Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Tiếu Ngạo giang hồ khúc
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2
Khúc Tiếu ngạo giang hồ : thành ư nhạc



Trong tác phẩm Kim Dung, tinh hoa của võ đạo không chỉ được thể hiện trong võ thuật mà còn được thể hiện trong cầm kỳ thi họa. Các cao thủ có thể vận nội lực vào tiếng đàn, tiếng tiêu để gây sát thương cho địch thủ. Âm nhạc đã trở thành công cụ của võ đạo. Trong Xạ điêu anh hùng truyện, tiếng tiêu của Hoàng Dược Sư và tiếng đàn tranh của Âu Dương Phong là những công cụ trấn áp đối phương. Cảnh tượng hai đại cao thủ dùng nhạc cụ để mở một trận đấu tử sinh trong một đêm trăng trên mặt biển quả vô cùng thơ mộng và rất đỗi lâm ly. Trong Tiếu ngạo giang hồ, Hoàng Chung Công ở Cô sơn mai trang đã dùng cây đàn để sử dụng Thất huyền vô hình kiếm đánh với Lệnh Hồ Xung. Tiếng đàn càng mau thì kiếm chiêu càng chậm, tiếng đàn càng buông lơi thì kiếm đánh càng mau mục đích gây điên đảo cho đối thủ.

Trong “Ỷ thiên đồ long ký”, Kim Dung cố gắng dung hợp mâu thuẫn chính tà bằng tình yêu qua mối tình của Ân Tố Tố với Trương Thúy Sơn, đến Tiếu ngạo giang hồ ông lại muốn hóa giải mâu thuẫn đó bằng âm nhạc vì cực đỉnh của Sự giáo hóa của Khổng Tử có thể được tóm tắt trong câu "Hưng ư Thi, lập ư Lễ, thành ư Nhạc” (Hưng khởi bằng Thi, lập định bằng Lễ, và tựu thành bằng Nhạc). Nhạc có mục đích tựu thành những gì ta khởi lên, vun đắp bằng thơ ca và lập định ở Lễ. Theo quan điểm Khổng học, khi lên đến đỉnh cao thì âm nhạc hòa đồng cùng trời đất, vì cái nguyên lí trong vũ trụ lưu hành không ngừng nghỉ, hoà hợp với nhau mà biến hoá, từ đó mới phát khởi nên âm nhạc. Lưu nhi bất tức, hợp đồng nhi hóa, nhi nhạc hưng yên (Lễ ký).

Kim Dung thực sự đưa nhạc trở về với “chân diện mục” của nó trong khúc cầm tiêu hợp tấu Tiếu ngạo giang hồ. Khúc Dương là một trưởng lão phe Ma giáo còn Lưu Chính Phong là một cao thủ phái Hành sơn, hai nhân vật thượng thặng của hai phe hắc bạch lại tìm đến nhau trong cung bậc của cầm tiêu. Cả hai vị cùng hợp sức soạn nên khúc Tiếu ngạo giang hồ kỳ diệu. Âm nhạc đã xóa bỏ mọi ranh giới phân chia giả tạo giữa chính tà thiện ác, những ranh giới do con người dựng lên vì định kiến. Lưu Chính Phong làm lễ rửa tay gác kiếm, muốn rút lui khỏi chốn giang hồ để cùng vị nghĩa huynh hiến dâng trọn cuộc đời cho âm nhạc thay vì phải lăn lộn trong cảnh kiếm đao. Chưởng môn phái Tung sơn là Tả Lãnh Thiền, vì muốn thực hiện dã tâm của mình, đã cho người đến ngăn cản, yêu cầu Lưu Chính Phong phải giết Khúc Dương vì “chính tà xưa nay vẫn luôn như nước với lửa, không thể đứng chung”. Lưu Chính Phong từ chối và cái giá trả cho niềm đam mê âm nhạc cùng tấm chân tình giành cho vị nghĩa huynh là cảnh toàn gia bị tru lục một cách dã man. Tả Lãnh Thiền dù là một kẻ hùng tài đại lược, một nhân tài hiếm có trong võ lâm nhưng vẫn là kẻ thô bỉ trong suy tưởng, nên y không thể hiểu nỗi chỗ vi diệu trong âm nhạc.

Khúc Dương xuất hiện cứu Lưu Chính Phong, nhưng bản thân ông cũng bị trọng thương. Hai người cùng hợp tấu khúc Tiếu ngạo giang hồ và giao nhạc phổ cho Lệnh Hồ Xung, rồi cùng nhau ôm nhau sang thế giới bên kia trong tiếng cười mãn nguyện, vì hai chữ “tri âm” chân chính và vì di vật âm nhạc kỳ diệu mà họ để lại cho đời. Khúc Tiếu ngạo giang hồ có thể xem như một thành tựu âm nhạc vô tiền khoáng hậu trong lịch sử võ lâm, vì nó chính là cực đỉnh của chữ “hòa”: biên giới chính tà đã lặng lẽ tiêu dung trong tiếng hợp tấu của cầm tiêu của hai tay đại cao thủ hai phe hắc bạch. Cuộc đời có Khúc Dương, chưa chắc đã có Lưu Chính Phong, có Lưu Chính Phong chưa chắc đã có Khúc Dương; nếu có cả Lưu Chính Phong và Khúc Dương thì chưa chắc cả hai đã sành âm luật, mà dẫu cả hai sành âm luật thì chưa chắc cả hai người có đủ công lực để hợp tấu; và điều quan trọng nhất nếu cuộc đời có cả Lưu Chính Phong và Khúc Dương vừa sành âm luật vừa đủ công lực để hợp tấu đi nữa thì chắc gì họ đã có cơ duyên vượt qua được biên giới chính tà để tìm được đến nhau trong chỗ vi diệu của thanh âm?

Đời sau không có đôi tri kỷ Khúc Dương-Lưu Chính Phong thì lại có cặp uyên ương Lệnh Hồ Xung-Nhâm Doanh Doanh. Nếu ngay từ đầu mà Kim Dung hư cấu thêm cho Lệnh Hồ Xung có khả năng sành âm luật, để làm “phục tuyến” cho cảnh hợp tấu với Doanh Doanh về sau, thì điều đó chắc chắn sẽ gượng ép một cách thô thiển. Một nhân vật hào sảng ưa náo nhiệt như Lệnh Hồ Xung chắc chắn sẽ khó lòng cảm thụ được chiều sâu trong âm nhạc, nhất là trong khúc Tiếu ngạo giang hồ. Bù lại Kim Dung đã rất sâu sắc khi xây dựng Lệnh Hồ Xung là nhân vật sống chí tình và chí thành. Chính cái “chí thành” đó mới là tiền đề để Lệnh Hồ Xung cảm nhận được cái “chí hòa” là đỉnh cao của âm nhạc. Chỉ có thể Lệnh Hồ Xung mới có thể theo kịp Doanh Doanh trong khúc hợp tấu cầm tiêu.

[Hình: ap_20090712070700166.jpg]

Tiếu ngạo giang hồ khúc: bản hòa tấu đạt tới đỉnh cao

Có những tác phẩm mà âm nhạc như một sợi chỉ xuyên suốt, trở thành cốt lõi, chi phối toàn bộ và tạo nên cái hồn cho tác phẩm. Đó là trường hợp của Tiếu ngạo giang hồ. Tác phẩm này lấy chủ đề từ một bản nhạc cầm tiêu hợp tấu giữa bạch đạo và hắc đạo, giữa chính và tà. Đó là bản nhạc hợp soạn giữa hai người nghệ sĩ, hai nhân vật võ lâm tiêu biểu: Lưu Chính Phong, sư đệ của chưởng môn phái Hành Sơn và Khúc Dương, trưởng lão của Triêu Dương thần giáo. Vốn xưa, họ là hai người đứng ở hai thái cực, hai thế lực đối nghịch với nhau, coi nhau là cừu hận. Nhưng rồi âm nhạc đã nối kết tình bạn của Lưu-Khúc lại và người này nhìn ra bản chất nghệ sĩ tài hoa của người kia. Khúc Tiếu Ngạo giang hồ ra đời như kết quả của hai tâm hồn đồng thanh, đồng điệu và đồng cảm, một khúc nhạc có khả năng hoá giải sự khác biệt giữa hắc và bạch.

Lưu Chính Phong và Khúc Dương, một cầm một tiêu, đã hoà tấu bản này đạt tới đỉnh cao nhất của âm nhạc "khoan hoà trung chính, khi mau sầm sập, khi khoan thai, chỗ trầm lắng, chỗ cao vút", tương thông tâm ý. Lưu Chính Phong ăn mừng thọ 60 tuổi, muốn rửa tay gác kiếm để tìm những tháng ngày ung dung tự tại giữa một đời đấu tranh trá ngụy. Thế nhưng, phái Tung Sơn mà lãnh tụ là Tả Lãnh Thiền đã huy động hết lực lượng của Hoa Sơn, Hằng Sơn, Thái Sơn nhằm ngăn cản hành động của Lưu Chính Phong, vu cáo rằng "Lưu Chính Phong kết bạn tà ma", buộc Lưu Chính Phong phải tìm cách giết Khúc Dương, chặt đứt mối quan hệ với Triêu Dương thần giáo. Không đồng ý với cách sống bán bạn cầu vinh, Lưu Chính Phong đã chịu một thảm kịch đau đớn: nhà tan người chết, bản thân bị trọng thương. Khúc Dương nhanh tay cứu bạn, đưa bạn chạy về dưới núi Hành Sơn. Nơi đây, hai đại cao thủ đã hợp tấu lần sau cùng trước khi qua đời rồi trao bản nhạc cho đệ tử phái Hoa Sơn là Lệnh Hồ Xung.

Phải chăng khát vọng Tiếu Ngạo giang hồ là không bao giờ có thể thực hiện được giữa một cuộc sống đầy đua tranh, thù hận, chia rẽ và bạo lực? Cầm bản đàn của hai bậc tiền bối, Lệnh Hồ Xung phiêu bạt giang hồ, thân danh tàn tạ, bị khinh miệt, bị đánh, bị vũ nhục, bị vu cáo. Người ta cứ đinh ninh rằng đó là một loại bí lục võ công thượng thặng! Lệnh Hồ Xung gặp nàng Doanh Doanh trong ngõ Lục Trúc thành Lạc Dương, ngỏ hết nỗi đau thương của đời mình, trong đó có niềm đau về mối tình đầu tan vỡ. Doanh Doanh đã dạy cho Lệnh Hồ Xung khúc đàn Thanh tâm phổ thiện trú để duy trì mạng sống. Âm nhạc trở thành một liều thuốc chữa bệnh tâm thần, tạo nên sự hưng phấn, đem lại nguồn sống cho Lệnh Hồ Xung.

Đoạn dễ thương nhất của Tiếu ngạo giang hồ là đoạn Doanh Doanh đàn Thanh Tâm Phổ Thiện Trú ru cho Lệnh Hồ Xung ngủ. Cuối cùng, âm nhạc cũng không đủ tác dụng vực dậy một tâm hồn đau thương trong một thể xác đã suy tàn, nàng đành cõng tình lang lên chùa Thiếu Lâm, chịu bị cầm tù để tình lang được chữa trị. Kết thúc Tiếu ngạo giang hồ là một kết thúc thật đẹp. Lệnh Hồ Xung chữa được thương thế, cùng Doanh Doanh hợp tấu bản Tiếu ngạo giang hồ, sống cuộc đời thanh bình, hạnh phúc. Tiếu ngạo giang hồ đưa ra một luận điểm triết lý sâu sắc: con người sinh ra không thể sống một mình, cũng không thể sống hai mình khi tâm ý chẳng tương thông. Khát vọng của Tiếu ngạo giang hồ chính là tình thương yêu con người đằm thắm. Sự giao hoà âm nhạc tạo nên giao hoà tình yêu và chỉ có tình yêu chân chính mới đạt đến hạnh phúc làm người.

Mưỡu cuối

Cõi giang hồ cũng chỉ là hình ảnh được phóng chiếu từ tâm ta, Khúc Dương và Lưu Chính Phong hay Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh cũng chỉ là hình ảnh hư cấu, nhưng khúc hợp tấu cầm tiêu Tiếu ngạo giang hồ kỳ diệu đó sẽ mãi đồng vọng mênh mông khắp mười phương thế giới để dìu dắt nhân loại đến chỗ “chí hòa”. Nếu bài thơ Chứng đạo ca của thiền tông có thể làm chấn động khắp cõi thiên nhân thì Tiếu ngạo giang hồ cũng có thể tạo nên những thanh âm ảo diệu để chúng ta cùng tìm về với cõi đạo phương đông.

(Nguồn: Trích từ "Lai rai chén rượu giang hồ" - Huỳnh Ngọc Chiến và "Kim Dung giữa đời tôi" - Vũ Đức Sao Biển)
Khóc lên hỡi Nghi Lâm !


[Hình: anhso-14737_01.jpg]

Nhạc_Tình tất cả đều được KD lột tả sâu sắc.Đâu đó là nụ cười hạnh phúc của 1 khúc Tiếu Ngạo được tấu lên trọn vẹn của Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh ... đằng sau ấy cũng là mối tình si của một tiểu ni cô mãi âm thầm dõi theo như 1 bi kịch nhưng càng đọc càng thấy ngang trái…xót xa làm sao làm cho chúng ta có chút gì tiếc nuối trăn trở

Nghi Lâm lớn lên trong chùa Hằng Sơn, thuộc làu kinh điển, học được một chút kiếm pháp. Trong lòng cô chỉ biết có Đức Bồ Tát và các thanh quy giới luật nhà Phật. Lớn lên đến 18 tuổi, cô chưa hề gặp một người đàn ông ngoài cha cô; chưa biết mùi phấn son, chưa nhìn thấy màu áo đẹp; chưa có một nụ cười...

Cô chỉ là một tiểu ni cô mỹ lệ thanh thoát lớn lên chốn thanh tịnh ngày ngày tụng kinh niệm phật bó mình trong thanh quy giới luật nào, biết đến những hỉ, nộ, ái, ố những sân , si thế tục, nhưng rồi định mệnh…định mệnh đã khiến cô vui vẻ,hạnh phúc và…cả khổ đau từ sau chuyến đi Hành Sơn lần đó…

Cả tai hoạ và hạnh phúc đến với cô nữ ni xinh đẹp ấy trong một lần cô xuống núi Hằng Sơn, cùng sư phụ và các bạn đồng môn đi dự lễ rửa tay gác kiếm của Lưu Chính Phong phái Hành Sơn. Sau một lần trượt chân vì đường trơn, Nghi Lâm dừng lại bên suối rửa tay. Cô đã bị tên dâm tặc Điền Bá Quang bắt giữ và đưa vào hang động định giở trò cưỡng bức. Không nỡ để cho một nữ ni trong sáng như ngọc bị phá hoại danh tiết, tác giả Kim Dung đã để cho Lệnh Hồ Xung, đại sư huynh của phái Hoa Sơn, xuất hiện cứu Nghi Lâm. Kiếm pháp của Lệnh Hồ Xung hoàn toàn không địch nổi phép khoái đao của Điền Bá Quang. Lệnh Hồ Xung bị đâm cả một chục vết thương, người không còn một chút huyết sắc. Nhưng vốn là người mau chân lẹ miệng, hắn đã đánh võ miệng với Điền Bá Quang và cuối cùng đạt được chiến thắng, buộc Điền Bá Quang nhục nhã bỏ đi; Lệnh Hồ Xung bị bọn La Nhân Kiệt phái Thanh Thành đâm một nhát kiếm chí mạng. Nghi Lâm lạc mất Lệnh Hồ Xung từ đó.

Để cứu Nghi Lâm, Lệnh Hồ Xung đã đặt chuyện nói những điều vu khoát: gặp ni cô là xúi quẩy, đánh bạc tất phải thua, uống rượu cũng chẳng thú vị gì. Cô bé nhẹ dạ vốn tin những điều vớ vẩn đó nhưng tự thâm tâm, cô đã mơ hồ nhân ra một điều: trên đời này người mà cô mong gặp nhất vẫn là gã lãng tử Lệnh Hồ Xung của phái Hoa Sơn. Cô mắc nợ anh một món ơn cứu tử và giá như cô có thể chết đi để Lệnh Hồ Xung sống sót trở về, cô cũng sẵn sàng xả thân. Cho nên khi Khúc Phi Yên báo tin Lệnh Hồ Xung còn sống và đưa Nghi Lâm vào động điếm dưới núi Hành Sơn thì cô nữ ni trong như ngọc đã sẵn sàng vứt bỏ mọi thứ môn quy, cùng đi với Khúc Phi Yên.

Cuộc sống oái oăm đã đưa cô nữ ni dấn thân vào động điếm, nằm trên chiếc giường xa hoa tráng lệ mà khách làng chơi vẫn hay đến nằm với các cô kỹ nữ. Nhưng cũng chính vì vậy mà Nghi Lâm đã cứu được ân nhân Lệnh Hồ Xung, cõng anh ra giữa vùng hoang sơn dã lĩnh không có một vết chân người, chăm sóc cho anh chữa lành vết thương. Qua câu chuyện Lệnh Hồ Xung, Nghi Lâm biết rằng anh đang quyến luyến cô tiểu sư muội Nhạc Linh San. Thế nhưng, trong tâm hồn cô nữ ni 18 tuổi này đã nảy sinh một rình cảm mới lạ, vừa có vẻ tội lỗi với Đức Bồ Tát, lại vừa gây cho cô những xúc cảm dịu dàng. Nghi Lâm hoảng sợ trước tình cảm mới lạ ấy. Trong đêm sao sáng, nhìn những ánh sao băng, cô cởi dải áo ra và cột lại dải áo để mong hoàn thành ước nguyện để rồi sợ hãi ngay chính lời ước nguyện của mình.


Cô ngây thơ trong sáng, mang một trái tim thuần khiết lương thiện nhưng càng như thế tôi lại càng thương xót, tiếc nuối cho nàng…khuôn mặt diễm lệ nhưng tiều tụy, lặng lẽ đưa mắt về hướng xa xăm giữa Hằng Sơn cô tịch mông lung mây khói tưởng nhớ hình bóng trong mộng với mối thâm tình câm lặng… tình đầu và cũng là tình cuối ấy…thầm gọi tên chàng…

Lệnh Hồ đại ca!

Tiếng gọi tưởng chừng như rất bình thường đó có ai biết trong nó chứa đựng bao nhiêu thâm tình, sự lo lắng và quan thiết? Tôi như cảm nhận được lòng cô đau khổ tột cùng như thế nào khi cô tưởng Lệnh Hồ đại ca của cô đã chết và ôm xác hắn điên cuồng chạy trong vô định…

Trọn đời Nghi Lâm chưa hề ăn cắp của ai một vật gì .Thế nhưng, vì tính mạng của Lệnh Hồ Xung, cô đã hai lần đi ăn cắp dưa và mỗi lần như vậy, trong cô lại nổi lên trận bão lòng dữ dội. Cô biết rằng vì Lệnh Hồ Xung, cô có thể làm tất cả mọi sự trên đời. Vâng, cô đã yêu chàng Lệnh Hồ Xung, một tình yêu ban đầu nồng nàn đau đớn, một tình yêu không nói được lên lời vì lời khấn trọn đời hiến dâng cho đường tu, một tình yêu vô vọng vì Lệnh Hồ Xung đã có Nhạc Linh San.

Họ đã xa nhau từ đó, Nghi Lâm trở về Hằng Sơn, ngày đêm tụng kinh niệm Phật, mong sao Phật pháp có thể hoá giải được ma chướng trong lòng mình. Nhưng càng tu niệm, thể xác cô càng võ vàng. Bất Giới hoà thượng nhận ra tấm lòng đau khổ của con gái. Ông buộc Điền Bá Quang bằng mọi cách phải lên núi Hoa Sơn bắt cho được Lệnh Hồ Xung về thành hôn với Nghi Lâm. Điền Bá Quang không làm được điều ấy, ông đích thân ra đi, cũng không được nốt.

Tạo hóa thật khéo trêu ngươi,vì sao một người xuất gia như cô lại ngày đêm tưởng nhớ đến một bóng hình để cho hình dung tiều tụy… Lòng khôn nguôi thầm gọi người ấy ngay cả trong mơ để rồi thảng thốt giật mình tỉnh dậy, bẽ bàng đối diện với bốn bức tường câm lặng… tôi muốn trách Điền Bá Quang sao lại vô lễ với cô? Sao vị “ sư huynh Hoa Sơn” kia lại xả thân cứu để tim nàng xao động? Nhiều lúc tôi lại muốn trách nàng vì sao cô không giữ lục căn thanh tịnh để cho trọn vẹn cuộc đời khổ hạnh? Nhưng …cô chỉ là một tiểu ni cô ngây thơ thuần khiết mà ái tình kia lại là thứ độc dược ngọt ngào…biết trách ai đây?

Lệnh Hồ Xung bị Nhạc Linh San phụ bạc, bỏ đi lưu lạc giang hồ. Trong ngõ Lục Trúc thành Lạc Dương, anh tình cờ kể cho Nhậm Doanh Doanh nghe về mối tình si của mình và những đau thương oan ức mà anh phải gánh chịu vì những hẹp hòi, ích kỉ. Nhậm Doanh Doanh chính là Thánh cô của Triêu dương thần giáo. Cô nhận ra nới chàng trai một tình yêu mãnh liệt. Và cô si tình chàng trai Lệnh Hồ Xung dưới mắt cô, một chàng trai không chung tình với quá khứ thì cũng chẳng có thể chung tình với tương lai. Họ trở thành đôi bạn bôn tẩu giang hồ, thương yêu say đắm và trao cho nhau những lời hẹn thề kết tóc se tơ. Ở một nơi lặng lẽ trong chùa Hằng Sơn, Nghi Lâm nhận được những thông tin đó. Nàng thường dắt tay Á bà bà dẫn ra chỗ kín đáo của Hằng Sơn biệt viện tâm sự; và, mỗi lần như thế, nàng thường gọi khẽ tên Lệnh Hồ Xung. Nàng chẳng hay đâu Á bà bà là mẹ ruột của mình.

Lệnh Hồ Xung trở về Hằng Sơn và nhận trách nhiệm làm chưởng môn phái Hằng Sơn. Nghi Lâm trở thành đệ tử của anh. Anh lấy làm lạ vì cô thường ít nhìn mặt anh, thường tỏ ra lạnh nhạt khi anh hỏi han đến. Anh có biết đâu trong cái vỏ lạnh lùng kia là cả một trời yêu say đắm; mà tiếng kinh cầu Đức Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn cho anh ngày xưa do Nghi Lâm niệm lên cầu nguyện cho anh thoát qua những cơn nguy hiểm chính là biểu hiện của tình yêu ấy. Anh nhận ra vẻ tiều tuỵ võ vàng của tiểu sư muội Nghi Lâm. Nhưng trước Nghi Lâm anh có Nhạc Linh San; sau Nhạc Linh San anh có Nhậm Doanh Doanh. Anh chỉ xem Nghi Lâm như người bạn, người em nhỏ bé mà anh phải có bổn phận bảo vệ, che chở, dạy dỗ.
Nhưng chẳng có nghĩa gì khi tình yêu không nói được thành lời. Tác giả Kim Dung đã tạo cơ hội cho Lệnh Hồ Xung nghe được tiếng lòng trung thực của Nghi Lâm. Một lần, anh hoá trang thành Á bà bà và Nghi Lâm đến nắm tay anh, kéo anh đi lên Hằng Sơn biệt viện. Nơi đây, cô ngắc lại những hình bóng cũ, những kỉ niệm xưa giữa cô và Lệnh Hồ Xung cho "Á bà bà" nghe và cuối cùng, cô gọi khẽ tên anh. Mối tình câm của cô tiểu sư muội khiến Lệnh Hồ Xung choáng váng, vừa thương cảm, vừa hổ thẹn. Trong đêm thanh vắng, anh nhận ra tất cả sự thật; lòng đau thương vì thấy Nghi Lâm võ vàng, tiều tuỵ trong mối tình si hoàn toàn không có đoạn kết.

Nghi Lâm đi đâu, về đâu? Trong khúc cuối của Tiếu ngạo giang hồ, chính tác giả Kim Dung cũng chẳng dám nói đến kết thúc của mối tình si ấy. Ông bỏ lửng số phận của Nghi Lâm, giả vờ như không biết đến nữa khi để cho Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh cưới nhau, cùng hợp tấu cầm - tiêu khúc nhạc Tiếu ngạo giang hồ. Tiểu sư muội Nghi Lâm với mối tình đơn phương rạt rào như sóng Trường Giang chẳng được ai nhắc đến nữa. Nhưng tôi biết những giọt nước mắt lặng lẽ ấy của người ni cô thánh thiện đêm đêm vẫn rơi trên gối trong căn phòng nhỏ của chùa Hằng Sơn.

Ôi, giá như Nghi Lâm bé bỏng được nắm tay Lệnh Hồ Xung một lần để bày tỏ tình yêu của mình vì lòng kính sợ Đức Bồ Tát đã không cho phép cô được nói gì với anh; giá như cô được nói với anh một lời chia tay, một câu chúc hạnh phúc thì tâm hồn cô đã khá hơn một chút. Đằng này, suột đời cô mang nặng mối tình câm và tàn úa dung nhan xuân thì lặng lẽ trong chùa Hằng Sơn!

Tất cả là duyên số!

Có lẽ … là duyên nợ từ kiếp trước …

Cô để lại trong tôi nhiều day dứt, cớ sao cô thánh thiện như thế? Tình yêu của cô sao thuần khiết như thế? Không ghen tuông, không ích kỉ, chỉ có sự hy sinh trong thầm lặng, chỉ cầu chúc người trong lòng được hạnh phúc, sống tiêu dao khoái lạc…với cô, thế đã quá đủ!

Ôi, Nghi Lâm!


Ngưỡng mộ nàng, thương xót nàng, tôi cố gắng tìm một lối thoát cho nàng, một kết quả tốt đẹp hơn – ít ra đối với tôi, để lòng mình được thanh thản đôi chút, nhưng rốt lại chỉ có sự thất vọng… bởi chàng lãng tử kia làm sao quên được hình bóng của tiểu sư muội?
và càng chẳng thể phụ bạc sự hy sinh động lòng người cùng tấm chân tình khắc cốt ghi tâm của Doanh Doanh…tôi chỉ còn biết ước, giá như không có buối ban đầu ấy…

Xót xa thay!

Vì sao ánh mắt Lệnh Hồ Xung chưa một lần dành riêng cho cô?Lẽ nào tình yêu của cô đối với hắn không sâu nặng?

Nhưng …

“ Nàng là một vị nữ ni phái Hằng Sơn ở chốn thanh tu sao có thể cùng ta kết duyên tục được?”

Nhiều lần tôi tự hỏi, nếu Nghi Lâm không phải là ni cô liệu nàng có một chỗ nhỏ nhoi nào trong trái tim chàng lãng tử kia không? Nhưng… câu hỏi ấy vẫn muôn đời bỏ ngỏ…

Khi xây dựng nhân vật Nghi Lâm, Kim Dung đã xây dựng một nhân vật bi kịch ấy nằm ngay trong tuổi trẻ, tuổi mới biết yêu. Ông có bất công khi đem toàn bộ bi kịch trút lên đôi vai bé nhỏ và tâm hồn trong sáng của Nghi Lâm tiểu sư muội? Có đấy. Có người cho Nghi Lâm là vang bóng của Hạ Mộng, một mối tình u uẩn trong đời Kim Dung. Điều đó chỉ đơn giản là một suy luận. Tôi chỉ mong một điều: nếu có những Nghi Lâm đích thực trên đời thì hãy đẻ cho họ được khóc lên, khóc to một lần. Hạnh phúc ở một chừng mực nào đó, nằm trong tiếng khóc, trong giọt nước mắt tuôn rơi.
ST


Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, còn có một bản nhạc ít được chú ý tới, đó là khúc Tiêu Tương Dạ Vũ của Mạc Đại Tiên Sinh, sư huynh của Lưu Chính Phong.

Huynh đệ tỷ muội nào có thông tin gì về bản nhạc này, share với nào ! Đi đâu cũng chỉ thấy người ta tán tụng khúc Tiếu Ngạo Giang Hồ, mà bỏ quên mất Tiêu Tương Dạ Vũ khúc.
(12-09-2013, 12:51 PM)MặcThôi Đã viết: [ -> ]Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, còn có một bản nhạc ít được chú ý tới, đó là khúc Tiêu Tương Dạ Vũ của Mạc Đại Tiên Sinh, sư huynh của Lưu Chính Phong.

Huynh đệ tỷ muội nào có thông tin gì về bản nhạc này, share với nào ! Đi đâu cũng chỉ thấy người ta tán tụng khúc Tiếu Ngạo Giang Hồ, mà bỏ quên mất Tiêu Tương Dạ Vũ khúc.

Em cũng ko rõ bản này. Chỉ nghe qua "Tiêu Song Dạ Vũ" thể hiện bởi Hoàng Giang Cầm, cũng khá là thê lương. Mấy loại nhạc Hoa này có khi cụ Ngạo rành big green
Sau chuyến công tác của Hột Lão huynh ở Chính Uỷ Nam Kỳ về, tiểu đệ thấy lão huynh có phần bấn loạn tâm can thì phải.
Thứ lỗi nếu tiểu đệ có điều gì không phải. Bữa qua, thấy lão huynh đã mắc một sai lầm mà với một vị lão thành kách mệnh đi lại trên giang hồ nhiều năm như lão huynh là không thể chấp nhận được. Ấy là việc nhầm lẫn giỏ hoa của Thi Thánh với Thi Tiên.

Bữa nay, lại thêm một sai lầm, mà theo tiểu đệ nghĩ là tai hại, thay đổi hẳn bản chất của khái niệm.

Hột lão huynh là người am hiểu Trung ngữ, hẳn hiểu việc phiên âm (phiên dịch) người mang "họ kép Lệnh Hồ, đơn danh một chữ Xung" sang tiếng việt, là Lệnh Hồ Xung, chứ không phải Lệnh Hồ Sung.
Tại sao khi phiên âm khúc nhạc mà Hột huynh vừa nói, lại là "Tiêu Song Dạ Vũ" chứ không phải "Tiêu Xong Dạ Vũ" ?

Theo ngu ý của tiểu đệ, chỗ này quả thật là tiền hậu bất nhất. Đệ có tìm hiểu qua, thì thấy vấn đề "Sờ nặng" (S) hay "Sờ nhẹ"( X = Sờ bướm, sờ hoa muống ) trong phiên âm tiếng Trung sang Tiếng Việt còn đang tranh cãi gắt gao.

Cá nhân tiểu đệ, thì coi việc dùng "Sờ bướm" (X) trong chuyện này là đúng đắn, nên mạo muội coi việc Hột lão huynh dùng "Sờ nặng" là nhầm lẫn. Xin lão huynh chỉ giáo thêm cho.

Huynh Ngạo là người am hiểu nhạc Hoa, cũng xin huynh chia sẻ chút ít về Tiêu Tương Dạ Vũ khúc của Mạc Đại, và "Tiêu Xong Dạ Vũ" khúc mà Hột lão huynh vừa nhắc tới, cho tiểu đệ được mở mang kiến thức.

Đa tạ.
Èo, tại hạ thật không ngờ Mặc Thôi tiên sinh tiện khí cao thâm như vậy, chẳng khác gì Mạc Đại tiên sinh năm xưa "cầm trung tàng kiếm". Thật hổ thẹn có mắt mà không thấy Thái Sơn. Thất lễ thất lễ laughing
Bác Thôi hỏi trúng Ngọc Tiêu Kiếm Khách la tìm đúng người rồi đó, cụ hvn chuẩn bị kéo 1 bài tiêu mịt mù trời đất luôn đi laughing
Này Mặc .. Ngạo bảo này ..cái vấn đề bế tắc thế ta cũng chả buồn search Gút gồ chi cho nó nhọc nhằn thế..Vấn đề Mặc hỏi nó mông lung như quẻ bói hôm qua thôi smugl

Thưởng thức văn học mà , chả nhẻ cái gì cũng rạch ròi thì còn gì óc tưởng tượng và lạc thú khi đọc nữa .Đâu phải thấy Đào Hoa Đảo Chủ thổi sáo thì cứ phải mò cho ra hắn thổi bài gì ?


Đọc đoạn bình sau đây Mặc sẽ có cảm giác Nghe nhạc hơn cả nghe thực ấy chứ phải không nào ?? Và đó là cách đọc truyện và thưởng thức truyện của ta big green


Trích dẫn:Âm nhạc trong truyện Kim Dung

Võ Công Liêm

Share on facebook Share on twitter Share on email Share on print More Sharing Services
0
Tiểu thuyết võ hiệp là một hình thái đặc biệt trong văn học Trung Quốc; nó có một lịch sử lâu đời, bắt nguồn từ hai truyện Du Hiệp Liệt Truyện và Thích Khách Liệt Truyện trong bộ sử ký Tư Mã Thiên, được biên soạn vào đời Hán; thuật lại những chuyện thời Xuân Thu chiến quốc như Kinh Kha Nhiếp Chính cho đến tiểu thuyết Chí Quái thời Ngụy Tấn và các truyện truyền kỳ đời Đường gồm những tác phẩm Câu Nhiệm Khách,Côn Luân Nô,Hồng Tuyến Nữ.Về sau nhiều tác giả đã dựa vào đó mà xây dựng thành tiểu thuyết đương đại; trong số đó phải kể đến tiểu thuyết gia Trà-Lương-Kim-Dung.

Từ khi truyện kiếm hiệp Kim Dung tung ra thị trường đã lôi kéo hằng triệu đọc giả khắp nơi trên thế giới,người ta đọc say mê truyện “chưởng” không những ở Trung Quốc mà ngay cả Việt Nam.Ngoài chuyện đọc tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, người ta còn đổ xô xem phim ảnh một loại phim chuyện được dàn dựng theo mẫu mực của Kim Dung những hoạt cảnh thần kỳ, biến hóa thần thông của những võ lâm cao thủ, kỷ nghệ điện ảnh Hồng Kông khởi từ đó khuấy động thị trường phim thuật. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Quốc dựa vào thị hiếu quần chúng cũng làm những phim võ hiệp tương tự nhưng rồi cũng lùi bước trước phim chuyện võ hiệp Kim Dung.

Trong 12 bộ truyện kiếm hiệp;tác giả đã dựa trên bối cảnh lịch sử đấu tranh của người Hán chống lại sự xâm lăng của các bộ tộc.Truyện của Kim Dung đầy tính hùng ca và sử thi; ông xử lý rốt ráo những kiến thức , hiểu biết về nền văn hóa Trung Quốc mà ông đã dày công nghiên cứu và học tập, từ đó ông vận dụng sở học một cách tài tình và lý giải trọn vẹn chân lý nghĩa hiệp một phần dựa vào lịch sử cổ đại và lịch sử huyền thoại mà ông hài hòa trong cách viết dã sử,bố cục chặt chẻ làm sống lại một bề dày sử liệu Trung Quốc kể cả các thuật như quyền thuật, y thuật, bút thuật về nghệ thuật thì có hội họa,thi phú, âm nhạc, ẩm thực và nhất là rượu và nhạc Kim Dung viết đến độ gần như đi tới tôn giáo hóa Tửu đạo và Nhạc đạo vậy.

Tất cả tình tiết của mỗi bộ truyện tác giả đều lồng vào một triết lý tâm sinh lý và tính nhân bản, ngoài ra bộ môn âm nhạc đều có mặt trong hầu hết bộ truyện của Kim Dung và đóng một vai trò không nhỏ.

Tác giả Kim Dung đã viết ra 12 tác phẩm: Thư Kiếm Ân Cừu Lục,Bích Huyết Kiếm,Anh Hùng Xạ Điêu,Thần Điêu Đại Hiệp,Bích Sơn Phi Hổ,Phi Hổ Ngoại Truyện, Ỷ Thiên Đồ Long Đao,Liên Thành Khuyết,Thiên Long Bát Bộ,Hiệp Khách Hành,Tiếu Ngạo Giang Hồ và Lộc Đỉnh Ký. Ông đã viết những bộ truyện trên gần như một trường thiên tiểu thuyết và đến năm ông 48 tuổi (1972) ông gác bút.

Âm nhạc trong truyện là một dữ kiện giữa cuồng nộ và hòa mình giữa tàn bạo với tình yêu; ông muốn chuyển hóa từ có sang không , từ tình thương xóa bỏ hận thù đập tan mọi vọng niệm mà tự cổ chí kim lòng hoài vọng đó không bao giờ tiêu diệt được.Và cũng từ đó ông nhận thức rằng âm nhạc biện minh cho những lý lẽ đã nêu và cũng là nhạc khí (võ khí) một khí giới “tuyệt chiêu” là sức mạnh siêu lực ngăn chận mọi tham vọng và ảo tưởng của con người.

Khởi từ thời Xuân Thu chiến quốc đưa Trung Quốc tới suy tàn,thảm bại nhất vào thời kỳ Hán tộc.Kim Dung nhìn nhận rằng:” Âm nhạc như một thứ võ công, giúp người ta lắng dịu cơn đau, điều trị,mê hoặc và kiềm chế kẻ địch” Ông muốn cho người đời thấy rằng nội lực của âm nhạc là “sứ giả của hòa bình” âm nhạc xử lý mọi hoàn cảnh, mọi hình thức của nội giới và ngoại giới, trở thành ngọn sóng thần đẩy lùi mọi sát khí. Một khí giới mà Kim Dung cho là tuyệt chiêu hơn những tuyệt chiêu khác.Cho nên ông chọn âm nhạc như một hòa giải và được coi như vai trò quan trong trong suốt những bộ truyện võ hiệp của ông. Kim Dung lý luận cụ thể giữa hai bề mặt của hai thế giới nội tại và ngoại tại ; cái “bề ngoài” là sự tranh hùng của võ lâm đầy sát khí nhưng cái “bề trong” chính là tâm hồn thanh thoát vị tha của kẻ sĩ. Kim Dung tả những nhân vật kiếm khách với ý nói đến hai chữ “nghĩa khí” mà nghĩa khí là cơ bản nồng cốt của người hùng kiếm khách, đó là quan niệm đạo đức xử thế và hành xử của những người hiệp sĩ đạo. Nghĩa là bộ phận không thể thiếu vắng trong truyện Kim Dung; chính Khổng Mạnh cũng thừa nhận rằng : Nghĩa là chính nghĩa, hợp lý và thích nghi.Cho nên tinh thần trọng nghĩa được đề cao trong chuyện Kim Dung là điều tất yếu.

Trong tất cả tác phẩm của ông, Kim Dung đã dùng nhiều loại hình âm nhạc khác nhau, ông vận dụng trí tuệ của mình, đưa âm nhạc vào truyện là cả mục đích diễn tả mọi tình huống qua từng thời kỳ, từng thời đại, cốt tủy truyện Kim Dung lấy văn minh tứ phương du nhập vào nền văn minh Trung Quốc và mười phương khống lĩnh địa bàn.

Nhưng rồi ông vẫn nhìn nhận âm nhạc xử lý toàn diện.Tiếu Ngạo Giang Hồ là một trường hợp cụ thể.Tiếu Ngạo Giang Hồ thật ra không phải là câu chuyện hiệp khách hay hành hiệp dựng lên tiền đề; mà chính là một nhạc phẩm lừng danh về đờn và sáo (cầm tiêu) có tựa đề Tiếu Ngạo Giang Hồ. Nhạc phẩm có một nội dung, ám chỉ giữa hai hệ phái Bạch đạo và Hắc đạo giữa chính và tà. Đó là một bản hợp soạn giữa hai nghệ sĩ trong giới võ lâm quyền bá, đối địch nhau.

Lưu Chính Phong chưởng phái Hành Sơn và Khúc Dương Trưởng lão thuộc phái Triêu Dương cả hai môn phái nầy thù “bất cộng đái thiên” thù vạn đợi trong việc tranh bá.Nhưng rồi trở thành bạn tâm giao giữa Lưu-Khúc.Phát sinh từ âm nhạc mà ra. Đọc đến đây ta thấy tác giả duy trì cái nghĩa khí lớn lao, đưa tình vào thù. Lưu và Khúc hai tay có biệt tài xử dụng nhạc khí đạt tới mức vô tiền khoáng hậu rồi tự nhiên cảm hóa qua tài năng mà trở thành hiền hữu. Kim Dung xử lý ngọn bút về âm nhạc quá tài tình và điệu nghệ. Kim Dung cho hai tài năng biểu diễn để đi tới tri kỷ với âm nhạc.Lưu Chính Phong trong tay đàn, Khúc Dương tay tiêu hòa nhịp với nhau lên khúc bi hùng ca, đạt tới chỗ tột đỉnh của âm nhạc, điệu nhạc giao thoa vào nhau kết thành bè trong điệu ngủ cung; khoan thai trung chính, tiếng khoan tiếng sập vỗ vào nhau lúc bỗng lúc trầm; đi vào truyện mới thấy ngón nghề âm nhạc Kim Dung tuyệt hảo tới mức nào. Chơi xong tấu khúc Lưu-Khưu tương thông tâm ý.Khi phát hiện ra chân lý của âm nhạc , đạt tới chân như tối thượng .Lưu rủ áo giang hồ lui về ẩn dật ở tuổi lục tuần, gác kiếm vui thú điền dã,ung dung tự tại giữa chốn giang hồ khí phách, nhưng bụi trần lại kéo đến Tả Lãnh Thiền thuộc phái Trung Sơn huy động toàn lực Hoa Sơn,Hành Sơn,Thái Sơn vây hảm hành động của Lưu Chính Phong, vu oan Lưu theo tà giáo,buộc Phong phải ra tay ám hại Khúc Dương, chặt đứt mối quan hệ với Triêu Dương thần giáo phái.Không thể hành động như thế được,với con người mã thượng coi việc bán sống cầu vinh là bất nghĩa.Kim Dung sắp xếp câu chuyện giữa tà với chính giữa thù và không thù, tác giả vẫn duy trì chữ nghĩa trong truyện, ông đưa nhân vật về với lương tâm đạo đức con người, nghĩa khí của hiệp khách, trọng tài hơn danh.Tiếng đàn của Phong là tiếng đàn cảm khái mà Khưu thầm phục trang nghĩa hiệp nầy.

Lưu Chính Phong đang ở trong một tình huống khó xử, một thảm kịch đau đớn.Khúc Dương hiểu được nỗi khổ của bạn ra tay cứu nguy,giải phóng Lưu đưa vào Thất Sơn Hành ẩn trú nơi đây, trả hết cho đời, đôi tài tử không còn là hiệp hành kiếm khách và biến mình vào thi nhạc, đàn địch hợp tấu khúc để đời trước khi đi vào cõi tịch.Nhưng chưa hết;Kim Dung kéo dài giá trị âm nhạc một lần nữa,sang tay cho kẻ hậu sinh, tác giả không muốn người đọc mất đi cái truyền bí âm nhạc, ông đưa những nhân vật khác tiếp tục sứ mạng và giữ lấy như việc trao ngôi. Những khúc bi hùng ca về sau giao lại cho Lệnh Hồ Xung thừa kế phái Hoa Sơn; cầm trong tay tấu khúc của hai vị tiền bối.Lệnh Hồ Xung lên ngựa phiêu bạt giang hồ, hóa thân thành một kẻ lang thang, thân tàn ma dại giữa rừng gươm đao. Phải chăng khát vọng của Tiếu Ngạo Giang Hồ không bao giờ thực hiện được hoài bão giữa một xã hội thời bấy giờ đầy mưu lược, thù độc, chia rẽ, bè phái tranh giựt quyền lực ? Tác giả Kim Dung muốn nhấn mạnh ở điểm này; lòng ham muốn dục vọng của con người triền miên trong kiếp đọa đày; ông muốn kéo con người về với nghĩa khí, cốt cách nghĩa hiệp dù ở bất cứ hoàn cảnh nào hôm nay hay ngày mai .

Kim Dung làm cho người đọc chạy theo ông những mạch chuyển, những tàng ẩn trong từng nhân vật truyện, những cuộc tranh hùng hay những mối tình lâm ly bi đát từ thâm cung hay chốn phường hoa ong bướm,chốn lầu xanh hay trà đình, tửu quán; ông vẫn đưa cái thế nhân sinh vào từng vai trò xử lý trên nguyên bản “nghĩa khí” đó là “nội công thâm hậu”của Kim Dung mà về sau chúng ta thấy cái thuật võ công đó qua từng nhân vật;cái gọi là nội công hay chưởng lực được tác giả vận dụng như trí tuệ, cái sức mạnh trí tuệ đã đánh ngã địch thất điên bát đảo; có phải là độc chiêu thâm hậu ?

Lệnh Hồ Xung cho rằng đó là một thể loại bí lục vô cùng thượng thặng giữa Lệnh Hồ Xung và người đẹp Doanh Doanh hai người gặp nhau trong ngõ Lục Trúc thuộc thành Lạc Dương; nơi đây Lệnh Hồ Xung gói gém niềm đau của mình với Doanh Doanh người mà hắn thầm yêu trộm nhớ, mối tình đầu tan vỡ.

Tác giả Kim Dung hoán giải cuộc tình tan hợp qua âm nhạc vẫn là chủ đề chính mà ông muốn chứng tỏ, bằng cách cho Doanh Doanh trổ tay nghề, dạy những ngón gảy tuyệt chiêu vô tiền khoán hậu cho Lệnh Hồ Xung những khúc lừng lẫy trong ca khúc Thanh Tâm Phổ Thiện Trú đó là khúc nhạc giữ gìn sanh mạng những lúc lâm nguy. Âm nhạc mà Kim Dung xử dụng trong truyện võ hiệp là một thứ âm nhạc siêu lực giải nguy,cứu chửa, giải bệnh. Đọc giả sẽ sửng sờ khi đọc đến đoạn chơi nhạc của Doanh Doanh truyền tập cho Lệnh Hồ Xung là liều thuốc hóa giải căn bệnh tâm thần,trầm cảm vựt Lệnh Hồ Xung trở lại trạng thái bình thường và hồi phục chức năng, khí thế võ lâm anh hùng. Nhưng cũng nhờ vào tấu khúc đó mà Lệnh Hồ Xung và Doanh Doanh nối lại cuộc tình tưởng như không bao giờ hàn gắn lại được giữa hai kẻ giang hồ khí phách. Đọc ở đoạn nầy ta thấy Kim Dung nâng âm nhạc lên đỉnh cao. Âm nhạc trong Tiếu Ngạo Giang Hồ đã giao thoa giữa ẩn và hiện, giữa chính với tà đầy triết lý nhân sinh; khát vọng của Tiếu Ngạo Giang Hồ xây dựng trên tình yêu và nghệ thuật âm nhạc.Tác giả Kim Dung muốn con người từ chỗ vị tha nhân ái, từ chỗ nhiệt tình và lòng tự phụ,xoa dịu tất cả mọi tình huống qua một thứ âm nhạc trường cửu.

Kim Dung đã xử dụng nhạc lý qua nhiều loại hình âm khác nhau của âm nhạc không những thể loại âm nhạc có chiều sâu, kích thích cảm xúc, lay động nội tại lòng hiếu thắng đưa âm nhạc vào đời để hoán chuyển. Kim Dung tiên sinh còn chơi một thể nhạc khác có tính cách phường chèo đó là loại nhạc lang thang ,vất vơ của môn phái Hành Sơn. Như vậy với hoàn cảnh địa lý,nhân văn tác giả đều xử dụng trọn vẹn giá trị âm nhạc.

Riêng Tiếu Ngạo Giang Hồ chúng ta còn bắt gặp những tiết nhạc mà tác giả còn cho thấy sự vi diệu của nhạc điệu siêu thoát như Tiêu Tương Dạ Khúc của Mạc Đại tiên sinh. Mạc Đại vóc dáng “điêu linh cổ quái” từ chối bả lợi danh,quyền thế để du thân vào một cuộc đời du mục,rày đây mai đó hoà mình trong câu hò tiếng hát, gác kiếm giữa chốn giang hồ và chỉ móc trên vai một cây đao cấm có dấu một thanh kiếm mỏng như lá lúa. Phải thừa nhận Kim Dung rất chi ly từng nhân vật một cách độc đáo trong truyện của ông . Kiếm để diệt hung tàn, đao cấm để giữ vững tâm hồn.Kim Dung lúc nào cũng xây dựng nghĩa khí. Nhưng tiếc thay Mạc Đại chưa thoát tục bởi khúc Tiêu Tương.Mạc Đại tiên sinh chơi nhạc buồn, sương khói, lênh đênh không nói lên được cốt cách của một đạo sĩ mà vô tình tiên sinh hóa thân một kẻ du ca. Đọc tới cái đoạn Mạc Đại ta mới thấy tác giả Kim Dung “thâm hậu” đưa độc giả đi theo với âm nhạc không ngừng nghỉ. Ông lý luận tài tình : Mạc Đại là một trích tiên nhập thế để hành thế.

Trong âm nhạc ông còn thể hiện hết sức kỳ lạ; khúc Sơn Ca Phúc Kiến của Lâm Bình Chi, lấy nhạc của Lâm đem về núi Hoa Sơn dạy cho Nhạc Linh Sơn ca bài”Chị Em Lên Núi Hái Chè” ca khúc này đã làm cho Lệnh Hồ Xung tương tư nàng đó là tương ngộ của một tay tráng sĩ đa tình. Kim Dung tiên sinh cho thấy âm nhạc ngoài tài nghệ nó còn ma lực làm xiêu lòng,quyến rủ,vổ về,mơn trớn. Nhạc Linh Sơn gảy tiếng đàn lúc trầm lúc bổng như dấu trong đó nỗi niềm thầm kín với Lâm Bình Chi.Lệnh Hồ Xung biết thâm ý đó.Chàng đau khổ vô hạn.

Âm nhạc trong truyện võ hiệp Kim Dung nghiêng về nội tâm hơn ngoại giới. Phấn chấn nhưng cũng có suy tàn, một lối chơi nhạc hết sức kỳ bí .

Trong bộ Ỷ Thiên Đồ Long Ký; tác giả giới thiệu một nét đặc thù khác của âm nhạc,mang tính chất siêu tưởng.Kim Dung muốn chứng tỏ nguồn nhạc Trung Quốc không những đa dạng mà nó còn chứa cả âm thanh lôi cuốn cả vạn vật vũ trụ cùng hòa nhập,chim muông nghe tiếng nhạc réo rắc mà ngỡ như tiếng hót của chim về đậu trên vai người nghệ sĩ.Từ chỗ nhân sinh vô úy của kiếm khách chính giáo còn tạo được một yếu tố khác là tình yêu,tình yêu luôn luôn hiện diện trong 12 tập truyện võ hiệp của Kim Dung, âm nhạc cũng là võ công,chinh phục tình yêu và được coi như liều thuốc giải thoát …

Ông đưa ra nhân vật Côn Luân Tam Thánh tức Hà Túc Đạo; Hà ngoài tứ tuần, gương mật thô gầy xấu xí nhưng bên trong Côn Luân chứa đựng ba thiên tài mà hiếm có trong thiên hạ : kiếm, cờ và đàn; hành trang với ba thứ độc chiêu bước vào thế giới võ lâm kiếm khách,thử có ai dám thi thố ? Tài múa kiếm như sấm chớp,cờ xuống những nước bí quỉ khốc thần sầu bên cạnh đó Côn Luân xuất chúng với “nội công” chơi đàn.Kim Dung cho chúng ta thấy từng nhân vật trong truyện là những tài tử lừng danh từ bao đời nay ông gián tiếp nói lên cái văn hóa đa dạng của Trung Quốc muôn màu muôn vẽ từ hạ đến thượng;một nền móng cố hữu và lâu đời.

Côn Luân Tam Thánh có một khúc đàn tuyệt vời mỗi lần gảy tiếng đàn tạo nên một âm thanh cao vút,chim muông tụ lại nhảy múa; ông gọi “Bách điểu triêu phụng” không biết có thật như vậy không hay huyền thoại ? Kim Dung diễn tả tiếng đàn khi bổng khi trầm,khi líu lo,khi đùa cợt trong văn chương tiểu thuyết của Kim-Dung , thường tạo ra điển cố đó là lý lẽ hay chủ động trong con người của tác giả. Kim Dung viết dưới một dạng thức ẩn dụ “metaphor” làm cho câu chuyện trở nên phiêu lưu kỳ bí,những hình ảnh thực hư, hư thực thần thông biến hóa làm say người đọc, tài ở cái chỗ người đọc sống trong”vô ảnh” mà hình tượng vẫn sống động với trí tuệ và nhận thức được tiếng vó ngựa,tiếng đàn tiếng địch ngân vang trong vô ảnh, kể cả vật lộn với tình yêu say đắm, đều hiện nguyên hình ,những hình ảnh thể hiện trung thực trong cái gọi là vô ảnh.Người đọc nghe được tiếng đàn của Hà Thúc Đạo, tiếng nhạc của người tài hoa đã làm say mê nhiều người đẹp và đem lòng yêu Tam Thánh, đôi khi nghe như lời biệt ca của một cuộc tình ai oán vậy. Đến đây Kim Dung định nghĩa giá trị của âm nhạc, ông cho rằng cái hay,cái tuyệt mỹ của âm nhạc còn nói lên tinh thần nhân bản qua bài Hỏa Ca của giáo chủ Minh Giáo truyền từ Ba Tư sang Trung Quốc;bài nầy được hát trên đỉnh Quang Minh khi quần hùng Trung Quốc vây tỏa Minh Giáo vì cho rằng Ba Tư giáo là tà giáo.Kim Dung dựa vào bài thơ của nhà thơ Ba Tư là Omar Khayam(Ôn Ca Mạc) tựa đề Hỏa Ca :

Đốt tàn thân xác của ta
Ngọn lửa thành bốc cháy đỏ rực
Sống chẳng là có chỉ hạnh phúc thôi
Thì chết đi đâu có khổ gì

Hỷ lạc sầu bi xin gởi về cát bụi
Tội tình thay người đời hoạn nạn lắm thay.

Trương Vô Kỵ nghe bài ca đó và nhận ra Minh Giáo là một tôn giáo nhân bản cho Ba Tư tà giáo là một lý lẽ xuyên tạc vô căn cứ.Từ đó Trương Vô Kỵ được Minh Giáo ngợi ca như anh hùng dân tộc Trung Quốc. Tác giả đưa nhân hòa làm căn bản cho thế gian; một triết lý nhân hậu và đạo đức.

Ở Lục Mạch Thần Kiếm, âm nhạc lại càng phong phú hơn. Nói đến âm nhạc trong truyện nầy phải ghi lại hai nhạc sĩ quái dị trong nhóm Hàm Cốc Bát Hữu (tám bạn ở Hàm Cốc) là Cẩm Tiên Khang Quảng Lăng và Lý Qúi Lỗi. Khang đánh địch bằng sáu cây đao cầm, nghe tiếng đàn của Cẩm Tiên tim óc bấn loạn. Tài đâu mà chơi một lúc sáu cây đàn ? Kim Dung giải quyết rất tài tình về những bí tích đó. Khang Quảng Lăng đặt sáu cây đàn ở mỗi vị trí khác nhau rồi vận chỉ công,khinh công mà đánh vào phím đàn.Hóa ra tiếng đàn của Lão lúc bổng lúc trầm,khi thăng khi giáng , tiếng tơ đồng réo vào nhau phát ra những khúc ngân xuất quỉ nhập thần kinh khiếp , ào ạt như gió thổi như mưa tuôn người ta nghe mà không định lường được nguồn nhạc xuất phát từ đâu cái âm thanh kỳ quái đó.Nhạc của Khang quả là thứ nhạc làm rối tâm can, kẻ địch phải “chạy làng”.

Lúc này Lý Qúi Lỗi ở đâu ? Kim Dung đặt nhân vật này vào vai trò xướng ca mà thôi và hát phụ để làm nổi bậc tiếng đàn của Khang Quảng Lăng, tuy Lỗi xuất hiện ít hơn trong truyện nhưng để lại nhiều ấn tượng cho người đọc.

Ngoài tiếng đàn, tác giả còn cho chúng ta biết qua tiếng địch(sáo). Đàn và địch là hai nhạc khí đặc thù văn hóa của Trung Quốc, thực ra tiếng sáo rút ra từ âm nhạc của Hồ Tăng,Hồ thổi sáo ống đến độ kích thích được loài rắn độc,sai khiến rắn tấn công kẻ địch. Kim Dung giới thiệu với đọc giả Hồ Tăng tức là Ba La Tinh và Triết La Tinh là người nước Tây Vực tức Ấn Độ ngày nay,xứ nầy có thủ thuật thổi kèn ống.Tác giả Kim Dung còn cho chúng ta biết thêm về âm nhạc của đám hạ lưu, đám đầu đường xó chợ, đám ăn xin; đại cái bang cũng có đờn ca, tuy không xuất chúng;như bài “Xin Cơm” cũng có âm hưởng độc đáo.

Truyện Lộc Đỉnh Ký ở đây chúng ta sẽ bắt gặp hai danh sĩ cuối đời Minh đầu Thanh đó là Ngô Mai Thôn và Trần Viên Viên.Tiên sinh mô tả Trần Viên Viên cực kỳ lộng lẫy “mắt đẹp như mắt Quan Âm “ tuy nhiên Viên Viên có một cuộc đời trầm luân “hồng nhan đa truân” tất cả những đau khổ,bi thương đó được đúc kết thành bài ca Viên Viên Khúc cho tới khi nàng xuất gia vào cửa Phật, bài ca vẫn còn được hát;trong số những người thưởng thức nhạc của Viên Viên đạt đến chân như ; tác giả muốn nói lên cái tuyệt chiêu của âm nhạc thì có Ngô Tam Quế nghe được vài chục câu, Hồ Dật Chi nghe đâu dăm ba câu chỉ có Vi Tiểu Bão nghe trọn bài. Kim Dung muốn cho ta thấy rằng âm nhạc cũng có hồn riêng, có nghĩa là nhạc đến với người có cơ may và giới hạn, nhạc không đến với người không có lòng.Thì tại sao Vi Tiểu Bão lại được nghe ? mặc dầu Vi chẳng hiểu gì về âm nhạc mà lại được thưởng thức trong lúc đó có người muốn được nghe thì lại không. Kim Dung giải thích :” Âm nhạc nó đến với người có duyên tình, có một nội công thâm hậu thì âm nhạc đến rất tự nhiên “.

Viên Viên Khúc là một bài ca buồn, đúng là bài ca mất nước chẳng khác gì Hậu Đình Hoa của Lý Hân trong thơ Đổ Mục :

Gái chơi đâu biết hờn vong quốc
Bên sông còn hát Hậu Đình Hoa.

Lộc Đỉnh Ký còn có loại nhạc tự kỷ ám thị dùng trong lúc đánh nhau. Được Kim Dung viết với giọng văn ít học hợp với”trình độ” giáo phường ngu dốt :

Hồng giáo chủ thần thông quảng đại
Giáo chúng ta đánh bại khắp nơi
Địch nhận thấy bóng chạy tơi bời
Cứng rắn cũng tan tành xác pháo.

Trong truyện võ hiệp Kim Dung; âm nhạc xuất hiện khắp nơi trên đất nước Hoa Lục.Trong Lãnh Nguyệt Bảo Đao ta nghe được tiếng hát vùng Sơn Đông,Chiết Giang của tiểu anh hùng Hồ Phỉ trong Độc Bá Hồng Quần và tiếng hát của Islam Hồi Giáo Y Tư Mỹ; nhạc rút ra từ kinh Coran (Kha Lan kinh) là một thể nhạc khát vọng hòa bình dưới dãi lụa mềm trong sa mạc hoang vu,nhạc Y Tư Mỹ chơi nghe vi vu như gió thổi lồng vào cát bụi.

Trong Lộc Đỉnh Ký ta còn nghe được bài Trầm Giang hùng tráng trích từ tác phẩm dân ca Đào Hoa Phiến, ngợi ca người yêu nước Sử Các Bộ.Nhưng không phải ai cũng dể hát khúc Trầm Giang nầy. Đêm mưa gió trên sông Liễu Giang, cả mấy chục người trong khoang thuyền mà chỉ có Trần Cận Nam Tổng đường chủ và Ngô Lục Kỳ của Thiên Địa hội mới đủ nội công cất cao tiếng hát át cả tiếng cuồng phong :

Non nước ngàn năm để tiếng truyền
Đau lòng huyết lộ khắp Tây Xuyên

Đọc Lục Mạch Thần Kiếm ta còn nghe được tiếng hát “Hái Sen ở Giang Nam” hòa với tiếng hồ cầm,thánh thót của A Bích tại Yến Tử Ổ ở Giang Nam

Giang Nam ta hãy hái sen
Lá sen dày khít mọc chen thành đồng
Cá đùa bên lá phía đông
Cá đùa bên lá sen hồng phía tây.

Những tiếng hát đẹp nhất mang nặng tính chất triết lý vẫn là tiếng hát Tiểu Siêu cô gái lai Ba Tư.Tiểu Siêu trở thành ả hầu của Trương Vô Kỵ; 16 tuổi mà đã thầm yêu Trương Vô Kỵ. Nàng biết đó là điều tuyệt vọng,nỗi đau đó khi nàng hát cho Minh chủ Trương Vô Kỵ nghe. Bài ca nầy cũng rút ra từ thơ của Ôn Ca Mạc và được tác giả Kim Dung chuyển ngữ sang Quan Thoại nói lên khát vọng giữa tử sinh :

Lai như lưu thủy hề thệ như phong
Bất tri hà xứ lai hề hà sơ chung.
(Chợt đến như dòng sông nước chảy,thoát tan như gió qua mau.Chẳng biết đâu mà đến,cũng chẳng biết nơi đâu mà về)

Kim Dung tiên sinh đưa âm nhạc vào tiểu thuyết võ lâm;bởi vì theo quan niệm của tác giả âm nhạc là võ công là hóa giải từ lòng thù hận đến lòng yêu thương,từ vô thủy vô chung đến đạo làm người giữa người và bá tánh, ông xây dựng bối cảnh lịch sử trong truyện qua âm nhạc, thần tượng hóa các nhân vật trong truyện từ lịch sử hay huyền thoại, từ cái “vô ảnh” sang hình ảnh hiện thực,tiềm tàng trong lịch sử đấu tranh của người Trung Quốc từ thời Xuân Thu chiến quốc cho đến thời kỳ cách mạng văn hóa ngày nay.

Kim Dung viết tiểu thuyết không nhất thiết là truyện “chưởng”,bên cạnh đó tác giả lồng vào những chuyện tình đầy tính lãng mạn,pha lẫn tính hài hước dí dõm để truyện trở nên phong phú,sâu sắc thần kỳ. Nhất là âm nhạc Kim Dung đã biện minh bằng một lý lẽ nhân sinh tương quan giữa người với người.

Vì vậy đọc truyện kiếm hiệp Kim Dung, ta lắng nghe chất nhạc qua từng thời kỳ,từng triều đại với địa danh lịch sử Trung Quốc.Kim Dung thần tượng hóa trong các bộ môn nghệ thuật. Chính trong cái dung nạp này;Kim Dung chứng tỏ được rằng ông rất điêu luyện về âm nhạc trong kỷ thuật viết truyện võ hiệp.

*tham khảo: Far Eastern economic review HK/2000
chestermere thángtám khôngtám
Nguồn: http://www.vanchuongviet.org/
(12-09-2013, 06:50 PM)Ngạo Đã viết: [ -> ]Này Mặc .. Ngạo bảo này ..cái vấn đề bế tắc thế ta cũng chả buồn search Gút gồ chi cho nó nhọc nhằn thế..Vấn đề Mặc hỏi nó mông lung như quẻ bói hôm qua thôi smugl

Thưởng thức văn học mà , chả nhẻ cái gì cũng rạch ròi thì còn gì óc tưởng tượng và lạc thú khi đọc nữa .Đâu phải thấy Đào Hoa Đảo Chủ thổi sáo thì cứ phải mò cho ra hắn thổi bài gì ?


Đọc đoạn bình sau đây Mặc sẽ có cảm giác Nghe nhạc hơn cả nghe thực ấy chứ phải không nào ?? Và đó là cách đọc truyện và thưởng thức truyện của ta big green


Trích dẫn:Âm nhạc trong truyện Kim Dung

Võ Công Liêm

Share on facebook Share on twitter Share on email Share on print More Sharing Services
0
Tiểu thuyết võ hiệp là một hình thái đặc biệt trong văn học Trung Quốc; nó có một lịch sử lâu đời, bắt nguồn từ hai truyện Du Hiệp Liệt Truyện và Thích Khách Liệt Truyện trong bộ sử ký Tư Mã Thiên, được biên soạn vào đời Hán; thuật lại những chuyện thời Xuân Thu chiến quốc như Kinh Kha Nhiếp Chính cho đến tiểu thuyết Chí Quái thời Ngụy Tấn và các truyện truyền kỳ đời Đường gồm những tác phẩm Câu Nhiệm Khách,Côn Luân Nô,Hồng Tuyến Nữ.Về sau nhiều tác giả đã dựa vào đó mà xây dựng thành tiểu thuyết đương đại; trong số đó phải kể đến tiểu thuyết gia Trà-Lương-Kim-Dung.

Từ khi truyện kiếm hiệp Kim Dung tung ra thị trường đã lôi kéo hằng triệu đọc giả khắp nơi trên thế giới,người ta đọc say mê truyện “chưởng” không những ở Trung Quốc mà ngay cả Việt Nam.Ngoài chuyện đọc tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, người ta còn đổ xô xem phim ảnh một loại phim chuyện được dàn dựng theo mẫu mực của Kim Dung những hoạt cảnh thần kỳ, biến hóa thần thông của những võ lâm cao thủ, kỷ nghệ điện ảnh Hồng Kông khởi từ đó khuấy động thị trường phim thuật. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Quốc dựa vào thị hiếu quần chúng cũng làm những phim võ hiệp tương tự nhưng rồi cũng lùi bước trước phim chuyện võ hiệp Kim Dung.

Trong 12 bộ truyện kiếm hiệp;tác giả đã dựa trên bối cảnh lịch sử đấu tranh của người Hán chống lại sự xâm lăng của các bộ tộc.Truyện của Kim Dung đầy tính hùng ca và sử thi; ông xử lý rốt ráo những kiến thức , hiểu biết về nền văn hóa Trung Quốc mà ông đã dày công nghiên cứu và học tập, từ đó ông vận dụng sở học một cách tài tình và lý giải trọn vẹn chân lý nghĩa hiệp một phần dựa vào lịch sử cổ đại và lịch sử huyền thoại mà ông hài hòa trong cách viết dã sử,bố cục chặt chẻ làm sống lại một bề dày sử liệu Trung Quốc kể cả các thuật như quyền thuật, y thuật, bút thuật về nghệ thuật thì có hội họa,thi phú, âm nhạc, ẩm thực và nhất là rượu và nhạc Kim Dung viết đến độ gần như đi tới tôn giáo hóa Tửu đạo và Nhạc đạo vậy.

Tất cả tình tiết của mỗi bộ truyện tác giả đều lồng vào một triết lý tâm sinh lý và tính nhân bản, ngoài ra bộ môn âm nhạc đều có mặt trong hầu hết bộ truyện của Kim Dung và đóng một vai trò không nhỏ.

Tác giả Kim Dung đã viết ra 12 tác phẩm: Thư Kiếm Ân Cừu Lục,Bích Huyết Kiếm,Anh Hùng Xạ Điêu,Thần Điêu Đại Hiệp,Bích Sơn Phi Hổ,Phi Hổ Ngoại Truyện, Ỷ Thiên Đồ Long Đao,Liên Thành Khuyết,Thiên Long Bát Bộ,Hiệp Khách Hành,Tiếu Ngạo Giang Hồ và Lộc Đỉnh Ký. Ông đã viết những bộ truyện trên gần như một trường thiên tiểu thuyết và đến năm ông 48 tuổi (1972) ông gác bút.

Âm nhạc trong truyện là một dữ kiện giữa cuồng nộ và hòa mình giữa tàn bạo với tình yêu; ông muốn chuyển hóa từ có sang không , từ tình thương xóa bỏ hận thù đập tan mọi vọng niệm mà tự cổ chí kim lòng hoài vọng đó không bao giờ tiêu diệt được.Và cũng từ đó ông nhận thức rằng âm nhạc biện minh cho những lý lẽ đã nêu và cũng là nhạc khí (võ khí) một khí giới “tuyệt chiêu” là sức mạnh siêu lực ngăn chận mọi tham vọng và ảo tưởng của con người.

Khởi từ thời Xuân Thu chiến quốc đưa Trung Quốc tới suy tàn,thảm bại nhất vào thời kỳ Hán tộc.Kim Dung nhìn nhận rằng:” Âm nhạc như một thứ võ công, giúp người ta lắng dịu cơn đau, điều trị,mê hoặc và kiềm chế kẻ địch” Ông muốn cho người đời thấy rằng nội lực của âm nhạc là “sứ giả của hòa bình” âm nhạc xử lý mọi hoàn cảnh, mọi hình thức của nội giới và ngoại giới, trở thành ngọn sóng thần đẩy lùi mọi sát khí. Một khí giới mà Kim Dung cho là tuyệt chiêu hơn những tuyệt chiêu khác.Cho nên ông chọn âm nhạc như một hòa giải và được coi như vai trò quan trong trong suốt những bộ truyện võ hiệp của ông. Kim Dung lý luận cụ thể giữa hai bề mặt của hai thế giới nội tại và ngoại tại ; cái “bề ngoài” là sự tranh hùng của võ lâm đầy sát khí nhưng cái “bề trong” chính là tâm hồn thanh thoát vị tha của kẻ sĩ. Kim Dung tả những nhân vật kiếm khách với ý nói đến hai chữ “nghĩa khí” mà nghĩa khí là cơ bản nồng cốt của người hùng kiếm khách, đó là quan niệm đạo đức xử thế và hành xử của những người hiệp sĩ đạo. Nghĩa là bộ phận không thể thiếu vắng trong truyện Kim Dung; chính Khổng Mạnh cũng thừa nhận rằng : Nghĩa là chính nghĩa, hợp lý và thích nghi.Cho nên tinh thần trọng nghĩa được đề cao trong chuyện Kim Dung là điều tất yếu.

Trong tất cả tác phẩm của ông, Kim Dung đã dùng nhiều loại hình âm nhạc khác nhau, ông vận dụng trí tuệ của mình, đưa âm nhạc vào truyện là cả mục đích diễn tả mọi tình huống qua từng thời kỳ, từng thời đại, cốt tủy truyện Kim Dung lấy văn minh tứ phương du nhập vào nền văn minh Trung Quốc và mười phương khống lĩnh địa bàn.

Nhưng rồi ông vẫn nhìn nhận âm nhạc xử lý toàn diện.Tiếu Ngạo Giang Hồ là một trường hợp cụ thể.Tiếu Ngạo Giang Hồ thật ra không phải là câu chuyện hiệp khách hay hành hiệp dựng lên tiền đề; mà chính là một nhạc phẩm lừng danh về đờn và sáo (cầm tiêu) có tựa đề Tiếu Ngạo Giang Hồ. Nhạc phẩm có một nội dung, ám chỉ giữa hai hệ phái Bạch đạo và Hắc đạo giữa chính và tà. Đó là một bản hợp soạn giữa hai nghệ sĩ trong giới võ lâm quyền bá, đối địch nhau.

Lưu Chính Phong chưởng phái Hành Sơn và Khúc Dương Trưởng lão thuộc phái Triêu Dương cả hai môn phái nầy thù “bất cộng đái thiên” thù vạn đợi trong việc tranh bá.Nhưng rồi trở thành bạn tâm giao giữa Lưu-Khúc.Phát sinh từ âm nhạc mà ra. Đọc đến đây ta thấy tác giả duy trì cái nghĩa khí lớn lao, đưa tình vào thù. Lưu và Khúc hai tay có biệt tài xử dụng nhạc khí đạt tới mức vô tiền khoáng hậu rồi tự nhiên cảm hóa qua tài năng mà trở thành hiền hữu. Kim Dung xử lý ngọn bút về âm nhạc quá tài tình và điệu nghệ. Kim Dung cho hai tài năng biểu diễn để đi tới tri kỷ với âm nhạc.Lưu Chính Phong trong tay đàn, Khúc Dương tay tiêu hòa nhịp với nhau lên khúc bi hùng ca, đạt tới chỗ tột đỉnh của âm nhạc, điệu nhạc giao thoa vào nhau kết thành bè trong điệu ngủ cung; khoan thai trung chính, tiếng khoan tiếng sập vỗ vào nhau lúc bỗng lúc trầm; đi vào truyện mới thấy ngón nghề âm nhạc Kim Dung tuyệt hảo tới mức nào. Chơi xong tấu khúc Lưu-Khưu tương thông tâm ý.Khi phát hiện ra chân lý của âm nhạc , đạt tới chân như tối thượng .Lưu rủ áo giang hồ lui về ẩn dật ở tuổi lục tuần, gác kiếm vui thú điền dã,ung dung tự tại giữa chốn giang hồ khí phách, nhưng bụi trần lại kéo đến Tả Lãnh Thiền thuộc phái Trung Sơn huy động toàn lực Hoa Sơn,Hành Sơn,Thái Sơn vây hảm hành động của Lưu Chính Phong, vu oan Lưu theo tà giáo,buộc Phong phải ra tay ám hại Khúc Dương, chặt đứt mối quan hệ với Triêu Dương thần giáo phái.Không thể hành động như thế được,với con người mã thượng coi việc bán sống cầu vinh là bất nghĩa.Kim Dung sắp xếp câu chuyện giữa tà với chính giữa thù và không thù, tác giả vẫn duy trì chữ nghĩa trong truyện, ông đưa nhân vật về với lương tâm đạo đức con người, nghĩa khí của hiệp khách, trọng tài hơn danh.Tiếng đàn của Phong là tiếng đàn cảm khái mà Khưu thầm phục trang nghĩa hiệp nầy.

Lưu Chính Phong đang ở trong một tình huống khó xử, một thảm kịch đau đớn.Khúc Dương hiểu được nỗi khổ của bạn ra tay cứu nguy,giải phóng Lưu đưa vào Thất Sơn Hành ẩn trú nơi đây, trả hết cho đời, đôi tài tử không còn là hiệp hành kiếm khách và biến mình vào thi nhạc, đàn địch hợp tấu khúc để đời trước khi đi vào cõi tịch.Nhưng chưa hết;Kim Dung kéo dài giá trị âm nhạc một lần nữa,sang tay cho kẻ hậu sinh, tác giả không muốn người đọc mất đi cái truyền bí âm nhạc, ông đưa những nhân vật khác tiếp tục sứ mạng và giữ lấy như việc trao ngôi. Những khúc bi hùng ca về sau giao lại cho Lệnh Hồ Xung thừa kế phái Hoa Sơn; cầm trong tay tấu khúc của hai vị tiền bối.Lệnh Hồ Xung lên ngựa phiêu bạt giang hồ, hóa thân thành một kẻ lang thang, thân tàn ma dại giữa rừng gươm đao. Phải chăng khát vọng của Tiếu Ngạo Giang Hồ không bao giờ thực hiện được hoài bão giữa một xã hội thời bấy giờ đầy mưu lược, thù độc, chia rẽ, bè phái tranh giựt quyền lực ? Tác giả Kim Dung muốn nhấn mạnh ở điểm này; lòng ham muốn dục vọng của con người triền miên trong kiếp đọa đày; ông muốn kéo con người về với nghĩa khí, cốt cách nghĩa hiệp dù ở bất cứ hoàn cảnh nào hôm nay hay ngày mai .

Kim Dung làm cho người đọc chạy theo ông những mạch chuyển, những tàng ẩn trong từng nhân vật truyện, những cuộc tranh hùng hay những mối tình lâm ly bi đát từ thâm cung hay chốn phường hoa ong bướm,chốn lầu xanh hay trà đình, tửu quán; ông vẫn đưa cái thế nhân sinh vào từng vai trò xử lý trên nguyên bản “nghĩa khí” đó là “nội công thâm hậu”của Kim Dung mà về sau chúng ta thấy cái thuật võ công đó qua từng nhân vật;cái gọi là nội công hay chưởng lực được tác giả vận dụng như trí tuệ, cái sức mạnh trí tuệ đã đánh ngã địch thất điên bát đảo; có phải là độc chiêu thâm hậu ?

Lệnh Hồ Xung cho rằng đó là một thể loại bí lục vô cùng thượng thặng giữa Lệnh Hồ Xung và người đẹp Doanh Doanh hai người gặp nhau trong ngõ Lục Trúc thuộc thành Lạc Dương; nơi đây Lệnh Hồ Xung gói gém niềm đau của mình với Doanh Doanh người mà hắn thầm yêu trộm nhớ, mối tình đầu tan vỡ.

Tác giả Kim Dung hoán giải cuộc tình tan hợp qua âm nhạc vẫn là chủ đề chính mà ông muốn chứng tỏ, bằng cách cho Doanh Doanh trổ tay nghề, dạy những ngón gảy tuyệt chiêu vô tiền khoán hậu cho Lệnh Hồ Xung những khúc lừng lẫy trong ca khúc Thanh Tâm Phổ Thiện Trú đó là khúc nhạc giữ gìn sanh mạng những lúc lâm nguy. Âm nhạc mà Kim Dung xử dụng trong truyện võ hiệp là một thứ âm nhạc siêu lực giải nguy,cứu chửa, giải bệnh. Đọc giả sẽ sửng sờ khi đọc đến đoạn chơi nhạc của Doanh Doanh truyền tập cho Lệnh Hồ Xung là liều thuốc hóa giải căn bệnh tâm thần,trầm cảm vựt Lệnh Hồ Xung trở lại trạng thái bình thường và hồi phục chức năng, khí thế võ lâm anh hùng. Nhưng cũng nhờ vào tấu khúc đó mà Lệnh Hồ Xung và Doanh Doanh nối lại cuộc tình tưởng như không bao giờ hàn gắn lại được giữa hai kẻ giang hồ khí phách. Đọc ở đoạn nầy ta thấy Kim Dung nâng âm nhạc lên đỉnh cao. Âm nhạc trong Tiếu Ngạo Giang Hồ đã giao thoa giữa ẩn và hiện, giữa chính với tà đầy triết lý nhân sinh; khát vọng của Tiếu Ngạo Giang Hồ xây dựng trên tình yêu và nghệ thuật âm nhạc.Tác giả Kim Dung muốn con người từ chỗ vị tha nhân ái, từ chỗ nhiệt tình và lòng tự phụ,xoa dịu tất cả mọi tình huống qua một thứ âm nhạc trường cửu.

Kim Dung đã xử dụng nhạc lý qua nhiều loại hình âm khác nhau của âm nhạc không những thể loại âm nhạc có chiều sâu, kích thích cảm xúc, lay động nội tại lòng hiếu thắng đưa âm nhạc vào đời để hoán chuyển. Kim Dung tiên sinh còn chơi một thể nhạc khác có tính cách phường chèo đó là loại nhạc lang thang ,vất vơ của môn phái Hành Sơn. Như vậy với hoàn cảnh địa lý,nhân văn tác giả đều xử dụng trọn vẹn giá trị âm nhạc.

Riêng Tiếu Ngạo Giang Hồ chúng ta còn bắt gặp những tiết nhạc mà tác giả còn cho thấy sự vi diệu của nhạc điệu siêu thoát như Tiêu Tương Dạ Khúc của Mạc Đại tiên sinh. Mạc Đại vóc dáng “điêu linh cổ quái” từ chối bả lợi danh,quyền thế để du thân vào một cuộc đời du mục,rày đây mai đó hoà mình trong câu hò tiếng hát, gác kiếm giữa chốn giang hồ và chỉ móc trên vai một cây đao cấm có dấu một thanh kiếm mỏng như lá lúa. Phải thừa nhận Kim Dung rất chi ly từng nhân vật một cách độc đáo trong truyện của ông . Kiếm để diệt hung tàn, đao cấm để giữ vững tâm hồn.Kim Dung lúc nào cũng xây dựng nghĩa khí. Nhưng tiếc thay Mạc Đại chưa thoát tục bởi khúc Tiêu Tương.Mạc Đại tiên sinh chơi nhạc buồn, sương khói, lênh đênh không nói lên được cốt cách của một đạo sĩ mà vô tình tiên sinh hóa thân một kẻ du ca. Đọc tới cái đoạn Mạc Đại ta mới thấy tác giả Kim Dung “thâm hậu” đưa độc giả đi theo với âm nhạc không ngừng nghỉ. Ông lý luận tài tình : Mạc Đại là một trích tiên nhập thế để hành thế.

Trong âm nhạc ông còn thể hiện hết sức kỳ lạ; khúc Sơn Ca Phúc Kiến của Lâm Bình Chi, lấy nhạc của Lâm đem về núi Hoa Sơn dạy cho Nhạc Linh Sơn ca bài”Chị Em Lên Núi Hái Chè” ca khúc này đã làm cho Lệnh Hồ Xung tương tư nàng đó là tương ngộ của một tay tráng sĩ đa tình. Kim Dung tiên sinh cho thấy âm nhạc ngoài tài nghệ nó còn ma lực làm xiêu lòng,quyến rủ,vổ về,mơn trớn. Nhạc Linh Sơn gảy tiếng đàn lúc trầm lúc bổng như dấu trong đó nỗi niềm thầm kín với Lâm Bình Chi.Lệnh Hồ Xung biết thâm ý đó.Chàng đau khổ vô hạn.

Âm nhạc trong truyện võ hiệp Kim Dung nghiêng về nội tâm hơn ngoại giới. Phấn chấn nhưng cũng có suy tàn, một lối chơi nhạc hết sức kỳ bí .

Trong bộ Ỷ Thiên Đồ Long Ký; tác giả giới thiệu một nét đặc thù khác của âm nhạc,mang tính chất siêu tưởng.Kim Dung muốn chứng tỏ nguồn nhạc Trung Quốc không những đa dạng mà nó còn chứa cả âm thanh lôi cuốn cả vạn vật vũ trụ cùng hòa nhập,chim muông nghe tiếng nhạc réo rắc mà ngỡ như tiếng hót của chim về đậu trên vai người nghệ sĩ.Từ chỗ nhân sinh vô úy của kiếm khách chính giáo còn tạo được một yếu tố khác là tình yêu,tình yêu luôn luôn hiện diện trong 12 tập truyện võ hiệp của Kim Dung, âm nhạc cũng là võ công,chinh phục tình yêu và được coi như liều thuốc giải thoát …

Ông đưa ra nhân vật Côn Luân Tam Thánh tức Hà Túc Đạo; Hà ngoài tứ tuần, gương mật thô gầy xấu xí nhưng bên trong Côn Luân chứa đựng ba thiên tài mà hiếm có trong thiên hạ : kiếm, cờ và đàn; hành trang với ba thứ độc chiêu bước vào thế giới võ lâm kiếm khách,thử có ai dám thi thố ? Tài múa kiếm như sấm chớp,cờ xuống những nước bí quỉ khốc thần sầu bên cạnh đó Côn Luân xuất chúng với “nội công” chơi đàn.Kim Dung cho chúng ta thấy từng nhân vật trong truyện là những tài tử lừng danh từ bao đời nay ông gián tiếp nói lên cái văn hóa đa dạng của Trung Quốc muôn màu muôn vẽ từ hạ đến thượng;một nền móng cố hữu và lâu đời.

Côn Luân Tam Thánh có một khúc đàn tuyệt vời mỗi lần gảy tiếng đàn tạo nên một âm thanh cao vút,chim muông tụ lại nhảy múa; ông gọi “Bách điểu triêu phụng” không biết có thật như vậy không hay huyền thoại ? Kim Dung diễn tả tiếng đàn khi bổng khi trầm,khi líu lo,khi đùa cợt trong văn chương tiểu thuyết của Kim-Dung , thường tạo ra điển cố đó là lý lẽ hay chủ động trong con người của tác giả. Kim Dung viết dưới một dạng thức ẩn dụ “metaphor” làm cho câu chuyện trở nên phiêu lưu kỳ bí,những hình ảnh thực hư, hư thực thần thông biến hóa làm say người đọc, tài ở cái chỗ người đọc sống trong”vô ảnh” mà hình tượng vẫn sống động với trí tuệ và nhận thức được tiếng vó ngựa,tiếng đàn tiếng địch ngân vang trong vô ảnh, kể cả vật lộn với tình yêu say đắm, đều hiện nguyên hình ,những hình ảnh thể hiện trung thực trong cái gọi là vô ảnh.Người đọc nghe được tiếng đàn của Hà Thúc Đạo, tiếng nhạc của người tài hoa đã làm say mê nhiều người đẹp và đem lòng yêu Tam Thánh, đôi khi nghe như lời biệt ca của một cuộc tình ai oán vậy. Đến đây Kim Dung định nghĩa giá trị của âm nhạc, ông cho rằng cái hay,cái tuyệt mỹ của âm nhạc còn nói lên tinh thần nhân bản qua bài Hỏa Ca của giáo chủ Minh Giáo truyền từ Ba Tư sang Trung Quốc;bài nầy được hát trên đỉnh Quang Minh khi quần hùng Trung Quốc vây tỏa Minh Giáo vì cho rằng Ba Tư giáo là tà giáo.Kim Dung dựa vào bài thơ của nhà thơ Ba Tư là Omar Khayam(Ôn Ca Mạc) tựa đề Hỏa Ca :

Đốt tàn thân xác của ta
Ngọn lửa thành bốc cháy đỏ rực
Sống chẳng là có chỉ hạnh phúc thôi
Thì chết đi đâu có khổ gì

Hỷ lạc sầu bi xin gởi về cát bụi
Tội tình thay người đời hoạn nạn lắm thay.

Trương Vô Kỵ nghe bài ca đó và nhận ra Minh Giáo là một tôn giáo nhân bản cho Ba Tư tà giáo là một lý lẽ xuyên tạc vô căn cứ.Từ đó Trương Vô Kỵ được Minh Giáo ngợi ca như anh hùng dân tộc Trung Quốc. Tác giả đưa nhân hòa làm căn bản cho thế gian; một triết lý nhân hậu và đạo đức.

Ở Lục Mạch Thần Kiếm, âm nhạc lại càng phong phú hơn. Nói đến âm nhạc trong truyện nầy phải ghi lại hai nhạc sĩ quái dị trong nhóm Hàm Cốc Bát Hữu (tám bạn ở Hàm Cốc) là Cẩm Tiên Khang Quảng Lăng và Lý Qúi Lỗi. Khang đánh địch bằng sáu cây đao cầm, nghe tiếng đàn của Cẩm Tiên tim óc bấn loạn. Tài đâu mà chơi một lúc sáu cây đàn ? Kim Dung giải quyết rất tài tình về những bí tích đó. Khang Quảng Lăng đặt sáu cây đàn ở mỗi vị trí khác nhau rồi vận chỉ công,khinh công mà đánh vào phím đàn.Hóa ra tiếng đàn của Lão lúc bổng lúc trầm,khi thăng khi giáng , tiếng tơ đồng réo vào nhau phát ra những khúc ngân xuất quỉ nhập thần kinh khiếp , ào ạt như gió thổi như mưa tuôn người ta nghe mà không định lường được nguồn nhạc xuất phát từ đâu cái âm thanh kỳ quái đó.Nhạc của Khang quả là thứ nhạc làm rối tâm can, kẻ địch phải “chạy làng”.

Lúc này Lý Qúi Lỗi ở đâu ? Kim Dung đặt nhân vật này vào vai trò xướng ca mà thôi và hát phụ để làm nổi bậc tiếng đàn của Khang Quảng Lăng, tuy Lỗi xuất hiện ít hơn trong truyện nhưng để lại nhiều ấn tượng cho người đọc.

Ngoài tiếng đàn, tác giả còn cho chúng ta biết qua tiếng địch(sáo). Đàn và địch là hai nhạc khí đặc thù văn hóa của Trung Quốc, thực ra tiếng sáo rút ra từ âm nhạc của Hồ Tăng,Hồ thổi sáo ống đến độ kích thích được loài rắn độc,sai khiến rắn tấn công kẻ địch. Kim Dung giới thiệu với đọc giả Hồ Tăng tức là Ba La Tinh và Triết La Tinh là người nước Tây Vực tức Ấn Độ ngày nay,xứ nầy có thủ thuật thổi kèn ống.Tác giả Kim Dung còn cho chúng ta biết thêm về âm nhạc của đám hạ lưu, đám đầu đường xó chợ, đám ăn xin; đại cái bang cũng có đờn ca, tuy không xuất chúng;như bài “Xin Cơm” cũng có âm hưởng độc đáo.

Truyện Lộc Đỉnh Ký ở đây chúng ta sẽ bắt gặp hai danh sĩ cuối đời Minh đầu Thanh đó là Ngô Mai Thôn và Trần Viên Viên.Tiên sinh mô tả Trần Viên Viên cực kỳ lộng lẫy “mắt đẹp như mắt Quan Âm “ tuy nhiên Viên Viên có một cuộc đời trầm luân “hồng nhan đa truân” tất cả những đau khổ,bi thương đó được đúc kết thành bài ca Viên Viên Khúc cho tới khi nàng xuất gia vào cửa Phật, bài ca vẫn còn được hát;trong số những người thưởng thức nhạc của Viên Viên đạt đến chân như ; tác giả muốn nói lên cái tuyệt chiêu của âm nhạc thì có Ngô Tam Quế nghe được vài chục câu, Hồ Dật Chi nghe đâu dăm ba câu chỉ có Vi Tiểu Bão nghe trọn bài. Kim Dung muốn cho ta thấy rằng âm nhạc cũng có hồn riêng, có nghĩa là nhạc đến với người có cơ may và giới hạn, nhạc không đến với người không có lòng.Thì tại sao Vi Tiểu Bão lại được nghe ? mặc dầu Vi chẳng hiểu gì về âm nhạc mà lại được thưởng thức trong lúc đó có người muốn được nghe thì lại không. Kim Dung giải thích :” Âm nhạc nó đến với người có duyên tình, có một nội công thâm hậu thì âm nhạc đến rất tự nhiên “.

Viên Viên Khúc là một bài ca buồn, đúng là bài ca mất nước chẳng khác gì Hậu Đình Hoa của Lý Hân trong thơ Đổ Mục :

Gái chơi đâu biết hờn vong quốc
Bên sông còn hát Hậu Đình Hoa.

Lộc Đỉnh Ký còn có loại nhạc tự kỷ ám thị dùng trong lúc đánh nhau. Được Kim Dung viết với giọng văn ít học hợp với”trình độ” giáo phường ngu dốt :

Hồng giáo chủ thần thông quảng đại
Giáo chúng ta đánh bại khắp nơi
Địch nhận thấy bóng chạy tơi bời
Cứng rắn cũng tan tành xác pháo.

Trong truyện võ hiệp Kim Dung; âm nhạc xuất hiện khắp nơi trên đất nước Hoa Lục.Trong Lãnh Nguyệt Bảo Đao ta nghe được tiếng hát vùng Sơn Đông,Chiết Giang của tiểu anh hùng Hồ Phỉ trong Độc Bá Hồng Quần và tiếng hát của Islam Hồi Giáo Y Tư Mỹ; nhạc rút ra từ kinh Coran (Kha Lan kinh) là một thể nhạc khát vọng hòa bình dưới dãi lụa mềm trong sa mạc hoang vu,nhạc Y Tư Mỹ chơi nghe vi vu như gió thổi lồng vào cát bụi.

Trong Lộc Đỉnh Ký ta còn nghe được bài Trầm Giang hùng tráng trích từ tác phẩm dân ca Đào Hoa Phiến, ngợi ca người yêu nước Sử Các Bộ.Nhưng không phải ai cũng dể hát khúc Trầm Giang nầy. Đêm mưa gió trên sông Liễu Giang, cả mấy chục người trong khoang thuyền mà chỉ có Trần Cận Nam Tổng đường chủ và Ngô Lục Kỳ của Thiên Địa hội mới đủ nội công cất cao tiếng hát át cả tiếng cuồng phong :

Non nước ngàn năm để tiếng truyền
Đau lòng huyết lộ khắp Tây Xuyên

Đọc Lục Mạch Thần Kiếm ta còn nghe được tiếng hát “Hái Sen ở Giang Nam” hòa với tiếng hồ cầm,thánh thót của A Bích tại Yến Tử Ổ ở Giang Nam

Giang Nam ta hãy hái sen
Lá sen dày khít mọc chen thành đồng
Cá đùa bên lá phía đông
Cá đùa bên lá sen hồng phía tây.

Những tiếng hát đẹp nhất mang nặng tính chất triết lý vẫn là tiếng hát Tiểu Siêu cô gái lai Ba Tư.Tiểu Siêu trở thành ả hầu của Trương Vô Kỵ; 16 tuổi mà đã thầm yêu Trương Vô Kỵ. Nàng biết đó là điều tuyệt vọng,nỗi đau đó khi nàng hát cho Minh chủ Trương Vô Kỵ nghe. Bài ca nầy cũng rút ra từ thơ của Ôn Ca Mạc và được tác giả Kim Dung chuyển ngữ sang Quan Thoại nói lên khát vọng giữa tử sinh :

Lai như lưu thủy hề thệ như phong
Bất tri hà xứ lai hề hà sơ chung.
(Chợt đến như dòng sông nước chảy,thoát tan như gió qua mau.Chẳng biết đâu mà đến,cũng chẳng biết nơi đâu mà về)

Kim Dung tiên sinh đưa âm nhạc vào tiểu thuyết võ lâm;bởi vì theo quan niệm của tác giả âm nhạc là võ công là hóa giải từ lòng thù hận đến lòng yêu thương,từ vô thủy vô chung đến đạo làm người giữa người và bá tánh, ông xây dựng bối cảnh lịch sử trong truyện qua âm nhạc, thần tượng hóa các nhân vật trong truyện từ lịch sử hay huyền thoại, từ cái “vô ảnh” sang hình ảnh hiện thực,tiềm tàng trong lịch sử đấu tranh của người Trung Quốc từ thời Xuân Thu chiến quốc cho đến thời kỳ cách mạng văn hóa ngày nay.

Kim Dung viết tiểu thuyết không nhất thiết là truyện “chưởng”,bên cạnh đó tác giả lồng vào những chuyện tình đầy tính lãng mạn,pha lẫn tính hài hước dí dõm để truyện trở nên phong phú,sâu sắc thần kỳ. Nhất là âm nhạc Kim Dung đã biện minh bằng một lý lẽ nhân sinh tương quan giữa người với người.

Vì vậy đọc truyện kiếm hiệp Kim Dung, ta lắng nghe chất nhạc qua từng thời kỳ,từng triều đại với địa danh lịch sử Trung Quốc.Kim Dung thần tượng hóa trong các bộ môn nghệ thuật. Chính trong cái dung nạp này;Kim Dung chứng tỏ được rằng ông rất điêu luyện về âm nhạc trong kỷ thuật viết truyện võ hiệp.

*tham khảo: Far Eastern economic review HK/2000
chestermere thángtám khôngtám
Nguồn: http://www.vanchuongviet.org/
Lỡm! Không thể kiếm tiền bằng cách ni được sad nó rất là đê tiện laughing
Cứ...đê tiện...theo cách của bạn laughing
Trang: 1 2