Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Đê Tiện Huyết Kỳ Thư
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2 3
LỜI PHI LỘ

Tác phẩm là một công trình nghiên cứu về những quan điểm đê tiện khá mới mẻ, với phân tích tiên nghiệm đóng vai trò làm nền móng cho sự phát triển của công trình khá đồ sộ này. Phiêu Dao đã vô cùng tâm đắc với quyển Đê Tiện Bí Lục Toàn Tập, của tác giả: Hothiethoa và tôi đã xem đó như là một nguồn cảm hứng dạt dào cho mọi sự nỗ lực của mình. Có thể nói, Đê Tiện Bí Lục Toàn Tập đóng vai trò là tiên phong trong việc nghiên cứu và nhận thức lại sự đê tiện như là một nghệ thuật, Có thể nói, nó như là một quyển sách giáo khoa đầu tay, cần phải đọc, cần phải biết để có thể áp dụng vào cuộc sống, "dùng đê tiện để đối phó với kẻ đê tiện" là một điều cần thiết để tồn tại trong thế giới. Hy vọng với phiên bản mới này sẽ có thể nối tiếp bước đi còn dang dở của đàn anh và tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo...

PHẦN THỨ NHẤT

1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÊ TIỆN


Vào thời xa xưa, khi con người còn sống trong bầy đàn. Tất nhiên, đã có "đê tiện", nhưng sự Đê tiện chỉ mang tính nhen nhóm ở một số ít cá thể. Vào thời đó, đê tiện không phổ biến và còn trong giai đoạn sơ khai. Bởi lẽ, do điều kiện hoàn cảnh sống khắc nghiệt khiến con người phải nương tựa vào nhau. Nếu một cá nhân nào đó đê tiện quá thì cá nhân đó chắc chắn sẽ bị tẩy chay ra khỏi đàn. Sự đê tiện trong thời kỳ này chỉ xoay quanh việc thức ăn, đồ uống và bạn tình. Câu hỏi thường được đặt ra một cách chất phát như là: "Làm sao có thật nhiều thức ăn và được quan hệ với bạn tình mà mình thích?". Câu hỏi này cũng là một câu hỏi muôn thủa của mọi thời đại. Vậy thì, Đê tiện đã ra đời, nó đóng vai trò là những phương thức, thủ đoạn để dành lấy những thứ tốt nhất

Nếu nhìn Đê Tiện như là một kẻ xấu xa với hình hài dị hợm thì bạn không thể khá lên được. Đê tiện ví như là một chiếc dao, với những công năng và nhiệm vụ khác nhau. Dao có thể dùng để cứu người đang trong cơn nguy kịch và nó cũng có thể giết chết người. Những kẻ xấu lợi dụng đê tiện như một phương thức thủ đoạn để thoả mãn khát vọng bên trong bản thân, thì những người tốt sử dụng đê tiện để chống lại những kẻ đê tiện.

Khi con người còn sống trong bầy đàn, một số cá thể do lòng tham đã nghĩ ra nhiều phương kế để dành rất nhiều thức ăn và bạn tình. Trong khi đó, một số cá thể trong bầy đã bị chết đói. Điều này được hiểu như là một quy luật của sự vận động.Kẻ mạnh thì sống sót. Tuy nhiên, có một số kẻ thất bại mang trong mình một ý chí sắt đá, quyết tồn tại và ghi chép tổng hợp các dấu hiệu hành vi đê tiện trên các hang động, bằng phương thức này hay phương thức khác, hình thù này hoặc hình thù khác. Kinh nghiệm được đúc tỉa, khiến cho anh ta(cô ta) nhận biết và ứng xử lại với những kẻ xấu xa

Đừng quan niệm Đê Tiện phải đi với người xấu xa. Vì đôi khi, người tốt cũng phải dùng đê tiện để phát hiện kẻ xấu, loại trừ chúng ra khỏi nhóm bạn bè, đồng nghiệp và xã hội. Tuy nhiên, kẻ xấu không bao giờ chịu ngồi yên cho đến lúc chúng bị phát hiện và bị loại trừ. Những phương thức thủ đoạn mới ngày càng được cải thiện tinh vi hơn. Do đó, chúng ta cần phải ghi chép lưu trữ và tìm hiểu cặn kẽ. Như cuối thời Xuân Thu Chiến Quốc, Tôn Tử đã tổng hợp các ghi chép về những mưu kế trong quyển 36 kế Tôn Tử. Những kế sách này, gọi là "kế sách" nhưng thực chất là "đê tiện". Bởi lẽ, những nội dung trong đó đều hướng đến lợi ích của bản thân con người, tôi thường gọi là "những khát vọng bên trong". Những kế này được Hiền Nhân sử dụng hay được Đại Ma Đầu sử dụng là những câu chuyện hoàn toàn khác. Bởi lẽ, nó là con dao hai lưỡi.

Khi xã hội ngày càng phát triển, phương thức thủ đoạn mới ra đời thay thế cho phương thức cũ đã lỗi thời, chúng ngày càng được hoàn thiện hơn. Khi ấy, con dao đê tiện được mài gọt thành thanh kiếm sắc bén. Con người ta sử dụng nó để chiến đấu. Tuy nhiên, trở thành hiệp sỹ hay kẻ sát nhân là do bạn

2. NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐÊ TIỆN


2.1 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐÊ TIỆN


Đê Tiện bao gồm nhiều nội dung rất phong phú, được nguỵ trang và bao gồm bởi:lối tư duy, lối diễn đạt, lối hành động

Lối tư duy là việc đi sâu, đi sát vào chủ đề, có điều tra nghiên cứu, nắm việc, nắm người, nắm tình hình cụ thể...Phản biện trên cơ sở có tính khoa học, vạch trần mặt dày tâm đen, bảo vệ quan điểm cá nhân...Biết sàng lọc những thông tin sai lệch những báo cáo dối trá, những lập luận thiếu trung thực.Đây là những vấn đề có tính nguyên tắc, định hướng cho lối diễn đạt và thuyết phục người nghe.

Lối diễn đạt là phong cách nói và viết phải đảm bảo được yếu tố trong sáng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với người nghe, người đọc. Có bốn vấn đề khi nói và viết là: Nói, viết cái gì?; Nói, viết cho ai?; Nói, viết để làm gì?; Nói, viết như thế nào?.

Lối hành động phải độc lập, tức là không lệ thuộc, không bắt chước, không theo đuôi.Sẵn sàng từ bỏ những cái cũ đã qua thực tiễn kiểm nghiệm là sai, những cái cũ lạc hậu, lỗi thời, những cái cũ đã đúng trước kia nhưng nay không còn phù hợp, để tiến tới đề xuất những cái mới có thể trả lời được những câu hỏi mà cuộc sống đang đặt ra.

2.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐÊ TIỆN


2.2.1 Đê Tiện được sinh ra từ quần thể xã hội

Đê tiện được sanh ra khi có từ 2 người trở lên. Nếu một trong hai người là đê tiện thì người còn lại sẽ có nguy cơ bị loại trừ. Khi ấy, Đê tiện sẽ tiêu vong theo quy luật khách quan. Nói đơn giản, nếu thế giới chỉ một người thì người này sẽ đê tiện với ai?, khi đó, chúng ta gọi người cuối cùng này là "Đê tiện" hay "không đê tiện" thì chẳng còn nghĩa lý gì nữa. Đây cũng là một nguyên tắc cực kỳ quan trọng của người đê tiện. Muốn được gọi là đê tiện thì phải đảm bảo yếu tố 2 người. Nói cách khác, nếu như không ai chơi với mình hoặc mình không còn bạn thì mình không là kẻ đê tiện nữa. Một nhóm phải có tối thiểu 2 người thì sự đê tiện của một trong hai người đó mới có ý nghĩa giá trị

2.2.2 Đối tượng của Đê Tiện luôn là Đê Tiện

Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng của nguyên tắc Đê tiện. Chỉ có thể thực hiện hành vi đê tiện đối với kẻ đê tiện. Sỡ dĩ có nguyên tắc này, là do không thể áp dụng với người không đê tiện. Nếu áp dụng cho những người không đê tiện, thì người sử dụng phương pháp đê tiện chính là kẻ Đê Tiện cần phải bị loại trừ. Nếu áp dụng cho những người không đê tiện thì nhóm 2 người sẽ có nguy cơ còn 1 người. Khi ấy, không còn ai là đê tiện nữa, tức là mình không thể tự đê tiện với chính mình

2.2.3 Đê Tiện mang tính xã hội và lịch sử

Đê tiện luôn mang tính xã hội và lịch sử. Từ khi có xuất hiện con người, đê tiện đã ra đời như một yếu tố khách quan, gắn liền với khát vọng thù thắng bên trong. Nhóm người tiền sử đê tiện đầu tiên luôn là những kẻ đê tiện, lợi dụng đê tiện để chiếm đoạt thức ăn và bạn tình. Nhóm người tiền sử thứ hai sử dụng đê tiện để xử lý nhóm người tiền sử lúc đầu. Như vậy, có thể nói đê tiện xuất hiện lần đầu là đê tiện mang tính vị kỷ. Nó xuất phát từ những khát vọng bên trong, nó ra đời hoàn toàn trên cơ sở tự nhiên, không mang tính khoa học, tuy có sự nghiên cứu nhưng thuần tuý là những hành vi chất phác của bản tính hoang dã động vật. Lần thứ hai, Đê tiện xuất hiện nhằm để phủ định cái đê tiện lúc đầu, sự loại trừ này mang tính người. Dựa trên cơ sở là đạo đức, mà cụ thể là tính công bằng và tình yêu đồng loại. Sự đê tiện này được mài gọt thành một cây kiếm sắt bén, chặt tất cả những luận điểm trái luân lý, phá vỡ mọi tiền đề xuất phát từ lối tư duy ích kỷ. Khi xã hội càng lên cao, sự phủ định lẫn nhau giữa kẻ đê tiện và người xử lý kẻ đê tiện khiến cho thanh kiếm đê tiện này ngày càng được sắc bén hơn.

2.2.4 Đê Tiện là nghệ thuật

Qua thời gian, kinh nghiệm về đê tiện luôn được đúc tỉa, mài giũa. Cả kẻ đê tiện và người xử lý kẻ đê tiện không một lúc nào đứng yên, không vận động. Họ đều đấu tranh, phủ định định lẫn nhau. Trên tinh thần đó, mà đê tiện ngày càng được hoàn thiện hơn và nâng lên thành một môn nghệ thuật

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐÊ TIỆN


3.1 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Trong tác phẩm, phạm vi nghiên cứu của đê tiện là nhóm quan hệ xã hội có từ 2 người trở lên, các lối diễn đạt, tư duy, hành động của các cá thể trong nhóm người này. Tác phẩm không đề cập đến câu chuyện về một anh A nào đó tự đê tiện với chính mình, sau khi đã đê tiện với tất cả mọi người xung quanh và bị cách ly. Phạm vi nghiên cứu là tổng thể các lập luận của các cá thể trong nhóm thực hiện hành vi. Việc nghiên cứu nhằm rút ra các nhận định đúng hoặc sai, hợp pháp hoặc không hợp pháp, chỉ rõ các sai lầm và đúc kết kinh nghiệm khi đối mặt với những tình huống ngoài đời thực.

3.2 NHIỆM VỤ CỦA ĐÊ TIỆN

Nhiệm vụ của đê tiện là hướng đến việc bảo vệ cho bản thân, cho các cá nhân và yếu nhân khác. Biết rõ, nhận thức rõ được các hành vi đê tiện gây nguy hiểm cho xã hội, nhằm phòng tránh tai hoạ cho mình. Hiểu rõ và vận dụng được vào thực tế một cách chuyên nghiệp, sáng tạo. Chia sẻ cùng nhau, giúp nhau giải quyết mọi vướng mắc thực tại đang đe doạ đến cuộc sống của mình

BÀI TẬP

1. Theo bạn Đê tiện là gì? Những cơ sở quan trọng nào để xác định một người là đê tiện hay không?

2. Kẻ đê tiện và Người xử lý kẻ đê tiện cùng sử dụng "đê tiện". Vậy, phương tiện đó giống và khác nhau như thế nào?

Lưu ý:
Xin quý anh(chị) đừng trích cả bài viết, chỉ quote phần câu hỏi và trả lời bên dưới. Với việc làm này sẽ giúp tôi dễ đọc hơn do không phải kéo thanh công cụ

(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
hí hí Bác Phều cứ đùa với em..Em là hội trưởng nên khỏi làm bài tập.

Nhân đây em đặt cách mời bác vào Đê Tiện Hội và ngồi ghế thành viên ưu tú 015
HỒI ĐÁP

Xin trả lời thư cùng bạn đọc:
-Phiêu Dao cảm thấy rất vui khi có sự góp ý tham gia của Ngạo
-Phiêu Dao cũng rất vui nếu được trở thành một phần của Đê Tiện Hội. Mong rằng trong thời gian sắp tới, tôi sẽ cống hiến nhiều hơn cho Hôi và bàn bè ở đó

PHẦN THỨ HAI

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHOA HỌC ĐÊ TIỆN

1. KHÁI NIỆM ĐÊ TIỆN HỌC

Đê tiện học là một môn học chuyên đào tạo các kỹ năng tổng hợp về truyền đạt thông tin, giao tiếp nhóm, tranh luận, thuyết phục, chuyên sâu tìm hiểu những đặc tính của con người, nghiên cứu những điều mà cá nhân nghĩ và làm dựa trên cơ sở là tư duy logic, nghiên cứu tìm hiểu việc cá nhân hoặc nhóm người thực hiện những hành vi thủ pháp lừa đảo và phương thức thủ đoạn như thế nào?

Đê tiện học là môn khoa học luôn gắn liền với lý thuyết xã hội học, phận tích, mô tả hiện tượng bên ngoài thế giới khách quan, nơi luôn xảy ra những cuộc tranh chấp, đụng độ vô cùng gay gắt và khốc liệt xuất phát từ khát vọng bên trong của con người

Đê tiện học là môn nghệ thuật. Dựa trên một hệ thống thông tin thu thập được từ quá khứ, đê tiện học ngày càng được mở rộng, nâng cao và hoàn thiện hơn, nhằm để phù hợp với quá trình hội nhập thế giới.

2. ĐÊ TIỆN VÀ HÌNH THÁI CUẢ ĐÊ TIỆN

2.1 ĐÊ TIỆN

Đê tiện, hay còn gọi là "tiện lợi đê!", hoặc "phương tiện đê!", là một phương tiện, cách thức, biện pháp vô cùng hợi hại trong việc triển khai hiệu quả và thực thi một hoặc một số hành vi, mang tính chất nguy hiểm cao, nhằm đạt được mục đích của mình. Do một nhà chợ búa học, mang tên là Tiện Đê sáng tạo ra khoảng hơn 2000 năm trước công nguyên, ông ta đã tổng kết những phương thức thủ đoạn của hàng triệu năm trước đó. Ông ta đã dùng tên mình để đặt cho môn khoa học này nhưng sau một thời gian phát triển, một số người thất thời đã đảo tên thành "Đê tiện" nhằm để sĩ vả những kẻ đã làm cho họ đau khổ.

2.2 HÌNH THÁI CUẢ ĐÊ TIỆN

Đê tiện được biểu hiện với 3 dạng hình thái cơ bản, đó là: suy luận đê tiện, ngôn ngữ đê tiện và hành vi đê tiện. Xuất phát từ bản chất và nội dung của Đê Tiện, tương ứng với 3 nội dung: lối tư duy, lối diễn đạt và lối hành động

Suy luận đê tiện là một kiểu tư duy mà cá nhân hoặc nhóm người đó biết rằng nó sẽ có tác động tiêu cực đến đối tượng cần tác động. Một cách bóng bẩy hơn, nó chính là mặt tối của con người. Ví dụ: một chàng trai có ý đồ xấu với cô gái, kế toán ngân quỹ có ý đồ xấu với công ty,...Hoặc một cô gái biết rõ chàng trai có ý đồ xấu với mình nhưng không khai báo, có thái độ để mặc cho hậu quả xảy ra. Trong trường hợp này, đó cũng là suy luận đê tiện vậy!. Trường hợp khác, khi kế toán ngân quỹ có ý đồ xấu với két sắt công ty, vị chủ tịch công ty dùng những thủ đoạn cơ bản để phát hiện ý đồ của kế toán thì thủ đoạn cơ bản đó có thể xuất phát từ suy luận đê tiện. Như phần 1 đã nói, chỉ có đê tiện mới hiểu đê tiện mà thôi!

Ngôn ngữ đê tiện là kết quả của quá trình tư duy đê tiện, được biểu hiện qua lời nói hay ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ đê tiện là thứ lợi hại hơn cả hành vi đê tiện, bởi lẽ chúng không phải gắn liền với trách nhiệm hình sự nặng nề như là hành vi, nhân gian nói "lời thoảng gió bay". Lời nói có thể giết chết một con người. Với lập luận rằng: "Tất cả người bị HIV cũng là con người. Xin đừng kỳ thị họ!. Ông A cũng là con người. Vậy suy ra rằng, ông A là người bị HIV". Thật vậy, ngôn ngữ là một kết quả của quá trình tư duy liên tục, ngôn ngữ đủ khả năng tạo ra những điều kỳ diệu.

Hành vi đê tiện là kết quả của quá trình tư duy đê tiện, được biểu hiện dưới dạng một hoặc nhiều hành động cụ thể. Hành vi đê tiện luôn gắn liền với trách nhiệm hình sự, luôn bị chế tài bởi các quy định pháp luật. Cho nên, việc thực hiện hành vi đê tiện sẽ bị xử lý hình sự nếu bị phát giác. Khi ấy, cá nhân hoặc nhóm người sẽ dễ dàng bóc lịch. Tuy nhiên , pháp luật chỉ quy định những điều mà công dân không được làm, cho nên công dân được phép làm những điều mà pháp luật không cấm. Nhìn chung, pháp luật không thể điều chỉnh hết các quan hệ xã hội

2.3 PHÂN LOẠI ĐÊ TIỆN

2.3.1 Căn cứ vào số lượng người đê tiện

Ta có: Đê tiện cá thể và Đê tiện quần thể

Đê tiện cá thể, hay còn gọi là đê tiện đơn nhất, là hiện tượng mà một cá nhân thực hiện hành vi đê tiện hoặc hành vi xử lý kẻ đê tiện khác, không có mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với bất kỳ ai, bất kỳ cá nhân, bất kỳ nhóm người nào. Đối tượng tác động là một thành viên, một nhóm người, một tổ chức tồn tại bên ngoài hoặc bên trong các mối quan hệ xã hội mà cá thể đó tham gia. Do đó, với loại đê tiện này còn được gọi là đê tiện cá biệt

Đê tiện quần thể hay còn gọi là đê tiện tập thể, là hiện tượng mà một nhóm người có từ 2 thành viên trở lên, cùng một phương thức thủ đoạn hoặc dùng nhiều phương thức thủ đoạn khác nhau, tác động đồng bộ hoặc không đồng bộ, một cách trực tiếp hoặc không trực tiếp đến một cá nhân, một nhóm người, một tổ chức tồn tại bên trong hoặc bên ngoài các mối quan hệ mà nhóm người đó tham gia

2.3.2 Căn cứ vào tính chất người đê tiện

*Đối với cá thể

Ta có: Đê tiện tuyệt đối và đê tiện không tuyệt đối

Đê tiện tuyệt đối là hiện tượng mà cá nhân đê tiện, thực hiện hành vi đê tiện hoàn toàn, từ khâu định hướng tư duy cho đến động cơ và mục đích bên trong, từ ý nghĩ cho đến hành động, luôn trong trạng thái kích động, quyết tâm thực hiện và không dao động ở bất kỳ giây phút nào.

Đê tiện không tuyệt đối là hiện tượng mà cá nhân đê tiện, thực hiện hành vi đê tiện chưa hoàn toàn. Tuy có định hướng tư duy, có động cơ và mục đích bên trong nhưng lại chưa đủ quyết tâm để thực hiện hành vi đó và luôn trong trạng thái dao động

*Đối với quần thể

Ta có: Đê tiện nhất quán và đê tiện không nhất quán

Đê tiện nhất quán, hay còn gọi là đê tiện đồng bộ, là hiện tượng mà các tổ chức, tập thể và nhóm người, không có mâu thuẫn nội bộ, cùng một phương thức thủ đoạn giống nhau, thực hiện cùng một hành vi và hoàn toàn đê tiện như nhau

Đê tiện không nhất quán, hay còn gọi là đê tiện không đồng bộ, là hiện tượng mà các tổ chức, tập thể và nhóm người, có thể không cùng phương thức thủ đoạn, có thể có hoặc không có mâu thuẫn trong cách thức, có thể đủ hoặc chưa đủ quyết tâm thực hiện, nhưng động cơ và mục đích hoàn toàn giống nhau, không trái ngược nhau. Họ thật sự chưa hoàn toàn đê tiện như nhau

Lưu ý: Chúng ta cần nên phân biệt giữa hai khái niệm là "hoàn toàn đê tiện" và "đê tiện hoàn toàn"

Khi nói "hoàn toàn đê tiện", là phản ánh mặt số lượng của sự vật và hiện tượng. Ví dụ: Một tập thể có 5 người, thì cả 5 người đó là hoàn toàn đê tiện. Tương tự, khi nói "không hoàn toàn đê tiện", ngầm hiểu rằng: số người không đê tiện là dưới 5 và lớn hơn 1 người

Khi nói "đê tiện hoàn toàn", là đang phản ảnh mặt chất lượng của sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Anh A là kẻ đê tiện hoàn toàn, vì trong suy nghĩ, tư duy, lời nói và hành động của anh, không có chỗ nào là không đê tiện cả. Tương tự, khi nói "đê tiện không hoàn toàn", nên hiểu ngầm rằng: Tuy anh A có đê tiện nhưng chưa đến mức gọi là đề tiện hoàn toàn. Vì trong các khâu: Tư duy suy nghĩ, ngôn ngữ và hành động của anh, có chỗ chưa được đê tiện lắm!

2.3.3 Căn cứ vào số lần thực hiện

Ta có: Đê tiện một lần và đê tiện nhiều lần

Đê tiện một lần là hiện tượng mà cá nhân thực hiện hành vi đê tiện chỉ có một lần, trước đó cá nhân chưa thực hiện hành vi nào và sau đó cá nhân cũng không thực hành vi nào nữa. Đê tiện một lần mang tính bất ngờ cao, khó lường trước được. Một người trước đây không thực hiện hành vi đê tiện nào, nhưng đột nhiên họ đê tiện. Cho nên, đệ tiện này còn được gọi là đê tiện có yếu tố bất ngờ.

Đê tiện nhiều lần, hay còn gọi là đê tiện tái diễn, là hiện tượng mà cá nhân hoặc tập thể người, cùng hoặc không cùng nhau thực hiện hành vi đê tiện trên 2 lần. Với dạng đê tiện này thì không mang tính bất ngờ. Cho nên, đê tiện này còn được gọi là đê tiện không mang yếu tố bất ngờ

2.3.4 Căn cứ vào cường độ thời gian

Ta có: Đê tiện nhất thời và đê tiện dài lâu

Đê tiện nhất thời, hay còn gọi là đê tiện một lúc, đê tiện một lát, đê tiện một chốc là hiện tượng mà các cá nhân, nhóm người, tập thể người thực hiện hành vi đê tiện trong một khoảng thời gian nhất định, tương đối ngắn. Đê tiện nhất thời có hoặc không có tính chất tái diễn

Đê tiện dài lâu, hay còn gọi là đê tiện trong khoảng thời gian dài, là hiện tượng mà các cá nhân, nhóm người, tập thể người thực hiện hành vi đê tiện trong một khoảng thời gian dài, mang tính chất luân phiên, tái diễn nhiều lần. Trong khoảng thời gian thực hiện đó thì có vài khắc mà người thực hiện nghỉ ngơi, nhưng không có nghĩa là không thực hiện

2.3.5 Căn cứ vào mức độ hoàn thành

Ta có: Đê tiện đến cùng và đê tiện giữa chừng

Đê tiện đến cùng là hiện tượng mà cá nhân, tổ chức, tập thể, nhóm người quyết tâm thực hiện hành vi đê tiện cho đến cùng và đã thực hiện xong hành vi đó.

Đê tiện giữa chừng là hiện tượng mà cá nhân, tập thể, nhóm người thực hiện chưa xong hành vi đó, do điều kiện khách quan hoặc do khả năng người thực hiện hành vi không cho phép thực hiện đến cùng. Ví dụ: Anh B có ý định muốn gạt đời con gái của chị A, anh B chở chị A đi khách sạn Hoa Hồng sau khi rời khỏi nhà hàng, nhưng đi được một đoạn thì ô tô của anh B bị bể bánh. Sự kiện khách quan này đã khiến anh B không thể thực hiện hành vi đê tiện của mình đến cùng được.

Lưu ý:
Có một số quan điểm cho rằng: nên phân loại đê tiện thành đê tiện thấy được và đê tiện không thấy được
Theo quan điểm của Phiêu Dao, đã là đê tiện thì không thể thấy được. Nếu đê tiện bị phát hiện ra thì cá nhân, nhóm người thực hiện hành vi đó không còn cơ hội để thực hiện hành vi đê tiện nào nữa
Một công trình nghiên cứu mang tầm cỡ liên lầu 020
Em đề nghị bác Phiêu Dao phải đêm công trình này trình bày trước Unicef để đưa vào di tích lịch sử ạ ^^
Bài bản, đồ sộ thật! Đây là sẽ nguồn tham khảo quý giá dành cho các học giả trong tương lai.
HỒI ĐÁP

Trả lời thư của bạn đọc:
@hothiethoa, tôi rất cám ơn anh đã vào đọc
@aydada, ay..da..da...Việc nghiên cứu này chỉ mang tính chất tham khảo, chứ nó vẫn chưa thật sự hoàn chỉnh, làm sao dám khoe khoang cùng với mọi người. Tôi rất cám ơn anh đã ủng hộ bài viết...
@hvn, tôi rất cám ơn anh đã cho lời nhận xét có cánh. Mong anh và các bạn hãy đóng góp thêm để bài viết ngày càng trở nên bổ ích
Xin cảm ơn tất cả!

3. MỐI QUAN HỆ GIỮA KHOA HỌC ĐÊ TIỆN ĐỐI VỚI CÁC LĨNH VỰC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI


Đê tiện có rất nhiều mối quan hệ qua lại với nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Ở đây, chúng ta chỉ tập trung nghiên cứu có hệ thống về những mối quan hệ mật thiết giữa đê tiện với các lĩnh vực quan trọng nhất

3.1 Đê Tiện và chính trị- quân sự

Như đã đề cập ở những phần trước, đê tiện là một phạm trù mang tính lịch sử và xã hội. Đê tiện ra đời từ khi con người có mặt trên địa cầu. Trải qua 2 lần xuất hiện, với các hình thái và bản sắc đặc thù, đê tiện dần trở thành một người bạn đồng hành của loài người trong suốt quá trình tiến hoá sinh học và tiến hoá xã hội. Từ thời còn ăn lông ở lỗ cho đến khi có nhà nước, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, trải qua biết bao cuộc chiến tranh tàn khốc. Máu và lửa đã không ngừng mài giũa, tôi luyện một thanh kiếm đê tiện sắc bén

Xuất phát từ lợi ích của con người, các chuyên gia quân sự và các nhà chính trị trong quá khứ đã tích luỹ và sáng tạo ra rất nhiều tác phẩm, phương thức, công cụ và thủ đoạn để dành lấy quyền lực vô biên trong tay mình. Ở Phương Đông, thời xuân thu chiến quốc, có 36 kế sách của Tôn Tử. Hoặc những câu chuyện kỳ thú của Gia Cát Khổng Minh, hay Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán,...Ở Phương Tây, Có Na-po-le-ông, hay A-lex-xăng-đơ đại đế...Dù có mục đích nào, nhưng chính trị vẫn được xem như là một thủ đoạn nhằm để nắm lấy quyền lực cai trị. Như đã bàn, đê tiện không nhất thiết phải đi với người xấu xa, đê tiện chỉ đơn giản là lưỡi dao và tuỳ thuộc vào người sử dụng nó

Nếu nhìn nhận trực diện về bản chất của con người thì ta không thể phủ nhận một điều là con người luôn cần thức ăn, nơi ở và bạn tình. Một số kẻ đã có thức ăn nhưng lại thèm khác được nếm thêm nhiều món nữa. Một số kẻ đã có nơi ở nhưng lại muốn nơi ở của mình rộng hơn nữa. Một số kẻ đã có vợ(chồng) nhưng lại muốn có thêm nhiều nữa. Đó là bản chất con người, mà con đường chính trị có thể thoả mãn một cách tạm thời cho họ. Nhưng nếu nói một cách trắng trợn như thế thì mang màu sắc phản động, dễ quy kết và chụp mũ toàn bộ. Dẫu cho không vì lợi ích bản thân thì cũng vì cái lợi ích của cộng đồng, dân tộc, quốc gia. Suy cho cùng, cũng vì lợi ích của con người. Khát vọng ích kỷ của một nhà chính trị hay một cộng đồng dân tộc đều có thể gây ra chiến tranh. Thẩm chí, Khát vọng muốn gìn giữ hòa bình cũng có thể gây ra chiến tranh, vì giữ gìn hoà bình và nhân danh nó, một số quốc gia đã không ngừng sáng tạo vũ khí tối tân nhằm để trấn áp một số kẻ khác. Thật phi lý làm sao!. Nhưng đó lại là sự đê tiện của những công ty sản xuất vũ khí.

3.2 Đê tiện và các hoạt động kinh tế

Các hoạt động kinh tế, đơn giản là đi tìm thức ăn, nơi ở thông qua hành động trao đổi mua bán trên thị trường. Có 2 loại thị trường: Thị trường thật và thị trường ảo. Dù là thật hay ảo thì phương tiện thủ đoạn luôn xuất hiện và tồn tại xung quanh chúng ta, chi phối và buộc ta phải đề cao cảnh giác. Khi đó, đê tiện như một ngôi sao lấp lánh trên bầu trời đêm. Kẻ xấu sử dụng đê tiện để xử lý ta. Không lẽ ta ngồi yên? Trừng trị hay khuất phục là một trong hàng loạt các quyết định khó khăn

Trên mặt trận kinh tế hoặc trong nội bộ cơ quan, hay trên diễn đàn xã hội, các hành vi có thể có ý đồ, mục đích xâu xa. Nhận diện, phát giác, ứng xử bằng phương pháp đê tiện luôn đối ứng lại với các hoạt động đê tiện với ý đồ xấu. Trong đó, những vấn đề liên quan đến tiền như một phần quan trọng của nền kinh tế, luôn được đặt ra hàng đầu

Ngày nay, với xu hướng toàn cầu hoá diễn ra, những phương thức thủ đoạn ngày càng đa dạng, thể hiện dưới nhiều cấp độ và hình thức khác biệt, rất khó nhận diện và đề phòng. Sự thất bại trong quá trình tham gia vào quan hệ phức tạp đó luôn diễn ra liên tục. Vì vậy, việc tập hợp và thiết kế lại các quan điểm về đê tiện luôn phải đặt lên hàng đầu. Ngày nay, với sự phát triển hệ thống thông tin liên lạc, con người có thể dễ dàng chia sẻ kinh nghiệm qua mạng In-Ter-net, chứ không phải tích luỹ kinh nghiệm bằng cách ghi lên các bức tường trong hang động, như người tiền sử. Cho nên, nhận thấy đây là lợi thế.

3.3 Đê tiện và văn hoá xã hội nói chung

Văn hoá xã hội là một quá trình tương tác kéo dài của loài người trong một giai đoạn cụ thể, được xây dựng trên nền tảng phong tục tập quán, có sự tiếp thu và du nhập văn hoá của các vùng lân cận. Các dân tộc ngày càng tích luỹ và sáng tạo cho mình một nét riêng trong bản sắc. Các ngành, các lĩnh vực trong văn hoá xã hội rất đa dạng.

Do có bản sắc riêng, nên trong tư duy, ngôn ngữ và hành động cũng mang bản sắc riêng. Việc tranh luận với một người Việt trên mạng thơ ca, cũng sẽ khác với việc tranh luận với một người Ả-Rập. Vì, Phương pháp suy luận diễn dịch sẽ rất khác nhau trong tư duy và ngôn ngữ. Các phương pháp được sử dụng buộc phải nghiên cứu kỹ lưỡng, chuyên sâu, có định hướng bởi yếu tố dân tộc, màu da, tiếng nói.

Thứ hai, con người xuất hiện cùng với thần học. Tôn giáo ra đời như là một phần trong xã hội, tâm linh giúp che chở con người. Tuy nhiên, để phản biện lại những học thuyết, tôn chỉ của các tôn giáo là một vấn đề nan giải. Bởi tư duy thiến kiến luôn là rào cản, chẳng ai thích nói lý lẽ với kẻ đã từng xúc phạm đến đấng tối cao của họ. Niềm tin là trên hết, lý lẽ không thể thắng niềm tin của người ngoan đạo. Thâm chí, các diễn đàn trang mạng, còn treo khẩu hiệu "không bàn đến chính trị-tôn giáo". Chỉ cần mở miệng: "Nếu chúa trời là đấng toàn năng, ông ta có thể tạo ra một hòn đá mà ông ta chẳng bao giờ nhấc nổi hay không?". Ngay lập tức, nick đó sẽ không thể nói tiếp lời thứ 2

Tuy nhiên, người viết đã từng trao đổi với 5 sư thầy trụ trì và 4 ông Cha trong nhà thờ. Nhận thấy họ chính là những con người hoàn toàn giỏi. Vậy, không phải ai; là người tu hành cũng không thể coi trong được. Có những người rất giỏi; mà ta không hề nhận ra.

Trong các ngành, lĩnh vực trong xã hội nói chung. Dù muốn hay không muốn thì ta cũng phải thực hiện hành vi tương tác khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội này. Đã tương tác thì sẽ có tranh chấp, đôi khi dễ làm phương hại đến mình và những người liên quan. Việc sử dụng đúng và hiểu rõ các phương thức trong tư duy, hành động và ngôn ngữ luôn là cứu cánh trong cách ứng xử phù hợp.

4. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỊNH HƯỚNG CHO HOẠT ĐỘNG ĐÊ TIỆN

4.1 Nguyên tắc 1: Con người phải không bị cách ly

Xuất phát từ bản chất của đê tiện là được khai sinh từ nhóm có từ 2 người trở lên. Khi có 2 người trở lên, được gắn bó bằng các mối quan hệ xã hội đặc biệt, khi ấy đê tiện được khai sinh. Đừng hỏi tôi rằng: "Trong một căn nhà nọ, có một căn phòng nhỏ. Trong căn phòng nhỏ, có một người nam và có một người nữ. Họ đã làm gì?". Vì không ai biết họ đã làm gì, nhưng có thể có hoạt động đê tiện. Vấn đề là, ai đê tiện trước?. Đó là một ví dụ hài hước. Tuy nhiên để hiểu rõ vấn đề này không đơn giản. Với người diễn đạt vấn đề này lại càng rất khó khăn. Nếu thế giới chỉ có một người thì người này đê tiện với ai? Nếu không ai chơi với mình, mình đã bị cách ly thì khi ấy, mình gọi là gì cũng được. Gọi "đê tiện" hay "không đê tiện" thì chẳng còn ý nghĩa nữa.

Khi con người bị cách ly, tức là trái với quan điểm xã hội học, cho rằng con người là tổng hoà các quan hệ xã hội. Không ai sống một mình với trạng thái cô đơn và kiêu hãnh cả. Chỉ có người điên mới muốn mình như cánh chim cô đơn bay vào vũ trụ hư vô mà thôi!. Do đó, việc bị loại khỏi bầy đàn trong tộc người nguyên thuỷ, thủa sơ khai của nhân loại, được xem như là một bản án tử hình. Anh ta(cô ta) không thể sống nếu không có bầy đàn của mình được. Biết bao nhiêu mối nguy hiểm đe doạ đến mạng sống, như: thú dữ, các điều kiện khách quan, nơi ăn chốn ở, sự hỗ trợ của đồng loại...Thời kỳ này, việc đê tiện với đồng loại vì thức ăn, chổ ở và bạn tình có thể bị cách ly khỏi nhóm, đồng nghĩa với một bản án tử hình. Nếu chết thì chẳng còn đê tiện được nữa.

Ngày nay,con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội thì vẫn đúng. Bước ra đường, đi học và làm việc, ta phải tiếp xúc với rất nhiều người, bạn bè, đồng nghiệp, người thân hoặc kẻ thù luôn ở bên cạnh.Ngay cả, ở trong tù, con người cũng có hàng trăm các mối quan hệ đó chứ! Tuy nhiên, ở thế kỷ hiện hành, con người có thể sống một mình; nếu anh ta đóng thuế đầy đủ và nhà nước sẽ nuôi anh khi anh già. Anh sẽ chết trên chiếc giường ngủ của mình. Người hàng xóm sẽ gọi điện thoại cho cảnh sát,...Đương nhiên, anh ta không thể thực hiện hành vi đê tiện với một ai được. Vì trong suốt cuộc đời của anh ta, việc nói chuyện và gặp gỡ với một người nào đó là rất hạn chế. Cho nên, con người bị cách ly thì không thể tự thực hiện hành vi đê tiện được.

4.2 Nguyên tắc 2: Đối tượng của Đê tiện là đê tiện

Đối tượng của đê tiện là đê tiện vì hai nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, ta không thể đê tiện với chính ta được. Khách thể cần tác động ở đây là một người khác. Người này phải tham gia vào mối quan hệ xã hội nào đó với ta

Thứ hai, người bị tác động bởi hành vi đê tiện của ta, phải là đủ 18 tuổi trở lên, không bị tâm thần hay mất năng lực nhận thức và người này phải là người đê tiện. Nếu đối tượng của đê tiện là không đê tiện thì người không đê tiện sẽ có nguy cơ bị loại trừ. Lúc đó, vi phạm nguyên tắc 1. Bởi 2 nguyên nhân:

+Nhóm 10 người, 9 người không đê tiện. 9 người này không đủ khả năng và kỹ năng sử dụng các biện pháp phòng vệ thông qua công cụ đê tiện và 9 người có thể bị loại trừ. Còn lại một người, anh ta cũng không thể thực hiện hành vi đê tiên được nữa; trừ trường hợp anh ta tham gia vào nhóm khác. Khi đó lại là câu chuyện khác nhưng trong câu chuyện này, hành vi đê tiện đã chấm dứt nên không còn đê tiện nữa. Anh ta cũng không còn là người đê tiện

+Nhóm 10 người, 9 người đã xử lý hành vi đê tiện của anh ta. Anh ta bị loại trừ ra khỏi nhóm. Trong trường hợp, anh ta không tham gia nhóm nào nữa thì anh ta đã không còn là người đê tiện

Vậy, muốn là người đê tiện thì phải thoả nguyên tắc 2


4.3 Nguyên tắc 3: Tuân thủ tuyệt đối các nghị quyết của Uỷ Ban Đê Tiện

Uỷ Ban Đê Tiện là một cơ quan thường vụ của Hội Đê Tiện. Vì Hội Đê Tiện họp hành không thường xuyên nên Hội Đê Tiện đã thành lập ra cơ quan này để quán xuyến những việc quan trọng khi Đê Tiện Hội không họp(Trong chương tiếp theo, ta sẽ bàn kỹ hơn về cơ cấu tổ chức của cơ quan này)
Vì vậy, việc tuân thủ các Nghị Quyết của Uỷ Ban Đê Tiện là phương châm chỉ đạo xuyên suốt trong các hoạt động của người đê tiện nói riêng và Hội Đê Tiện nói chung.

5. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐÊ TIỆN TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI

Chiếc lược phát triển hoạt động đê tiện là do Uỷ Ban Đê Tiện soạn thảo kế hoạch chi tiết, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên lầu khác, trên tinh thần tập trung dân chủ. Dựa trên cơ sở các mô hình phát triển, nguồn lực con người và tài chánh nhắm vào các nhu cầu cơ bản của thành viên, Uỷ Ban Đê Tiện soạn thảo và đệ trình trước Hội Đê Tiện, yêu cầu Hội Đê Tiện phê chuẩn thông qua theo số phiếu của thành viên hội. Nếu quá bán số phiếu(50%+1) thì dự thảo chiến lược được thông qua. Nếu số phiếu dưới 50% thì không thông qua

Chiến lược phát triển hoạt động đê tiện phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc định hướng hoạt động đê tiện, không được làm trái. Có thế, thì hoạt động đê tiện mới trở nên lành mạnh, có ích, đi vào đời sống một cách trọn vẹn, vận dụng lý thuyết vào thực tế một cách hiệu quả. Nguyên tắc hoạt động mang ý nghĩa định hướng cơ bản trong hoạt động của Hội, Uỷ Ban, nhằm nâng cao được uy tín của diễn đàn trên trường quốc tế
(02-12-2013, 10:53 AM)hvn Đã viết: [ -> ]Bài bản, đồ sộ thật! Đây là sẽ nguồn tham khảo quý giá dành cho các học giả trong tương lai.

dành cho các Tiện giả trong tương lai chứ hyn tongue
CHƯƠNG 2: SUY LUẬN ĐÊ TIỆN

1. NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ ĐẶC ĐIỂM CUẢ SUY LUẬN ĐÊ TIỆN

Ở các chương trước, tôi đã đề cập các hình thức của đê tiện, có 3 hình thức cơ bản: Suy luận đê tiện, ngôn ngữ đê tiện và hành động đê tiện. Trong đó, suy luận đê tiện là tiền đề cho các hoạt động còn lại, đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các phương án lựa chọn, các hoạt động của con người trước khi thực hiện một hành vi đê tiện cụ thể nào đó.

Suy luận đê tiện là sự tổng hợp những gì xảy ra bên trong con người, căn cứ trên những khát vọng thù thắng, những cảm xúc có thật và được thúc đẩy bởi các sự kiện của không gian của thế giới vật chất bên ngoài

Về bản chất, suy luận đê tiện chưa hẳn là một hành vi. Xét trên góc độ tác động với thế giới bên ngoài, suy luận đê tiện không có ảnh hưởng đáng kể, vì nó là toàn bộ những gì xảy ra bên trong con người, được giới hạn và ngăn cách bởi tấm thân trần tục với môi trường sống xung quanh.Mặc khác, nếu căn cứ trên góc độ sinh học thì hoạt động có ý thức của bộ não cũng được xem là một hành vi. Bởi lẽ, các tế bào não hoạt động, các dây thần kinh đưa máu lên đầu để nuôi sống não bộ,...giúp chúng ta đưa ra những quyết định, hành động và triển khai ý tưởng. Do đó, suy luận đê tiện được coi là một bán hành vi

Về hình thức, suy luận đê tiện luôn là một hành vi không đầy đủ.Bởi, suy luận đê tiện là những gì xảy ra bên trong, còn các hoạt động tổ chức thực hiện là biểu hiện bên ngoài của sự vật. Các hoạt động này không phải là suy luận đê tiện, mà là hành động đê tiện và nếu không có hành động đê tiện thì suy luận đê tiện không có ý nghĩa.Thứ hai, nếu suy luận đê tiện chỉ dừng lại ở vấn đề tư duy, mà không triển khai, không đưa vào thực tế bằng một hành động cụ thể, thì chủ thể thực hiện nó cũng là chủ thể chưa có hành vi đê tiện thực thụ, tức là chưa hoàn tất ở giai đoạn triển khai, lên kế hoạch và tổ chức thực hiện.

2. YÊU CẦU CUẢ MỘT SUY LUẬN ĐÊ TIỆN

2.1 SỰ BIẾN ĐỔI VỀ CHẤT CUẢ CHỦ THỂ ĐÊ TIỆN

Suy luận đê tiện tuân theo quy luật lượng-chất. Một cá thể luôn chịu sự tác động của nhiều nhân tố, với mức độ liều lượng khác nhau. Khi sự tích luỹ về lượng đã đủ, chủ thể thực hiện hành vi đê tiện sẽ có sự biến đổi về chất, sau một khoảng thời gian nhất định.Ví dụ: Sau khi, anh A bị nhiều kẻ đê tiện chơi xỏ, anh A đã biến đổi về chất. Sự chịu đựng đã như ly nước tràn, sự tích luỹ về lượng ngày càng nhiều khiến anh A biến chất và không thể như cũ

Sự biến đổi về chất luôn là một hiện tượng khách quan trong thế giới vật chất, là kết quả của quá trình tác động qua lại, một cách ngẫu nhiên, có tính quy luật

Sự biến đổi về chất là giai đoạn buộc phải có trong trình tự của một suy luận đê tiện.Chủ thể thực hiện hành vi đê tiện không thể nóng vội, duy ý chí và chủ quan, không thể tự mình đưa ra các suy luận đê tiện mà không có sự tích luỹ đầy đủ về lượng. Vì ta không thể thực hiện hành vi đê tiện khi không có đủ các nhân tố và điều kiện thúc đẩy, mà mặt lượng là "điều kiện cần" nhằm để thực hiện một hành vi đê tiện hoàn hảo.

2.2 TÍNH BẢO MẬT PHẢI CAO

Việc thực hiện một suy luận đê tiện đòi hỏi phải có độ bảo mật cao, nhằm để tạo điều kiện một cách tốt nhất, thuận lợi nhất cho việc triển khai các ý tưởng vào thực tế bằng một hành vi đê tiện cụ thể. Như đã trình bày, suy luận đê tiện là một khâu quan trọng trong quá trình thực hiện hành vi đê tiện, nó được xem là "bào thai chưa thành hình" của mọi hoạt động đê tiện sau này. Mọi chủ thể đều có khả năng tư duy và đề ra những phương hướng, sách lược, thủ đoạn đê tiện nhưng để cho chúng được thành hình, được triển khai, được đẻ ra một cách an toàn, buộc phải đảm bảo tính bảo mật tuyệt đối

Ví dụ như: Vào thời Hán Sở tranh hùng, Hán Vũ Đế-Lưu Ban bị Tây Sở Bá Vương -Hạn Vũ đầy đi làm sứ ở vùng đất Thục Trung. Trương Lương đã gởi cho Lưu Ban một mảnh vải, và căn dặn ông:" Khi vào Thục, thì hãy mở quán Chiêu Anh và hỏi sách lược trị quân. Nếu ai trả lời đúng nội dung trong mảnh vải thì phong cho người đó làm Tướng Soái". Ít lâu sau, Hàn Tín đầu quân cho Lưu Ban. Lưu Ban hỏi ông về sách lược trị quân. Hàn Tín đã trả lời giống như nội dung trong mảnh vải: " Ngoài sửa đường núi, trong đi Trần Thương". Ngay lập tức, Lưu Ban phong cho ông làm Tướng Soái.

Tính bảo mật quân cơ đại sự được Trương Lương viết kỹ càng vào mảnh vải và chỉ có người trả lời giống thì mới phong Tướng. Tại sao?

Thứ nhất, sự tuyệt mật được bảo vệ bởi mảnh vải. Giúp tránh được gian trá. Vì nếu câu chuyện trên có nhiều người biết thì đại nghiệp khó thành công được.

Thứ hai, câu chuyện này chỉ có 2 người biết, đó là: Lưu Ban và Trương Lương. Tuyệt đối, không có người thứ 3 biết. Nhờ vậy, có thể tránh được tai mắt của địch. Nhưng Hàn Tín lại biết. Chứng tỏ người này là người tài giỏi và có lòng đầu quân, tương trợ. Người này có suy nghĩ cùng với 2 người trên, tức là tri âm, tri kỷ, có thể tin tưởng mà giao phó trọng trách.

Thứ ba, Khi áp dụng kế sách trên, Lưu Ban đã phải hy sinh gần như 1 phần 3 quân số cho việc xây đường núi. Việc này làm cho Hạn Vũ tin rằng: Lưu Ban đang cố thoát ra Ba Thục bằng đường núi.

Do đó, việc bảo vệ tính tối mật cho các hoạt động suy luận đê tiện là vấn đề có tầm quan trọng lớn lao. Việc bảo mật một suy luận đê tiện còn bao gồm bởi các hoạt động tạo hiện tượng giả, trong hư có thật và tuỳ nghi biến hoá nhằm để che mắt thiên hạ nói chung và đối tượng bị tác động nói riêng.

2.3 TÍNH QUYẾT ĐOÁN TRONG TƯ DUY, SUY LUẬN

Tốc độ của một suy luận đê tiện là điều kiện tiên quyết cho sự thành công khi thực hiện các hành vi đê tiện nói chung và suy luận đê tiện nói riêng.

Khi suy luận đê tiện thì chủ thể thực hiện cần phải đạt tốc độ nhanh chóng và kịp thời, nắm bắt mọi cơ hội khi đã có sự tích luỹ đầy đủ về lượng nhằm để tạo bước nhảy vọt hợp lý về chất, mà không duy ý chí, chủ quan và nóng vội. Việc nóng vội trong suy luận đê tiện có thể dẫn đến tư duy sai và hành động sai, gây tổn thất nặng nề cho bản thân khi triển khai thành một hành vi cụ thể nào đó.

3. TRÌNH TỰ CUẢ MỘT SUY LUẬN ĐÊ TIỆN

Suy luận đê tiện là khâu đầu tiên trong quá trình thực hiện một hành vi đê tiện cụ thể, có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Có 3 bước sau đây:

3.1 XÁC ĐỊNH RÕ MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG BỞI CÁC HÀNH VI ĐÊ TIỆN

Dựa trên các nguyên tắc định hướng cho hoạt động đê tiện đã nêu ở chương trước và sự tuân thủ nghiêm ngặt của bản thân người thực hiện hành vi đê tiện, thì:

+Chủ thể thực hiện hành vi đê tiện phải xác định rõ đối tượng cần phải bị tác động bởi các hành vi đê tiện của mình

+Đề ra phương hướng, kế hoạch và làm rõ mục tiêu cần hướng tới là xoá bỏ hoặc chống lại đối tượng cần bị tác động

Ý nghĩa:
Việc làm rõ đối tượng nhằm tránh trường hợp áp dụng suy luận đê tiện lên một đối tượng khác mà không phải là đối tượng cần bị tác động bởi các hành vi đê tiện. Việc áp dụng sai lầm đối tượng có thể gây ra những mối ân oán, dây dưa và kéo dài khủng khiếp, khó thể ngăn chặn bằng các biện pháp khẩn cấp tạm thời được.

3.2 TÌM HIỂU, NGHIÊN CỨU VÀ THU THẬP THÔNG TIN VỀ ĐỐI TƯỢNG

Tìm hiểu đối tượng là việc tiếp cận có tính mục đích. Sau khi chủ thể thực hiện hành vi đê tiện xác định rõ mục tiêu của kẻ cần bị tác động, cần bị xử lý là ai, chủ thể cần phải ra sức tìm hiểu về nhân thân, gia đình, nghề nghiệp, chức vụ, địa vị xã hội,... của đối tượng cần bị tác động và xử lý. Việc này có ý nghĩa rất lớn trong việc lựa chọn giữa quyết định có hoặc không thực hiện một hành vi đê tiện nào đó, nó giúp ta trả lời câu hỏi: "Có nên thực hiện hành vi đê tiện này hay không?". Một điều hiển nhiên là ta không thể đê tiện với cấp trên hay bố vợ của ta được. Tuy nhiên, trong cuộc sống, đôi khi, chúng ta không biết mặt mũi của sếp ta là ai? hoặc giả, người từng bị ta chơi xỏ lại là bố vợ tương lai của ta chẳng hạn.

Thu thập thông tin về đối tượng là việc tìm hiểu lịch trình sinh hoạt, lối sống, cá tính và cách hành xử của đối tượng cần bị tác động bởi các hành vi đê tiện của ta. Việc thu thập thông tin của đối tượng mang tầm quan trọng tối hậu trong việc xác định biện pháp đê tiện cụ thể tương xứng với đối tượng, giúp làm rõ các điểm mạnh, điểm yếu của đối tượng. Nếu đối tượng là người có tính cách hung hãn thì ta nên sử dụng mưu mẹo, tránh dùng sức lực để đối phó. Nếu đối tượng là người khôn khéo thì ta phải biết lợi dụng những điểm yếu để chiến thắng, nếu đối tượng là kẻ sợ chết và nhát gan thì ta phải dùng biện pháp hù doạ...

Nghiên cứu đối tượng là việc xử lý tất cả thông tin thu thập được, giúp đề ra các kế hoạch, sách lược, thủ đoạn, phương thức, trợ giúp một cách nhanh chóng cho các hành vi đê tiện, giúp triển khai tư tưởng và đưa tư tưởng vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất

3.3 TÍNH TOÁN, LÊN KẾ HOẠCH DỰ KHUYẾT

Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu và thu thập thông tin về đối tượng. Chủ thể thực hiện hành vi đê tiện tiến hành phân tích, đánh giá khách quan, rồi triển khai các tư tưởng đê tiện thành nhiều phương án khác nhau. Trong đó, chủ thể buộc phải chọn ra một phương án chính thức.

Phương án chính là phương án sẽ dùng để thực hiện một hành vi đê tiện cụ thể. Tất cả phương án còn lại là phương án phụ

Trong số các phương án phụ, chủ thể thực hiện hành vi đê tiện, dựa trên cơ sở thực tế khách quan mà dự phòng thêm các phương án dự khuyết

Các phương án dự khuyết không được đi sai mục tiêu so với phương án chính. Các phương án dự khuyết sẽ được sử dụng trong trường hợp phương án chính thất bại.Tuy nhiên, các phương án dự khuyết luôn mang tính hồi hoàn, tức là trở lại trạng thái ban đầu, lúc chưa thực hiện nhằm để bảo vệ cho cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hành vi đê tiện.

Phương án dự khuyết gồm nhiều cấp được đánh số:
+Phương Án 01A. Tức là phương án phụ A thay thế cho phương án chính 01
+Phương Án 01B. Tức là phương án phụ B thay thế cho phương án dự khuyết 01A
+Phương Án 01C. Tức là phương án phụ C thay thế cho phương án dự khuyết 01B
....................
Ở đây, phương án dự khuyết 01C có tính hồi hoàn cao hơn phương án 01A. Bởi lẽ, càng nhiều phương án dự khuyết về sau để thay thế cho phương án dự khuyết lúc đầu thì mục tiêu của kế hoạch không còn như trước nữa, ý tưởng và niềm mong muốn của chủ thể không còn khả năng hoàn thành, mức độ toại nguyện ngày càng giảm dần và tỷ lệ nghịch với số lượng phương án dự khuyết đã áp dụng. Bên cạnh đó, khi chủ thể thay đổi nhiều phương án dự khuyết thì đối tượng ngày càng đề phòng và có biện pháp ứng phó. Do đó, tính hồi hoàn trong các phương án sau cùng sẽ tăng, chủ thể sẽ phải tạm dừng các hoạt động đê tiện đó và đợi chờ cơ hội lần sau.

Ý nghĩa:
Mang tính phòng trừ rủi ro.Bảo vệ cho các chủ thể thực hiện hành vi đê tiện có cơ hội quay trở lại, mà tiếp tục đeo đuổi con đường đê tiện của mình.

4. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CUẢ SUY LUẬN ĐÊ TIỆN

4.1 MỤC ĐÍCH

Suy luận đê tiện chính là chủ thể của mục đích. Vì suy luận đê tiện xuất phát từ khát vọng thù thắng bên trong con người. Đơn giản vì, con người ta muốn gì thì con người ta sẽ nghĩ và làm như vậy.Do đó, tư tưởng, ý nghĩ là mũi tên và suy luận đê tiện là cái chết của kẻ bị bắn. Suy luận đê tiện thường có luận cứ, có căn cứ, trong trường hợp chủ thể thực hiện hành vi đê tiện hoàn toàn tự chủ được bản thân.

4.2 Ý NGHĨA

+Trợ giúp cho các hoạt động ngôn ngữ và hành động đê tiện

+Là tiền đề không thể thiếu khi triển khai các hoạt động đê tiện

+Giúp các kế hoạch, phương án, sách lược được thực thi có hiệu quả
CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ VÀ HÀNH ĐỘNG ĐÊ TIỆN


1. NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ ĐẶC ĐIỂM

Quan điểm 1 cho rằng: Ngôn ngữ đê tiện và hành động đê tiện là những hành vi đê tiện độc lập, khác nhau và không có mối liên hệ với nhau. Ngôn ngữ đê tiện là việc sử dụng lời nói, hoặc chữ viết để tác động đến đối tượng cần bị tác động bởi sự đê tiện. Còn hành động đê tiện là những hoạt động cụ thể, mà chủ thể thực hiện hành vi đê tiện không sử dụng các hoạt động trao đổi bằng ngôn ngữ nhằm để tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đối tượng mà mình muốn tác động.

Quan điểm 2, cho rằng: Hành động đê tiện bao gồm cả ngôn ngữ đê tiện. Bởi lẽ, nói và viết cũng được xem là hành động. Trái với quan điểm thứ nhất, khi cho rằng: "Ngôn ngữ đê tiện và hành động đê tiện không thể là một, chúng có sự tách bạch rõ ràng" thì quan điểm 2, cho rằng: "Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau và thống nhất biện chứng với nhau". Theo đó, hành động đê tiện bào gồm rất nhiều hoạt động, trong đó có hoạt động ngôn ngữ. Việc sử dụng ngôn ngữ cũng được xem như là một hành động đê tiện đầy đủ.

Người viết đồng tình với quan điểm thứ hai và xem ngôn ngữ đê tiện và hành động đê tiện đều là những hành vi đê tiện có chủ ý, sau khi thực hiện xong một suy luận đê tiện.Hành vi đê tiện được biểu hiện qua các dạng: nói hoặc làm, nói và làm, viết hoặc làm, viết và làm.

Nói hoặc làm, nghĩa là nói nhưng không buộc phải làm, hoặc làm nhưng không buộc phải nói(tương tự với viết hoặc làm)
Nói và làm, nghĩa là nói đồng thời đi đối với làm, hoặc nói trước làm sau, hoặc làm trước nói sau(tương tự với viết và làm)

Nói là việc sử dụng ngôn ngữ có chủ đích, thông qua các hình thức biểu hiện của lời nói thoát ra từ cửa miệng. Viết là ghi chép lại, đánh máy, thể hiện tư tưởng bằng văn bản nói chung.Tóm lại, sự truyền đạt tư tưởng đến một người cụ thể, bằng hình thức lời nói hoặc chữ viết nhằm để diễn đạt và đưa suy luận đê tiện thành một tác động cụ thể.

Làm là hoạt động có chủ ý sau khi đã thực hiện xong một suy luận đê tiện, là giai đoạn tiếp theo của suy luận. Không làm gì cả cũng là một hoạt động của đê tiện, trạng thái ở đây được hiểu là thái độ dửng dưng trước mọi hiện tượng và sự vật, không can thiệp, không làm thay, không để tình cảm chi phối. Hoạt động bỏ mặc, ngồi yên không làm gì cũng là một hành động đê tiện có chủ ý. Bởi lẽ, nó xuất phát từ một suy luận đê tiện, chủ thể thực hiện hành vi đê tiện cảm thấy việc hành động để gây tác động đến đối tượng nào đó có thể gây ảnh hưởng bất lợi cho mình, hoặc chủ thể cảm thấy không có lợi ích gì khi hành động đê tiện được diễn ra, nên họ đã chọn cách ngồi yên, dửng dưng, không làm bất kỳ việc gì.

2. CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN MỘT HÀNH VI ĐÊ TIỆN


2.1 NÓI KHIẾN CHO NGƯỜI KHÁC PHẢI LÀM

Nói khiến cho người khác phải làm là việc sử dụng phương tiện ngôn ngữ tác động lên đối tượng cần phải bị xử lý bởi các hành vi đê tiện, khiến cho đối tượng này rơi vào trạng thái buộc phải làm một việc gì đó nhằm để tự bảo vệ lợi ích bản thân hoặc ra một quyết định mang tính chất quyết thắng trong hoạt động tranh luận, trong sản xuất kinh doanh, trong chính trị, tôn giáo và xã hội,...Với thái độ tâm lý nóng nảy, bức xúc, các đối tượng dễ mắc phải các sai lầm nghiêm trọng từ hành vi của mình. Từ đó, chủ thể thực hiện hành vi đê tiện có thể đạt được mục đích của mình.

Phương pháp nói khiến cho người khác phải hành động gồm 2 phương pháp cơ bản sau:

+Phương pháp tấn công trực diện: là tấn công trực tiếp vào cá nhân người phát biểu trong tranh luận, tấn công có chủ đích đối với tư cách, nhân thân, lối sống,...của người cần bị tác động bởi các hành vi đê tiện. Trong khoa học tranh luận, gọi là Công kích cá nhân

Việc công kích cá nhân khiến cho đối tượng phải rơi vào tình thế buộc phải tự bảo vệ mình, rồi từ đó, đối tượng tự sa đà vào một câu chuyện khác, một vấn đề khác mà quên đi vấn đề chính trong tranh luận.Ví dụ: Ông A phát biểu một vấn đề, Ông B không tranh luận về vấn đề do ông A phát biểu, mà B tấn công vào tư cách của ông A. Làm cho người nghe nghi ngờ về luận điểm của ông A đã phát biểu. Từ đó, ông A cảm thấy bức bối, càng nói càng sai, ngày càng xa đà vào vấn đề khác. Trong một vài trường hợp, ông A có thể thực hiện hành vi đánh người do quá bức xúc, nóng nảy và mọi người đều cảm thấy nghi ngờ hoặc tỏ ra bất mãn đối với hành vi không kiểm soát của A

Một dạng khác của công kích cá nhân, được gọi là Phao tin đồn nhảm nhằm để hạ uy tín của đối phương, thông qua các hoạt động tung tin đồn, rêu rao khắp nơi, chuyện không nói có. Trong chính trường, phao tin đồn nhảm để hạ uy tín của đối thủ chính trị. Trong tôn giáo, dùng để bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của những người lãnh đạo tôn giáo, nhà sư, chủ trì,... Với việc làm này, nếu người trong cuộc không sáng suốt thì dễ mắc sai lầm nghiêm trọng, ngày càng sa lầy vào thủ đoạn của kẻ tung tin

+Phương pháp tấn công gián tiếp: là phương pháp, thủ đoạn mà chủ thể thực hiện hành vi đê tiện không trực tiếp tấn công vào đối tượng, mà mượn tạm một điều kiện, hoàn cảnh, sự vật nào đó để tác động đến đối tượng cần bị tác động. Tiêu biểu của phương pháp này là chỉ chó mắng mèo

Chỉ chó mắng mèo là việc mà chủ thể thực hiện hành vi đê tiện tấn công vào một sự việc nào đó, nhưng lại cố tình mượn tạm một sự việc khác để đề cập. Biến thể của chỉ chó mắng mèo là nói móc, nói mánh khoé, không nói thẳng ra và không tác động một cách trực tiếp đối với người bị tác động bởi các hành vi đê tiện. Cách này thường được các nhà tri thức sử dụng nhằm để che mắt thiên hạ, không muốn thế giới biết mình đang sử dụng thuật "công kích cá nhân" trong tranh luận. Hậu quả của hành vi này, là đối tượng bị tác động cũng sẽ khó kiểm soát được hành vi của mình, ngày càng sa đà vào tranh luận. Đôi khi, đối tượng còn gây ra những hành động đáng tiếc.

Khác với phao tin đồn nhảm gây ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng, xúi giục, lôi kéo là một trong những chiến lược hiệu quả trong việc lợi dụng cảm tính đám đông nhằm để ủng hộ cho quan điểm của chủ thể thực hiện hành vi đê tiện. Thông qua các giá trị đạo đức, chuẩn tắc, khuôn vàng thước ngọc mà chủ thể mang đến, vấn đề đang tranh cãi vô hình chung trở thành cái cân mà phần nghiên thuộc về chủ thể thực hiện hành vi đê tiện gây ra. Người ta sẽ không còn tin hoặc tỏ ra nghi ngờ, hoặc kịch liệt lên án đối tượng bị tác động bởi hành vi này.

2.2 LÀM KHIẾN CHO NGƯỜI KHÁC KHÔNG NÓI


Làm khiến cho người khác không nói, hoặc không thể nói là việc mà chủ thể thực hiện hành vi đê tiện tiến hành tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp lên đối tượng cần bị tác động bằng một hành vi đê tiện cụ thể nào đó. Việc tác động này thể hiện qua những hành động như: lừa đối, đe doạ, cưỡng ép hoặc cản trở người khác thực hiện một hành vi nào đó, mà khiến cho kẻ bị tác động không thể nói thành lời

Có hai nhóm biện pháp:
Nhóm 1: Hành động lừa dối
Bao gồm các kỹ thuật: Đánh tráo khái niệm, đánh tráo tư duy, đánh tráo tư tưởng...gọi chung là thuật đánh tráo, điệu hổ ly sơn, thuyền cỏ mượn tên, dương đông kích tây, nói một đằng làm một nẻo, thả con tép bắt con tôm, giả ngu chứ không điên,...
Nhóm 2: Hành đông đe doạ, cưỡng ép, cản trở người khác thực hiện một hành vi nào đó.
Bao gồm các kỹ thuật: Giết gà cho khỉ sợ, chó rượt thì ngồi, nhà cháy thì cướp, đục nước thả câu, thuận tay bắt dê, mượn dao giết người, mận chết thay đào, rút củi đáy nồi,...

3. YÊU CẦU CỦA MỘT HÀNH VI ĐÊ TIỆN

3.1 XÁC ĐỊNH ĐƯỢC VỊ THẾ CỦA MÌNH

Các cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi đê tiện cần phải xác định được vị trí của mình trong tranh luận, trong thương trường, chính trường và xã hội nói chung khi thực hiện hành vi đê tiện cụ thể nào đó. Căn cứ trên vị trí của mình, các chủ thể thực hiện hành vi đê tiện xác định rõ những biện pháp thích hợp cần dùng, cần áp dụng. Tránh trường hợp, chủ thể đang là thế yếu, đối phương là kẻ mạnh mà sử dụng các biện pháp đe doạ hoặc gây thù địch khác không cần thiết.

3.2 AM HIỂU SÂU SẮC VỀ CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐÊ TIỆN


Việc đào sâu nghiên cứu các kỹ thuật đê tiện mang lại lợi ích vô cùng lớn lao. Chủ thể thực hiện hành vi đê tiện nên cơ cấu lại các biện pháp đê tiện sao cho dễ thuộc, dễ nhớ nhằm vận dụng một cách có linh hoạt

Sơ đồ, quy trình vận dụng cần phải liên tục cải tiến mạnh mẽ, có cập nhật nhằm phù hợp với hoàn cảnh mới, điều kiện mới

Luôn đề cao vai trò cảnh giác và sáng tạo ra những chiêu thức, phương pháp, cách thức mới để phục vụ cho tình hình mới

3.3 TÍNH TƯƠNG CẬN GIỮA CÁC BIỆN PHÁP, PHƯƠNG PHÁP ĐÊ TIỆN

Chủ thể thực hiện hành vi đê tiện cần phải tìm ra những đặc điểm chung giữa các hành vi đê tiện. Những đặc điểm tương đối giống nhau, tương cận nhau phải là những đặc điểm cùng hỗ trợ cho nhau, không đồng thời là giống nhau và cũng không mâu thuẫn với nhau

Trong thực tế, một hành vi đê tiện không bao giờ là một hoạt động cô lẻ, chúng là một tổ hợp của nhiều hoạt động, cả về tính chất và mức độ phức tạp. Hành vi đê tiện không phải lúc nào cũng phản ảnh rõ được bản chất của một hành vi và giúp ta xác định rõ ràng đó là loại hành vi nào. Ngoại diên của phương pháp này có thể bao gồm phương pháp kia. Hoặc ngoại diên của hai phương pháp giao nhau có phần chung giống nhau. Ngoại diên chính là vòng tròn bao gồm những đặc điểm vốn có của một phương pháp đê tiện.

4. TRÌNH TỰ CỦA MỘT HÀNH VI ĐÊ TIỆN


4.1 XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT CẦN SỬ DỤNG

Trong vô vàn các phương pháp để thực hiện một hành vi đê tiện, chủ thể thực hiện hành vi đê tiện cần:
+ Xác định một hoặc một số các phương pháp cụ thể dựa trên cơ sở mục tiêu đã định
+ Lựa chọn, dự trù các biện pháp kỹ thuật trong một phương pháp nhằm để triển khai một hành vi đê tiện cụ thể
+ Định hướng rõ mục tiêu trước khi thực hiện suy luận đê tiện và xác định điểm mạnh, yếu của đối phương sau khi triển khai bằng hành động cụ thể

4.2 LỰA CHỌN THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Chủ thể cần phải lựa chọn thời gian và địa điểm thích hợp để ra tay. Dựa trên cơ sở những thông tin được thu thập từ đối tượng như lịch sinh hoạt, thói quen, lối sống, cá tính,...chủ thể thực hiện hành vi đê tiện chọn ra một không gian và thời gian hợp lý

Thời gian thực hiện hành vi đê tiện không được vượt quá thời gian trong kế hoạch. Khi thực hiện một hành vi đê tiện phải dứt khoát, quyết liệt và chỉ thực hiện một lần trong cùng một khoảng thời gian. Không nên chia nhỏ công việc thành nhiều phần và thực hiện nhiều lần trong nhiều khoảng thời gian khác nhau.

4.3 XÁC ĐỊNH ĐÚNG ĐỐI TƯỢNG VÀ THỰC HIỆN TRÊN ĐỐI TƯỢNG ĐÓ


Việc xác định đúng đối tượng giúp tránh các sai lầm về đối tượng và rút ngắn được thời gian thực hiện mốt hành vi đê tiện nào đó. Sai lầm về đối tượng dẫn đến sai lầm trong kế hoạch và mục tiêu. Khi ấy, việc bứt dây động rừng sẽ có thể xảy ra và không thể thực hiện hành vi đê tiện được nữa

4.4 THU DỌN TÀN CUỘC

Sau khi chủ thể thực hiện hành vi đê tiện xong. Dù chủ thể đã hoàn thành hoặc chưa hoàn thành, dù thành công hay thất bại, dù mục đích đã đạt hay chưa đạt thì chủ thể cần phải thu xếp tàn cuộc một cách thần tốc, kỹ lưỡng nhằm để che dấu thân phận của mình

Thường xuyên dò xét, xem xét, kiểm tra, thu thập những thông tin dư luận nhằm để tạo đường rút lui cho mình. Việt dò xét cần phải tránh sự phát giác của những người khác, ứng phó nhanh và kịp thời trước những biến cố, những sự thay đổi ngoài ý muốn

5. Ý NGHĨA

Hành vi đê tiện là kết quả của suy luận đê tiện, là sự quá trình thực tiễn hoá các suy luận đê tiện đã được cấu thành từ chủ thể thực hiện hành vi đê tiện. Việc nghiên cứu các phương pháp, kỹ thuật đê tiện giúp cho các chủ thể đê tiện có được những công cụ, phương tiện cần thiết nhằm để đạt được mục tiêu của mình
Trang: 1 2 3