Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Tôi đã tiêu 10K như thế nào?
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Tôi đã tiêu 10K như thế nào?

Tác giả: Manlee (http://vozforums.com)

Hôm trước có đọc 1 thớt khá ngộ nghĩnh, trong đó chủ thớt có chia sẻ với 10k thì chi tiêu thế nào để được vui vẻ và ý nghĩa.

Vào đọc thớt của bạn ấy ko tránh khỏi đôi chút cảm xúc xót xa cho thời kỳ lạm phát, trượt giá tràn lan, giá xăng đi lên tình người đi xuống.

Nhưng nó cũng làm mình gợi nhớ đến 1 kỷ niệm trong quãng đời sinh viên yêu dấu, đói ăn, đói mặc nhưng nhất quyết ko đói tình.

Chắc cũng phải cách đây tầm 12 năm có lẻ, hồi đấy khoá mình đi học quân sự trên Xuân Mai, trước khi đi thì háo hức, lên đến nơi thì muốn về ngay lập tức, sang ngày thứ 2 đã có thằng trùm chăn khóc.

Tập luyện như bộ đội thật và ko có bất kỳ trò giải trí nào, nhưng SV thì cũng nghĩ ra nhiều trò, hết đi ăn trộm hoa quả của nhà dân bên cạnh, lại đi nhòm nhà vệ sinh nữ, rồi đi xin cồn về, nói là xoa bóp chỗ đau trong khi tập luyện nhưng thật ra mang về pha với nước sôi để uống, phê còn hơn Vodka Lúa mới bây giờ.

Mãi rồi cũng chán, 9h tối đã tắt đèn phải đi ngủ, nhưng thằng nào thằng nấy nằm trằn trọc, hết nằm úp rồi nằm ngửa, nằm nghiêng mà vẫn ko ngủ đc, rồi cả lũ ko đứa nào bảo đứa nào đều ngồi cả dậy, kể chuyện vòng tròn về tình yêu của mình, như quen thế nào, yêu ra sao, cầm tay, hôn, hay xxx, ...

Ngày đấy trong lớp đa số chưa có người yêu nhưng rách giời rơi xuống được mấy thằng, ko những kể yêu đương ra sao mà mấy thằng ôn vật đấy còn cố tình kể rất chi tiết cơ thể bạn gái nó thế nào, lần đầu thế nào, mùi vị ra sao, các tư thế và cảm xúc khi cum như thế nào...

Kể xong cả lũ từ khó ngủ chuyển sang tỉnh như sáo, Mấy thằng đã biết mùi đời còn đỡ, chỉ khổ mấy bố hai mấy tuổi đầu mà chim vẫn để đi đái, thằng nào thằng nấy mồm đầy đờm dãi, khản đặc cả tiếng, mắt mở to như đít bát, sáng hơn cả mắt Ngũ Tử Tư khi bị chặt đầu bêu ngoài chợ...

Bỗng có thằng nhà ở gần đấy đứng dậy nói như ra lệnh: "chúng mày đứng dậy mặc áo ấm vào, nộp mỗi thằng 10k ra đây, tao đưa đi", ấy thế mà chẳng thằng nào thắc mắc, cung cúc làm theo.

Lúc đấy khoảng hơn 10h, cả lũ lom khom lặng lẽ đi trong đêm đen dày đặc, thỉnh thoảng 1 vài tiếng cú rúc rợn người, gió mùa Đông bắc lạnh thấu xương tràn về cũng ko ngăn nổi lòng nhiệt huyết của những người trai trẻ đồng trinh. Ai cũng mặt xanh vì đói, co ro vì ko đủ áo rét, gầy nhom vì ko đủ ăn, nhưng tất cả đều chí khí ngất trời, đồng lòng đồng dạ, chung một mục đích...có lẽ sự bi tráng, vẻ kiêu hùng của chúng tôi cũng chỉ thua mỗi đoàn "quân xanh màu lá dữ oai hùm" trong bài Tây Tiến của nhà thơ tài hoa Quang Dũng mà thôi...(hi, xlỗi, lan man quá...)

Rồi cũng đến nơi, địa điểm là 1 khách điếm tồi tàn nằm bên lề một con ngõ nhỏ thông ra quốc lộ, cả lũ chui vào gồi úp thìa dưới giàn trâm bầu, vừa tránh rét, vừa để đàn áp cho thằng em đỡ nổi dậy.
Một điều rất lạ, ở đây cũng như trong quân đội, rất có kỷ luật, trật tự, từng người vào, ko chen lấn, ko xô đẩy, thậm chí ko cả to tiếng, nhưng rất may, thời gian 1 người vào chỉ khoảng chừng 2 phút...(có người đang thắc mắc đây :-)).

Đợi mãi rồi cũng đến lượt mình, khúm núm đứng dậy, lò dò bước đi, vạch tấm mành sáo chui vào, sộc vào mũi là 1 mùi rất khó tả, thơm mùi sáp, hôi mùi người, bia, rượu, khói thuốc,...(và có 1 mùi mà mãi sau này mình mới được biết, nghĩ cũng tủi thân, bây giờ thằng cháu lớp 9 đã biết ngâm nga: Làm trai cho đáng nên trai/ Miệng khai mùi thuốc, tay khai mùi ..`. :-)

Đang lò dò thì có 1 bàn tay ấm nóng đặt lên vai mình cùng 1 khẩu lện cực kỳ mạch lạc nhưng cũng vô cùng mời mọc :"bao nhiêu tiền anh". Mình nghe lời ông bạn thổ địa rút ra 10k, 3s sau thấy bàn tay đó nhét vào tay mình 1 hộp nhỏ và 2 cái que, chả biết que gì, chỉ biết là que thôi, đang phân vân thì vẫn giọng nói vừa nãy: "anh quẹt lên đi, 5k 1 que đấy, cháy hết là thôi nhé". Bây giờ mới biết đó là que diêm, mẹ kiếp cái đầu óc, nó cứ mụ mị đi.

Mình lập cập đánh diêm, chắc do tâm lý hồi hộp, tay cóng vì lạnh mà que diêm đầu gãy mất 1 nửa mới sáng...Khi ánh sáng bùng lên, mất mấy giây định hình để đồng tử thu lại, làm quen với nguồn sáng mạnh thì mới thấy, trước mặt mình là 1 người con gái bằng da bằng thịt, rất thật, rất trẻ, khá xinh, cuốn hút ánh nhìn người khác với những đường nét thanh tú, và đặc biệt là trên người ko một mảnh vải. Mình cứ đứng nhìn trân chối cho đến lúc tay đau nhói vì lửa từ que diêm cháy hết táp vào...Bóng đen lại bao trùm, lúc này chỉ còn hơi thở điều hoà của cô gái và hơi thở gấp gáp của mình, mình nghe rõ cả tiếng tim đập như con Xích thố khi chở Quan Công thoát qua 6 ải của quân Tào. Mình bật que thứ hai trong trạng thái huyễn hoặc, liêu trai như thế.

Khi ánh sáng bùng lên, mình vẫn đứng như trời trồng, ánh nhìn của mình dán chặt vào những đường nét thanh tú trên khuôn mặt cô gái trẻ, (có lẽ các bạn ko tin, nhưng những nét thanh tú đấy sau này mình vẫn bắt gặp thường xuyên, có khi trong lúc ngủ, có khi lại là lúc nhìn ngắm em kế toán mới tuyển vào, đôi khi là nhìn thấy ở một em rau thoáng qua trên đường đời tấp nập...). Rồi lại đến khi tay rát bỏng vì bị lửa đốt mình mới biết là diêm đã hết, không gian lại chìm vào bóng đêm đặc quánh, tĩnh mịch. Mình đang định quay bước thì thấy bàn tay ấm nóng của cô gái chạm vào vai, nắm đôi bàn tay mình rồi đặt vào 1 chỗ mềm mượt, nóng ấm...bản năng thằng đàn ông cho mình biết đấy là bộ ngực căng tròn vừa nãy mà mình đã ko đủ dũng cảm để chiêm ngưỡng, đó là khoảnh khắc đáng nhớ nhất của 1 thằng con trai mới lớn, lần đầu tiên chạm vào ngực 1 cô gái chỉ với mục đích giới tính, lúc đó không gian, thời gian như ngừng lại. Bỗng cô gái cười khúc khích: "thưởng cho anh đấy, ai vào đây cũng bật diêm lên soi hết chỗ này đến chỗ khác, mỗi anh là chỉ soi mặt em thôi".

Vậy đấy các bạn ạh, tôi đã tiêu 10k ý nghĩa nhất trong quãng đời sinh viên như thế. Chỉ 10k nhưng những cảm xúc mang lại cho tôi thì ko gì có thể mua được.

Mãi sau này khi đã đi làm, có tiền, có người yêu, vào những đêm lạnh giá, khi gió mùa đông bắc tràn về lùa vi vút qua khe cửa kính nhà nghỉ, tôi vẫn đôi khi vùng dậy, trong đêm tối mịt mùng, tôi cẩn trọng bật từng que diêm, soi khắp cơ thể người con gái mà tôi thường giới thiệu với bạn bè là người yêu. Mặc kệ nàng càu nhàu, lảm nhảm nửa mê nửa tỉnh trong cơn ngái ngủ: "anh thích thì bật điện sáng lên ngắm, em có che đâu, làm thế nhỡ tàn diêm rơi vào em thì sao?...mà còn chỗ nào anh chưa biết đâu?...".

Em đâu biết, em đâu hiểu, tôi vẫn như kẻ mộng du, bật từng que diêm, mong tìm lại nét thanh tú ám ảnh, tìm lại cảm xúc đầu đời mộng mị của tuổi đôi mươi.

Đấy, MƯỜI NGHÌN của tôi đấy, tôi đã tiêu 10k như vậy đấy, xã hội bây giờ kim tiền lắm, phù du lắm, nhưng đôi khi nếu có duyên, nếu biết đầu tư thì tôi tin 10k sẽ mang lại cho chúng ta những thứ còn vượt xa cả những mơ ước mà giá trị vật chất của tờ 10k mang lại.

P/S: Bài viết này sáng nay đọc trên facebook do Lão Lục chia sẻ link. Hay & bồi hồi.

Còn bạn? Bạn sẽ tiêu 10K như thế nào để thấy có ý nghĩa?
Trải nghiệm sống quả là muôn hình muôn vẻ happy
Lòng tự trọng của một sinh viên đánh giày vỉa hè

Cầm ly cà phê uống dở, cậu sinh viên uống cạn rồi đi về hướng chủ quán. Cậu lấy ra 10.000 trả tiền ly cà phê vừa được mời. Cậu bảo "con uống thì con trả. Chú cho con đánh giày để có thu nhập là con cám ơn nhiều lắm rồi . . ."

[Hình: 20131125100441-giay1.jpg]

Mặc cho dòng người qua lại, cậu thanh niên vẫn căm cụi đánh giày. Cậu ngồi trên thùng nhựa nhỏ, một tay cho vào bên trong chiếc giày, một tay cầm bàn chài phớt sơ lớp bụi.

Một ít xi được bôi lên. Xong chiếc này đến chiếc khác. Khi cả hai chiếc thấm lớp xi, cậu kẹp chiếc giày vào đùi dùng một miếng nỉ chà lên. Miếng nỉ đi đến đâu, giày bóng loáng đến đó. . .

Cậu còn rất trẻ mặt mũi khôi ngô sáng sủa. Chiếc quần xanh và áo sơ mi trắng gọn gàng phẳng phiu.

Đặc biệt, đôi mắt sáng long lanh, cậu làm việc chăm chú, cẩn thận và tỉ mỉ. Buổi sáng chủ nhật bên cạnh siêu thị Coop Mart Thủ Đức người đông nhưng anh cũng mặc. Vẫn căm cụi trong công việc . . .

Đôi giày đã đánh xong bóng loáng như mới. Cầm đến trao cho khách, nhận tiền công, cậu cúi người cám ơn rồi thu lại đôi dép cho vào thùng.

Hàng ghế nhựa sắp dọc theo bức tường của quán cà phê vỉa hè cạnh siêu thị vẫn còn trống. Cái thú uống cà phê vào buổi sáng sớm với tờ báo trên tay dường như là thói quen của những người Saigon. Hớp một ngụm cà phê nóng, đặt tờ báo lên đùi, nhìn lãng đãng ra đường . . .

Tôi và anh Hòa, người bạn thâm giao ngồi vào chiếc bàn kê sát tường. Không cần gọi, dường như chủ quán đã quá quen thuộc với chúng tôi. Hai ly cà phê sữa nghi ngút khói . . .

Khách đông dần. Mỗi người vào quán mang một tâm trạng khác nhau. Người uống vội rồi ra đi. Người nhâm nhi chậm rãi. Chúng tôi ngồi bên nhau yên lặng một hồi. Bỗng anh Hòa nói với tôi về một câu chuyện cũ. Giong anh chùng xuống khi nhắc đến những đau buồn.

Thôi anh ạ, tôi nói với anh ấy, mình hãy nhìn về phía trước. Chuyện gì đã qua, cho qua luôn đi.
lòng tự trọng, đánh giày, thanh niên

Miếng nỉ trên tay, cậu sinh viên làm bóng đôi giày với tất cả lòng tự trọng.

Anh trầm ngâm. Một thanh niên tiến lại gần bên anh: “Chú cho con đánh giày nha chú”. Thì ra cậu thanh niên lúc nãy. Anh Hòa tháo đôi giày nhận đôi dép từ anh thanh niên. Tôi ngăn lại: “Ngồi xuống uống ly cà phê xong rồi đánh cũng được”.

Ly cà phê đá được mang ra. Khuấy nhẹ. Cháu đi đánh giày lâu chưa? Lễ phép, anh thanh niên thỏ thẻ, dạ chỉ mới vài tháng nay thôi chú ạ.

Câu chuyện của chúng tôi với thanh niên đánh giày cởi mở dần. Thì ra, cậu ấy là sinh viên của trường đại học Bưu chính viễn thông. 22 tuổi, quê Quảng Ngãi. Nhà nghèo rời quê hương vào thành phố trọ học cậu không tìm ra được một công việc nào có thể có thêm thu nhập để trang trải những chi phí ăn học.

Một người quen gợi ý cho cậu em công việc này và đã cho thuê chiếc thùng nhựa đầy đủ đồ nghề với giá 10.000đ/ngày để kiếm sống.

Những ngày đầu còn bỡ ngỡ, cậu ta vào các nhà hàng, quán lớn để tìm khách nhưng không một nơi nào cho vào. . .

“Chỉ có những quán vỉa hè như thế này con mới kiếm sống được chú ạ. Không biết có phải người nghèo mới thương người nghèo không nhưng con thấy dường như là thế. . .

Giọng cậu sinh viên chùng xuống khi liếc nhìn thấy những hình ảnh bão lũ trên tờ báo chúng tôi cầm trên tay. "Mùa này quê con thiệt hại nhiều quá. Nhà con nằm trong rốn lũ nên cả nhà tan hoang. Trước đây con đánh giày kiếm thêm tiền học giờ đây phải làm nhiều hơn để có dư đồng nào gởi về phụ giúp gia đình".

Có một chút gì cay cay trên khóe mắt. Đời một sinh viên vất vả đến thế sao ?

Trong lúc hàng ngày nhiều sinh viên hồn nhiên, vô tư lự, vui chơi, rong ruổi khắp các nẻo đường thì ở một góc xa thành phố vẫn còn có một sinh viên xa quê lăn lộn mưu sinh bằng cái nghề đơn giản không cần chút chất xám nào.

Ly cà phê vơi hơn một nửa. "Chú cho phép con làm việc nhé" rồi cậu cầm đôi giày ra một góc xa ngồi say sưa với công việc, 15 phút sau lại mang vào. Bao nhiêu vậy cháu ? Dạ cho con 7.000.

Anh Hòa cầm tờ 10.000 đưa và nói cháu khỏi thối. Thế nhưng thật bất ngờ, 3.000 lẻ được cậu ấy móc ra trả lại. Con chỉ lấy đúng giá.

Cầm ly cà phê uống dở, cậu sinh viên đánh giày uống cạn rồi đi về hướng chủ quán. Cậu lấy ra 10.000 trả tiền ly cà phê vừa uống. Tôi và anh Hòa bất ngờ quá ngăn lại. Chú đãi cháu mà. "Dạ không thưa chú, con uống thì con trả. Chú cho con đánh giày để có thu nhập là con cám ơn nhiều lắm rồi . . ."

Chúng tôi ngớ ra. Dường như cả tôi và anh bạn lần đầu tiên mới gặp trường hợp này. Một người trẻ rất khó khăn trong cuộc sống nhưng vẫn giữ được lòng tự trọng. Giá như, sinh viên nói riêng và thanh niên nói chung ai cũng như anh sinh viên này chắc chắn xã hội sẽ còn đẹp hơn rất nhiều . . .

(Theo Trần Chánh Nghĩa/ Một Thế Giới)
Chỉ có lao động mới có nhân văn vậy !