Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Biết-Hớ qua cái nhìn của LC-Lãnh và Injun
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Bài thơ viết trong topic Gửi cho Áo tím
Dưới đây là phần bình của cụ Thi Thánh
Lanhdien Đã viết:Giấc mơ một ngày sẽ tắt
Như mưa rồi sẽ sang mùa
Lá xanh trên cành sẽ rụng
Vị thèm từ ngọt sang chua

Đọc khổ đầu ngta sẽ thấy có điều gì đó vừa xảy ra khiến tác giả cảm thấy bất ngờ và suy sụp. Lá xanh trên cành sẽ rụng và vị ngọt chuyển thành vị chua. Phải chăng ai đó, hoặc người thân thiết bên cạnh của tác giả đang "thèm chua". Khổ đầu cho ta cảm giác như ai đó đang ăn xoài.

Ta vui khi ngày sẽ đến
Chờ trông góc nhỏ mơ màng
Một chút thôi-còn sót lại
Câu chuyện đời - mai sang trang

Cái này đích thị là sự cảm thán và để khẳng định lại khổ thơ trên hoàn tàn chính xác. Chỉ chút thôi mà đời đã sang trang? Có nhiều thứ chỉ cần một giọt mà khổ đau đến chín tháng mười ngày lận. Có nhiều thứ cũng giống như vậy mà người buồn người sướng...Giống như nhạc sĩ gì đó nói vậy : chỉ chút thôi đã khiến ta vui rồi". Nhưng người kia khác, tác giả bây giờ cũng khác...tác giả đang buồn và lo lắng vì phải đền đạn . Lắc đầu cười hee hee

Quãng khuya không nằm bên gối
Đưa tay ôm giấc say mèm
Dẫu biết mai hoài chẳng tới
Cớ gì trăn trở cả đêm.

Là ước vọng và sự tiếc nuối thôi. Những câu hỏi và những khát khao được tự do của tác giả thì cao vời vợi. Đối nghịch lại là một khoảng sâu vời vợi của đêm tối. Có trăn trở đến ngàn lần thì ngày mai thôi...ngày mai nó cũng trơ trẽn đến vạn vạn...

Một kết thúc thậm buồn. Nhưng lại "Biết".

Ừ! Thì "biết" đã sao? (lắc đầu cười tiếp)

*
**
Người ta nói về khổ đau thì có muôn hình vạn trạng. Bởi có những nỗi đau chẳng phải riêng ai. Thông thường khi dính líu đến những nỗi đau, cho dù muốn thầm lặng hay bày tỏ, người ta cũng không thể thoát khỏi những câu từ vẩn vơ hoặc dăm ba dòng xúc cảm. Thế nên chúng ta ai cũng " Biết" phải là như thế, như thế...Nhưng nào thoát khỏi cửa ải của sự muộn phiền, tiếc nuối, của những nghẹn ngào chua cay đâu?

Tôi đọc bài thơ này là lần thứ hai và lần này thì cảm giác khác lạ hoàn toàn. Thú thật là rất thích và ngưỡng mộ sự thâm sâu khôn lường của tác giả.

Khi đối diện với bóng đêm và sự u tịch, ai cũng từng có khoảng trống rất chông chênh và mang cảm giác cô đơn. Để khỏa lấp những thứ ấy người ta thường tìm cách làm gì đó cho vơi bớt. Bóng đêm luôn là đồng hành với tội lỗi? Ai đó đã từng nói như vậy và lần này tôi tin nó có phần chính xác trong hoàn cảnh này.

Nhà Phật hay nói về luật nhân quả, mọi người ai cũng có nghiệp duyên với nhau. Đêm nay anh cô đơn ắt hẳn đêm trước anh đã từng sung sướng và hạnh phúc. Mọi sự cô đơn hay bất hạnh không phải vô duyên mà có. Nó ắt hẳn phải có nguyên nhân.

Hãy nghe thử mấy câu này:

" Giấc mơ một ngày sẽ tắt
Như mưa rồi sẽ sang mùa
Lá xanh trên cành sẽ rụng
Vị thèm từ ngọt sang chua"

Vì cớ làm sao phải như vậy? Phải chăng là đã từng hạnh phúc, đã từng " dắt nhau qua đoạn đường trần" nào đó mà bây giờ phải điếng tê đến thế? Hình ảnh " Lá xanh" rất trừu tượng. Người ta hay nói đến những chiếc lá vàng rơi, chứ lá xanh thì sao mà rơi? Trừ phi ngắt nó xuống. Đó là khởi điểm cho một nỗi đau. Một chuyển giao tâm lí theo kiểu "từ ngọt sang chua". Một lối mở đầu rất chi là khó hiểu, như dẫn dụ người đọc đi những bước tiếp theo...

Lần này thì chúng ta bắt gặp phân đoạn này:

"Ta vui khi ngày sẽ đến
Chờ trông góc nhỏ mơ màng
Một chút thôi-còn sót lại
Câu chuyện đời - mai sang trang"

Và tôi cũng đã hiểu vì sao lại như thế. Hớ khác Du Tử Lê chỗ này. Ở đây Hớ rộng rãi và hào phóng hơn, tinh tế hơn...Du nói " Đừng bao giờ em hỏi, vì sao và vì sao?" là gần giống như không thèm trả lời cho Thụy biết. Hớ thì khác, nói đấy nhưng rất khéo. Mặc dù thoáng nhìn giống như là không nói. Nhưng một khi " con ong đã ỏ đường đi lối về" thì sao mà không biết chứ? Ở đoạn này là Hớ vừa kể lể và tự sự. Có mong chờ, khoắc khoải, cô liêu và cả hạnh phúc...Tôi biết cái " một chút thôi-còn sót lại/ câu chuyện đời - mai sang trang" đó là cái chi. Sau phút hứng khởi không kiểm soát được. anh đã giữ lại cho mình một chút gì đó, nhỏ thôi...nhưng hậu quả thì khôn lường. Nghiệp là đây mà Duyên cũng từ đây! Sao sơ sót thế Hớ ơi! Đi mưa phải mặc áo mưa chứ? " Câu chuyện đời - mai sang trang" là lời cảm thán và khẳng định rằng hậu quả phải gánh lấy từ một giọt nhỏ nhỏ đó thôi. Cái hay ở đây là anh đã kịp lồng ghép câu chữ với nhau rất thần sầu " Mai sang trang" thật ra là " mang sang trai". Một hình thức biến hóa rất công phu nhưng thật logic. Nó giải thích được toàn bộ sự việc vừa diễn ra một cách thuyết phục cho người đọc...
*
**
"Quãng khuya không nằm bên gối
Đưa tay ôm giấc say mèm
Dẫu biết mai hoài chẳng tới
Cớ gì trăn trở cả đêm."

Phần kết thúc của một tâm sự cũng là chủ thể của tựa đề và cũng là nỗi niềm tỏ bày muốn thổ lộ.

Biết

Dĩ nhiên là biết chứ. Là một câu chuyện tình của một chàng trai và cô gái nọ. Trong một đêm nào đó, làm điều gì đó, và gặp phải chuyện gì đó...Tôi chợt nghĩ đến chuyện Thị Nở ăn vạ Chí Phèo. Nó hơi ngược ngạo, nhưng cũng đúng. Vì Chí đã húp bát cháo hành rồi. Hớ ko biết húp chưa? nhưng ít nhất cũng có " một giọt" nhỏ nhỏ cho cô ấy.

Biết là vậy nhưng đồng thời cũng Tức chứ.

Biết mà Tức...Bức mà Tiếc.

Vì thế nên chỉ tác giả chỉ cảm thán để Biết thôi. Còn cái sự tức tối kia nó nằm ở bên trong, không thể thổ lộ.

Rất ngưỡng mộ trong cách đặt tiêu đề và cách giải quyết vấn đề của tác giả. Nếu là người thường thì bây giờ không còn cái để mà chơi rồi.

Vâng!

Biết mà tức...Nó như ai oán và ngậm hờn.

Ơi Duyên ơi Nghiệp! Phải chăng " Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí" cũng từ những thứ có chút xíu nhỏ giọt ấy mà ra.

Hết. hee hee
Cả khổ thơ đầu Hớ nêu lên một quy luật, cái quy luật tự nhiên mà đôi khi nghiệt ngã:
Giấc mơ một ngày sẽ tắt
Như mưa rồi sẽ sang mùa
Lá xanh trên cành sẽ rụng
Vị thèm từ ngọt sang chua
Nói là tự nhiên vì nó vốn diễn ra như vậy, là vậy. Nhưng nói là nghiệt ngã vì đôi khi lòng người không muốn vậy. Người ta thường nói " vui như chiêm bao nối lại" Nối lại chiêm bao, nối lại những giấc mơ đẹp hay cứ triền miên trong miền mông ảo ấy làm sao được?
Biết là vậy: lá xanh rồi rụng, mưa rồi sẽ tạnh, giấc mơ rồi sẽ tắt mà sao vẫn thèm... Thích cái câu cuối mặc dù không giải mã được nó" Vị thèm từ ngọt sang chua".
Em đang nói đến cái vị hạnh phúc ngọt ngào " giấc mơ" để rồi sự đứt quãng-nuối tiếc đã chuyển mất cái vị ngọt ấy sao? "Chua"- "chua chát"... chứ hông phải là cay đắng....Câu thơ khiến Lc chị chợt nhớ đến bài ca dao " Trèo lên cây khế nửa ngày/ ai làm chua xót lòng này khế ơi! "
Bài thơ khép lại với hình ảnh nhân vât trữ tình trong hiện tại.Với hiện thực " phũ phàng, cô đơn: cái quãng khuya kia có phải là nơi hò hẹn hay cái "con đường tình" mà em dã đi qua, hay con đường nào em cùng ai chung bước ( Chỗ ni chị nhắc nhở nghiêm khắc xí, lần sau có đi đừng đi khuya quá). Quãng khuya không nằm bên gối có thể hiểu là Kỉ niệm chỉ là kỉ niệm, chừ tui đang mình không gối chiếc. Cười!
Quãng khuya không nằm bên gối
Đưa tay ôm giấc say mèm
Câu " Đưa tay ôm giấc say mèm" này thật thích! Thấy có một sự chơi vơi là đây... chìa tay ra ... rồi ôm chính nỗi niềm.( Say cù đum)
Dẫu biết mai hoài chẳng tới
Cớ gì trăn trở cả đêm.
Dẫu biết mai hoài chẳng tới là sao? Em có vẻ không hiểu cái quy luật đêm tàn thì trời sáng sao? Không. Cái ngày mai rồi cái ngày mai nữa... mai miết (nói theo kiểu người Quảng) ... vậy mà
Cớ gì trăn trở cả đêm?

Chỗ ni chắc tại lạnh chứ hỏi cái chi? Hay thiếu cái gồi um.

Cười! (Trừ chỗ mô chị xía xọn ra còn lại là lan man nha!)
-LC-
Cô nhỏ thích khổ cuối nhứt nè. Nhưng cảm khác LC chút. E hèm.. khịt khịt... laughing
(Xoa tay, cười trịnh trọng)
Khổ cuối tác giả viết thế này:
"Quãng khuya không nằm bên gối
Đưa tay ôm giấc say mèm
Dẫu biết mai hoài chẳng tới
Cớ gì trăn trở cả đêm."
Vì sao mà "Quãng khuya không nằm bên gối"? Tác giả đã tự nêu vấn đề và tự giải quyết vấn đề ở câu sau: "Đưa tay ôm giấc say mèm". Thì đó, rõ như ban ngày là người say thì vệ cỏ ven đường cũng ngủ ngon như thường, cần chi "nằm bên gối".
Câu thơ tiếp theo có lẽ tác giả gõ nhầm, gõ thừa chữ "i". Đúng ra phải là:
"Dẫu biết ma hoài chẳng tới"
Công nhựn chẳng có cái say nào giống cái say nào. say không cần gối mà còn biết sợ ma! Sợ quá cho nên mới trăn trở cả đêm, mới bật lên câu hỏi tu từ :
"Cớ gì trăn trở cả đêm"
Thật đặc biệt.hee hee

-Hồ Yên Dung-