày xưa theo đông nhé
xuân đã sang rồi...
nắng sớm mai...


Vâng, ngay từ đầu ta đã thấy tác giả đã thể hiện sự tiếc nuối của mình bằng cụm từ: “ muộn mất rồi” . Vì Xuân đã qua, xuân ở đây có thể là mùa xuân, có thể là tuổi xuân, cũng có thể là cái vụ xx mà người ta gọi là Xuân Tình. Với tư tưởng đê tiện như lão có khả năng là cái thứ 3. Tức là xuân Tình. Tác giả đã cảm thán muộn mất rồi như, tiếc rẻ sao lúc mình còn hùng tâm tráng khí, đạn dược đầy đủ đã không dùng, để giờ thôi thì đã sang hạ, muốn cũng không có thể nữa.
Người ta nói cảm thơ phải cảm cả hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Được biết gần đây, vợ tác giả đang trong thời kỳ quá độ từ bà vợ chuyển sang bà mẹ, vì thế, lão Điệp than thở sao không nhân lúc còn “có thể” mà xx cho thỏa. Để bây giờ quá xuân lại phải thòm thèm.

Để diễn tả rõ hơn ý của mình, tác giả khẳng định thêm ở câu 2 bài thơ: “ Lộc non nẩy biếc ngủ trên giàn”. Lộc chưa phải là lá, chỉ là chồi mà thôi. Lộc đang nẩy thì có thể biết vợ lão đang bầu. Bà vợ bầu nằm trên giường, đoán chắc lão bị dọn ra salon nằm, đêm đêm than thở, tối tối may tay.

Nói có sách, mách có chứng, lão đề tiếp câu tiếp theo: “Bướm thôi đi hoang về miền nhớ!”. Cả cái hội đê tiện này ai cũng biết Bướm ám chỉ cho cái gì.
Bướm xưa thường thích đi hoang
Từ này bướm bỗng có con…thì đành.

Và từ dạo ấy, bướm thôi đi hoang, chim buồn mà: “ Cùng hoa ấp ủ hương đại ngàn”. Chỉ đọc qua thôi cũng biết tối nào lão cũng ra vườn hoa, nói đại ngàn cho sang chứ thật ra chỉ là vườn hoa sau nhà bé teo, lão ra đó mà “ấp ủ” một mình cho thỏa cơn dục vọng.

Bài thơ cũng đậm nét nhân văn, tác giả thương vợ bầu, bầu thì bầu, vẫn thòm thèm như ai, đó là sự thông cảm sâu sắc với vợ trong hoàng xuân đang lên ngoài đại ngàn.

em còn ở đó...
ngóng chờ ai...
hãy ngủ đi thôi mặc đêm dài.


Để thấy lúc này vợ lão cũng chưa quen với việc treo cám mình lên, cho lão heo kia nhịn thèm. Cả đêm trăn trở.
chút gió ngày xưa theo đông nhé
xuân đã sang rồi...
nắng sớm mai...


Ở hai câu cuối bài, lão hy vọng, đợi tới mùa đông, khi đó lão lại thôi bị heo nhịn, lại thôi “ấp ủ hương đại ngàn. Nhưng cũng thể hiện sự thê lương của lão. Khi mà ngày cám treo đã hết, nhưng “xuân đã sang rồi”, lão lúc đó thật tâm mong lắm nhưng mà đâu phải lúc nào muốn cũng có thể. Chỉ đành rủ vợ tắm nắng sớm mai cho qua thời bỉ cực mà thôi!

Tóm lại, chỉ tám câu ngắn ngủi, nhưng tác giả Hồ Điệp khách đã lột tả được tâm trạng khắc khoải của mình ở thì hiện tại, tiếc nuối ở thì quá khứ và mong mỏi ở thì tương lai. Sự đau khổ dằn vặt vì khi muốn lại không có thể. Khi có thể lại phải ra đại ngàn mà giải tỏa nỗi lòng. Và sự đau khổ, khắc khoải, mong chờ ấy được nâng lên tầm cao mới khi được tác giả khéo léo lồng vào thơ ca để lại cho đời những vần thơ Tuyệt Tắt. Thành Kính Phân Ưu cùng tác giả }{ồ điệp khách!