Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Phân trong văn Nguyễn Huy Thiệp
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Phân trong văn Nguyễn Huy Thiệp
Nguyễn Hưng Quốc


Không nói đến thì thôi; nhưng đã nói đến chuyện hố xí hai ngăn, chuyện hốt phân ở Hà Nội mà lại không nhắc đến Nguyễn Huy Thiệp thì đúng là một thiếu sót không thể tha thứ được.

Có thể nói, trong văn chương Việt Nam đương đại, không ai quan tâm đến cứt nhiều như Nguyễn Huy Thiệp.

Trong các truyện ngắn, ông cho chữ ấy xuất hiện khá nhiều, một cách trần trụi, hung hãn, đầy bạo động. Nó tuôn ra từ miệng của vua Quang Trung khi quát tháo Ngô Khải: “Ta cho mày ăn cứt, xem có chê lợm không?” (Phẩm tiết). Ngay cả khi Nguyễn Huy Thiệp viết về tình yêu, một thứ tình yêu rất thơ mộng giữa Trương Chi và Mỵ Nương, ông cũng phun chữ “cứt” ra. Không phải một lần mà là nhiều lần.

Câu truyện bắt đầu bằng cảnh Trương Chi đứng đái:

Trương Chi đứng ở đầu mũi thuyền. Chàng trật quần đái vọt xuống dòng sông. Phía xa kia là chân trời rực hồng ráng đỏ. Nhà nàng ở phía ấy. Sương xuống lạnh. Một nỗi buồn da diết choáng ngợp lòng chàng.

Đái xong, chàng hát. “Tiếng hát vút cao. Đêm xuống. Bóng tối mù mịt.” Hát xong, Chàng duỗi thân, ngả người vào lòng thuyền. Chàng nói: “Cứt!”

Rồi chàng nhớ đến Mỵ Nương, nàng công chúa đẹp tuyệt trần. Nguyễn Huy Thiệp tả: “Giờ đây, gặp Mỵ Nương rồi, chàng hiểu chắc chắn rằng cuộc sống của chàng thật là cứt, là cứt chó, không sao ngửi được. Không chỉ riêng chàng, mà cả bầy. Tất cả đều thối hoắc. Cứt!”

Cứ thế, trừ đầu đến cuối truyện, Trương Chi cứ chửi “Cứt” luôn miệng. Trước khi nhảy xuống sông tự trầm, Trương Chi cũng lại chửi “cứt”:

Hình ảnh Mỵ Nương biến mất đâu rồi, trước mặt chàng là sông nước trắng xóa một màu, trời mây trắng xóa một màu. Trương Chi chèo thuyền ra giữa tim sông.
Chàng lại nói: ‘Cứt!
’”

Hết.

Hình như vẫn bị ám ảnh bởi chuyện cứt, Nguyễn Huy Thiệp sau này viết hẳn một truyện nhan đề là “Chuyện Ông Móng” để kể về chợ bán phân ở ngoại thành Hà Nội.

Chợ phân họp chừng một giờ đồng hồ từ 3 giờ sáng đến 4 giờ sáng ở ngay bên đường đi Sơn Tây. Đây là vùng trồng rau, trồng cà nổi tiếng. Giống cà pháo, cà bát rất hợp với việc bón phân tươi, nhất là phân người. Người ta cũng dùng phân để bón cho lúa, nhưng phân bón cho lúa phải được ủ cho mục ra, cho chín phân.”

Thế nào là ủ phân? Phân tươi có nhiều loại: phân trâu bò, phân lợn, phân gà (gọi chung là phân chuồng), phân người (còn gọi là phân bắc) nhưng được ưa quý hơn cả là phân lợn, phân gà. Phân lợn quý vì nó mát, có thể dùng ngay, bón được ngay cho cây, mà cây nào cũng hợp. Phân gà cũng quý nhưng phân gà nóng, chỉ hợp bón cho cây ớt mà thôi.”

Riêng phân người (phân bắc) có lẽ bởi có nhiều đạm, nhiều chất khó phân huỷ nên bón trực tiếp thì cây xót, chết ngay. Riêng chỉ cây cà là chịu đựng được, lại hợp với việc bón loại phân này.”

“Nhìn chung, tất cả các loại phân đều phải được ủ thì mới nên dùng. Người ta đào một cái hố ở ruộng, chất phân vào cùng với tro, trấu, rồi trát bùn non trộn với rơm bên ngoài, trông như một cái mả, để đấy chừng dăm bữa nửa tháng cho ngấu dần. Phân được ủ chín, cứ thế mục ra, oải ra. Những con dòi ăn hết phân cũng chết đi, bản thân nó cũng hoá thành phân.”

Khi tôi đến thăm chợ phân thì chợ đang họp. Đây là chợ phân tươi, hoàn toàn không có phân ủ (phân chín), không có phân xanh (phân làm từ các loại lá cây) hay phân hoá học. Cũng rất ít có phân chuồng, tức là phân lợn, phân gà hay phân trâu bò. Tất cả đều là phân người.”

Phân người được cho vào những thùng gò bằng tôn như thùng gánh nước. Cũng có một số người dùng thùng gỗ hoặc cho phân vào sọt (sọt được lót bằng bao ni-lông). Có lẽ phần lớn phân ở đây đều được lấy từ các nhà xí công cộng trong thành phố ra, nhiều thùng phân còn thấy lẫn cả giấy vở học sinh hay giấy báo.”

“Chợ phân không đông, chỉ có chừng hơn ba chục người vừa mua vừa bán. Hình như họ vốn đã quen biết nhau và khá thuộc "mặt hàng" của nhau nên việc mua bán thoả thuận cũng nhanh. Dưới ánh đèn cao áp tựa như ánh trăng và không khí hơi lạnh buốt, chợ phân cũng có phần nào giấu đi được sự bẩn thỉu, sự nghèo hèn, lam lũ và cần lao.”

Tại sao một nhà văn như Nguyễn Huy Thiệp lại bị ám ảnh nhiều về chuyện đi cầu, đi tiêu và phân người như vậy? Tại sao Trương Chi cứ chửi “cứt” mãi? Trương Chi trong truyện cổ tích đâu có như vậy? Tiếng “cứt” vang lên sang sảng từ đầu truyện đến cuối truyện có làm tăng thêm chút giá trị thẩm mỹ hay nhân văn nào trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp?

Cuối cùng, đọc xong các câu chuyện của Nguyễn Huy Thiệp với những “phân”", “cứt” nhiều như vậy, chúng ta có thể thấy thô và tục không? Tại sao? Chúng có góp phần tạo nên nét gì riêng trong phong cách Nguyễn Huy Thiệp hay không?

Xin nhường các câu trả lời lại cho quý bạn đọc.

Nguyễn Hưng Quốc
Trong "Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp" có cả từ "Thiệp c.ứ.t (cảmứngtừ)". 038
Tình yêu trong tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp
Nguyễn Hưng Quốc

Thật ra, Nguyễn Huy Thiệp không hề viết về tình yêu.

Trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp, toàn bộ những mối tình của con người hiện đại đều vô cùng nhếch nhác; ở đó, tình yêu bị biến thành vô nghĩa bên cạnh thế lực của đồng tiền; ở đó, người ta chỉ biết có tiền và hình như không hề biết đến tình yêu. Như "mối tình" giữa Cún và Diệu: Diệu đồng ý hiến thân cho Cún để lấy chiếc nhẫn; sau khi ăn nằm với nhau, cô đẩy Cún ra vỉa hè với câu tuyên bố "Thế là chẳng có nợ nần gì nhé" (1). Như "mối tình" giữa Hạnh và hai mẹ con bà Thiều: Hạnh sẵn sàng mò dưới ống cống đầy cả phân người để tìm chiếc nhẫn hầu lấy lòng của Thoa, và hiếp cả bà Thiều, mẹ của Thoa, để đổi lấy chiếc vé số mà Hạnh tin là sẽ trúng giải ("Huyền thoại phố phường"). Trong truyện "Không có vua", cha chồng thì dòm lén cảnh nàng dâu tắm; em chồng thì đòi ngủ với chị dâu; em ra điều kiện với anh: nếu giúp anh tán và ngủ được với bạn gái của mình thì được thưởng cái đồng hồ, nếu lấy làm vợ được thì thưởng 5% của hồi môn. Trong truyện "Những bài học nông thôn" có mẩu đối thoại giữa hai người đàn bà, bà và mẹ của Lâm, như sau:

Bà Lâm bảo: "Ngày xưa có ông Hai Chép lái đò ham đánh tam cúc ăn tiền, đầu tiên mất tiền, rồi mất ruộng, mất đến nhà, vợ nó cũng bỏ đi nốt. Thế là đến đêm ra thuyền ngồi khóc. Giận đời, lại muốn chuộc tội, ông Hai Chép lấy dao cắt phăng hai hòn dái của mình vứt xuống sông. Vợ nó cũng chẳng quay lại." Mẹ Lâm bảo: "Đàn bà thế là bạc." Bà Lâm bảo: "Bạc gì? Có hai hòn dái là của quý thì mất rồi còn đâu? Chị Hiền cười: "Gớm, chuyện của bà cứ rợn rợn là." (2)

Không phải chỉ có Hiền mới thấy "rợn rợn". Cả người đọc cũng thấy "rợn rợn". Mà "rợn rợn" không phải chỉ ở chi tiết "ông Hai Chép lấy dao cắt phăng hai hòn dái của mình vứt xuống sông". Cảm giác "rợn rợn" còn xuất phát từ lời nhận định của bà nội của Lâm, một người đàn bà 80 tuổi, con cháu đầy nhà: bà không hề tin vào tình yêu.

Có lẽ chính Nguyễn Huy Thiệp cũng không tin vào tình yêu. Trong truyện của ông, hình như chỉ có hai mối tình đẹp: một trong huyền thoại (truyện về vợ chồng Lù và Hếnh trong "Những ngọn gió Hua Tát") và một của... khỉ (trong truyện "Muối của rừng"). Trong truyện ngắn "Chuyện tình kể trong đêm mưa", người ta những tưởng là sẽ bắt gặp một mối tình đẹp, nhưng không, cuối cùng, Muôn đã bỏ cuộc, bỏ Bạc Kỳ Sinh, người nàng yêu tha thiết để lấy Lò Văn Ngân, kẻ thù của người yêu cũ nhưng lại là người có tiền và có thế lực đủ để bảo đảm cho nàng một cuộc sống êm ấm. Bạc Kỳ Sinh ra đi, trôi giạt đến tận Hoa Kỳ, với một kinh nghiệm đau đớn: Tình yêu là "một hung thần" (3).

Thái độ ngờ vực đối với tình yêu của Nguyễn Huy Thiệp thể hiện rõ rệt nhất có lẽ là trong truyện "Trương Chi", ở đó, ông viết:

Trong truyện cổ, người ta kể rằng khi hát xong câu hát cuối cùng:

Kiếp này đã dở dang nhau

Thì xin kiếp khác duyên sau lại lành.

Trương Chi đã nhảy xuống sông tự trầm. Hồn chàng nhập vào thân cây bạch đàn. Người ta lấy gỗ bạch đàn tiện thành bộ chén tiến vua. Mỵ Nương rót nước, nhìn thấy hình ảnh Trương Chi trong chén. Giọt nước mắt nàng lăn xuống, cái chén bạch đàn vỡ tan.

Tôi - người viết truyện ngắn này - căm ghét sâu sắc cái kết thúc truyền thống ấy. Quả thực, cái kết thúc ấy là tuyệt diệu và cảm động, trí tuệ dân gian đã nhọc lòng làm hết sức mình.

Còn tôi, tôi có cách kết thúc khác. Đấy là bí mật của riêng tôi. Tôi biết giây phút rốt đời Trương Chi cũng sẽ văng tục. Nhưng đấy không phải là lỗi ở chàng.


Cách kết thúc riêng của Nguyễn Huy Thiệp là ông đã cho Trương Chi ra "đứng ở đầu mũi thuyền. Chàng trật quần ra đái vọt xuống dòng sông. Phía xa kia là chân trời rực hồng ráng đỏ. Nhà nàng ở phía ấy." (4) rồi chàng gào lên: "Cứt!" Một lần. "Cứt!" Hai lần. "Cứt!" Ba lần. Cứ thế, Trương Chi, một mình trên chiếc thuyền lênh đênh giữa sông, hết hát lại văng tục "Cứt!".

Như thế, một câu chuyện tình vốn được xem là đẹp và rất đỗi thơ mộng trong truyền thuyết Việt Nam, dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp, bỗng dưng đầy những cay đắng, những phẫn hận, những tức tối. Nó không còn là tình yêu nữa. Nó là một sự vỡ mộng về tình yêu.

Nguyễn Hưng Quốc

Chú thích:

Nguyễn Huy Thiệp (1999), Như những ngọn gió, nxb Văn Học, Hà Nội, tr. 65.

1 Như trên, tr. 292.
2 Như trên, tr. 582-608. In lại trên Hợp Lưu (California) số 46 (tháng 4&5.1999), tr. 130-144.
3 Như trên, tr.372.
Đọc cái này thấy sảng khoái thật big green
"Không chỉ riêng chàng, mà cả bầy. Tất cả đều thối hoắc. Cứt!" laughing
(12-08-2013, 08:37 PM)Hàn Tuyết Đã viết: [ -> ]Đọc cái này thấy sảng khoái thật big green
"Không chỉ riêng chàng, mà cả bầy. Tất cả đều thối hoắc. Cứt!" laughing

Chém ác thế cưng laughing
Chém cái gì, trích dẫn câu hay thôi chứ big green . Đây, viết cái này lâu rồi mà chưa nghĩ được câu kết. Bữa nay đọc bài này, có luôn laughing

Ngược thu về phía muôn trùng
Thấy phù du vẩn giữa dòng chiêm bao
Vớt về kết sợi hư hao
Mới hay mùa cũ nhuốm màu dối gian

Vẫn còn đá bạc, trăng vàng
Trơ trơ đón cuộc hoang tàn bể dâu
Hoá vàng cho hết niềm đau
Tung hê nỗi hận ngược cầu gió bay

Xin đừng trách những đổi thay
Ta - Người cũng chỉ một bầy... ấy thôi! laughing