Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Nói thật lòng
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Hơn hai mươi năm gắn bó với nghề dạy học có biết bao buồn vui lẫn lộn nhưng chẳng hiểu sao những năm gần đây tôi lại hay suy nghĩ về nghề, về học sinh của mình nhiều như vậy. Chẳng lẽ mình già thật rồi chăng hay vì không thể không nói ra những gì mình đang trăn trở?

Theo tôi học sinh thời nào cũng vậy. Có em ngoan, có em chưa ngoan... Tất cả đều là sản phẩm của chúng ta. Nhưng có một điều chắc chắn rằng ở thời nào các em cũng hồn nhiên, trong sáng, thẳng thắn và công bằng. Vậy chúng ta thử nghĩ về học sinh thời nay, về những áp lực học hành mà các em phải gánh nặng hằng ngày. Sáng học trường, chiều học thêm, tối tự học...

Thời gian để nghỉ ngơi tái tạo sức lao động hoặc để vui chơi chẳng biết tự bao giờ đã trở thành thứ xa xỉ. Giáo viên chúng ta - hãy nói cho thật lòng- hôm nào có năm tiết đứng lớp thì xem như hôm đó về nhà hết cơm nước nổi. Còn các em thì sao? Đều đặn mỗi ngày năm tiết, suốt năm ngày trong tuần. Chưa kể thứ bảy phải đi học môn tự chọn (một môn học mà các em không được chọn!). Rồi những ngày mưa bão đi qua, lịch học bù vào ngày thứ bảy, chủ nhật kéo dài thành mười ba buổi liên tục không nghỉ. Và ở mỗi tiết học còn phải chuẩn bị bài cũ, xem trước bài mới, ôn tập, kiểm tra... Tất cả là một áp lực không nhỏ đối với các em.

Điều đáng mừng là có nhiều thầy cô chúng ta hiểu và với tấm lòng của mình đã không gây thêm áp lực cho các em bằng cách thực hiện chủ trương của ngành GD-ĐT tạo ra một môi trường thân thiện để học sinh tích cực tiếp thu bài. Đã có rất nhiều tiết học mà cả thầy và trò đều quên đi thời gian trôi qua, đã có những tiết học mà chuông báo hết giờ học sinh vẫn cảm thấy tiếc. Những buổi học như thế đã thật sự thành công dù không có một ban giám khảo nào có mặt ở đó để ghi nhận.

Thế nhưng ở đâu đó, không nhiều, một vài thầy cô khác lại cho rằng phải nghiêm khắc với học sinh, phải kiểm tra các em thật khó, đánh giá thật gắt thì các em mới thấy được tầm quan trọng của môn học. Với tôi đó là quan niệm sai lầm và cổ hủ trong thời đại này! Cách ấy chẳng những không có tác dụng mà còn gây phản cảm, phản giáo dục vì một khi mình không làm cho học sinh yêu thích môn mình dạy thì xem như đã nắm chắc năm mươi phần trăm thất bại rồi. Chúng ta hãy nhìn vào mắt học sinh sau mỗi tiết học, chúng ta sẽ hiểu thành công của bài giảng hôm nay ở mức độ nào vì các em chính là những giám khảo công bằng nhất.

Có bao nhiêu học sinh - nếu được chọn - sẽ chọn mình để học là câu hỏi mà theo tôi, người làm thầy hiện nay cần đặt ra để xem thử mình đã thu hút được học sinh ở mức độ nào. Nếu làm được như thế, tôi tin chắc rằng tất cả chúng ta đều là những người thành công trong sự nghiệp trồng người.

Lê Thị Diệu Phương

(nguồn : http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/2...00959.aspx)

Bà mẹ,

Mỗi tối về nhà nhìn Nỵ học bài mà xót,

Sáng học ở trường, chiều học nhà cô, tối học nhà mình,

Mới lớp 1,

Không tưởng tượng nổi, riết rồi không hiểu mình đang giáo dục kiểu gì nữa ? Huh
Huynh Phụng nhắc làm mụi thấy tội lỗi với thằng cháu của mụi quá. Nó mới học mẫu giáo, thấy nó ở nhà xem film hoạt hình miết, hum trước mụi lỡ xui chị gái mụi cho nó đi học anh văn. Ai dè nó hem biết viết chữ, đi học AV không viết bài được, thế là nó bị bắt đi học viết chữ nữa. Giờ tối t2 đến tối t7 nó đều phải đi học, dzìa nhà mỗi ngày ngồi cả buổi viết bài lớp av, lớp rèn chữ.Confused
thằng cháu của Thiết Hoa cứ 5-7 ngày phải học chữ mới vì chú (thiethoa) đổi password máy tính. Muốn chơi games thì phải login vào! rolling on the floor
(24-01-2011, 03:02 PM)TieuChieu Đã viết: [ -> ]Huynh Phụng nhắc làm mụi thấy tội lỗi với thằng cháu của mụi quá. Nó mới học mẫu giáo, thấy nó ở nhà xem film hoạt hình miết, hum trước mụi lỡ xui chị gái em cho nó đi học anh văn. Ai dè nó hem biết viết chữ, đi học AV không viết bài được, thế là nó bị bắt đi học viết chữ nữa. Giờ tối t2 đến tối t7 nó đều phải đi học, dzìa nhà mỗi ngồi cả buổi viết bài lớp av, lớp rèn chữ.Confused

rolling on the floor

Smiley

Bạt tai

Bash

not worthy

praying

040