Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Giang tuyết (Liễu Tông Nguyên)
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Trang: 1 2 3
江雪
柳宗元

千山鳥飛絕,
萬徑人蹤滅。
孤舟簑笠翁,
獨釣寒江雪.

Giang tuyết
(Liễu Tông Nguyên)

Thiên sơn điểu phi tuyệt,
Vạn kính nhân tung diệt .
Cô chu thôi lạp ông,
Độc điếu hàn giang tuyết.

Nghìn núi chim bay hút,
Vạn đường không bóng khách.
Thuyền đơn lão áo tơi,
Buông cần sông tuyết lạnh.

(Bản chữ Hán lấy từ thivien.net)
3h sáng ..có khi xa vợ ta lại làm được nhiều chuyện phi thường bác nhỉ big green
Nghìn núi chim bay hút,
Vạn đường không bóng khách.
Thuyền đơn lão áo tơi,
Buông cần sông tuyết lạnh.

Bài thơ chỉ có bốn câu nhưng lột tả hết thảy nội tâm của nó và bản thân người dịch cũng rất xuất chúng trong việc chọn chữ..

Ban đầu đọc Thiên Sơn ta không nghĩ là nghìn núi nhưng đọc vế sau thì quả là nghìn núi chứ không phải Thiên Sơn

Trích dẫn:là một dãy núi nằm ở khu vực Trung Á, về phía bắc và phía tây của sa mạc Taklamakan trong khu vực biên giới của Kazakhstan, Kyrgyzstan và khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở phía tây bắc Trung Quốc. Về phía nam, nó nối liền với dãy núi Pamir.

Cũng với cảnh lạnh ngút trời núi nối núi, núi chồng lên núi

Giữa mênh mông u tịch ấy, vạn con đường qua không một bóng người ..cảnh hiu quạnh và cô tịch đến lạ lùng ..thân cô giữa đất trời bao la ..

Trong khung cảnh đó ..một dáng gầy gò , một mình một thuyền ngồi trên sông ..thế lão có câu cá đâu..lão câu người đó thôi..lão chẳng phải Khương Tử Nha để câu bằng lưỡi câu thẳng..lão lạ cái là câu người bằng thơ ..và thơ đó câu ai..Tuyết Lạnh ..câu thế nào mà cô nàng đổi xừ qua cái tên Đông Mai ..và dành riêng Tuyết Lạnh cho lão..thật tài tình..xin mời quí vị thưởng lãm thêm tại đây!

Lặng
(16-09-2013, 09:54 AM)Ngạo Đã viết: [ -> ]Nghìn núi chim bay hút,
Vạn đường không bóng khách.
Thuyền đơn lão áo tơi,
Buông cần sông tuyết lạnh.

Bài thơ chỉ có bốn câu nhưng lột tả hết thảy nội tâm của nó và bản thân người dịch cũng rất xuất chúng trong việc chọn chữ..

Ban đầu đọc Thiên Sơn ta không nghĩ là nghìn núi nhưng đọc vế sau thì quả là nghìn núi chứ không phải Thiên Sơn

Trích dẫn:là một dãy núi nằm ở khu vực Trung Á, về phía bắc và phía tây của sa mạc Taklamakan trong khu vực biên giới của Kazakhstan, Kyrgyzstan và khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở phía tây bắc Trung Quốc. Về phía nam, nó nối liền với dãy núi Pamir.

Cũng với cảnh lạnh ngút trời núi nối núi, núi chồng lên núi

Giữa mênh mông u tịch ấy, vạn con đường qua không một bóng người ..cảnh hiu quạnh và cô tịch đến lạ lùng ..thân cô giữa đất trời bao la ..

Trong khung cảnh đó ..một dáng gầy gò , một mình một thuyền ngồi trên sông ..thế lão có câu cá đâu..lão câu người đó thôi..lão chẳng phải Khương Tử Nha để câu bằng lưỡi câu thẳng..lão lạ cái là câu người bằng thơ ..và thơ đó câu ai..Tuyết Lạnh ..câu thế nào mà cô nàng đổi xừ qua cái tên Đông Mai ..và dành riêng Tuyết Lạnh cho lão..thật tài tình..xin mời quí vị thưởng lãm thêm tại đây!

Lặng
Èo, Ngạo huynh! :p 016
Cụ Tứ và cụ Hột cho tôi hỏi cái:

Giang tuyết
(Liễu Tông Nguyên)

Thiên sơn điểu phi tuyệt,
Vạn kính nhân tung diệt .
Cô chu thôi lạp ông,
Độc điếu hàn giang tuyết.

Nghìn núi chim bay hút,
Vạn đường không bóng khách.
Thuyền đơn lão áo tơi,
Buông cần sông tuyết lạnh.

Hai câu cuối tôi thấy nó còn cái gì đó thiếu thiếu mà nghĩ mãi không ra.

Cô chu thôi lạp ông,
Độc điếu hàn giang tuyết.

Hai câu này tôi thấy nó giống như một bức tranh thủy mặc, nó phảng phất cái hình ảnh của chiếc bóng. Bóng người câu in xuống dưới sông nó như diễn tả sự đơn chiếc mà lại có sự đối xứng tài tình. Đơn chiếc của người, đơn chiếc của cảnh vật . Tuy hai mà một nhưng lại rồi tách rời ra để đối trọng lại nhau.

Các cụ kiến giải thêm một chút đi cho mọi người được rõ
Nghìn non tuyệt bóng chim bay
Muôn trùng lối nẻo chẳng lay bóng người
Một thuyền,một mảnh áo tơi
Buông cần câu lấy nụ cười Tuyết sang
Cụ Lãnh tinh ý thật! Tương phản có lẽ vì 2 câu cuối nó nhấn vào cái ý hội tụ. Để tui diễn lại từng câu xem thử.

"Thiên sơn điểu phi tuyệt" nghĩa là ngàn ngọn núi bóng chim đều đã bay xa mất. "Vạn kính nhân tung diệt" nghĩa là vạn lối nhỏ dấu chân người đã chìm khuất.

Thiên sơn điểu phi tuyệt,
Vạn kính nhân tung diệt.

Cái hay ở 2 câu này là "tuyệt" và "diệt" diễn tả quá trình chứ không phải hiện trạng. Cảm giác như thấy những cánh chim xa dần và biến mất, những bóng người mờ dần rồi khuất dạng. Với cách cảm này tôi thấy cụ Bốn dịch câu đầu rất chuẩn nhờ có chữ "hút", nói được ý biến mất dần phía xa. Còn câu 2 cụ dịch chưa thực sự thuyết phục.

Trong câu "Cô chu thôi lạp ông" thì sách vở chính thống viết là "Cô chu thoa lạp ông". Không rõ sao lại có dị bản phiên âm như trên. Cô chu là cái thuyền nhỏ đơn độc. Thoa là áo tơi, lạp là nón lá. Cái hình của Mr.Tee đưa vẽ hoàn toàn chính xác. Cụ Bốn dịch câu này khá tốt, chỉ là bỏ mất cái nón lá của ông cụ.

Câu cuối "Độc điếu hàn giang tuyết" thì "độc điếu" là chỉ cái sự "một mình câu", cụ Bốn bỏ mất ý này. Còn "hàn giang tuyết" là tuyết trên sông lạnh. Cụ Bốn dịch "sông tuyết lạnh" là đánh mất cái điểm nhấn vào tuyết. 2 câu cuối tôi nghĩ rằng trọng tâm đánh vào 2 tiếng cuối cùng : "ông lão" và "tuyết". Chính cái đó làm ra sự tương phản mà cụ Lãnh cảm nhận : một con người già nua nhỏ bé giữa một vùng tuyết lạnh mênh mông.

[Hình: giang%20tuyet.jpg]
Trích dẫn: Phở:

Dẫu vạn non cao chim vẫn bay
Người đâu khuất nẻo tấm thân gầy
Thuyền đơn áo lạnh mờ sương khói
Buông cần trước mặt ngỡ tuyết mây

Đem vô luôn cho xôm tụ laughing
(16-09-2013, 10:55 AM)hvn Đã viết: [ -> ]Cụ Lãnh tinh ý thật! Tương phản có lẽ vì 2 câu cuối nó nhấn vào cái ý hội tụ. Để tui diễn lại từng câu xem thử.

"Thiên sơn điểu phi tuyệt" nghĩa là ngàn ngọn núi bóng chim đều đã bay xa mất. "Vạn kính nhân tung diệt" nghĩa là vạn lối nhỏ dấu chân người đã chìm khuất.

Thiên sơn điểu phi tuyệt,
Vạn kính nhân tung diệt.

Cái hay ở 2 câu này là "tuyệt" và "diệt" diễn tả quá trình chứ không phải hiện trạng. Cảm giác như thấy những cánh chim xa dần và biến mất, những bóng người mờ dần rồi khuất dạng. Với cách cảm này tôi thấy cụ Bốn dịch câu đầu rất chuẩn nhờ có chữ "hút", nói được ý biến mất dần phía xa. Còn câu 2 cụ dịch chưa thực sự thuyết phục.

Trong câu "Cô chu thôi lạp ông" thì sách vở chính thống viết là "Cô chu thoa lạp ông". Không rõ sao lại có dị bản phiên âm như trên. Cô chu là cái thuyền nhỏ đơn độc. Thoa là áo tơi, lạp là nón lá. Cái hình của Mr.Tee đưa vẽ hoàn toàn chính xác. Cụ Bốn dịch câu này khá tốt, chỉ là bỏ mất cái nón lá của ông cụ.

Câu cuối "Độc điếu hàn giang tuyết" thì "độc điếu" là chỉ cái sự "một mình câu", cụ Bốn bỏ mất ý này. Còn "hàn giang tuyết" là tuyết trên sông lạnh. Cụ Bốn dịch "sông tuyết lạnh" là đánh mất cái điểm nhấn vào tuyết. 2 câu cuối tôi nghĩ rằng trọng tâm đánh vào 2 tiếng cuối cùng : "ông lão" và "tuyết". Chính cái đó làm ra sự tương phản mà cụ Lãnh cảm nhận : một con người già nua nhỏ bé giữa một vùng tuyết lạnh mênh mông.

[Hình: giang%20tuyet.jpg]

Mạn phép bổ sung thêm 1 chút vì thấy chưa ổn big green

Câu cuối "điếu" là động từ, nên có thể hiểu ra là ông lão đang "câu tuyết" chứ không phải ngồi câu trong tuyết. Các cụ xưa đều luận theo cách này.

Như cụ Tản Đà dịch ra lục bát, đảo lại 2 câu cuối để giữ cho ông cụ cái nón lá.

Nghìn non mất bóng chim bay,
Muôn con đường tắt dấu giày tuyệt không.
Kìa ai câu tuyết bên sông,
Áo tơi, nón lá, một ông thuyền chài.


Còn cụ Tương Như (tức nhà văn Nam Trân) giữ nguyên thể thơ. Chữ "tắt" của cụ này cũng khá nhưng tôi cho là không hay bằng chữ "hút" của cụ Bốn.

Nghìn non, bóng chim tắt
Muôn nẻo, dấu người không
Thuyền đơn, ông tơi nón
Một mình câu tuyết sông


Các cụ tham khảo thêm.
Ta dịch là câu tuyết mà bà con cứ tưởng ta đùa ..trong đùa có thật đó thôi ..dù rằng ta không tham khảo của ai cả .
Trang: 1 2 3