Thi Ẩm Lâu

Phiên bản đầy đủ: Tào lao với Sến
Bạn đang xem phiên bản rút gọn. Bạn có thể xem bản đầy đủ.
Hôm trước chí chóe với một anh giai về cái vụ " Sến" ni. Lúc đó mình hy vọng được nghe anh í nói một tràng về "Sến như coan Hến" nhưng kết quả hổng có được, Tuyền mấy chuyện chi chi (lắc đầu cười laughing ). Hôm nay ngồi lạch cạch viết mấy cái zụ "Sến như coan Hến" này để giải sầu và giảm bớt sức nóng của mùa Hạ đang cháy rừng rực ngoài kia big green

Theo vài người thì cụm từ "Sến" xuất hiện trong văn chương bắt đầu từ thập niên 60. Lúc đó được biết đến dưới dạng " trào phúng" hoặc "châm biếm"...Kiểu như Ao Thả Vịt của Chu Tử, Dê Húc Càn của Dương Hùng Cường...v/v.

Chữ "Sến" thường được dùng cho nhiều thành phần như " Thơ Sến", "Nhạc Sến", hay như "ăn mặc Sến" đủ thứ hầm bà lằng, thượng vàng hạ cám. Nó giống như một kiểu áp đặt và "làm giá" của một người này đối với một người kia. Mặc dù có thể chưa hẳn là như vậy.

Nói đến "Sến" đầu tiên phải kể đến là " Mari Sến"

Mari Sến

"Ngày xưa, vào thời Pháp thuộc, những người giúp việc trong nhà thường được gọi nôm na là "thằng nhỏ,” “con sen." Rồi có một vài nhà văn, nhà báo muốn chơi chữ, nên có đưa ra thêm danh từ "liên tử.” Về sau này, chữ "sen" được đọc trại ra thành chữ "sến," cũng là để chỉ các “chị” giúp việc trong nhà.

Cho nên các ông nhà báo, nhà văn lại đặt thêm cho các “chị” ấy một cái tên rất Tây, đó là "Mari Sến! (Có lẽ “Mari Sến” được Việt hóa từ tên gọi “Mariselle?" Dần dà về sau nầy, "Mari Sến" được dùng rộng rãi hơn, để chỉ thêm những bà giàu có mau chóng, bất ngờ, rồi lại học đòi chưng diện nhưng vẫn còn nét quê mùa, nửa tây nửa ta.) Vào những mùa hè nắng hạn, Sài Gòn thiếu nước dùng, nên các “chị” ấy thường tụ họp tại các vòi nước công cộng để hứng nước rồi gánh về dùng, hoặc gánh nước mướn. Vòi nước công cộng từ đó đã vĩnh viễn trở thành một nơi tụ họp rất lý tưởng của quý “chị,” để hàn huyên tâm sự với nhau qua vô số tình cảm vụn vặt trời ơi đất hỡi không tên không tuổi ! Trao đổi thông tin đứng đắn cũng có, thất thiệt vô căn cứ nhảm nhí cũng có ! Văn hóa tào lao thiên địa, chuyện ruồi bu ! Tin thời tiết mưa nắng vô thưởng vô phạt ! Và rồi cuối cùng để cùng ca hát cho dzui dzẻ “yêu người, yêu đời!”

Từ đó, các chị "Mari Sến" còn được thêm một tên mới nữa là "Mari Phông Tên" (Phông Tên = Vòi nước máy, theo âm tiếng Pháp của chữ ‘fontaine’!) Các bài nhạc mà các “chị” thích hát thì thường có tên là "Nhạc Sến," “Nhạc Nước Máy," "Nhạc Phông Tên," ..v..v... " (Hết trích)

Càng về sau mức độ "lan truyền" cũng như sự "rộng rãi" của cụm từ " Sến" này phát triển dữ dội. Có người nói rằng nó biến hóa giống như từ "ấy" trong Tiếng Việt. Rất phong phú và đa dạng...theo kiểu như " mình cũng ấy lắm mà đếch biết ấy là cái giống gì, nhưng vẫn thích ấy". Đôi khi người nói cũng chưa thể khẳng định được là nó có thật vậy không hay chỉ là mang tính chủ quan.

Nhưng chủ đề được "soi" nhiều nhất vẫn là "Nhạc Sến". Một thể loại âm nhạc mà vô hình chung bị mọi người cho là dòng nhạc bình dân, bi lụy sầu đời.

Những dòng nhạc như Tango Habanera kiểu như ( chết chết chết cùng chết) hay như Bolero kiểu (chết chết bom chết đạn chết mìn) hoặc Boston rầu rầu chi đó là được liệt kê vào hàng ngũ " Nhạc Sến". Sau này trong các cuộc thảo luận về chuyên đề âm nhạc, người ta khôn khéo nói tránh né đi là nhạc thị trường. Tức là dòng nhạc của số đông công chúng đón nhận và mang tính chất thương mại.

Thật khó nói là "sến" hay "không sến". Nhưng có thể bạn có cảm nhận như thế này. Ví dụ khi nghe những câu này " Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn..." thật là "nhức nách" và chịu không thấu. Ngày trước tôi nghe đoạn này và từ đó ghét luôn cái chàng ca sĩ Tuấn Vũ nớ. Đúng thật là tôi hơi vô duyên, nhưng không chịu nỗi cái kiểu như thế laughing. Cái kiểu ê a nớ thì nói sến còn tạm chấp nhận đi. Nhưng theo kiểu của cố nhạc sĩ Phạm Duy thì cũng ê a không kém chi mấy " Ngày trở về anh bước lê trên quãng đường đê phía sau lũy tre" (Ngày trở về) được Duy Quang hát thì lại cho là nó mùi chi lạ... Hay như của nhạc sĩ Trần Hoàn trong Lời người ra đi cũng có kiểu rứa " Một chiều anh bước đi em tiễn chân anh tận cuối đồi" nó cũng mùi mẫn ra phết. Sến sến, mùi mùi chẳng biết có họ hàng chi hông? Nhưng người thích thì hít hà, người không thích thì bịt mũi. Đúng là điêu mà laughing

Có một giai đoạn mà người ta cảm giác nó không còn Sến nữa. Tức là thời gian, không gian và đặc biệt tâm trạng của cảm xúc. Như bài Thành Phố Buồn chẳng hạn. Nó Sến đó nhưng bây giờ nghe lại thì thấy thích thích, thấy không còn rên rĩ nữa. Hoặc do đối tượng là ca sĩ trình bày. Nếu nhìn cái khuôn mặt của Chế Linh thì nhất định sến toàn tập rồi, nhưng cũng nhàu nhàu như thế Tuấn Ngọc thì sang hơn laughing.Chẳng hạn như khi mà nghe bài Mùa Thu Chết của PD thì Tuấn Ngọc hát ép phê hơn Tuấn Vũ rất nhiều..." Ta ngắt đi, một cụm hoa thạch thảo. Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi" Cách ngắt của Tuấn Ngọc có cảm giác điệu nghệ hơn (chắc nhờ cái tay cứ ngoáy ngoáy) trong khi Tuấn Vũ thì nghiến răng mà ngắt laughing.

Nếu như nghe lại những ca từ này thì thấy Sến sao mà nó hay thế " Chiều nay thấy hoa cười nhớ một người/ chạnh lòng tôi khơi bao niềm nhớ/Người nơi xa xăm phương trời ấy/ Người còn buồn còn thương nhớ/ Nắng phai rồi em ơi" của Nguyễn Văn Đông. Hay như: " Bạn ơi! quan hà xin cạn chén ly bôi/ ngày mai tôi đã, đã đi xa rồi/ Thành Đô, lưu luyến chắn bước chân tôi/ Trước giờ chia tay mấy ai không bùi ngùi..." của Hoài Linh và Minh Kỳ. Lúc này thì Tuấn Vũ là zách lầu, hát hay ghê gớm. big green

Giống như khi nói về cuộc tình tay ba thì bài " Chuyện Ba Người" do Thanh Tuyền thể hiện có uy lực vô cùng khủng khiếp. Nó rất trực quan và dễ hiểu, bởi vì vậy nên nó dễ dàng tiếp cận với người nghe một cách nhanh chóng. Sau này có người hài hước nói rằng " Một người đi với một người, một người đi với một người thì thua" laughing

Thật sự sến hay không sến thì chỉ do người đó cảm nhận, nếu nó cứ lặp đi lặp lại và dai dẳng một cách thái quá thì đúng là sến thật ( cho dù buổi ban đầu nó không hẳn là sến). Nhưng nếu là đơn thuần cách nghĩ Sến là hình thức văn chương mang phạm trù đơn giản, bình dân, ủy mị thì còn được. Nếu đem ra để kỳ thị và bày tỏ một thái độ là đây cao sang, danh giá còn đó thì bình dân bá tánh Sến toàn tập thì thật là không thỏa đáng tí nào. Tôi tin rằng trong mỗi cá nhân ai cũng có giây phút yếu mềm và giây phút đó sẽ xuất hiện Sến big green. Nếu đã có những lúc như vậy thì thấy Sến nó cũng dễ thương và thú vị lắm chứ.
Jun thuộc tuýp khoái "sến", nên like cho cí bài ni!
(27-05-2013, 10:39 PM)Hồ Yên Dung Đã viết: [ -> ]Jun thuộc tuýp khoái "sến", nên like cho cí bài ni!

Đệ cũng like cbn mạnh! hee hee
Dù sao nhạc sến vẫn đỡ hơn nhạc thị trượng bi h. Xúc phạm người nghe.
Mình thì ghét nghe sến cực kỳ, nghe qua là nổi da gà. Chỉ thích nghe mấy bài sôi động trữ tình cỡ như: "tôi với nàng, hai đứa nguyện yêu nhau...chát chát chát chát, bùm bum..."
Like mạnh Lão Sến ...Quên Lão Thánh.....015015015015015015
Chát chát bùm chát bùm chứ cụ Hớ ?
nếu em nói:"em hông thích sến..."
thì thiệt ra em đang dối lòng..
(29-05-2013, 11:04 PM)lenne Đã viết: [ -> ]nếu em nói:"em hông thích sến..."
thì thiệt ra em đang dối lòng..

Còn em nói em thích sến rồi...
Thì vậy thôi! em cứ thích đi...
laughing